1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Quản lý hành chính nhà nước lớp Trung cấp chính trị có đáp án

20 418 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 57,02 KB

Nội dung

Câu hỏi trắc nghiệm môn Quản lý hành chính nhà nước lớp trung cấp chính trị Gồm 221 câu hỏi trắc nghiệm đã có đáp án, định dạng file Word Dùng để ôn tập thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan Phù hợp các lớp trung cấp chính trị ở Vĩnh Long

Trang 1

CÂU HỎI ÔN THI TRẮC NGHIỆM III.2 Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước

-1 Quản lý là:

a Sự tác động của đối tượng quản lý lên khách thể quản lý để đạt mục tiêu đã định trước

b Sự tác động có định hướng và tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng nhất định để đạt mục tiêu đã định trước

c Sự tác động của khách thể quản lý lên đối tượng nhất định để đạt mục tiêu đã định trước

d Sự tác động có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng nhất định

2 Quản lý nhà nước là:

a Hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm thực thi quyền hành pháp

b Hoạt động của các cơ quan lập pháp nhằm thực thi quyền lực nhà nước

c Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nhằm thực thi quyền lực nhà nước

d Hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm thực thi quyền lực nhà nước

3 Quản lý hành chính nhà nước là:

a Thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện

b Thực hiện quyền hành pháp do hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện

c Thực hiện quyền lập pháp, do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện

d Thực hiện quyền tư pháp, do các cơ quan tư pháp thực hiện

4 Các cấp hành chính nước ta:

a Cấp trung ương và cấp địa phương

b Cấp trung ương, cấp trung gian, cấp xã

c Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

d Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp địa phương

5 Nội dung nào không phải của quản lý hành chính nhà nước:

a Hoạt đông lập quy hành chính

b Hoạt động ban hành và tổ chức tực hiện các quyết định hành chính

c Hoạt động kiểm tra đánh giá; Cưỡng chế hành chính

d Hoạt động ban hành luật

6 Cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta gồm có:

a Quốc hội, Chính phủ, Bộ, Cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân

b Chính phủ, Bộ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân

c Chính phủ, Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn thuộc

d Chính phủ, Bộ, Ủy ban nhân dân, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

7 Ở nước ta, cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm có:

a Chính phủ

b Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang bộ

c Chính phủ, các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

d Chính phủ, các cơ quan thuộc chính phủ

8 Chính phủ là:

a Cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan nhà nước cao nhất của nước ta

b Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta, thực thi quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội

c Cơ quan hành chính nhà nước nước ta, cơ quan chấp hành của Quốc hội

d Cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực, cơ quan thực thi quyền hành pháp

9 Bộ là:

a Cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước

b Cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước

c Cơ quan của Chính phủ, chức năng quản lý nhà nước tổng hợp đối với lãnh thổ

d Cơ quan thuộc Chính phủ, chức năng quản lý nhà nước tổng hợp trong cả nước

10 Hội đồng nhân dân xã:

a Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong xã

b Là cơ quan quyền lực nhà nước ở xã, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong xã

c Là cơ quan hành chính nhà nước ở xã, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong xã

d Là cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước ở xã

1

Trang 2

11 Tính chất của Hội đồng nhân dân xã:

a Tính đại diện, tính quyền lực

b Tính quyền lực, tính hành chính

c Tính hành chính, tính đại diện

d Tính chính trị, tính quyền lực

12 Nội dung nào sau đây là sai khi so sánh điểm giống nhau giữa Quốc hội và HĐND:

a Cùng trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước

b Cùng là cơ quan đại biểu của nhân dân

c Cùng là cơ quan lập pháp

d Cùng ban hành nghị quyết

13 Ủy ban nhân dân xã là:

a Cơ quan chấp hành của HĐND xã, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất

b Cơ quan của Hội đồng nhân dân xã, cơ quan hành chính nhà nước ở xã

c Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã, cơ quan đại diện ở xã

d Cơ quan chấp hành của HĐND xã, cơ quan hành chính nhà nước ở xã

14 Tính chất cơ bản của Ủy ban nhân dân xã:

a Tính chất chấp hành của Hội đồng nhân dân xã, tính chất hành chính nhà nước ở xã

b Tính chất chấp hành của Hội đồng nhân dân, tính chất giám sát nhà nước ở xã

c Tính chất trực thuộc Hội đồng nhân dân, tính chất hành chính nhà nước ở xã

d Tính chất chấp hành Hội đồng nhân dân, tính chất quyền lực nhà nước ở xã

15 Nguyên tắc nào sau đây không nằm trong nhóm nguyên tắc riêng về tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà:

