PHƯƠNG HƯỚNG VÀ QUY MÔ SẢN XUẤT CHÈ TRONG NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH VÀ HỢP TÁC XÃ

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất chè (Trang 82 - 85)

NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH VÀ HỢP TÁC XÃ

1) Phân vùng sản xuất chè:

Tính thích nghi của cây chè tương đối rộng. Hầu hết đất đai các vùng trung du và miền núi nước ta thích hợp cho cây chè phát triển; khả năng mở rộng diện tích trồng chè còn khá lớn.

Nghị quyết II của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (1977), phần nói về phương hướng nhiệm vụ phát triển nông nghiệp có nêu rõ: "Phát triển chè, chủ yếu ở Trung du, Miền núi Bắc Bộ, Khu 4 cũ và Tây Nguyên".

Song để tạo được một khối lượng hàng hóa lớn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời để kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp với công gnhiệp, trước hết là công nghiệp chế biến, cần phải quy hoạch các vùng trồng chè theo hướng tập trung lớn và chuyên canh.

Kết quả bước đầu của việc điều tra quy hoạch cho thấy khả năng phát triển một số vùng chè tập trung như sau:

- Hà Tuyên: 10.000 - 12.000 ha đất trồng chè, chủ yếu ở các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Yên Sơn, Sơn Dương.

- Bắc Thái: 5.000 - 7.000 ha, tập trung ở các huyện Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa, Đồng Hỷ.

- Vĩnh Phú: khoảng 10.000 ha, chủ yếu ở các huyện Sông Lô, Sông Thao, Thanh Sơn.

- Hoàng Liên Sơn: 12.000 - 15.000 ha, tập trung ở các huyện Văn Chấn, Trấn Yên.

Nghĩa Đàn, Hương Sơn, Hương Khê.

- Thanh Hóa: 2.800 - 3.000 ha tập trung nhiều ở Như Xuân. - Bình Trị Thiên: khoảng 2.200 - 2.500 ha.

- Lâm Đồng: khả năng phát triển trên 20.000 ha, chủ yếu ở Bảo Lộc, Di Linh.

- Gia Lai - Công Tum cũng có trên 10.000 ha.

Sản xuất tập trung và chuyên canh mang lại nhiều lợi ích rõ rệt: hàng hóa nông sản tăng lên nhanh chóng, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ thâm canh và hiệu quả ngành trồng chè.

Tuy nhiên, mức độ tập trung trồng chè trong các vùng không giống nhau điều đó phụ thuộc vào:

- Phương hướng sản xuất của từng vùng và địa vị ngành trồng chè trong cơ cấu kinh tế của vùng.

- Điều kiện đất đai, khí hậu và khả năng trang bị kỹ thuật sản xuất trồng trọt, chế biến và khả năng tập trung lao động.

Trong chừng mực nhất định, ta cần xét đến mối quan hệ chi phối giữa công suất nhà máy chế biến với quy mô diện tích đất trồng chè. Hiện nay ta nhập trang thiết bị của 3 loại nhà máy có công suất 13,5 tấn/ngày, 27 tấn/ ngày và 42 tấn/ ngày. Nếu tính năng suất bình quân 1ha chè kinh doanh 5 tấn búp tươi thì diện tích tương ứng là 500 - 700 ha, 1.000 - 1.400 ha và 1.500 - 2.000 ha.

Cây chè chủ yếu được trồng trong 2 khu vực nông trường quốc doanh và hợp tác xã.

Trong một vùng sản xuất thường có nhiều đơn vị sản xuất ví dụ như: vùng chè huyện Sông Lô (Vĩnh Phú) được hình thành trên cơ sở phát triển của 2 nông trường Vân Lĩnh, Vân Hùng và một số hợp tác xã trồng chè trong vùng.

2) Phương hướng sản xuất và quy mô:

Các nông trường quốc doanh và hợp tác xã trước khi tổ chức sản xuất chè cần xác định đúng đắn phương hướng sản xuất và quy mô.

Đối với các xí nghiệp lấy sản xuất chè làm chính thì phương hướng sản xuất thường là: Chè - chăn nuôi, ngoài ra còn kết hợp một số ngành bổ sung khác như trồng hoa màu, nuôi ong.

Trong điều kiện đó, cây chè vẫn còn diện tích lớn nhất, được ưu tiên về đất đai, trang bị kỹ thuật, tiền vốn, lao động... Cây chè được tập trung thâm canh

cao hơn.

Ngành chăn nuôi phát triển, chủ yếu là chăn nuôi bò, nhằm để tận dụng triệt để hơn các bãi chăn, đồng cỏ, cỏ đường lô; cung cấp thực phẩm cho xã hội và nhiều phân bón thâm canh chè.

