Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 98 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
98
Dung lượng
5,33 MB
Nội dung
CHƯƠNG I VỊ TRÍ CỦA CÂY CHÈ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI I. VỊ TRÍ CỦA CÂY CHÈ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1) Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu: rung Quốc là nước đầu tiên chế biến chè để uống sau đó nhờ những đặc tính tốt của nó, chè trở thành thức uống phổ biến trên thế giới. Ngày nay chè được phổ biến rộng rãi hơn cả cà phê, rượu vang và ca-cao. Tác dụng chữa bệnh và chất dinh dưỡng của nước chè đã được các nhà khoa học xác định như sau: - Caféin và một số hợp chất ancaloit khác có trong chè là những chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho tinh thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt động của các cơ trong cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, giảm bớt mệt nhọc sau những lúc làm việc căng thẳng. - Hỗn hợp tanin chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn. Nhiều thầy thuốc còn dùng nước chè, đặc biệt là chè xanh để chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày. Theo xác nhận của M.N. Zaprometop thì hiện nay chưa tìm ra được chất nào lại có tác dụng làm vững chắc các mao mạch tốt như catechin của chè. Dựa vào số liệu của Viện nghiên cứu y học Leningrat, khi điều trị các bệnh cao huyết áp và neprit mạch thì hiệu quả thu được có triển vọng rất tốt, nếu như người bệnh được dùng catechin chè theo liều lượng 150mg trong một ngày. E.K. Mgaloblisvili và các cộng tác viên đã xác định ảnh hưởng tích cực của nước chè xanh tới tình trạng chức năng của hệ thống tim mạch, sự cản các mao mạch, trao đổi muối - nước, tình trạng của chức năng hô hấp ngoại vi, sự trao đổi vitamin C, trạng thái chức năng của hệ thống điều tiết máu.v.v - Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, vitamin PP và nhiều nhất là vitamin C. - Một giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống phóng xạ. Điều này đã được các nhà khoa học Nhật Bản thông báo qua việc chứng minh chè có tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm. Qua việc quan sát thống kê nhận thấy nhân dân ở một vùng ngoại thành Hirôsima có trồng nhiều chè, thường xuyên uống nước chè, vì vậy rất ít bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng chung quanh không có chè. Các tiến sĩ Teidzi Ugai và Eisi Gaiasi (Nhật Bản) đã tiến hành các thí nghiệm trên chuột bạch cho thấy với 2% dung dịch tanin chè cho uống sẽ tách ra được từ cơ thể 90% chất đồng vị phóng xạ Sr - 90. 2) Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30- 40 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong điều kiện thuận lợi của ta cây sinh trưởng tốt thì cuối năm thứ nhất đã thu bói trên dưới một tấn búp/ha. Các năm thứ hai thứ ba (trong thời kỳ kiến thiết cơ bản) cũng cho một sản lượng đáng kể khoảng 2-3 tấn búp/ha. Từ năm thứ tư chè đã đưa vào kinh doanh sản xuất. 3) Chè là sản phẩm có thị trường quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày càng được mở rộng. Theo dự đoán của FAO (1967), nếu lấy năm 1961 - 1963 là 100% thì năm 1975 yêu cầu về chè hàng năm của thế giới sẽ tăng 2,2 - 2,7% và sản xuất chè tăng 3,2%. 