1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG ôn THI môn KINH tế CHÍNH TRỊ lớp TRUNG cấp CHÍNH TRỊ

23 492 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 192 KB

Nội dung

Khái niệm hàng hóa và hai điều kiện ra đời của sx hàng hóa1.Khái niệm hàng hóa Hàng hoá là một vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vàoquá trình tiêu dùng thông qu

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

LỚP TRUNG CẤP CHÍNH TRỊ

Trang 2

Câu 1 Khái niệm hàng hóa và hai điều kiện ra đời của sx hàng hóa

1.Khái niệm hàng hóa

Hàng hoá là một vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vàoquá trình tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán

Có nhiều cách phân loại hàng hoá như: hàng hoá vật thể, hàng hoá phi vật thể; hànghoá tiêu dùng, hàng hoá phục vụ SX, v.v

SX hàng hoá là kiểu tổ chức SX, mà trong đó sản phẩm làm ra không phải là để đápứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp SX ra nó mà là để đáp ứng nhu cầutiêu dùng cho người khác, thông qua việc trao đổi , mua bán

2 Hai điều kiện ra đời của sx hàng hóa

Thứ nhất, có sự phân công lao động XH (điều kiện cần).

Phân công lao động XH là sự chuyên môn hoá SX phân chia lao động XH vào cácngành, các lĩnh vực SX khác nhau Mỗi người, mỗi cơ sở chỉ SX một hoặc vài thứsản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu cuộc sống đồi hỏi họ phải tiêu dùng nhiều loạisản phẩm khác nhau, do đó, họ phải trao đổi sản phẩm với nhau

Nhờ có phân công lao động XH, chuyên môn hoá SX mà năng suất lao đông tănglên, làm ra nhiều sản phẩm để trao đổi tiêu dùng Phân công lao động XH càng pháttriển, thì SX và trao đổi hàng hoá càng mở rộng hơn, đa dạng hơn

Thứ hai, có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những chủ thể SX độc lập

nhất định (điều kiện đủ)

Sự tách biệt này xuất hiện đầu tiên trong lịch sử do quan hệ sở hữu tư nhân về tưliệu SX Về sau, do sự đa dạng về quan hệ sở hữu hoặc sự tách biệt tương đối giữaquyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu SX quy định Do đó, sản phẩm làm ra thuộcquyền sở hữu hoặc chi phối của họ, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của ngườikhác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá

Qua đây chúng ta hiểu rõ cơ sở khách quan của sự hình thành và phát triển mô hìnhkinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Muốn đẩy mạnh phát triển

KT thị trường ở một địa bàn, ngành cũng cần thúc đẩy phân công lao động thông quahướng nghiệp, đào tạo và tạo quyền tự chủ về quyền sở hữu , sử dụng các yếu tố SX Cần phê phán quan niệm đòi phải tư nhân hoá hoặc quan niệm đối lập kinh tế thịtrường với chủ nghĩa XH

Trang 3

Câu 2 Những ưu thế của SX hàng hóa

SX hàng hoá có những ưu thế hơn hẳn so với SX tự cung, tự cấp

Thứ nhất, SX hàng hoá ra đời trên cơ sở của phân công lao động XH, chuyên môn

hoá SX, do đó, nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên, XH , kỹ thuật của từngnguời, từng cơ sở cũng như của từng vùng, từng địa phương Khi SX và trao đổihàng hoá mở rộng giữa các quốc gia thì nó còn khai thác được lợi thế của mỗi quốcgia đối với nhau

Thứ hai, trong nền SX hàng hoá, quy mô, tính chất tổ chức SX không bị giới hạn

chật hẹp mà nó được mở rộng XH hoá ngày càng cao dựa trên cơ sở ngày càng tăngnhu cầu và nguồn lực XH Điều đó tạo điều kiện ứng dụng những thành tựu khoahọc, công nghệ thúc đẩy SX phát triển

Thứ ba, trong nền SX hàng hoá , sự tác động của những quy luật vốn có của SX và

trao đổi hàng hoá như quy luật giá trị, cung - cầu, cạnh tranh, v.v buộc người SXphải luôn năng động , nhạy bén tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá SX , nâng caonăng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế

Thứ tư, SX hàng hoá phát triển trở thành một trong những điều kiện để nâng cao

đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho mọi người dân

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực , SX hàng hoá cũng có những mặt trái của nónhư: phân hoá những ngưòi SX thành giàu nghèo, nguy cơ khủng hoảng kinh tế , pháhoại môi trường sinh thái v.v Thực tế gần 30 năm đổi mới ở nước ta đã chứng minhcho ưu thế nổi bật của SX hàng hoá, đồng thời cũng bộc lộ mặt trái, thách thức cầnkhắc phục

Trang 4

Câu 3 Hai thuộc tính của hàng hóa

a.Giá trị sử dụng của hàng hóa:

- KN: Là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.VD: gạo để ăn, xe ô tô để đi,…

Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định Chính công dụng

đó làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng

- Đặc điểm giá trị sử dụng của hàng hóa:

+ XH càng tiến bộ, LLSX càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càngnhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất lượng giá trị sử dụng ngàycàng cao VD:Than đá:ngày xưa chỉ dùng làm chất đốt, ngày nay là đầu vào chonhiều ngành CNSX

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng của XH, (vì giá trị sử dụng củahàng hóa sx ra không chỉ phục vụ cho chính người sx mà còn fục vụ cho người khác,cho XH, thông qua trao đổi, mua bán.)

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi

b.Giá trị của hàng hóa:

Muốn hiểu được giá trị của hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi

- Khái niệm:

+ Giá trị trao đổi: là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụngkhác nhau VD: 1m vải = 5 kg thóc; để trao đổi với nhau, trước hết chúng phải có giátrị sử dụng khác nhau; đồng thời 2 hàng hoá khác nhau có thể trao đổi đc cho nhau vìchúng đều là sản phẩm của lao động, đều được kết tinh bởi lao động

+ Giá trị hàng hóa: là lao động XH của người SX hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.Chất của giá trị là lao động, lượng của giá trị là số lượng lao động của người SX kếttinh trong hàng hóa

- Đặc điểm của giá trị của hàng hóa:

+ Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giátrị Vì vậy, một hàng hóa dù có giá trị sử dụng cao nhưng nếu hao phí lao động tạo ra

nó ít thì giá trị trao đổi thấp và ngược lại VD: Điện thoại có giá 5 tr, thì 5 tr chính làgiá trị trao đổi

c.Mối liên hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá:

Hai thuộc tính của hàng hóa vừa thống nhất, vừa mẫu thuẫn nhau

- Mặt thống nhất: Hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa cùng tồn tạitrong 1 hàng hóa, nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó thì vật phẩm sẽ không đượcgọi là hàng hóa

+ Mặc dù cùng tồn tại trong 1 hàng hóa nhưng quá trình thực hiện lại tách rời nhau cả

về mặt không gian và thời gian.(giá trị có trước giá trị sử dụng, giá trị được thực hiệntrong lưu thông, giá trị sử dụng được thực hiện trong tiêu dùng)

Trang 5

Câu 4 Tính hai mặt của lao động SX hàng hóa

+ Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa

+ Khi khoa học công nghệ và LLSX càng phát triển thì càng có nhiều hình thức cụthể của lao động, nhờ đó XH càng sx ra nhiều loại hàng hóa, cơ cấu hàng hóa ngàycàng phong phú, đa dạng hơn

+ Năng suất lao động ngày càng tăng, trình độ khoa học công nghệ càng hiện đại thì

số lượng hàng hóa SX ra cảng nhiều với chất lượng ngày càng tốt hơn

b Lao động trừu tượng:

- Khái niệm: là lao động của người SX hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thểcủa nó, đó chính là sự tiêu phí sức lao động nói chung (cả thể lực và trí lực) củangười SX hàng hóa

- Đặc điểm: lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa Giá trị hàng hóa là laođộng trừu tượng của người sx kết tinh trong hàng hóa Nhờ lao động trừu tượng mà tatìm thấy sự đồng nhất giữa những người SX, do đó thấy được cơ sở của quan hệ kinh

tế giữa những người sx hàng hóa Lao động trừu tượng là cơ sở để người sx hàng hóatrao đổi sản phẩm với nhau Khi năng suất lao động XH tăng lên thì sự hao tổn sứclực của người SX ra hàng hóa giảm xuống, do đó giá trị của một đơn vị hàng hóangày càng giảm xuống, hoàng hóa ngày càng rẻ hơn

c Mối quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng:

