Bón phân cho chè:

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất chè (Trang 61 - 67)

II. QUẢN LÝ, CHĂM SÓC NƯƠNG CHÈ

2)Bón phân cho chè:

Bón phân cho chè trong thời kỳ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, sản lượng và phẩm chất của chè.

Xây dựng một quy trình bón phân hợp lý cho chè cần phải căn cứ vào điều kiện đất đai cũng như điều kiện ngoại cảnh và đặc điểm sinh lý của cây.

Cơ sở khoa học của việc bón phân cho chè gồm những điểm chính như sau: - Cây chè có khả năng liên tục hút dinh dưỡng trong chu kỳ phát dục hàng năm cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó. Mặc dù trong điều kiện của ta, về mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, nhưng vẫn yêu cầu lượng dinh dưỡng tối thiểu, do đó việc cung cấp dinh dưỡng cho cây cần đầy đủ và thường xuyên trong năm.

- Quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây chè không có giới hạn rõ ràng và là một quá trình mâu thuẫn thống nhất. Vì vậy, cần phải bón phân hợp lý để khống chế quá trình sinh thực cho chè hái búp và khống chế quá trình sinh trưởng dinh dưỡng cho chè thu hoạch giống.

- Khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng của cây chè rất rộng rãi. Nó có thể sống ở nơi đất rừng màu mỡ mới khai phá song cũng có thể sống ở những nơi đất nghèo dinh dưỡng và vẫn cho năng suất nhất định. Do đặc điểm đó, muốn nâng cao năng suất chè cần phải bón phân đầu đủ.

- Đối tượng thu hoạch chè là búp và lá non. Mỗi năm thu hoạch từ 5 - 10t/ha, vì thế, lượng dinh dưỡng trong đất mất đi khá nhiều, nếu không bổ sung kịp cho đất thì cây trồng sẽ sinh trưởng kém và cho năng suất thấp.

- Theo Eden (1958) trong búp chè non có 4,5% N; 1,5% P2O5 và 1,2 - 2,5% K2O. Những kết quả nghiên cứu của Jolemuanu cho thấy nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây chè rất lớn (xem bảng 18 và 19).

Bảng 18: Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong chè ở một số nơi (% chất

tro)

Loại CaO MgO K2O P2O5

Chè chế biến ở Xrilanca Chè chế biến ở Trung Quốc Chè chế biến ở Trakvi (Liên Xô) Lá chè tươi Gruzia (Liên Xô) Lá chanh Lá cam quýt 7,8 8,9 8,1 9,7 63,0 66,1 7,2 6,0 7,7 8,7 5,7 4,3 31,7 30,3 30,6 38,9 15,0 11,6 13,5 13,7 14,5 19,0

Bảng 19: Hàm lượng N trong chè nguyên liệu (% chất khô)

Nhóm chè Protein N x 6,25 Dạng đạm Tổng số Hòa tan Ấn Độ Trung Quốc Gruzia 4,42 4,52 5,08 1,82 1,55 2,66 27,6 28,25 35,50 Theo tài liệu của Trung Quốc nếu thu hoạch 7,5 tấn búp/ha, cần phải cung cấp N: 37,5 kg, P2O5: 75kg và K2O: 112 - 150 kg.

Ngoài ra cần chú ý rằng: hàng năm trọng lượng cành lá đốn cũng xấp xỉ bằng trọng lượng búp và lá non đã thu hoạch và theo Daraxêli thì lượng đạm bị rửa trôi thường bằng 1/3 tổng lượng đạm bón vào đất.

dưỡng khác với một số cây trồng khác, nhu cầu về dinh dưỡng khoáng của cây chè rất lớn. Vì vậy, cần xét từng điều kiện cụ thể để xây dựng chế độ bón phân hợp lý cho chè.

a) Sử dụng phân đạm cho chè:

Trong cây, hàm lượng đạm tập trung nhiều nhất ở các bộ phận non như búp và lá non, đạm có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây và có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá nhỏ, búp nhỏ và búp bị mù nhiều, do đó năng suất thấp. Yêu cầu về đạm thay đổi tùy theo loại đất tuổi của cây và năng suất của vườn chè. Tài liệu của trại thí nghiệm chè Phú Hộ - Vĩnh Phú cho thấy bón đạm đầy đủ, sản lượng búp chè tăng 2 - 2,5 lần so với đối chứng không bón. Theo M.L Bziava (1973) liều lượng đạm tăng, sản lượng búp sẽ tăng, song để đạt được năng suất 10t/ha bón 200 kg N/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Về phẩm chất, nhiều tài liệu ở nước ngoài như Nhật Bản, Ấn Độ, Xrilanca... đều cho rằng bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón đơn độc đều làm giảm chất lượng chè (đặc biệt là đối với nguyên liệu dùng để chế biến chè đen). Những công trình nghiên cứu của Liên Xô cho thấy liều lượng đạm 300kg/ha thì hàm lượng tanin, cafein và vật chất hòa tan trong búp chè đều cao, có lợi cho phẩm chất, song nếu vượt quá giới hạn trên thì phẩm chất chè giảm thấp. Khi bón nhiều đạm hàm lượng protein ở trong lá tăng lên. Protein kết họp với tanin thành các hợp chất không tan vì thế lượng tanin trong chè bị giảm đi. Mặt khác khi bón nhiều đạm, hàm lượng ancaloit trong chè tăng lên làm cho chè có vị đắng.

Những kết quả chuẩn đoán dinh dưỡng trong lá chè của Liên Xô cho thấy: ở cây chè thiếu đạm, hàm lượng đạm trong lá là 2,2 - 2,4%, trong búp là 3 - 3,5%. Cây chè đủ dinh dưỡng hàm lượng đạm tương ứng là: 2,9 - 3,4% và 4,7 - 5,0%.

Trong điều kiện của ta, liều lượng và thời kỳ bón đạm được quy định như sau (theo quy trình của Bộ Nông nghiệp 1975).

Bảng 20 Loại chè Liều lượng N/ha (kg) Số lần bón Thời gian bón

Năng suất búp dưới 6 tấn/ha Năng suất búp 6t - 10t/ha Năng suất búp 10t/ha

80 - 120120 - 160 120 - 160 160 - 200 3 - 5 3 - 5 4 - 6 Từ tháng 1 đến tháng 9 Từ tháng 1 đến tháng 9 Từ tháng 1 đến tháng 10

Ghi chú: Bón sâu 6 - 8 cm theo tán chè vào lúc đất có độ ẩm 70 - 80%, lấp đất kín.

b) Sử dụng phân lân cho chè:

Theo các tài liệu nghiên cứu của Liên Xô, bón lân có ảnh hưởng tăng năng suất và phẩm chất búp chè rõ rệt. J. Đimitrôva (1965) cho rằng hiệu quả của phân lân được nâng lên một cách rõ rệt trên đất đã được bón N, K. Ngược lại hiệu quả của phân lân thấp không những do lân bị cố định trong đất mà còn do đất thiếu N, K. Một đặc điểm cần chú ý là hiệu quả về sau của lân kéo tới 20 - 25 năm. Trên đất đỏ (Liên Xô) hiệu quả về sau của lân thường cao hơn những năm bón trực tiếp. Theo nghiên cứu của F. H. Urusatze thì hiệu quả trực tiếp của 3 năm bón lân với liều lượng 120 - 960kg/ha trên nền N, K là tăng sản lượng búp 5 -30% so với đối chứng bón N, K. Song hiệu quả tăng sản bình quân trong 21 năm về sau là 60 - 78%.