4) Ở nước ta, chè là một trong những cây có giá trị xuất khẩu cao. Căn cứ vào năng suất bình quân đã đạt được năm 1969 của khu vực nông trường quốc doanh (42,39 tạ búp/ha), nếu chỉ đứng về mặt xuất khẩu mà xét thì một ha chè của khu vực nông trường quốc doanh so với một số cây công nghiệp dài ngày của cùng khu vực này bằng hơn 5 lần một ha cà phê, gần 10 lần một ha sả. Nếu năng suất chè đạt 100 tạ búp/ha thì xuất khẩu có thể thu được đủ để nhập 46 tạ phân hóa học, hoặc 3,1 tạ bông, hoặc 25 - 30 tạ bột mì. Như vậy một ha chè có năng suất 100 tạ búp có giá trị xuất khẩu ngang với 200 tấn than. 5) Để sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với điềi kiện không tranh chấp với diện tích trồng cây lương thực, chè là một trong những cây có ưu thế nhất. Hiện nay ta mới sử dụng khoảng 50% đất nông nghiệp. Nguồn lao động của ta dồi dào nhưng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, chè là một loại cây yêu cầu một lượng lao động sống rất lớn. Do đó việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi là một biện pháp có hiệu lực, vừa để sử dụng hợp lý vừa để phân bố đồng đều nguồn lao động dồi dào trong phạm vi cả nước. Việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi dẫn tới việc phân bổ các xí nghiệp công nghiệp chế biến chè hiện đại ngay ở những vùng đó, do đó làm cho việc phân bố công nghiệp được đồng đều và làm cho vùng trung du và miền núi mau chóng đuổi kịp miền xuôi về kinh tế và văn hóa. II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ TRÊN THẾ GIỚI Ngày nay trên thế giới có khoảng 40 nước trồng chè. Chè được trồng tập trung nhiều nhất ở châu Á, sau đó đến châu Phi. Theo con số thống kê của cơ quan Nông nghiệp và Lương thực thế giới (FAO năm 1971 và 1975) thì diện tích trồng chè của thế giới năm 1948 - 1952 là 985.000 ha, năm 1971 là 1.357.000 ha và năm 1974 là 1.531.000 ha. Phân bố như sau: Bảng 1: DIỆN TÍCH TRỒNG CHÈ TRÊN THẾ GIỚI (Đơn vị: 1000 ha) Khu vực 1948 - 1952 1971 1974 Thế giới Nam Mỹ Châu Á Châu Phi Liên Xô 985 5 885 32 63 1.357 40 1.121 118 75 1.531 38 1.267 148 76 Sản lượng chè trên thế giới tính đến năm 1977 (theo số liệu của FAO) là 1.636.000t. Trong đó Nam Mỹ: 42.000t; Châu Á: 1.316.000T; CHẤU Phi:180.000t; Liên Xô: 92.000t; Châu Đại Dương: 6.000t. Các nước sản xuất chè nhiều nhất là: Ấn Độ: 500.000T, Trung Quốc: 331.000t, Xrilanca: 197.000t; Nhật Bản: 100.000t. Theo số liệu của FAO (1997), những nước xuất nhập khẩu chè nhiều nhất trên thế giới năm 1976 như sau: - Xuất khẩu: Ấn Độ 237.000T, Xrilanca: 199.700t, Kênia: 63.000t; Inđônêxia: 47.500t; Bănglađet: 30.700t. - Nhập khẩu: Anh: 224.600t, Mỹ: 82.200t, Pakixtan: 49.100t, Ai Cập: 24.900t, Canađa: 24.700t. Dưới đây giới thiệu tình hình trồng chè một số nước chủ yếu: 1) Trung Quốc: Nghề trồng chè của Trung Quốc đã có một lịch sử lâu đời. Cây chè được phân bố trên một phạm vi địa lý rất rộng: từ 18 đến 35 độ vĩ bắc, từ 99 đến 122 độ kinh đông. Chè được trồng chủ yếu ở 15 tỉnh: Chiết Giang, An Huy, Hồ Nam, Đài Loan, Tứ Xuyên, Vân Nam, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Giang Tây, Quý Châu, Quảng Đông, Quảng Tây,Giang Tô, Thiểm Tây, Hà Nam. Điều kiện tự nhiên và khí hậu Trung Quốc thích hợp cho việc trồng chè. Độ nhiệt trung bình hàng năm của đại bộ phận vùng chè Trung Quốc là 15 - 18 o C. Lượng mưa hàng năm trên 1000 mm, mưa tập trung vào thời kỳ chè sinh trưởng. Chè được trồng chủ yếu trên các loại đất thục phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch, granit, phiến thạch mica, nai, với độ chua pH = 4,5 đến 6,5. Các vườn