Lao động cụ thể và lao động trừu tượng vừa có sự thống nhất, vừa có sự mâu thuẫnvới nhau:

- Mặt thống nhất: chúng là 2 mặt của cùng 1 lao động SX hàng hóa (vừa là lao động

cụ thể, vừa là lao động trừu tượng)

- Mặt mâu thuẫn: với tư cách là lao động cụ thể, lao động của người SX hàng hóa đãtạo ra 1 giá trị sử dụng với số lượng và chất lượng nhất định cho XH Nhưng với tưcách là lao động trừu tượng, sự hao phí sức lao động của ng SX hàng hóa có thể ănkhớp với mức hao phí của XH

Tính chất hai mặt của hàng hóa phản ánh tính chất lao động tư nhân và tính chất laođộng XH Trong đó LĐ tư nhân là lao động riêng của từng cá nhân chủ thể kinh tế,của người SX hàng hóa Tuy nhiên, hoạt động của họ lại là một bộ phận nằm trong sựphân công XH Lao động XH là lao động được xét dưới góc độ chung của XH, là sựquy đổi chung tạo ra giá trị hàng hóa

Mâu thuẫn cơ bản của nền sx hàng hóa là mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và laođộng XH Mâu thuẫn này được thể hiện ở mâu thuẫn lao động cụ thể và lao động trừutượng, giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa Những mâu thuẫn này thúc đẩy

SX phát triển, đồng thời tiềm ẩn khả năng khủng hoảng kinh tế

Trang 6

Câu 5 Lượng giá trị của hàng hóa

1- Thời gian lao động XH cần thiết

Thước đo lượng giá trị hàng hoá tính bằng thời gian lao động Trên thị trường, cónhiều cá nhân, cơ sở SX cùng SX ra một loại hàng hoá với mức hao phí thời giankhác nhau Nên lượng giá trị hàng hoá không thể tính theo thời gian lao động bất kỳ,

mà là đo bằng thời gian lao động XH cân thiết

THời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động để SX ra một hàng hoá nào

đó trong những điều kiện SX trung bình của XH : với một trình độ thành thạo

Trung bình, với một trình độ trang thiết bị trung bình và một cường độ lao động trungbình trong XH đó

Có hai cách xác định thời gian lao động XH cần thiết : Thứ nhất, tính tổng số thờigian lao động cá biệt chia bình quân cho tổng số đơn vị hàng hoá đó Thứ hai, thờigian lao động XH cần thiết tương đương với thời gian lao động cá biệt của cơ sở SXchiếm phần lớn thị phần hàng hoá đó

Trong điều kiện toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, thời gian lao động XH cần thiết

SX ra hàng hoá không chỉ xét trong phạm vi thị trường một nước mà mở rộng ra quốc

tế Vì thế nhiều hàng hoá trong nước nếu có hao phí thời gian lao động nhiều sẽ gặpphải sự bất lợi trong cạnh tranh

2- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị một đơn vị hàng hoá

- Năng suất lao động

Năng suất lao động là năng lực SX của người lao động

Khi năng suất lao động tăng thì số luợng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian

sẽ tăng hay số lượng thời gian lao động hao phí để SX ra một đơn vị sản phẩm làm ratrong một đơn vị thời gian sẽ tăng; hay số lượng thời gian lao động hao phí để SX ramột đơn vị sản phẩm sẽ giảm Do đó, lượng giá trị của một hàng hoá giảm xuống, giá

- Mức độ phức tạp của lao động

Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giảnđơn và lao động phức tạp

Trang 7

+ lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ 1 người lao động có sức khoẻ bình thườngnào ko cần phải trải qua đào tạo tích luỹ kinh nghiệm nhiều cũng có thể thực hiệnđược

+ lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo huấn luyện thành chuyênmôn lành nghề nhất định mới có thể tiến hành được

Trong cùng 1 thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giảnđơn Thị trường sẽ quyết định tỷ lệ trao đổi giữa đơn vị hàng hoá do lao động phứctạp sx với đơn vị hàng hoá do lao động giản đơn sx ra (VD: 1 điện thoại – 2 tấn thóc)

