NỘI DUNG ĐIỀU TRA THU THẬP GIỐNG CHÈ

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất chè (Trang 41 - 44)

Cây chè ở nước ta đã được trồng trọt từ lâu đời. Điều kiện khí hậu đất đai ở các tỉnh Trung du, miền núi phía bắc cũng như các tỉnh Lâm Đồng, Gialai Kontum (phía nam) rất thích hợp với sự sinh trưởng phát dục của chúng. Mỗi địa phương đều có những tập đoàn giống thích ứng với điều kiện tự nhiên và địa hình ở nơi đó. Nguồn giống chè của ta rất phong phú, nhưng chưa được khai thác và sử dụng hết. Vì vậy điều tra, thu nhập giống hiện nay vẫn là một công việc rất quan trọng trong công tác chọn giống chè.

Nội dung điều tra và thu thập giống chè bao gồm những điểm chính như sau:

a. Nguồn gốc phân bố

- Tên địa phương.

năm nào?).

- Địa điểm điều tra thu nhập.

- Diện tích gieo trồng và tỷ lệ phần trăm diện tích gieo trồng giống.

b. Đặc điểm sinh vật học

1) Tuổi của cây chè, vườn chè:

2) Phương thức trồng (bằng hạt hay bằng cành...)3) Thân và cành: 3) Thân và cành:

- Chiều cao cây: chọn 10 - 12 cây tiêu biểu (điển hình cho giống) đo từ mặt đất đến ngọn cây hay bề mặt tán cây.

- Chiều rộng tán cây: đo lấy số liệu trung bình của hai chiều rộng nhất và hẹp nhất (theo hình chữ thập) của tán cây (đo 10 - 20 cây).

- Độ cao phân cành: tính từ mặt đất đến nơi phân cành đầu tiên (đo 10 - 20 cây).

- Góc độ phân cành.

- Mật độ phân cành: chia thành 3 loại: dày, thưa, trung bình.

- Chiều dài của đốt cành: chọn 5 - 10 cây, mỗi cây 5 cành, đo chiều dài của khoảng cách giữa hai lá ở đoạn giữa cành.

4) Lá chè:

Chọn lá ở phần giữa của cành (lá đã trưởng thành) đo 100 đến 200 lá để xác định các chỉ tiêu sau:

- Chiều dài phiến lá: đo từ cuống đến đỉnh lá. - Chiều rộng phiến lá: đo chỗ rộng nhất của lá. - Số đôi gân chính.

- Răng cưa của lá (số đôi, phân bố dày hay thưa, hình dạng răng cưa). - Hình dạng đuôi lá (nhọn, dài, tròn...).

- Màu sắc lá: xanh đậm, xanh nhạt, xanh vàng... - Thịt lá: lá dày, mỏng, cứng, mềm.

- Mặt lá: nhẵn bóng hay thô.

- Thế lá mọc: đứng, xiên, nằm ngang, chúc.

5) Nụ hoa quả và hạt:

- Thời gian hoa bắt đầu nở và nở rộ.

- Đặc điểm thực vật học của hoa: (số nhị đực, nhị cái, cánh hoa, đường kính của hoa khi nở).

- Tỷ lệ đậu quả.

- Thời gian quả chín. Năng suất thu hoạch quả (kg/ha). - Tỷ lệ số quả có 1 hạt, 2 hạt và 3 hạt.

- Tỷ lệ hạt/quả.

- Trọng lượng trung bình 100 hạt.

- Tỷ lệ phần trăm hạt có đường kính ? 12mm.

6) Búp chè:

- Màu sắc của búp: xanh, vàng, tím... - Lông nhung (tuyết): nhiều, ít, trung bình.

- Thời gian bắt đầu sinh trưởng (nảy búp) vụ xuân. - Thời gian bắt đầu ngừng sinh trưởng (vụ đông).

- Chiều dài và trọng lượng trung bình búp 1 tôm 2 lá (đo 100 búp). - Chiều dài và trọng lượng trung bình búp 1 tôm 3 lá (đo 100 búp). - Tỷ lệ phần trăm búp mù qua các tháng.

- Mật độ búp trên một đơn vị diện tích (25 X 25 cm).

- Tỷ lệ phần trăm sản lượng búp qua các tháng trong một năm.

7) Thành phần sinh hóa:

- Lấy mẫu búp 1 tôm 2 lá, 1 tôm 3 lá, diệt men bằng nồi hấp "Kox" trong 2 - 3 phút sấy khô ở độ nhiệt 70 - 80oC. Phân tích các chỉ tiêu sinh hóa: tanin, cafein, đường, đạm, chất hòa tan v.v...

- Lấy mẫu chế biến, thử nếm bằng phương pháp cảm quan. - Lấy mẫu quả và hạt phân tích thành phần sinh hóa của hạt.

8) Lực chống chịu của cây:

Bao gồm tính chịu hạn, chịu lạnh và chống chịu sâu bệnh. Chia làm 3 cấp: mạnh, yếu và trung bình.

c. Các điều kiện sinh thái 1) Đất đai địa hình:

- Độ sâu tầng canh tác. - Độ cao so mặt biển. - Hướng dốc.

- Độ vĩ.

2) Điều kiện thời tiết khí hậu:

- Độ nhiệt trung bình các tháng trong năm, độ nhiệt tối cao, tối thấp. - Sương muối, số lần và thời gian xuất hiện nếu có.

- Lượng mưa trung bình hàng tháng. - Hướng gió thịnh hành qua các mùa. - Đặc điểm kỹ thuật làm đất, bón phân. - Mật độ, khoảng cách.

- Số lượng hạt gieo/ha.

- Các đặc điểm kỹ thuật, quản lý chăm sóc: làm cỏ, bón phân, đốn, hái, phòng trừ sâu bệnh.

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất chè (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w