chè được trồng phần lớn trên đất dốc đến 30 độ. Diện tích trồng chè của Trung Quốc năm 1974 là 337.000 ha. Trung Quốc có rất nhiều giống chè, trong đó chủ yếu là giống chè Trung Quốc lá to và lá trung bình. 2) Ấn Độ: Ấn Độ bắt đầu trồng chè vào khoảng 1834 - 1840. Do điều kiện khí hậu thích hợp, những năm gần đây, Ấn Độ đã đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè. Chè của Ấn Độ gồm có hai vùng rõ rệt: vùng phía Bắc (vùng sản xuất chè chủ yếu của Ấn Độ) và vùng phía Nam. Vùng phía Bắc, chè tập trung ở các bang Atxam, Kachar, Duars, Darjiling; Atxam và Darjiling là hai khu vực sản xuất chè có tiếng trên thế giới. Vùng chè phía nam: tập trung ở hai bang Kerala và Madras. Đất vùng Atxam chủ yếu là đất đỏ pha sét và đất phù sa. Đất vùng Madras chủ yếu là đất sét và đất đỏ pha cát. Do lượng mưa lớn, đất đai phì nhiêu, năng suất chè của Ấn Độ đạt bình quân 5 - 8 t/ha, cá biệt đạt 12 - 13 t/ha. Đặc điểm sản xuất chè của Ấn Độ là trồng tập trung, giống chè lá to, trồng cây bóng râm cho chè và áp dụng phương pháp hái chừa nhiều lá. Diện tích trồng chè của Ấn Độ năm 1974 là 360.000 ha. 3) Xrilanca: Xrilanca bắt đầu trồng chè vào khoảng 1837 - 1840, nhưng thực sự phát triển từ năm 1867 - 1873 (sau khi các vườn cà phê bị tiêu diệt bởi bệnh nấm Hemileia vastatrix). Chè Xrilanca tập trung ở các tỉnh miền trung, miền tây và tây bắc, phân bố ở các độ cao so với mặt biển như sau: > 1.200m: 36% diện tích 600 - 1.200m: 39% diện tích < 600m: 25% diện tích. Độ nhiệt trung bình cả năm khoảng 18 - 19 o C, lượng mưa trên dưới 1.800mm. Đất trồng chè chủ yếu là đất feralit màu vàng đỏ và màu nâu. Năm 1974 diện tích trồng chè là 243.000 ha. Đặc điểm trồng chè của Xrilanca là dùng các loại giống Atxam, Manipua. Ở các vùng thấp thường trồng cây họ đậu che râm và làm phân xanh, đốn chè 1 - 3 năm một lần giữ ở độ cao 1m, tạo tán bằng. 4) Nhật Bản: Nhật Bản là nước đầu tiên nhập giống chè từ Trung Quốc (năm 805 - 814). Chè trồng tập trung ở giữa 35 và 38 độ vĩ bắc, có một số diện tích trồng đến 40 độ vĩ bắc. Chè trồng chủ yếu ở những nơi đất bằng, một số diện tích nhỏ trồng trên đồi. Độ cao so với mặt biển không vượt quá 60 - 100m. Khí hậu Nhật Bản chiụ ảnh hưởng của gió mùa, lượng mưa tương đối lớn: 2150mm/năm, phần lớn mưa vào mùa hè. Đất trồng chè ở Nhật Bản là đất sét nặng và đất đỏ. Diện tích trồng chè năm 1974 là 56.000 ha. Nhật Bản là nước kinh doanh chè theo phương thức tiểu nông, diện tích không lớn song khu vực chè tương đối tập trung, giống chè chủ yếu là giống lá nhỏ, chế biến chè xanh là chính. Quản lý vườn chè chu đáo lượng phân bón dùng nhiều, hái bằng kéo. 5) Inđônêxia: Nghề trồng chè ở Inđônêxia bắt đầu từ đầu thế kỷ 19. Chè được trồng tập trung ở miền tây đảo Java (trên các sườn dốc có độ cao so với mặt biển 2.300 m), miền đông bắc và nam Xumatra (độ cao so với mặt biển 900m). Đất trồng chè ở Java có nguồn gốc núi lửa, giàu mùn và đạm; lân và kali có hàm lượng trung bình. Độ chua pH 5,5 - 5,8. Cả hai đảo Java và Xumatra nằm trong vùng nhiệt đới, lượng mưa hàng năm 2.500 - 4.000 mm, phân bố tương đối đồng đều. Chè được thu hoạch quanh năm, chủ yếu là dùng chế biến chè đen. Năm 1974 diện tích trồng chè của Inđônêxia là 100.000 ha, tổng sản lượng chè khô 67.000t. 6) Liên Xô: Vùng sản xuất chè chủ yếu của Liên Xô là miền tây nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Bruzia (nằm trên bờ Hắc Hải) chiếm