Trang 8

Câu 6 Quy luật giá trị: nội dung, cơ chế tác động, chức năng, tác dụng của qluật giá trị

1.Nội dung quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế có bản của SX và trao đổi hàng hóa Ở đâu có traođổi, SX hàng hóa thì ở đấy có sự hoạt động của quy luật giá trị

-Yêu cầu: SX & trđổi hhóa phải dựa trên csở gtrị của nó, tức là hao phí lđộng XH cầnthiết

-Phân tích nội dung quy luật giá trị:

+Trong SX: Người SX phải có mức hao phí lao động cá biệt của mình nhỏ hơn hoặcbằng mức hao phí lao động XH cần thiết, thì mới có lãi

+ Trong trao đổi: thực hiện theo nguyên tắc ngang giá

+Trong lưu thông: trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá (tức giá cả = giá trị)

Hàng hóa được trao đổi trực tiếp với nhau theo một tỷ lệ nào đó có nghĩa là chúng kếttinh một lượng lao động bằng nhau Khi có tiền xuất hiện để mua bán thì giá cả hànghóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó

2 Cơ chế tác động của quy luật giá trị:

-Biểu hiện của quy luật giá trị:Dưới tác động của quy luật giá trị, giá cả hàng hóakhông tác rời giá trị và luôn luôn xoay quanh trục giá trị.(giá cả hàng hoá luôn chịutác động của Cung cầu, cạnh tranh, giá cả các hàng hòa liên quan….)

-Cơ chế vận hành của quy luật giá trị:

+ Cung = cầu: giá cả = giá trị

+ Cung < Cầu: giá cả > giá trị

+ Cung > Cầu: giá cả < giá trị

Sự thay đổi của giá cả xoay quanh trục giá trị làm nên “vẻ đẹp sinh động của thịtrường”, tạo sự hấp dẫn cho SX và tiêu dùng

Xét về tổng thể thì tổng giá cả luôn bằng tổng giá trị

3 Chức năng, tác dụng của quy luật giá trị:

a Điều tiết SX và lưu thông hàng hóa:

-Điều tiết SX thể hiện ở việc thu hút vốn (gồm có TLSX và sức lao động) vào cácngành sx khác nhau tạo nên cơ cấu kte hiệu quả hơn và đáp ứng nhu cầu của XH.-Điều tiết lưu thông: Thu hút hàng hóa từ nơi có giá trị thấp đến nơi có giá cả cao Do

đó góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định

b Kích thích tiến bộ, nâng cao năng suất lao động:

-Hàng hoá được sx trong những đk khác nhau sẽ có giá trị cá biệt khác nhau.Theoyêu cầu quy luật giá trị, để có nhiều lợi nhuận người SX hàng hóa luôn phải tìm cách

hạ giá trị cá biệt của hàng hóa mình xuống thấp hơn mức hao phí lao động XH cầnthiết của hàng hóa đó

-Giải pháp: ng sx hàng hoá phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề của ng lao động;Hợp lý hóa SX, thực hiện tiết kiệm

-Kết quả: năng suất lao động tăng nhanh, LLSX XH tăng, hàng hóa được SX ra ngàycàng nhanh, nhiều, rẻ đẹp…

c.Phân hóa những người SX hàng hóa thành giàu, nghèo:

-Dưới tác động của quy luật giá trị, người SX có mức hao phí lao động cá biệt thấphơn mức hao phí lao động XH cần thiết, khi bán hàng theo mức hao phí lao động XHcần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên

Trang 9

-Ngược lại, người SX có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động

XH cần thiết, sẽ rơi vào trạng thái thua lỗ, phá sản, trở thành người bán sức lao độnglàm thuê

Chính do tác động nhiều mặt của quy luật giá trị đã làm cho SX hàng hóa thực sự làkhởi điểm ra đời của CNTB

Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực (đó là có cạnh tranh sẽ thúc đẩyphát triển, thúc đẩy nhà sx nghiên cứu nhiều biện pháp để giảm hao phí lđộng cá biệtthấp hơn), vừa có tác động tiêu cực một cách tự phát, khách quan

Ở nước ta, trước thời kỳ đổi mới, ta phủ nhận sx hàng hóa và quy luật giá trị nênkhông khai thác được các nguồn lực, nền KT kém phát triển, rơi vào khủng hoảng.Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta phát triển sx hàng hóa, quy luật giá trị lao động, tạonên cạnh tranh, phát triền KT, tuy nhiên nảy sinh mặt trái là phân hóa giàu nghèo,buôn gian bán lận,… Vì vậy, NN điều tiết bằng luật pháp, chính sách đầu tư, thuế,đào tạo nhân lực,… để đảm bảo tính định hướng XHCN nền KTTT ở nước ta

Trang 10

Câu 7 Liên hệ phát triển sx hàng hoá ở địa phương cơ sở?