Những nghiên cứu của Cuaxanop (1954) T.C. Mgaloblisvili (1966) đều khẳng định bón phân lân trên nền N,K làm tăng hàm lượng catechin trong búp chè, có lợi cho phẩm chất.

Ở nước ta, việc nghiên cứu hiệu quả của phân lân đối với năng suất và phẩm chất búp mới tiến hành chưa được bao lâu. Song kết quả sơ bộ rút ra từ thí nghiệm 10 năm bón phân N,P,K cho chè tại trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy: trên cơ sở bón 100 kgN/ha, bón thêm 50kg P2O5 qua từng năm không có sự chênh lệch gì đáng kể về năng suất, nhưng từ năm thứ 7 trở đi bội thu tăng dần một cách rõ rệt và để chúng qua 10 năm thì supe lân tỏ ra có hiệu lực chắc chắn và đáng tin cậy. Bình quân 10 năm 1kg P2O5 đã làm tăng được 3,5kg búp chè.

Kết quả phân tích lá chè và đất trồng chè ở Liên Xô cho thấy: ở cây chè thiếu lân, hàm lượng lân (P2O5) trong lá là 0,27 - 0,28%, trong búp là 0,5 - 0,75%. Cây chè đủ dinh dưỡng hàm lượng lân tương ứng là 0,33 - 0,39% và 0,82 - 0,86%. nếu trong đất hàm lượng P2O5 là 30 - 32mg/100g đất, là thiếu nhiều lân.

Theo quy trình của Bộ Nông nghiệp: đối với chè đang kinh doanh thì 3 năm bón phân lân một lần vào tháng 11 - 12 với liều lượng 100kg P2O5/ha.

c) Sử dụng phân kali cho chè:

Trên những nương chè mới trồng, phân kali không có hiệu quả vì trên những loại đất mới khai phá hàm lượng K2O trong đất đủ cho yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây (20 - 25mg K2O/100G đất) ở những nơi thường xuyên bón N, K với liều lượng cao trong nhiều năm, đất trở nên thiếu kali thì hiệu quả việc bón K2O rất rõ rệt, theo số liệu của G.S. Goziaxivili (1949) bón K2O trên đất đỏ với liều lượng 80 - 320kg/ha có thể tăng sản 28 - 55% so với đối chứng bón N,P. Những nghiên cứu của A.D. Makharobitze (1948) cho thấy phẩm chất nguyên liệu trong các công thức bón phân khác nhau được xếp theo thứ tự sau: P, K, N và không bón. Những kết quả nghiên cứu của Liên Xô cho thấy: hàm lượng kali trong lá dưới 0,5%, dấu hiệu thiếu kali biểu hiện rõ, trên 1% thì cây sinh trưởng bình thường. Hàm lượng K2O 15mg/100g đất là thiếu kali, trên 15mg/100g đất, cây sinh trưởng bình thường.

Kết quả sử dụng phân kali cho những nương chè sản xuất ở ta rất rõ rệt. Kali có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và sản lượng búp.

Tùy theo năng suất, lượng kali bón cho chè kinh doanh được quy định cụ thể như sau:

Loại đạt năng suất búp tươi dưới 6t/ha, bón 40 - 60 kg K2O/ha Loại đạt năng suất búp tươi từ 6 - 10t/ha, bón 60 - 80 kg K2O/ha Loại đạt năng suất búp tươi trên 10t/ha, bón 80 - 100 kg K2O/ha Phân kali bón làm hai lần vào tháng 1 và tháng 7.

Vấn đề bón phối hợp N, P, K cho cây chè tùy thuộc vào điều kiện canh tác ở mỗi nước và năng suất cụ thể của nương chè. Ví dụ quy trình kỹ thuật bón N, P, K cho chè kinh doanh ở Liên Xô được quy định như sau:

Bảng 21

Loại phân và mức bón (kg/ha)

Năng suất búp tươi (kg/ha)

1.500 -2.500 2.500 2.500 - 3.000 3.500 - 7.000 7.000 N 250 300 350 400

P2O5 K2O

150 kg/ha (đất đỏ) 100 kg/ha (đất pojon) 200 kg/ha cách 1 năm bón 1 lần

Tỷ lệ bón hỗn hợp phân khoáng cho chè ở Xrilanca là: 64%N, 21% P2O5, 15% K2O (J.Lamb, C.B. Portsmouth và J.L. Tolhorat 1955).