trên 90% tổng sản lượng chè toàn quốc. Ngoài ra chè còn được trồng ở vùng Kraxnôda (thuộc nước Cộng hòa XHCN Liên bang Nga) và vùng Lencôran (thuộc nước Cộng hòa XHCN Azecbaijan). Cây chè lần đầu tiên được trồng thử ở vườn thực vật Nhikit (thuộc Crưm) năm 1883, sau đó trồng ở vườn thực vật Xukhumi 1884. Năm 1884 chè được trồng ở vùng Trăccơvi cây chè sinh trưởng phát triển bình thường, búp có phẩm chất tốt. Song việc phát triển sản xuất chè không được chế độ Nga hoàng chú ý. Từ năm 1848 đến 1925 (trong 77 năm), diện tích trồng chè của Liên Xô chỉ đạt 1086 ha. Sau kế hoạch năm năm lần thứ nhất đến năm 1958 diện tích trồng chè đạt 51,803 ha (tức là tăng gần 50 lần so với thời kỳ 1848 - 1925). Diện tích trồng chè của Liên Xô năm 1974 là 76.000 ha. Đất trồng chè chủ yếu của Liên Xô là đất đỏ, đất vàng và đất potzon. Khí hậu vùng trồng chè hình thành hai mùa rõ rệt. Cây chè bắt đầu sinh trưởng từ cuối tháng 3 đầu tháng 4 và kết thúc sinh trưởng vào tháng 10. Thời gian thu hoạch búp chủ yếu là từ tháng 5 đến hết tháng 9. III - TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ CỦA VIỆT NAM Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu. Nhưng cây chè được khai thác và trồng với diện tích lớn mới bắt đầu khoảng hơn 50 năm nay. Quá trình phát triển diện tích trồng chè ở Việt Nam có thể chia làm ba thời kỳ sau đây: Thời kỳ thứ nhất 1890 - 1945: Năm 1890 một số đồn điền chè được thành lập đầu tiên: Tĩnh Cương (Phú Thọ) với diện tích 60 ha, Đức Phổ (Quảng Nam) 250 ha, chè được trồng ở hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi với diện tích 1900 ha. Năm 1925 - 1940 người Pháp mở các đồn điền trồng chè ở cao nguyên Trung bộ với diện tích khoảng 2.750 ha. Tính đến năm 1938, tổng diện tích trồng chè của Việt Nam là 13.405 ha với sản lượng 6.100t chè khô. Cây chè được trồng nhiều ở Bắc bộ và Trung bộ trong đó trên 75% diện tích là của người Việt, khoảng 25% diện tích là của người Pháp. Theo số liệu thống kê năm 1939 sản lượng chè của Việt Nam là 10.900t, đứng hàng thứ 6 sau Ấn Độ, Xrilanca, Trung Quốc, Nhật Bản và Inđônêxia. Một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là diện tích là diện tích trồng chè rất phân tán, lẻ tẻ, sản xuất mang tính chất tự túc, tự cấp. Kỹ thuật canh tác lâu sơ sài với phương thức quảng canh, năng suất rất thấp chỉ đạt trên dưới 1,5t búp tươi/ha. Các cơ sở nghiên cứu về cây chè được thành lập ở hai nơi Phú Hộ (Vĩnh Phú) và Bảo Lộc (Lâm Đồng). Thời kỳ thứ hai 1945 - 1955: Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh chống Pháp các vườn chè bị bỏ hoang nhiều, số còn lại không được đầu tư chăm sóc cho nên diện tích và sản lượng chè trong thời kỳ này giảm sút dần. Thời kỳ thứ ba từ năm 1954 tới nay: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ với phương châm xây dựng nền nông nghiệp toàn diện và vững chắc, nghề trồng chè đã được chú ý đúng mức. Chè chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của nhân dân ta. Trong các vùng trồng chè, chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Hiện nay việc sản xuất và cung cấp chè chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng ở trong nước, cũng như nhu cầu xuất khẩu. Tính đến hết năm 1977 cả nước có 44.330 ha chè với tổng sản lượng là 17.896t chè khô. Sản xuất chè gồm hai khu vực: tập thể và quốc doanh. 