a Nguyên tắc trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước

b Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo lãnh thổ

c Nguyên tắc phân cấp quản lý gắn với phân quyền theo tiêu chí hiệu quả quản lý

d Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đàng đối với Nhà nước

16 Nội dung nào sau đây là sai khi so sánh điểm giống nhau giữa Quản lý nhà nước và Quản lý hành chính nhà nước:

a Cùng là quản lý xã hội, quản lý con người

b Do các cơ quan nhà nước thực hiện

c Được sử dụng quyền lực nhà nước

d Do cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện

17 Nội dung nào sau đây là sai khi so sánh điểm giống nhau giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân:

a Cùng trong hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp

b Do cơ quan quyền lực nhà nước thành lập

c Được thành lập ở các cấp địa phương

d Cùng thực hiện quản lý hành chính nhà nước

18 Chính phủ gồm có:

a Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

b Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

c Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

d Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

19 Cơ quan hành chính nhà nước địa phương gồm có:

a Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

b Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, các Sở, các Phòng

c Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân

d Ủy ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc tỉnh, các Sở, các Phòng

20 Văn bản lập quy hành chính gồm có:

a Nghị định của Chính phủ; thông tư của Bộ trưởng; quyết định của Ủy ban nhân dân; quyết định của Thủ tướng

b Nghị định, nghị quyết của Chính phủ; thông tư của Bộ trưởng; quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân; quyết định của Thủ tướng

c Nghị định của Chính phủ; thông tư, quyết định của Bộ trưởng; quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân; quyết định của Thủ tướng

d Nghị định của Chính phủ; thông tư của Bộ trưởng; quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng

21 Chủ thể quản lý nhà nước về kinh tế là:

a Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn

b Phòng Nông nghiệp

c a, b đều đúng

d a, b đều sai

2

Trang 3

22 Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế là:

a Chiến lược phát triển kinh tế của nhà nước

b Kế hoạch phát triển kinh tế của nhà nước

c Hợp đồng kinh tế của nhà nước

d a, b đều đúng

23 Nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế:

a Tập trung dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

b Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ

c Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bình đẳng cùng có lợi

d Kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ, tập trung dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

24 Phương thức quản lý nhà nước về kinh tế bao gồm:

a Cưỡng chế, kích thích

b Thuyết phục, cưỡng chế

c Kiểm tra, nhắc nhở

d Cưỡng chế, thuyết phục, kích thích

25 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp:

a Do một tổ chức làm chủ

b Do một cá nhân làm chủ

c Do nhiều gia đình làm chủ

d a, b đều đúng

26 Những người được đăng ký hộ kinh doanh:

a Người thành niên

b Người có đủ năng lực pháp luật

c Người 18 tuổi có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

d Người đủ 18 tuổi có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

27 Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi:

a Cấp xã

b Cấp huyện

c Cấp tỉnh

d Toàn quốc

28 Một cá nhân được thành lập tối đa bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân:

a 1

b 2

c 3

d Không hạn chế

29 Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ:

a 50% vốn điều lệ

b Trên 50% vốn điều lệ

c 2/3 vốn điều lệ

d 100% vốn điều lệ

30 Trong các chủ thể sau đây, chủ thể nào được quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại Luật doanh nghiệp?

a Công dân Việt Nam kể cả cán bộ, công chức

b Chỉ có công dân Việt Nam

c Công dân Việt Nam và người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

d a, b, c đều đúng

31 Hộ kinh doanh được sử dụng tối đa bao nhiêu lao động:

a 5

b 7

c 9

d 11

32 Mỗi cá nhân, hộ gia đình được đăng ký bao nhiêu hộ kinh doanh:

a 1

b Không giới hạn

c a, b đều đúng

d a, b đều sai

33 Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh không quá:

a 1 tháng

b 3 tháng

c 6 tháng

3

Trang 4

d 1 năm.