Phát triển hoa màu tăng nguồn lương thực cho người và thức ăn cho gia súc; mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc sử dụng công cụ sản xuất, cơ khí hóa và lao động.

Một số cơ sở đã chú ý đến việc nuôi ong. Đàn ong lợi dụng được nguồn hoa của chè và của một số cây hoa màu, cây rừng chắn gió hay cỏ cây thiên nhiên trong vùng.

Tổng kết 20 năm thành lập nông trường Mộc Châu cho thấy sự kết hợp giữa chè - chăn nuôi bò và cây thức ăn đã tạo thế cho nông trường phát triển thuận lợi:

- Cây chè được thâm canh cao, năng suất chè Shan đạt bình quân 120 - 140 tạ/ha, hàng năm sản xuất từ 4.000 - 4.500 tấn chè búp tươi, cung cấp cho xuất khẩu trên 700 tấn chè khô, là ngành cung cấp lãi chủ yếu hàng triệu đồng.

- Hạn chế được tính thời vụ trong sử dụng lao động, lợi dụng được hệ thống công nghiệp phục vụ.

- Hàng tháng đều có sản phẩm tiêu thụ, đã giảm được số vốn lưu thông, tăng số vòng quay của vốn từ 2 lần (1970) lên 3 lần (1975) và 5,38 lần (1977).

Đối với các xí nghiệp lấy sản xuất chè là thứ yếu, thì phương hướng sản xuất thường được xác định:

Chăn nuôi bò - chè - cây thức ăn. Cà phê - chè - chăn nuôi.

Trong trường hợp này quy mô ngành chè không lớn, nhưng các cơ sở cũng cần phải chọn đất thích hợp, cần có quy hoạch tập trung liền vùng, vẫn phải bố trí những đội sản xuất chuyên ngành để sản xuất và quản lý.

Do sự phân chia công đoạn sản xuất và quản lý mà sản phẩm ngành chè cũng phân ra các dạng khác nhau: chè búp tươi, chè sơ chế, chè tinh chế.

Hiện nay cũng đã hình thành 2 hình thức quản lý sản xuất chè:

a) Hình thức sản xuất thứ nhất:

Chè búp tươi là sản phẩm cuối cùng của xí nghiệp, bản thân nông trường quốc doanh và hợp tác xã không có xưởng chế biến riêng. Chè búp tươi thu được đem giao bán cho nhà máy chế biến chè trong vùng.

Hình thức này có sự phân công chuyên môn hóa cao và hạch toán kinh tế độc lập, có điều kiện mở rộng quy mô diện tích trồng chè, nâng công suất trang bị của nhà máy chế biến. Nhìn trên phạm vi toàn cục mà xét, như vậy là có lợi. Tuy nhiên, hiện nay trong mối quan hệ lợi ích giữa các xí nghiệp còn một số tồn tại cần lưu ý giải quyết:

- Cơ sở và phương thức phân loại, đánh giá phẩm cấp các loại chè búp tươi khi đem giao bán giữa xí nghiệp nông nghiệp với nhà máy chè.

- Vấn đề giá cả về sự phân chia mức lãi và tiền được trích lập quỹ giữa hai loại xí nghiệp nhằm khuyến khích sản xuất và cải thiện đời sống người lao động nông nghiệp và công nghiệp.

- Tăng cường đầu tư cơ khí và trang bị cơ sở phúc lợi để cải tiến điều kiện làm việc và đời sống trong xí nghiệp nông nghiệp.

b) Hình thức quản lý thứ hai:

Sản xuất trồng chè và chế biến ở trong cùng một xí nghiệp, chè sơ chế (có nơi gồm cả tinh chế đóng gói) là sản phẩm cuối cùng của xí nghiệp nông nghiệp, xí nghiệp thực hiện hạch toán độc lập thống nhất, còn các đơn vị, đội chè và xưởng thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ.

Sự khép kín này được hình thành từ lâu trong nhiều nông trường quốc doanh và một số hợp tác xã. Cách quản lý này hiện nay có nhiều người ưa thích:

- Sản xuất khép kín, quản lý thống nhất, kế hoạch và sản xuất chủ động, có điều kiện xây dựng được hệ thống nông - công nghiệp, tạo thế phát triển đồng bộ, phát huy được sức mạnh tổng hợp.

- Kết hợp chế độ hạch toán kinh tế nội bộ với hạch toán độc lập của xí nghiệp, nên có thể chuyển những mâu thuẫn trên kia trở thành sự điều hòa nội bộ; trực tiếp khuyến khích sản xuất.

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất chè (Trang 82 - 85)