1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xuất khẩu thủy sản vào thị trường nhật bản

20 2,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 260,5 KB

Nội dung

Đặc biệt trong những năm gần đây, với nhịp độ phát triển kinh tế nhanh chóng, sản lượng khai thác và giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh, ngành thủy sản ngày càng được xác định rõ là mộ

Trang 1

Đề tài :

XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG

NHẬT BẢN

I TỔNG QUAN CHUNG 1

1 Giới thiệu tổng quan thủy sản của Việt Nam 1

1.1 Quy mô ngành : 1

1.2 Năng lực sản xuất 2

1.2.1 Về khai thác thủy hải sản 2

1.2.2 Về nuôi trồng thủy sản 3

1.2.3 Lựa chọn nguồn nguyên liệu 4

1.3 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước đối với ngành thủy sản Việt Nam 4

2 Phân tích thị trường Nhật Bản 5

2.1 Phân tích môi trường vĩ mô 5

2.1.1 Môi trường văn hóa: 5

2.1.2 Môi trường kinh tế: 6

2.1.3 Môi trường chính trị Pháp luật 6

2.2 Phân tích môi trường ngành 7

2.2.1 Khái quát ngành thủy sản Nhật Bản : 7

2.2.2 Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản : 8

II HIỆN TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN 11

2.1 Tiềm năng thị trường 11

2.2 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật 11

2.3 Những mặt hàng thủy sản chính của Việt Nam XK sang Nhật 12

III CÔNG TY XNK THỦY SẢN MINH PHÚ 14

1 Giới thiệu chung về công ty 14

1.1.Lịch sử hình thành 14

1.2 Lĩnh vực Kinh doanh 14

1.4 Vị thế Công ty 14

1.5 Triển vọng Công ty 15

1.6 Rủi ro Kinh doanh chính 15

2.Chiến lược chung của công ty 15

3.Gợi ý giải pháp Marketing cho công ty Minh Phú : 16

3.1 Sản phẩm 16

3.2.Chính sách về nhãn hiệu sản phẩm: 18

3.3 Chiến lược giá thủy sản XK vào TT Nhật: 18

3.4.Chiến lược phân phối thủy sản vào TT Nhật: 19

I TỔNG QUAN CHUNG

1 Giới thiệu tổng quan thủy sản của Việt Nam

1.1 Quy mô ngành :

Việt Nam có 3260km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ, từ 8º23’ Bắc đến 21º39’ Bắc Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000km² và vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km², rộng gấp ba lần diện tích đất liền

Ngoài ra, Việt Nam còn có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều vịnh, kênh, sông ngòi… và trên 400.000ha rừng ngập mặn, là những khu vực đầy tiềm năng cho việc phát triển, nuôi trồng thủy sản và tạo nơi trú đậu cho tàu thuyền

Trang 2

Biển Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài có giá trị kinh tế Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn Trong

đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850.000 tấn cá đáy, 700.000 tấn cá nổi nhỏ, 1200.000 tấn cá nổi đại dương…

Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác từ 50-60 nghìn tấn/ 1 năm, trong đó nhiều loài có giá trị cao như tôm biển, tôm hùm, tôm mũ ni, cua, ghẹ, mực, bạch tuộc… Hằng năm có thể khai thác 45-50 nghìn tấn rong biển có giá tị kinh tế và rất nhiều loại đặc sản quý như bào ngư, đồi mồi, chim biển, vây cá…

1.2 Năng lực sản xuất

Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn nói trên, chúng ta càng thấy được vai trò quan trọng của ngành thủy sản trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đặc biệt trong những năm gần đây, với nhịp độ phát triển kinh tế nhanh chóng, sản lượng khai thác và giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh, ngành thủy sản ngày càng được xác định rõ là một ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

Trong nhiều năm qua, ngành thủy sản luôn giũ vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu trong nền kinh tế nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung Theo thống kê từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2010 xuất khẩu thủy sản đạt 4,95 tỷ USD, chiếm 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta

Trong vòng mười năm trở lại đây, trung bình mỗi năm xuất khẩu thủy sản đem về một tỷ USD/ năm Và cũng từ năm 2001, Việt Nam luôn đứng trong top 10 nước có sản lượng xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới Hiện nay, Việt Nam có trên 300 doanh nghiệp chế biến thủy sản Trong đó, hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là tôm và cá tra Năm 2010, sản lượng tôm xuất khẩu của cả nước ước tính đạt 240.000 tấn với giá trị 2,08 tỷ USD Đây cũng là lần đầu tiên tôm xuất khẩu vượt ngưỡng 2 tỷ USD Sản phẩm tôm của Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trên thị trường quốc tế Theo các chuyên gia ngành thủy sản thì tôm sú vẫn là đối tượng chủ lực quyết định thành công của ngành tôm Việt Nam Với diện tích nuôi tôm sú cả nước đạt 613.718ha (năm 2010), tổng sản lượng đạt xấp xỉ 333.000 tấn, giá trị xuất khẩu ước đạt 1,45 tỷ USD

Bên cạnh đó, diện tích và sản lượng tôm chân trắng cũng liên tục tăng trưởng mạnh với sản lượng xuất khẩu ước đạt khoảng 61.000 tấn và giá trị 410 triệu USD Tôm chân trắng ngày càng được ưa chuộng tại tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc

Ngoài tôm, cá tra là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ hai của thủy sản Việt Nam Tính đến hết quý I năm 2011, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 153.062 tấn với giá trị 376.430 triệu USD tăng 21,6% về giá trị và tăng 5,2% về khối lượng so với cùng kì năm 2010

1.2.1 Về khai thác thủy hải sản

a.Số lượng và công suất tàu thuyền:

Trong giai đoạn 1991-2005, số lượng tàu thuyền tăng từ 72.043 chiếc lên 90,888 chiếc, trong đó số lượng thuyền máy tăng nhanh ngược lại thuyền thủ công giảm dần Điều này làm tổng công suất tàu thuyền năm 2005 đã đạt tới 5,317,447CV lớn gấp 5 lần

so với năm 1991.Tốc độ tăng bình quân từ 1991 đến 2005 là 18%

Trang 3

Công suất bình quân năm 1991 đạt 18CV/chiếc, đến năm 2005 công suất bình quân đạt gần 52,6 CV tăng 2,7 lần so với năm 1991 Trong khi đó năng suất đánh bắt lại có xu hướng giảm xuống, năm 1995 là 0,65 tấn/CV, đến năm 1999 là 0,49 tấn/CV

và năm 2005 còn 0,36 tấn/CV.Điều này cho thấy mặc dù đã trang bị thêm nhiều tàu thuyền cho hoạt động khai thác nhưng hiệu quả của ngành này vẫn còn thấp hơn so với mức đầu tư bỏ ra (Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản - 2006)

b.Sản lượng đánh bắt:

Trong giai đoạn 1990-2005, sản lượng KTTS của Việt Nam đã tăng liên tục với mức bình quân 6%/năm, đạt 1,426 triệu tấn vào năm 2005; trong đó sản lượng khai thác gần bờ khoảng 720 ngàn tấn trong khi mức khai thác hợp lý ở vùng này chỉ khoảng trên

600 ngàn tấn, nghĩa là đã có dấu hiệu của việc khai thác quá mức trong vùng gần bờ Sản lượng khai thác xa bờ còn chiếm tỷ trọng thấp hơn tuy đã có tốc độ tăng khá trong các năm 1997-2005 (năm 2005 tăng 1,46 lần so với năm 1997)

Trong số thủy sản khai thác được trên 60% sản lượng được sử dụng cho các nhu cầu tiêu thụ nội địa, 18% cho XK và khoảng 20% cho các mục đích khác

Trong năm 2005 ngư dân (đặc biệt là các tỉnh phía Nam) tiếp tục đóng mới tàu đánh bắt xa bờ, nâng tổng số tàu cá gắn máy đến cuối năm 2005 lên 90.880 chiếc với tổng công suất là 5.317.447 CV, so với năm 2000 tăng 23% về số lượng và tăng 64% về công suất

Cùng việc tăng nhanh tàu thuyền, sản lượng khai thác tiếp tục tăng.Bộ chỉ đạo duy trì sản lượng khai thác ở mức ổn định, để phát triển bền vững nguồn lợi phải chuyển đổi nghề, chuyển cơ cấu đối tượng khai thác, tạo sự tăng nhanh về giá trị

Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1.809.700 tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm

2004 và bằng 103,4% kế hoạch năm So với năm 2000 tăng 27,47% Sản lượng khai thác 5 năm (2001-2005) ước đạt 8.247.400 tấn, tăng 36, 39% so với giai đoạn

1996-2000

Nhận xét :