34 Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hàng hóa kinh doanh thuộc nhóm nào sau đây?

a Bị cấm

b Có điều kiện

c Bị hạn chế

d Không hạn chế

35 Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương:

a Chính phủ

b Bộ công thương

c a, b đúng

d a, b sai

36 Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, nhà nước có chức năng kinh tế:

a Đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội; tạo lập khuôn khổ pháp luật cho hoạt động kinh tế

b Định hướng phát triển kinh tế và điều tiết các hoạt động kinh tế làm cho kinh tế tăng trưởng ổn định, hiệu quả

c Hạn chế, khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường

d a, b, c đều đúng

37 Rượu các loại là mặt hàng thuộc nhóm danh mục hàng hóa:

a Cấm kinh doanh

b Kinh doanh có điều kiện

c Hạn chế kinh doanh

d Không hạn chế kinh doanh

38 Cán bộ, công chức có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với các quy định của pháp luật về hàng hóa cấm kinh doanh:

a Bị xử lý kỷ luật

b Xử phạt vi phạm hành chính

c Truy cứu trách nhiệm hình sự

d a, b, c đều đúng

39 Hàng hóa nào sau đây bị hạn chế kinh doanh?

a Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ

b Nguyên liệu thuốc lá

c Các thuốc dùng cho người

d a, b, c đều đúng

40 Dịch vụ nào sau đây bị hạn chế kinh doanh:

a Dịch vụ karaoke, vũ trường

b Dịch vụ y tế; dịch vụ y, dược cổ truyền

c Dịch vụ xông hơi khử trùng

d Dịch vụ môi giới chứng khoán

41 Cơ quan có thẩm quyền thành lập cụm công nghiệp:

a UBND cấp huyện

b UBND cấp tỉnh

c Sở Công Thương

d Sở Kế hoạch và Đầu tư

42 Cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên phạm vi cả nước:

a Chính phủ

b Bộ Công Thương

c Bộ Kế hoạch và Đầu tư

d Bộ Tài nguyên và Môi trường

43 Vai trò của văn hóa:

a Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

b Là mục tiêu là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội

c Hoàn thiện con người, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của con người

d a, b, c đều đúng

44 Mục tiêu phát triển văn hóa đến năm 2020:

a Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện

b Đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa

c Mở rộng các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động

d a, b đều đúng

45 Nhà nước cần tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa nhằm:

a Đảm bảo cho các hoạt động văn hóa phát triển đúng hướng

b Ngăn chặn các sản phẩm phi văn hóa và văn hóa độc hại xâm nhập vào đời sống xã hội

4

Trang 5

c Nắm bắt tình hình hoạt động văn hóa trên địa bàn, điều chỉnh hoạt động văn hóa phát triển đúng hướng

d a, b đều đúng

46 Phương thức quản lý hoạt động văn hóa ở cơ sở:

a Kiểm tra, giám sát, nhắc nhở động viên

b Nhắc nhở động viên, kiểm điểm hành vi vi phạm

c Xử lý vi phạm bằng quyền lực nhà nước

d Tuyên truyền giáo dục, kiểm tra xử lý đúng quy định pháp luật

47 Thẩm quyền của chính quyền cơ sở trong quản lý hoạt động văn hóa:

a Cấp phép cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa tại địa bàn quản lý

b Xử phạt vi phạm hành chính đúng thẩm quyền, thủ tục theo quy định của pháp luật

c Thanh tra hoạt động văn hóa trên địa bàn

d Tạo điều kiện cho các cơ sở hoạt động văn hóa trên địa bàn phát triển

48 Di sản văn hóa của mỗi quốc gia bao gồm:

a Di sản văn hóa vật thể

b Di sản văn hóa phi vật thể

c a, b đúng

d a, b sai

49 Di sản văn hóa vật thể:

a Không gian văn hóa

b Danh lam thắng cảnh

c Nhã nhạc cung đình

d a, b, c đều đúng

50 Tổ chức thế giới công nhận di sản văn hóa ở mỗi quốc gia và chung cho thế giới là:

a WTO

b UNESCO

c WHO

d FAO

51 Di sản văn hóa phi vật thể:

a Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

b Vịnh Hạ Long

c Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

d a, b, c đúng

52 Di sản văn hóa vật thể:

a Chùa Tiên Châu

b Nhã nhạc cung đình Huế

c a, b đều đúng

d a, b đều sai

53 Xây và phát triển văn hóa là sự nghiệp của:

a Ngành văn hóa thể thao và du lịch

b Tất cả mọi người, trong đó ngành văn hóa thể thao và du lịch giữ vai trò chủ đạo

c Toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

d Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa

54 Nước ta có bao nhiêu dân tộc cùng sinh sống:

a 52

b 53

c 54

d 55

55 Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa là:

a Ban Tuyên giáo

b Hội Văn học Nghệ thuật

c Ủy ban nhân dân các cấp

d a, b, c đều đúng

56 Theo Luật di sản văn hóa (sửa đổi 2009) Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:

a Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

b Phát huy giá trị kinh tế xã hội

c Nâng cao đời sống của nhân dân, phục hồi giá trị văn hóa

d a, b, c đều đúng

57 Theo Luật di sản văn hóa (sửa đổi 2009) tiêu chí của bảo vật quốc gia:

a Là hiện vật gốc độc bản

b Là hiện vật có hình thức độc đáo

5

Trang 6

c Là hiện vật được công bố rộng rãi.

