0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CHÈ 1) Tổ chức lao động:

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHÈ (Trang 91 -94 )

1) Tổ chức lao động:

Muốn tổ chức và quản lý tốt việc sản xuất chè phải tổ chức và quản lý tốt lao động.Trong xí nghiệp cần tổ chức ra các đội chuyên canh chè. Mỗi đội được phân công phụ trách một số diện tích, có trang bị một số công cụ và lao động cần thiết, tiến hành sản xuất theo kế hoạch và sự chỉ đạo thống nhất của xí nghiệp.

Quy mô đội chuyên canh chè lớn hay bé tùy thuộc: - Mức độ tập trung của khu vực trồng chè

- Hình thức xí nghiệp nông trường quốc doanh hay hợp tác xã.

- Trình độ quản lý và kỹ thuật của cán bộ công nhân xã viên, cũng như mức độ sử dụng cơ khí.

Thực tiễn sản xuất ở nông trường quốc doanh cho thấy quy mô đội nên có từ 100 - 150 ha chè với 200 - 300 lao động, ở hợp tác xã thường nhỏ hơn, khoảng 45 - 50 ha với 80 - 120 lao động. Trong các nông trường quốc doanh cần tổ chức các khu dân cư theo hướng tập trung, nhằm tạo điều kiện tăng cường cơ sở phúc lợi tập thể tổ chức cải thiện đời sống cả vật chất và tinh thần.

Đội chuyên canh chè thường được chia ra các tổ sản xuất hay tổ lao động chuyên việc. Nhiệm vụ của tổ là lao động sản xuất theo yêu cầu kỹ thuật và khối lượng công việc được phân công từ đầu, hoặc có kết hợp thêm quản lý một số diện tích chè. Mỗi tổ có từ 12 - 15 người, có một tổ trưởng chăm lo sản xuất và quản lý tổ theo sự chỉ đạo trực tiếp sản xuất, được phụ cấp trách nhiệm 3 - 7% lương.

Nói chung, tổ chức lao động phải phù hợp với yêu cầu sản xuất cụ thể, song phải quản lý chặt chẽ có lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát của đội. Cán bộ công nhân và xã viên cần có kế hoạch bồi dưỡng các mặt chính trị, văn hóa, kỹ thuật và quản lý để có năng lực sản xuất và quản lý cây chè có hiệu quả. Những công nhân mới tuyển vào sản xuất ngành chè cần nhanh chóng bồi dưỡng các phương pháp sản xuất và rèn luyện tay nghề.

2) Định mức lao động:

điều kiện sản xuất, tuổi chè, đất đai... khác nhau nên có nhiều mức và việc định mức khá phức tạp.

Ví dụ: dưới đây là một số định mức lao động chung do Vụ lao động và tiền lương ban hành năm 1973 dùng cho các loại chè.

Mỗi công việc thường có mức lao động bình quân chung cả năm và từng tháng, mức của xí nghiệp và của đội chuyên canh chè. Đó là căn cứ để lập kế hoạch về chi phí lao động tiền lương và khoán. Trong quá trình tiến hành lao động sản xuất, cần được cụ thể hóa ra các mức cho phù hợp đếu kiện cụ thể nơi đó, lúc đó, nhưng bình quân trở lại phải ngang với mức bình quân chung.

Ví dụ: mức cày chăm sóc là 2 công/ha, những lô có tuổi chè thấp khoảng cách giữa hai tán chè lớn thì tăng lên 2,5 - 3 công/ha, còn chè nhiều tuổi gần giao tán chỉ cần cày 2 đường thì mức rút xuống 1,5 - 1,7 công/ha. Mức công bừa, làm cỏ cũng được giảm xuống theo sự khép kín của tán chè. Ngược lại, năng suất chè tăng lên thì công hái chè trên 1 ha cũng tăng lên.

Cần có mức lao động đúng, song quan trọng hơn là tổ chức đưa mức đó vào sản xuất, làm cơ sở để tổ chức quản lý sản xuất, quản lý và trả công lao động. Quá trình cải tiến công tác quản lý sẽ hoàn chỉnh đúng hệ thống mức.

3) Trả công trong ngành chè:

Trả công là phân phối sản phẩm tiêu dùng cho người lao động. Hình thức trả công theo thời gian ít tác dụng. Phổ biến hiện nay là áp dụng hình thức trả công theo sản phẩm.

Ở hợp tác xã có thể thực hiện chế độ khoán việc cho nhóm và người lao động khi làm từng công việc. Đồng thời cần thực hiện tốt chế độ khoán sản phẩm cuối cùng cho đội trồng chè. Có như vậy gắn liền được trách nhiệm hàng ngày với cả quá trình trách nhiệm riêng với kết quả sản xuất chung của đội, của hợp tác xã.

Ở nông trường quốc doanh từ lâu đã thực hiện chế độ lương sản phẩm. Lương sản phẩm có hai mức độ là: trả trực tiếp theo khối lượng công việc và theo sản phẩm cuối cùng.

Nông trường quốc doanh Mộc Châu và một số nông trường quốc doanh khác trong 3 - 4 năm lại đây đã áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cuối cùng cho các đội trồng chè. Cơ sở chủ yếu là dựa vào chỉ tiêu kế hoạch sản xuất hàng năm nông trường giao và mức độ thực hiện kế hoạch của đội để thanh toán lương và tiền thưởng phạt. Những chỉ tiêu chủ yếu để khoán sản phẩm cuối cùng là:

- Số lượng sản phẩm và giá trị sản phẩm chè sản xuất ra trong năm. - Tổng số tiền lương sản xuất chè trong năm.

- Giá thành đơn vị sản phẩm chè.

Chè búp tươi có nhiều loại A, B, C, D... giá trị sử dụng và giá bán mỗi loại không giống nhau. Do đó đồng thời phải giao cả hai chỉ tiêu: sản lượng và giá trị sản phẩm. Có như vậy đội mới quan tâm đến sản xuất, thâm canh chè để có nhiều chè và thu hái đúng quy cách, tăng phẩm cấp A, B, tăng giá bán, chế biến ra được nhiều sản phẩm tốt.

công việc, nông trường giao cho đội theo kế hoạch các tháng trong năm. Đội được sử dụng số tiền lương theo kế hoạch và kết quả sản xuất hàng tháng (nông trường đảm bảo kiểm tra nghiệm thu về số lượng và chất lượng kỹ thuật).

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp, tùy mức độ phấn đấu mà xác định mức tiền thưởng phạt đối với đội. Tổ chức thực hiện tốt chỉ tiêu số lượng và giá trị sản phẩm là quan trọng nhất, là cơ sở chủ yếu để thanh toán tiền lương "tháng 13" và các loại tiền thưởng khác.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHÈ (Trang 91 -94 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×