- Với số lượng tàu thuyền máy tăng 6%, tổng công suất tăng 18%/năm, nhưng tốc độ đánh bắt tăng có xu hướng chậm dần

- Lao động đánh cá biển tăng bình quân 10%/năm nhưng tốc độ tăng cũng có xu hướng chậm Thiếu lao động có tay nghề giỏi, có khả năng làm việc trên các tàu khai thác xa

bờ

- Sản lượng khai thác gần bờ đã vượt quá mức độ cho phép và làm cho nguồn lợi ven

bờ ngày càng cạn kiệt

- Việc đánh bắt cũng như sản lượng đánh bắt phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên cũng như thời tiết nên không đảm bảo được tính ổn định trong chất lượng cũng như số lượng thủy sản

1.2.2 Về nuôi trồng thủy sản

Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về NTTS với diện tích mặt nước nội địa khoảng 1 triệu ha, vùng triều khoảng 0,7 triệu ha và hệ thống đầm phá ven biển có thể phát triển NTTS.Trong khi diện tích có khả năng NTTS của cả nước ước tính khoảng gần 2 triệu ha thì mới chỉ sử dụng 902.900 ha (năm 2004)

Từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, NTTS của Việt Nam phát triển rất nhanh.Theo số liệu thống kê, sản lượng thuỷ sản nuôi đã tăngj từ 172.900 tấn (1992) lên 1.150.000 tấn

Trang 4

(2004), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 19%/năm, cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng 6,3 %/năm của sản lượng thuỷ sản khai thác

Quá trình tăng trưởng sản lượng thuỷ sản diễn ra đồng thời với quá trình tăng trưởng diện tích NTTS.Tuy nhiên, tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn do năng suất nuôi trồng tăng lên.Theo thống kê mới nhất của Vụ Nuôi trồng thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản, nếu so sánh năm 2000 với 2005 ta có thể thấy, diện tích NTTS tăng 66 %, nhưng sản lượng tăng

168 %

1.2.3 Lựa chọn nguồn nguyên liệu

Qua thực trạng về việc đánh bắt thủy hải sản ở Việt Nam với các điều kiện để phát triển ngành thủy sản VIệt Nam Có thể thấy để có được nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định và có chất lượng đáp ứng đúng nhu cầu của các thị trường nhập khẩu trên thế giới chúng ta nên chọn cách đầu tư trong việc nuôi trồng thủy sản

Chủ động trong con giống cũng như đảm báo sự ổn định lâu dài là lợi thế để đáp ứng nhu cầu Bên cạnh đó như đã nêu thì Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để đầu

từ cũng như phát triển ngành nuôi trồng thủy sản Không những có những ưu đãi từ điều kiện thiên nhiên mà VIệt Nam còn có nguồn lao động xuất thân chủ yếu từ nông nghiệp cũng như các vũng biển nên đã sẵn có các kỹ năng cơ bản trong việc nuôi thủy sản

Nên việc đánh bắt tự nhiên chỉ là chiến lược tạm thời , còn chiến lược lâu dài là đầu tư phát triển ngành nuôi trồng thủy sản để cũng cấp sản phẩm cho việc xuất khẩu

Để làm được điều đó cần phải phối hợp từ khâu nghiên cứu nhu cầu của thị trường kết hợp với các vùng chuyên nuôi trồng Cung cấp con giống cũng nhưng các điều kiện tốt

để có thể cho ra sản phẩm tốt nâng cao gia trị sản phẩm chế biết từ thủy sản

1.3 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước đối với ngành thủy sản Việt

Nam

Thực hiện tiến trình đổi mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế là việc phát triển kinh tế đối ngoại Nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế đối ngoại là “Mở rộng thị trường, đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn Củng cố thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm thị trường và bạn hàng mới, lâu dài, giảm xuất nhập khẩu qua thị trường trung gian, thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu.”