d a, b đều đúng

58 Theo Luật di sản văn hóa sửa đổi năm 2001, Bảo tàng có nhiệm vụ:

a Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện vật

b Nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá

c Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hoá phục vụ xã hội

d a, b, c đều đúng

59 Mục tiêu của phát triển giáo dục là:

a Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

b Phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh

c Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa

d Mở rộng qui mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng

60 Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, ………, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH"?

a Trí tuệ

b Nhân cách

c Tri thức

d Tài năng

61 Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

a Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên

b Giáo dục thường xuyên và giáo dục ngoài công lập

c Giáo dục chính quy và giáo dục ngoài công lập

d a, b, c đều đúng

62 Chương trình giáo dục được tổ chức theo hình thức tích lũy tín chỉ được áp dụng đối với bậc giáo dục:

a Giáo dục trung học và giáo dục đại học

b Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học

c Giáo dục thường xuyên và giáo dục đại học

d Giáo dục cao đẳng và giáo dục đại học

63 Chọn nội dung đúng nhất:

a Đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

b Phổ cập giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

c Xã hội hóa giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

d Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

64 Điền từ vào chỗ trống: Trong xã hội hóa sự nghiệp giáo dục nhà nước ta: “khuyến khích,

………….và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục”?

a Huy động

b Thúc đẩy

c Phát huy

d Tích cực

65 Chính sách đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài đầu tư cho giáo dục:

a Khuyến khích và đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp

b Khuyến khích và bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp

c Khuyến khích và nâng cao các quyền và lợi ích hợp pháp

d a, b, c đều sai

66 Chương trình giáo dục thể hiện:

a Tiêu chí giáo dục

b Chất lượng giáo dục

c Mục tiêu giáo dục

d Hệ thống giáo dục

67 Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm:

a Xác định và điều chỉnh mục tiêu, chương trình nội dung, kế hoạch giáo dục

b Xác định mức độ thực hiện mục tiêu chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường

c Xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường để có biện pháp điều chỉnh phù hợp

d Xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ

sở giáo dục khác

6

Trang 7

68 Trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục:

a Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm cá nhân

b Tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục

c Nâng cao phẩm chất đạo đức, dạy tốt học tốt

d Luôn có ý chí phấn đấu nâng cao trình độ

69 Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:

a Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông

b Mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông

c Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông

d Trung học phổ thông

70 Giáo dục đại học đào tạo những trình độ:

a Cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

b Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

c Đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

d a, b, c đều đúng

71 Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và ……….?

a Kỹ năng thực hành cơ bản

b Trình độ cao về lý thuyết và thực hành

c Trình độ cao về thực hành

d Kỹ năng thực hành thành thạo

72 Mô hình tổ chức cụ thể của các loại trường Đại học do cơ quan nào quy định:

a Chính phủ

b Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo

c Hiệu trưởng trường Đại học

d a, b, c đều đúng

73 Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành điều lệ loại trường:

a Phổ thông

b Cao đẳng

c Đại học

d b, c đều đúng

74 Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng đối với cơ sở dạy nghề do ai quy định:

a Thủ tướng Chính phủ

b Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo

c Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội

d Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề

75 Hội đồng tư vấn trong nhà trường được thành:

a Công đoàn

b Hiệu trưởng

c Hội phụ huynh học sinh

d Điều lệ nhà trường quy định

76 Chương trình giáo dục cho Trường giáo dưỡng do cơ quan nào quy định:

a Bộ trưởng Bộ Công an

b Bộ trưởng Bộ giáo dục – đào tạo

c Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

d Cả 3 Bộ trưởng các bộ trên phối hợp

77 Luật Giáo dục quy định những quyền nào của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh:

a Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ

b Tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em hoặc người được giám hộ

c Cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục

d a, b, c đều đúng

78 Cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục là:

a Hội Khuyến học

b Ủy ban nhân dân cấp xã

c Trung tâm giáo dục thường xuyên

d a, b, c đều đúng

79 Cơ quan thanh tra giáo dục gồm:

a Thanh tra phòng giáo dục, thanh tra Sở GD-ĐT, thanh tra Bộ GD-ĐT

b Thanh tra Sở GD-ĐT, thanh tra Bộ GD-ĐT

c Thanh tra Bộ GD và ĐT

7

Trang 8

d Thanh tra phòng giáo dục, thanh tra Sở GD-ĐT.