1) Khu vực tập thể (do các hợp tác xã nông nghiệp quản lý): Chúng ta đã phục hồi cải tạo các vườn chè cũ, đồng thời không ngừng mở rộng diện tích trồng chè mới. Những năm gần đây đã có nhiều hợp tác xã chuyên trồng chè (25 hợp tác xã ở Định Hóa - Bắc Thái) hoặc trồng chè là chủ yếu (các hợp tác xã ở Sông Lô - Vĩnh Phú). Các hợp tác xã trồng chè đang áp dụng những biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong quá trình trồng trọt như thiết kế nương chè mới, kỹ thuật gieo trồng, đốn tạo hình, quản lý chăm sóc và hái chè san trật. Diện tích trồng chè trong khu vực tập thể năm 1977 là 22.205 ha. 2) Khu vực quốc doanh: Từ năm 1960 ta đã xây dựng những nông trường quốc doanh trồng chè. Hiện nay đã có 43 nông trường quốc doanh với diện tích 17.932 ha. Ngoài hai khu vực hợp tác xã nông nghiệp và nông trường quốc doanh, ở các tỉnh phía nam diện tích trồng chè của tư nhân cũng còn khoảng 5.000 ha. Nhìn chung, trong những năm qua, việc trồng chè của ta còn một số tồn tại như: khả năng mở rộng diện tích chè ở vùng trung du và miền núi còn nhiều, nhưng ta chưa có điều kiện để giải quyết tốt. Tốc độ phát triển trồng chè chậm, các vùng chè mới trồng không đồng đều, còn nhiều diện tích xấu và đến thời hạn chưa đưa vào sản xuất kinh doanh. Việc quy hoạch sử dụng đất trồng chè chưa hợp lý, còn lãng phí đất đai. Năng suất sản lượng chè hàng năm có tăng nhưng tăng rất chậm, chất lượng sản phẩm có khá hơn trước nhưng không đồng đều ở các cơ sở và không ổn định. Khả năng phát triển nghề trồng chè của ta rất lớn và có nhiều điều kiện thuận lợi: - Phát triển sản xuất cây công nghiệp nói chung và cây chè nói riêng đang được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ. Nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnh việc phát triển sản xuất và xuất khẩu chè. Hội nghị bàn về sản xuất chè họp vào tháng 7 - 1970 đã nhất trí: Phải phát triển cây chè với tốc độ nhanh, cần tổ chức làm ăn theo lối công nghiệp, làm tập trung, quy mô lớn, có kỹ thuật tiên tiến để có năng suất cao, sản lượng nhiều. - Điều kiện khí hậu đất đai của ta rất thuận lợi cho việc sinh trưởng phát triển của cây chè. Diện tích vùng trung du và miền núi thích hợp cho việc trồng chè. Khả năng đưa năng suất búp tươi lên 5 - 10 tấn/ha là có cơ sở hiện thực. - Nhu cầu tiêu dùng chè trong nước và nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng, phẩm chất chè của ta được thị trường thế giới ưa chuộng. 3) Phân vùng chè: Do điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp cho nên cây chè được trồng trọt rải rác ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi, nhưng tập trung ở một số vùng chính như sau: - Vùng chè miền núi: Gồm các tỉnh Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Sơn La, giống chè được trồng chủ yếu ở vùng này là chè Shan (còn gọi là chè tuyết) có năng suất cao, phẩm chất tốt. Sản lượng chè của vùng này chiếm 25 - 30% tổng sản lượng chè của miền Bắc. Trong tương lai sẽ nâng tỷ trọng sản lượng lên 50 - 60%. Sản phẩm chủ yếu của vùng chè miền núi là chè lục, chè mạn. Hiện nay sản xuất chè xanh đã chiếm ưu thế. - Vùng chè trung du: gồm các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Bắc Thái và một phần của Hoàng Liên Sơn (Yên Bái cũ). Là vùng sản xuất chè chủ yếu, chiếm 70% sản lượng chè của miền Bắc. Giống chè chính được trồng trọt là giống Trung du (Trung Quốc lá to) có năng suất cao và phẩm chất tốt. Sản phẩm chủ yếu là chè đen và chè xanh để tiêu dùng và xuất khẩu. - Vùng