Liên hệ 1

Yên Lập là huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâmthành phố Việt Trì khoảng 70 km; phía Đông giáp huyện Cẩm Khê và huyện TamNông (Phú Thọ), phía Tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phía Nam giáp huyệnThanh Sơn, Tân Sơn (Phú Thọ) và phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà (Phú Thọ) Yên Lập

có 16 xã và 1 thị trấn với tổng dân số 82.969 người Do nằm ở vị trí khá xa trung tâmtỉnh lỵ, cùng với hệ thống giao thông cơ bản chưa phát triển nên huyện Yên Lập cónhiều khó khăn, bất lợi so với các huyện lân cận trong giao lưu phát triển kinh tế, đặcbiệt là phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ

+ Những thuận lợi cho phát triển SX hàng hóa tại địa phương

- Quỹ đất đai dồi dào, cho phép phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và đáp ứng nhucầu đất cho phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp

- Tài nguyên thiên nhiên nhất là rừng khá phong phú cho phép khai thác các sảnphẩm từ rừng và trồng rừng;

- Môi trường không khí trong lành cùng với một số phong cảnh thiên nhiên khá đẹp

và bản sắc đa văn hoá các dân tộc Mường, Dao… là điều kiện thuận lợi cho pháptriển du lịch sinh thái - văn hoá trong tương lai

- Nguồn lao động dồi dào, người dân hiền hoà, cần cù chịu khó, cho phép đáp ứngnhu cầu phát triển về mặt số lượng

+ Những khó khăn đối với phát triển SX hàng hóa tại địa phương

- Vị trí địa lý hẻo lánh, địa hình chia cắt nên giao thương hạn chế, khó thu hút đầu tưvào phát triển các lĩnh vực phi n.nghiệp, đặc biệt là các ngành dịch vụ

- Địa hình tương đối phức tạp, cùng với chế độ khí hậu - thuỷ văn khắc nghiệt gâykhông ít khó khăn cho phát triển SX nông nghiệp và đời sống của nhân dân

- Cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫnchưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - XH trên địa bàn

- Tài nguyên khoáng sản ít nên tiềm năng phát triển công nghiệp hạn chế

- Trình độ quản lý NN nói chung trên địa bàn còn hạn chế do chưa có nhiều cơ hộitiếp cận thông tin, khoa học công nghệ và các thị trường lớn

- Công nghệ SX nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhìn chung còn ở trình độthấp, sản phẩm tạo ra chưa có tính cạnh tranh cao trên thị trường

+ Thực trạng phát triển SX hàng hóa tại địa phương

- Về trồng trọt: sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân là 6,69%/năm, trong đólúa tăng 5% và ngô tăng nhanh 20,2% Trong nhóm cây công nghiệp hàng năm, sảnlượng đậu tương tăng cao 35,82%/năm trong khi lạc có xu hướng giảm Cây côngnghiệp lâu năm, chủ yếu là cây chè tăng sản lượng ở mức 17%/năm Trên địa bànhuyện quản lý 355,4 ha chè với sản lượng thu hoạch hàng năm trên dưới 350 tấn vàkhoảng 3400 ha rừng các loại với sản lượng khai thác 4-6 nghìn m³ gỗ/năm Sảnlượng lúa trong năm qua đạt hơn 31 nghìn tấn; sản lượng ngô đạt trên 6 nghìn tấn;đậu tương trên 20 tấn;… Sản phẩm nông sản được tiêu thụ trên địa bàn huyện và cácđịa phương lân cận, 1 phần lớn lượng chè được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài

Từ đặc điểm này, Huyện cũng đang tập trung phát triển mạnh cây chè theo hướngthâm canh, nâng cao năng suất, sản lượng, đáp ứng nhu cầu chế biến của các doanhnghiệp trên địa bàn