80 Một tổ chức y tế hoạt động được gọi là có hiệu quả khi:

a Đạt mục tiêu đề ra

b Đạt vượt mức mục tiêu đề ra

c Đạt mục tiêu đề ra với nguồn lực tối thiểu

d Đạt mục tiêu đề ra với thời hạn ngắn nhất

81 Nhiệm vụ của tổ chức và quản lý y tế:

a Nghiên cứu tình trạng sức khỏe nhân dân và chăm sóc sức khỏe nhân dân

b Trình bày quan điểm đường lối của Đảng về công tác y tế

c Chăm sóc sức khỏe nhân dân và trình bày quan điểm đường lối của Đảng về công tác y tế

d Nghiên cứu tình trạng sức khỏe nhân dân, trình bày quan điểm đường lối của Đảng về công tác

y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

82 Để đảm bảo phục vụ nhân dân tốt có hiệu quả cao mạng lưới y tế Việt Nam phải:

a Phát triển hệ thống giáo dục sức khỏe

b Gần dân, chia thành nhiều tuyến và rộng khắp

c Tích cực thực hiện các biện pháp điều trị

d Cần phát triển hệ thống y tế tư nhân

83 Việc cấp phép và thu hồi giấy phép hành nghề y tế tư nhân là nhiệm vụ và quyền hạn của:

a Phòng Y tế

b Ủy ban nhân dân cấp huyện

c Sở Y tế

d Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

84 Tuyến y tế đầu tiên tiếp xúc với người dân là:

a Y tế tỉnh

b Y tế huyện

c Y tế xã, phường

d Y tế tư nhân

85 Trung tâm y tế dự phòng huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc :

a Bệnh viện tỉnh

b Bệnh viện huyện

c Sở Y tế

d Ủy ban nhân dân huyện

86 Việc xây dựng và tổ chức mạng lưới y tế Việt Nam:

a Đều phải xây dựng theo một mô hình như nhau

b Thuận lợi và phù hợp với tình hình kinh tế mỗi địa phương

c Phải có trang thiết bị hiện đại

d Cần có trang thiết bị thiết yếu

87 Chăm sóc sức khỏe nhân dân là trách nhiệm của:

a Riêng nhà nước

b Mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng

c Mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng; của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội

d Của ngành y do nhà nước giao phó

88 “Kế hoạch định hướng” là kết quả của cách phân loại:

a Theo quy mô

b Theo thời gian

c Theo mức độ cụ thể

d Theo ngành, lĩnh vực

89 “Kế hoạch nhân sự” là kết quả của cách phân loại:

a Theo quy mô

b Theo đối tượng

c Theo mức độ cụ thể

d Theo ngành, lĩnh vực

90 “Kế hoạch hoạt động” là kết quả của cách phân loại:

a Theo quy mô

b Theo thời gian

c Theo mức độ cụ thể

d Theo ngành, lĩnh vực

91 “Kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp” là kết quả của cách phân loại:

a Theo quy mô

b Theo thời gian

c Theo mức độ cụ thể

8

Trang 9

d Theo ngành, lĩnh vực.

92 Yêu cầu nào sau đây không phải là yêu cầu cơ bản đối với việc xác định mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội:

a Tính khái quát

b Tính đo lường được

c Tính khả thi

d Tính thực tế

93 Nội dung nào sau đây không phải là nội dung cơ bản để xác định khả năng và tiềm lực trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở xã:

a Xác định khả năng, tiềm lực về tự nhiên và xã hội

b Xác định khả năng, tiềm lực về kinh tế, chính trị

c Xác định khả năng, tiềm lực về nguồn nhân lực

d Xác định khả năng, tiềm lực về tài chính

94 Nội dung thẩm định nào sau đây không phải là nội dung cơ bản của công tác thẩm định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở xã:

