Kỹ thuật đốn chè:

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất chè (Trang 67 - 69)

II. QUẢN LÝ, CHĂM SÓC NƯƠNG CHÈ

3) Kỹ thuật đốn chè:

Đốn chè trong thời kỳ sản xuất (chè kinh doanh) là một khâu kỹ thuật đặc biệt so với một số cây trồng khác. Đốn chè có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và phẩm chất.

a) Tác dụng:

Loại trừ các cấp cành già, yếu không có khả năng phát sinh và nuôi dưỡng những cành búp mới.

- Tạo tán to, tăng mật độ cành và mật độ búp trên tán tạo cơ sở tốt cho sản lượng.

- Ở những nương chè sản lượng búp bắt đầu giảm thấp do số cành cơ bản đã già cỗi, đốn chè nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ khung tán cũ để tăng cường sức sống cho cây.

- Làm cho cây chè có độ cao thích hợp dễ hái thủ công cũng như thu hoạch bằng phương pháp cơ giới.

b) Cơ sở lý luận của kỹ thuật đốn chè:

- Theo lý luận về giai đoạn phát dục các vị trí cành trên cây chè có trình độ phát dục rất khác nhau. Cành phía trên hoặc phía trên ngọn của một cành thường có trình độ phát dục già, chóng ra hoa kết quả và khả năng sinh trưởng dinh dưỡng yếu, năng lực sản xuất búp kém. Sau một thời gian sinh trưởng nhất định, những phần cành có tuổi phát dục già ấy cần được đốn đi để các mầm ở phía dưới phát triển. Vì những mầm này được phát sinh trên các cành có trình độ phát dục non nên có sức sống khỏe, sinh trưởng mạnh.

sinh trưởng ngọn, kìm hãm sự phát triển của các cành phía dưới. Do đó đốn chè để phá vỡ hiện tượng ưu thế ngọn, tạo điều kiện cho các mầm và các cành phía dưới phát sinh phát triển.

- Theo nghiên cứu của nhiều tác giả giữa bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất của cây chè có sự phát triển cân bằng giữa hai bộ phận đó, tạo điều kiện cho bộ phận trên mặt đất phát triển. Vì vậy đốn càng đau thì búp non mới phát sinh, sinh trưởng càng mạnh. Mặt khác cây chè ở miền bắc nước ta trải qua mùa đông gặp điều kiện khô rét, nếu để số lượng lá trên cây quá nhiều làm cho quá trình thoát hơi nước mạnh, cây chè mất cân bằng về chế độ nước. Cho nên, đốn chè nhằm giữ lại một số lượng lá trên cây thích hợp, tạo điều kiện cân bằng sinh trưởng cho cây.

c. Các loại hình đốn

+ Đốn phớt: là cách đốn được tiến hành mỗi năm một lần và đốn cao hơn mức đốn hàng năm 3 - 5cm. Mục đích của đốn phớt là loại trừ các cành nhỏ, cành tăm hương trên tán để xúc tiến sự nảy sinh và phát triển của các búp mới. Có thể đốn thủ công bằng dao, kéo hoặc đốn bằng máy... Đốn phớt có thể tạo mặt tán theo mặt bằng, theo chiều nghiêng của sườn dốc hoặc hình mâm xôi. Trong sản xuất, thường tạo tán theo mặt hàng để tiện thao tác trong việc quản lý, chăm sóc và thu hoạch.

+ Đốn lửng: sau một số năm đốn phớt liên tục, cây chè có chiều cao quá

tầm hái, mật độ cành trên mặt tán quá dày cành và búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng, vết đốn cách mặt đất 60 - 65cm. Trong trường hợp cây chè vẫn cho năng suất khá nhưng do cây cao quá khó hái cũng đốn lửng cách mặt đất 70 - 75cm. Dùng dao hoặc kéo để đốn, tạo mặt tán chè bằng.

+ Đốn đau: những cây chè được đốn lửng nhiều lần, cành nhiều mấu, cây phát triển kém, năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 - 45cm nhằm thay thế một phần lớn bộ khung tán của cây.

Dùng dao sắc để đốn, vết đốn phải thẳng và sát vào phía trong.

+ Đốn trẻ lại: Những cây chè già, cằn cỗi đã qua đốn đau nhiều lần, thân cây bị sâu bệnh phá hại, năng suất giảm nghiêm trọng, thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 - 15cm, nhằm thay thế hoàn toàn bộ khung tán cũ của cây, kéo dài thêm nhiệm kỳ kinh tế. Yêu cầu kỹ thuật của đốn trẻ lại là vết đốn phải nhẵn, tránh gây giập nát và làm tổn thương đến phần gốc của cây.

d) Thời vụ đốn:

Tất cả các loại hình đốn đều tiến hành vào giữa tháng 12 đến hết tháng giêng là thời kỳ cây chè tạm ngừng sinh trưởng. Nơi thường bị sương muối cần

đốn muộn sau những đợt sương muối nặng. Nói chung đốn dau cần đốn trước, đốn phớt tiến hành sau. Trước khi đốn và sau khi đốn cần phải cung cấp dinh

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất chè (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w