chè tươi: gồm các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và khu 4 cũ, vùng này nhân dân có tập quán sử dụng lá bánh tẻ để uống tươi (không qua quá trình chế biến). Năm 1972 diện tích vùng chè tươi là 8.098 ha, chè được trồng chủ yếu ở các tỉnh Nghệ Tĩnh (4.550 ha), Thanh Hóa (1.427 ha). Những năm gần đây một số vườn chè tươi đã được chăm sóc, đốn hái để chuyển sang chè hái búp. Hiện nay vùng chè này đang giữ vị trí quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu thức uống của nhân dân. - Ở miền Nam chè được trồng chủ yếu ở hai tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai - Công Tum. Vùng nam Tây Nguyên (Lâm Đồng) là vùng cao nguyên nhiệt đới, độ cao 800 - 1.500 m, thích hợp với giống chè Shan. Vùng bắc Tây Nguyên thấp hơn (500 - 700m), khí hậu thích hợp với các giống chè Atxam và Trung du. Diện tích trồng chè của các tỉnh phía nam hiện có khoảng 8.200 ha (diện tích trồng chè đạt được cao nhất năm 1965: 9.685 ha với tổng sản lượng là 5.905t chè khô). CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÂY CHÈ I - NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI 1) Nguồn gốc: hiều công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của cây chè là vùng cao nguyên Vân Nam Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm. Theo các tài liệu của Trung Quốc thì cách đây khoảng 4.000 năm, người Trung Quốc đã biết dùng chè để làm dược liệu và sau đó mới dùng để uống. Cũng theo các nguồn tài liệu này thì vùng biên giới Tây Bắc nước ta nằm trong vùng nguyên sản của giống chè tự nhiên trên thế giới. Năm 1823 R.Bruce phát hiện được những cây chè dại, lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ), từ đó các học giả người Anh cho rằng nguyên sản của cây chè là ở Ấn Độ chứ không phải là ở Trung Quốc. Trong tất cả các tài liệu gần đây hầu như không thấy có sự nhất quán nêu lên về nơi xuất xứ của cây chè. Chúng ta biết rằng muốn xác định vùng nguyên sản của một cây trồng cần căn cứ vào những điều kiện tổng hợp, trong đó cây dã sinh chỉ là một điều kiện mà chủ yếu là cần xét đến tập quán sử dụng, lịch sử trồng trọt và tình hình phân bố các loại hình có quan hệ tới cây trồng đó. Những công trình nghiên cứu của Đjêmukhatze (1961 - 1976) về phức catechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin giữa các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè và trên cơ sở đó xác minh nguồn gốc cây chè. Đjêmukhatze kết luận rằng: những cây chè mọc hoang dại từ cổ xưa, tổng hợp chủ yếu là (-) - epicatechin và (-) - epicatechin galat, ở chúng phát triển chậm khả năng tổng hợp (-) epigalo catechin và các galat của nó để tạo thành (+) galocatechin. Nghiên cứu các cây chè dại ở Việt Nam cho thấy chúng cũng tổng hợp chủ yếu là (-) - epicatechin và (-) - epicatechin galat (chiếm 70% tổng số các loại catechin). Khi di thực những cây chè dại này lên phía Bắc, với các điều kiện khắc nghiệt hơn về khí hậu, chúng sẽ thích ứng dần với các điều kiện sinh thái bằng cách có thành phần catechin phức tạp hơn, cùng với sự tạo thành (-) epigalocatechin và các galat của nó. Điều này có nghĩa là sự trao đổi chất ở đây hướng về phía tăng cường quá trình hiđroxin hóa và galin hóa. Từ những biến đổi sinh hóa này của lá các cây chè mọc hoang dại và cây chè được trồng trọt chăm sóc, cho phép đi tới một kết luận mới "Nguồn gốc của cây chè chính là ở Việt Nam". Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất khác nhau từ 30 độ vĩ nam (Natan - Nam Phi) đến 45 độ vĩ bắc (Gruzia - Liên Xô) là những nơi có điều kiện tự nhiên khác rất xa vùng nguyên sản. Chè được trồng ở Nhật Bản năm 805 - 814, Indonesia 1684, Liên Xô 1833, Xrilanca 1837 - 1840, Ấn Độ 1834 - 1840 và Tasmania (châu Đại Dương) năm 1940. Những thành tựu gần đây của các nhà nông học Liên Xô cũng như một số nước khác đã tạo ra nhiều giống chè mới có khả năng thích ứng trong những điều kiện khí hậu khác nhau mở ra nhiều triển vọng cho sự nghiệp trồng chè trên thế giới. 2) Phân loại: Cây chè nằm trong hệ thống phân loại thực vật như sau: Ngành hạt kín Angiospermae Lớp song tử diệp Dicotyledonae Bộ chè Theales Họ chè Theaceae Chi chè Camellia (Thea) Loài Camellia (Thea) sinensis. Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là: Camellia sinensis (L) O. Kuntze và có tên đồng nghĩa là: Thea sinensis L. Chú thích: Năm 1753 Linê đặt tên khoa học cho cây chè là Thea sinensis, sau đó lại đặt là Camellia sinensis. Sau Linê có nhà thực vật học xếp cây chè thuộc chi Thea, có người lại xếp cây chè thuộc chi Camellia sinensis. Tên khoa học của cây chè được viết là Thea sinensis hoặc Camellia sinensis. Hơn một trăm năm, tên khoa học của cây chè vẫn là một vấn đề tranh luận. Trước sau có 20 cách đặt tên khoa học cho cây chè. Diễn biến chủ yếu như sau: Năm 1807 f. Sims. Thea sinensis Sims. 1822 H.F. Link. Camellia sinensis Link. 1854 W. Griffim. Camellia theifera Griff. 1874 D. Brandis. Camellia thea Brandis. 1874 W. T. T. Dyer. Camellia theifera Dyer. 1908 G. Watt. Camellia thea (Link) Brandis. 1919 C. P. Cohen Stuart. Camellia thiefera (Griff) Dyer. 1933 C. R. Harler. Thea sinensis (L) Sims. 1956 C. R. Harler. Camellia sinensis (L) O. Kuntze. Hiện nay các nhà thực vật học gộp hai chi Thea và Camellia làm một và gọi là chi Camellia. Vì vậy tên khoa học của cây chè được nhiều người thường gọi là Camellia sinensis (L) O. Kuntze. Cơ sở của việc phân loại chè thường dựa vào: - Cơ quan dinh dưỡng: loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, hình [...]... cảnh tốt Lá chè mọc trên cành theo các thế khác nhau, tức là góc độ giữa lá và cành chè to nhỏ khác nhau Trong sản xuất thường gặp 4 loại thế lá như sau: thế lá úp, nghiêng, ngang và rủ Thế lá ngang và rủ là đặc trưng của giống chè năng suất cao Tuổi thọ trung bình của lá chè là một năm Hình 6: Giải phẫu lá chè 1 Biểu bì trên; 2 Mô dậu; 3 Mô khuyết; 4 Gân lá; 5 Biểu bì dưới 5) Rễ chè: Cây chè sống nhiều... Hàm lượng các sắc tố trong chè (% chất khô) Mẫu chè Diệp lục tố Carotin Xantofin a b Lá tươi 0,57 0,25 0,064 0,092 Chè đen 0,30 0,041 0,033 0,013 Trong chè thành phẩm diệp lục tố có ảnh hưởng xấu tới phẩm chất của chè bởi vì làm cho sản phẩm có màu xanh, mùi hăng, vị ngái 7) Dầu thơm: Dầu thơm ở trong chè rất ít, hàm lượng của chúng trong lá chè tươi: 0,007% - 0,009% và trong chè bán thành phẩm: 0,024... tro trong chè tươi từ 4-5% và trong chè khô từ 5-6% Trong chè, tro chia thành hai nhóm: hòa tan trong nước và không hòa tan trong nước Chè thành phẩm loại tốt, hàm lượng tro ít hơn so với loại chè xấu nhưng tỷ lệ chất tro hòa tan lại nhiều hơn CHƯƠNG III ĐIỀU KIỆN SINH THÁI ây chè chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của các điều kiện sinh thái trong quá trình sống của nó Nguyên sản của cây chè ở vùng... kỳ đó Vùng chè Mlanji (Nam Phi) lượng mưa tập trung vào