a Thẩm định các chỉ tiêu

b Thẩm định các giải pháp thực hiện

c Thẩm định tư cách và năng lực của những người thực hiện

d Thẩm định tính khả thi của kế hoạch

95 Điều kiện nào sau đây không là điều kiện cần thiết để triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở xã:

a Kế hoạch được xây dựng khoa học, phù hợp

b Có đủ cơ sở vật chất, cán bộ để triển khai thực hiện; vận động được mọi người dân tham gia tích cực

c Có hệ thống chính trị, hệ thống pháp luật hoàn thiện; tình hình an ninh trật tự ở xã được giữ vững

d Có sự kiểm tra theo dõi thường xuyên; có chế độ khen thưởng, kỷ luật thích hợp

96 Hình thức kiểm tra hành chính:

a Nghe báo cáo

b Đánh giá báo cáo

c Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất

d a, b, c đều đúng

97 Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền:

a Phạt cảnh cáo

b Phạt tiền

c Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính

d a, b, c đều đúng

98 Hình thức giám sát của Quốc hội:

a Nghe trả lời chất vấn

b Nghe báo cáo

c Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

d a, b, c đều đúng

99 Thanh tra Nhà nước gồm:

a Thanh tra Chính phủ, Thanh tra cấp tỉnh

b Thanh tra Chính phủ, Thanh tra cấp tỉnh, Thanh tra cấp huyện

c Thanh tra nhân dân

d Thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành

100 Giai đoạn cuối cùng trong kế hoạch kiểm tra hành chính:

a Báo cáo kết quả kiểm tra

b Xử lý kết quả kiểm tra

c Công bố kết luận kiểm tra

d Đánh giá, tổng kết hoạt động kiểm tra

101 Chủ thể kiểm tra hành chính:

a Thanh tra Chính phủ

b Sở Tư pháp

c Hội đồng nhân dân

d b, c đều đúng

102 Đối tượng của kiểm tra hành chính:

a Các cơ quan hành chính Nhà nước

b Đội ngũ cán bộ công chức

c Các doanh nghiệp

d a, b, c đều đúng

9

Trang 10

103 Đối tượng không bị xử phạt hành chính khi vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam:

a Quân nhân tại ngũ

b Cá nhân, tổ chức nước ngoài

c Người thuộc lực lượng công an nhân dân

d a, b, c đều sai

104 Mức phạt tiền tối đa được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là:

a 300.000.000 đồng

b 500.000.000 đồng

c 1.000.000.000đ đồng

d 5.000.000.000 đồng

105 Chủ tịch UBND xã có quyền ra quyết định giữ người theo thủ tục hành chính có thời gian tối đa là:

a 08 giờ

b 12 giờ

c 24 giờ

d a, b, c đều sai

106 Nguyễn Văn Y có hành vi uống rược say, chở quá số người theo qui định, vượt đèn đỏ Người

có thẩm quyền ra mấy quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Y:

a 1 quyết định

b 3 quyết định

c Tùy vào nội dung biên bản hiện trường để ra quyết định

d Do người có thẩm quyền quyết định

107 Chủ hộ kinh doanh cá thể kê khai địa điểm kinh doanh không có thật trên bản đồ hành chính là hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính Người có thẩm quyền xử phạt hành vi trên là:

a Chủ tịch UBND cấp xã

b Trưởng công an cấp xã

c Nơi đăng ký kinh doanh

d a, b, c đều sai

108 Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân là:

a Từ 50.000 đồng đến 1.000.000 đồng

b Từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng

c Từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

d Từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

109 Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với tổ chức là:

a Từ 50.000 đồng đến 1.000.000 đồng

b Từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng

c Từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

d Từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

110 Mức phạt tiền tối đa được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, bạo lực gia đình, bình đẳng giới là:

a 20.000.000 đồng

b 200.000.000 đồng

c 30.000.000 đồng

d 300.000.000 đồng

111 Mức phạt tiền tối đa được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội là:

a 40.000.000 đồng

b 400.000.000 đồng

c 50.000.000 đồng

d 500.000.000 đồng

112 Mức phạt tiền tối đa được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch là:

a 40.000.000 đồng

b 400.000.000 đồng

c 50.000.000 đồng

d 500.000.000 đồng

113 Mức phạt tiền tối đa được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS là:

a 50.000.000 đồng

b 500.000.000 đồng

10

Ngày đăng: 30/01/2019, 22:03

w