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về phân bón cho chè mới bắt đầu trong những năm gần đây, vì vậy xác định tỷ lệ phối hợp N, P, K để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất còn đang là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết.

d) Sử dụng phân hữu cơ cho chè:

Bón phân hữu cơ cho chè ngoài việc cung cấp thức ăn cho cây, còn có tác dụng cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh vật học và chế độ nước trong đất. Nguồn phân hữu cơ gồm có phân chuồng, phân trấp, phân xanh và các nguyên liệu ép xanh (dùng cành lá sau khi đốn vùi vào giữa hai hàng chè).

Người ta rất coi trọng hiệu quả về sau của việc bón phân hữu cơ cho chè. Kết quả nghiên cứu của N.L.Bziava (1973) cho thấy trung bình 16 năm, phân chuồng làm tăng sản lượng búp 18%, phân xanh 16% và phân trấp 9%.

Theo quy trình hiện nay đối với chè kinh doanh 3 năm, bón phân hữu cơ một lần với liều lượng 25t/ha.

e) Một số nguyên tố vi lượng:

Sử dụng các nguyên tố vi lượng (bo, đồng, mangan, molipđen, kẽm, coban và iôt) vào việc trồng trọt (xử lý các hạt trước khi gieo) và bón vào đất, phun lên lá, có thể tác động mạnh vào các quá trình sinh lý của cây trồng khác nhau, do đó có thể làm tăng năng suất và phẩm chất chè.

Những công trình nghiên cứu của Acnôn (1954), Evan (1956), Grin (1954), Nalia (1951), Nason (1953), Nicôla (1957), Staccây (1955), MacEuroi và Nason (1954) và những người khác, đều xác nhận là những nguyên tố tham gia vào thành phần nhiếu loại men và là chất hoạt hóa của nhiều loại men ấy. Nhiều nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng tốt tới quang hợp: Mn, Cu, B, Co và Mo đẩy mạnh sự tổng hợp diệp lục trong lá và phân giải diệp lục trong tối. B và các nguyên tố khác tăng cường sự tổng hợp Gluxit, làm cho sự tổng hợp và vận chuyển xacaro và các gluxit khác thuận lợi hơn (Scônich 1955). Mn, Zn, Cu, Mo và trong nhiều trường hợp cả B làm tăng độ hô hấp và tốc độ của quá trình ôxi hóa khử.

Phân vi lượng hiện nay đang bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong thực tế nông nghiệp và được coi là một khả năng tiềm tàng góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành trồng trọt và chăn nuôi. Song việc nghiên cứu và sử dụng phân vi lượng cho chè còn rấtỚit. Ở Xrilanca đã nghiên cứu và sử dụng kẽm sunfat hoặc axit kẽm để phun lên lá, hoặc bón borat phối hợp với N, P, K cho chè ở những nơi xác định có hiện tượng thiếu kẽm và bo. Kết quả nghiên cứu của Tranturia (1973) cho thấy bón N, P, K phối hợp với 5 kg Zn và 5 kg B, cho 1 ha, làm tăng phẩm chất của chè nguyên liệu... Ở Việt Nam bước đầu đang nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng như Zn, B, Mo, Mn, Cu, đối với sự sinh trưởng và phát dục của chè, hoặc dùng H3BO4 (0,02%) phun phối hợp với urê (2%) và vôfatôc (0,2%) để trừ sâu và thúc sinh trưởng cho chè càng cho kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất chè (Trang 61 - 67)