Trang 11

- Về chăn nuôi: Trong nội bộ ngành nông nghiệp của huyện thì ngành chăn nuôi đượcđánh giá tăng trưởng nhanh và khá ổn định với tốc độ đạt bình quân năm là trên 13,0%.Sản lượng thịt bò và gia cầm tăng trưởng trở lại sau vài năm giảm sút do dịch bệnh,sản lượng thịt lợn tăng nhanh trong khi sản lượng thịt trâu vẫn có xu hướng giảm.Trong năm qua, sản lượng thịt trâu đạt 396.78 tấn, thịt bò đạt 192 tấn, thịt lợn là 4352tấn và thịt gia cầm là trên 900 tấn Toàn Huyện thực hiện có hiệu quả Đề án chănnuôi trâu bò thịt, bò lai chất lượng cao; từng bước đẩy mạnh phát triển chăn nuôidưới các hình thức gia trại, trang trại tập trung, quy mô lớn, chú trọng chăn nuôi đạigia súc, mục tiêu đưa chăn nuôi thành ngành SX chính Sản phẩm chăn nuôi đượctiêu thụ trong địa bàn toàn tỉnh và các vùng lân cận.

- Về SX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Các sản phẩm công nghiệp, TTCN chủlực của Huyện gồm gạo ngô xay xát, chè chế biến, gạch, vôi nung, mộc dân dụng.Hai sản phẩm công nghiệp có mức tăng trưởng sản lượng lớn nhất hiện tại là đá khaithác các loại và chè chế biến Trong cơ cấu giá trị SX công nghiệp thì công nghiệpkhai thác mỏ chiếm 10,27%; công nghiệp thực phẩm và đồ uống chiếm chủ yếu với62,81%; công nghiệp chế biến gỗ chiếm 4,68%; công nghiệp SX sản phẩm từ chấtkhoáng chiếm 11,62%; công nghiệp SX sản phẩm từ kim loại chiếm 1,6% và côngnghiệp SX giường, tủ, bàn ghế chiếm 9,23%

- Về dịch vụ: Các ngành dịch vụ trên địa bàn huyện như tài chính – ngân hàng – bảohiểm, thông tin – truyền thông và y tế - giáo dục , đều đã có bước tiến khá quantrọng, từng bước đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Ngành bưuđiện với các sản phẩm dịch vụ viễn thông phát triển nhanh, cùng dịch vụ vận tảiđược cải thiện nhờ hệ thống đường xá dần tốt hơn, nên tỷ trọng đã tăng dần hàng nămtrong suốt giai đoạn này

Kết quả chung: SX nông nghiệp của Huyện đang chuyển đổi dần nhằm khai thác thế

mạnh của địa phương, nhất về SX cây chè, cây lương thực, cây thực phẩm đi đôi vớiphát triển chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, tuỳ vào điều kiện đất đai để tăng thu nhập Kinh tếquốc doanh tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh

tế nông lâm nghiệp của Huyện đặc biệt trong lĩnh vực SX giống, đưa các giống mới

và kỹ thuật mới vào SX cây công nghiệp, cây lâm nghiệp trong địa bàn Trong nhữngnăm qua, trên địa bàn Huyện có bốn loại nông sản có mức tăng sản lượng bình quânnăm lớn nhất là ngô 15,93%, rau 14,37%, chè 17,54% và thịt lợn tăng 15,97% Còn vềcông nghiệp, TTCN và xây dựng tuy là ngành hiện chưa đóng góp nhiều vào nền kinh

tế của Huyện, song là những ngành có tiềm năng tăng trưởng cao trong những năm tớinhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Mặc dù trong

cơ cấu kinh tế chung của Huyện thì các ngành dịch vụ còn hết sức nhỏ bé, nhưng trongthời gian tới các ngành này vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh đáp ứng nhu cầu dịch vụtrong địa bàn

+ Tồn tại

- Sản lượng các hàng hóa SX trên địa bàn còn thấp, chưa khai thác hiệu quả nguồn lực

về đất đai, lao động,… trên địa bàn trong phát triển SX hàng hóa

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu với tỷ trọngcao trên 70%, khả năng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế yếu

Ngày đăng: 20/08/2016, 13:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w