tháng 11 đến tháng 4 nên sản lượng chè cao nhất trong năm cũng tập trung vào thời kỳ này Ở ta phân bố sản lượng chè trong năm cũng có quan hệ rõ rệt với tình hình phân bố lượng mưa trong các tháng Bảng 9: Quan hệ giữa lượng mưa và sự phân bố sản lượng búp chè (Tài liệu của trại thí nghiệm chè Phú Hộ) Tháng 1-2 3-4 5 6 7 8 9 10 11-12 Sản 0,3 7,2... nhau Lá chè có gân rất rõ Những gân chính của lá chè thường không phát triển ra đến tận rìa lá Rìa lá chè thường có răng cưa, hình dạng răng cưa trên lá chè khác nhau tùy theo giống Số đôi gân lá là một trong những chỉ tiêu để phân biệt các giống chè Trên một cành chè thường có các loại lá như sau: Hình 4: Các loại lá trên cành chè Từ trái sang phải: - Búp đang phát triển - Lá cá - Lá thứ 3 - tôm chè -... trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực thường có những mâu thuẫn nhất định Khi mầm sinh thực phát triển nhiều ở trên cành chè, thì quá trình sinh trưởng của các mầm dinh dưỡng yếu đi, do sự tiêu hao các chất dinh dưỡng cho việc hình thành nụ hoa và quả Trong sản xuất chè búp cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích đáng để hạn chế sự phát triển của các mầm sinh thực 3) Búp chè: Búp chè. .. giống Theo kết quả nghiên cứu của Bakhơtatze thì trọng lượng 1000 hạt chè thay đổi như sau: Giống chè Nhật Bản: 1.100g Giống chè Trung Quốc: 1.250g Giống lai Trung An: 1.400g Gíông chè Ấn Độ (Manipua): 1.700g Trọng lượng 1.000 hạt chè Trung du Việt Nam thường vào khoảng 2.000g Hình 8: Hoa , quả chè Hạt chè không có nội nhũ Lá mầm của hạt chè rất phát triển chiếm 3,4 trọng lượng của hạt Phần lớn các chất... sinh trưởng và phẩm chất chè Khi cung cấp đủ nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu hướng tăng lên Những thí nghiệm về tưới nước cho chè ở Liên Xô cho thấy, tùy điều kiện đất đai khí hậu khác nhau mà hiệu quả tăng sản của biện pháp tưới nước cũng khác nhau Vùng chè Gruzia tưới nước làm tăng sản bình quân 25 - 30%, vùng chè Kraxnoda 60 - 65%, vùng chè Lencôran thuộc Azecbaizan... lượng búp là một tương quan không chặt Theo Bakhơtatje, hệ số tương quan giữa mật độ cành với sản lượng là r = 0,071 Trong sản xuất, cần nắm vững đặc điểm sinh trưởng của cành để áp dụng các biện pháp kỹ thuật đốn, hái hợp lý mới có thể tạo ra trên tán chè nhiều búp, đặt cơ sở cho việc tăng sản 2) Mầm chè: Trên cây chè có những loại mầm: mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành... thì hạt chè có hiện tượng đa phôi Hiện tượng này xuất hiện với tỷ lệ thấp ở trong chè, chiếm 0,19% số lượng hạt Trong tương lai, hiện tượng đó có thể ứng dụng vào công tác chọn giống và nghiên cứu tế bào học của chúng IV- KHÁI NIỆM VỀ PHÁT DỤC CÁC THỂ CỦA CÂY CHÈ Phát dục cá thể của cây chè là quá trình từ lúc thụ tinh cho đến khi cây già cỗi tự chết, đó cũng là chu kỳ sinh sống cá thể của cây Chè là . tương lai sẽ nâng tỷ trọng sản lượng lên 50 - 60%. Sản phẩm chủ yếu của vùng chè miền núi là chè lục, chè mạn. Hiện nay sản xuất chè xanh đã chiếm ưu thế. - Vùng chè trung du: gồm các tỉnh. Nhà nước đã nhấn mạnh việc phát triển sản xuất và xuất khẩu chè. Hội nghị bàn về sản xuất chè họp vào tháng 7 - 1970 đã nhất trí: Phải phát triển cây chè với tốc độ nhanh, cần tổ chức làm. đều. Chè được thu hoạch quanh năm, chủ yếu là dùng chế biến chè đen. Năm 1974 diện tích trồng chè của Inđônêxia là 100.000 ha, tổng sản lượng chè khô 67.000t. 6) Liên Xô: Vùng sản xuất chè