Chính vì vậy, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VIII, thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 251/1998/QD-TTg ngày 2/12/1998, phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2005 Chương trình này được thực hiện với hai mục tiêu:

•Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngành thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng nhanh, đưa kinh tế thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của đất nước…

•Gắn chế biến , xuất khẩu thủy sản với nuôi trồng, khai thác, bảo quản nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất và khai thác có hiệu quả tiềm năng thủy sản, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, phát triển hiệu quả và tích lũy để tái sản xuất, mở rộng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế, giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ hàng thủy sản Việt Nam

Trang 5

Tiếp đó, ngày 25/10/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 242/2006/QD-TTg, phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010

và định hướng đến năm 2020

Theo đó, mục tiêu cụ thể được đặt ra đến năm 2010 là phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản bình quân trên 9%/ năm, giá trị tăng trưởng kim ngạch đạt 4-4,5 tỷ USD Định hướng đến năm 2020, phát triển ngành thủy sản tiếp tục

là ngành đi đầu trong công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Phấn đấu đến năm 2020, trình độ công nghệ chế biến thủy sản tương đương với các nước phát triển, đưa thủy sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những ngành hàng hóa xuất khẩu chủ lực của cả nước

Ngoài ra, đối với từng mặt hàng cụ thể, Đảng, Nhà nước, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam không ngừng đưa ra cac giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu của thủy sản Việt Nam

Như vậy có thể thấy, xuất khẩu thủy sản ngày càng chiếm giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và thu hút được nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Xuất khẩu thủy sản, cũng như rất nhiều lĩnh vực xuất khẩu khác, gặp phải vô vàn khó khăn khi phải thi đấu trên “sân khách” Do đó, Chính phủ đã luôn tạo những điều kiện thuận lợi nhất, từ việc hỗ trợ vốn, ban hành các văn bản chính sách hướng dẫn, tạo sự gắn kết để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có điều kiện kinh doanh tốt nhất

2 Phân tích thị trường Nhật Bản

2.1 Phân tích môi trường vĩ mô

2.1.1 Môi trường văn hóa:

Nhật Bản nối tiếng với những nét văn hóa lâu đời, là kết tinh thành quả lao động hàng ngàn năm của những cư dân trên quần đảo Nhật Bản, là sự kết hợp sáng tạo những giá trị văn hoá bản địa và các giá trị văn hoá nước ngoài, cũng do vậy, là nơi hội tụ của văn hoá phương Đông và phương Tây

Sự kết hợp độc đáp của văn hóa truyền thống Nhật Bản được đánh giá là do sự giao lưu với nền văn hóa Trung Quốc và sự sáng tạo đặc biệt của người dân trên Nhật Bản Sự độc đáo của ấy của văn hóa Nhật đã được cả thế giới thừa nhận với sự xuất hiện trên khắp thế giới các loại hình văn hóa Nhật như trà đạo, bon sai, gấp giấy

Khoảng giữa thế kỷ XVI đã xuất hiện những người phương Tây đầu tiên đến Nhật Bản đem theo sự ảnh hưởng của những tri thức khoa học phương Tây và Kitô giáo, tạo tiền đề cho sự phát triển rực rỡ của nền kinh tế Nhật Bản sau này và cũng là cơ

sở để hình thành những nét văn hóa trong công việc và cuộc sống hiện đại rất phong phú của người Nhật

Tuy là là một nền văn hoá phát triển mang tính hỗn dung, song việc tiếp thu các thành quả văn hoá nước ngoài của Nhật Bản không phải là việc vay mượn, sao chép cứng nhắc, mà luôn luôn là quá trình tiếp thu có cải biến Tư tưởng, tín ngưỡng, lối sống nước ngoài một khi được du nhập vào Nhật Bản đều buộc phải biến đổi để phù hợp với hệ giá trị văn hoá bản địa và tồn tại như là cái có tính độc đáo Nhật Bản Chính nhờ vậy mà ngày nay Nhật Bản không chỉ là một cường quốc hàng đầu thế giới về kinh

tế mà còn là đất nước có nền văn hoá phát triển đa dạng và giàu bản sắc

Trang 6

2.1.2 Môi trường kinh tế:

Nhật Bản nằm ở phía đông lục địa Châu Á, có diện tích: 377.835 km2, dân số 127.5 triệu người Tỷ trọng các ngành kinh tế chính: Nông nghiệp: 2,1%; Công nghiệp: 26,8%; Giao thông vận tải: 6,3%; Xây dựng: 10,3%; Lưu thông: 12,5%; Các ngành khác: 37,9% GDP năm 2010 đạt hơn 5000 tỷ USD và là thị trường tiêu dùng lớn thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, đồng thời là thị trường nhập khẩu lớn, nhất là đối với các nước đang phát triển

Nhật Bản được biết đến như một nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ

và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chi n tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (19451954) phát triển cao độ (19551973)khiến cho thế giới hết sức kinh ngạc Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa

Kỳ và Trung Quốc)bị Trung Quốc đuổi kịp vào đầu năm 2011.Trước đây Nhật Bản luôn giành vị trí thứ hai về kinh tế Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới

Trong những năm gần đây từ năm 2006 nay kinh tế Nhật Bản trải qua thời kì tăng trưởng chậm và suy thoái nghiêm trọng ( 2007 – Quý I năm 2009) và có dấu hiệu phục hồi và có dấu hiệu tăng trưởng trở lại tuy nhiên sau thảm họa kép song thần và động đất năm 2011 dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ phát còn tăng trưởng chậm hơn

2.1.3 Môi trường chính trị Pháp luật

Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo đó thì người giữ vai trò đứng đầu nhà nước và chính đảng đa số Trong đó Hoàng gia Nhật do Nhật hoàng đứng đầu và theo Hi n pháp Nh t thì “Hoàng đế Nhật là biểu tượng của quốc gia

và cho sự thống nhất của dân tộc” Nhật hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền lực chính trị nào, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia Trong những năm gần đây do sự suy giảm của nền kinh tế chính trường Nhật Bản có nhiều biến động với nhiều chính sách đổi mới và cải tổ được đưa ra dẫn đến nhiều thay đổi trong nền kinh tế Nhật mà tiêu biểu là sự thay đổi vị trí đảng cầm quyền từ tay Dân chủ Tự do LDP sang đảng Dân chủ DPJ năm 2008 và đi kèm với nó

là sự bất ổn kéo dài trong giai đoạn 20082010 mà cao trào là việc nước Nhật trải qua 2 cuộc bầu cử thủ tướng lien tiếp trong cùng năm 2010

Đánh giá về luật pháp, hệ thống luật pháp Nhật Bản được đánh giá là một hẹ thống

pháp luật hiện đại và toàn diện, riêng các chính sách luật pháp của Nhật Bản về kinh tế đều dựa dựa trên các qui tắc của kinh tế thị trường và được cho là ít áp dụng các chính sách bảo hộ hơn so với các thị trường khác Tuy nhiên, các tiêu chuẩn chất lượng về hàng hóa của Nhật Bản đối với hàng Nhập khẩu hết sức nghiêm ngắt, thường xuyên cao hơn mức chuẩn chung của thị trường quốc tế, đây cũng là một giào cản thương mại khá lớn đối với các nước xuất khẩu hàng vào thị trường Nhật Bản

Trang 7

2.2 Phân tích môi trường ngành

2.2.1 Khái quát ngành thủy sản Nhật Bản :

Nhật Bản không chỉ là nước đứng đầu về “Nhập Khẩu” thủy sản trên Thế Giới

mà còn là một trong những nước đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu thủy sản Chính vì vậy để xuất được vào Nhật Bản thì các đơn vị xuất khẩu cần cạnh tranh được với các sản phẩm trong nước

Là quốc gia khai thác thuỷ sản lâu đời nhất thế giới, có thói quen ăn thuỷ sản từ thời khai quốc nên Nhật Bản coi thuỷ sản là nguồn thực phẩm chính của họ Vì vậy, nghề cá Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, quản lý và tái thiết nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo sự ổn định bền vững nguồn thực phẩm trong nước

Từ thập kỷ 50 đến những năm đầu thập kỷ 80, Nhật Bản đã đẩy mạnh việc phát triển nghề cá, đặc biệt là nghề khai thác cá biển Nghề cá Nhật Bản hoạt động trên phạm vi rộng lớn, bao gồm khai thác ven bờ, khai thác xa bờ và khai thác viễn dương Ngoài ra, nghề nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nghề nuôi biển đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản thế giới Nhật Bản còn dẫn đầu thế giới về công tác bảo vệ nguồn lợi biển và nhân giống thuỷ sản từ năm 1951, nhằm nâng cao sản lượng và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản Các chính sách và hệ thống pháp luật về nghề cá và thương mại thuỷ sản của Nhật Bản cũng được hình thành

và thay đổi cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước này

Từ năm 1972 đến năm 1988, sản lượng thuỷ sản của Nhật Bản luôn dẫn đầu thế giới và xuất khẩu thuỷ sản cũng tăng mạnh Đây là thời kỳ hoàng kim của nghề cá Nhật Bản Sản lượng thuỷ sản đạt đỉnh cao nhất vào giữa thập kỷ 80 và đã từng đáp ứng được trên 80% nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của nuớc này

Từ năm 1989, sản lượng thuỷ sản có xu hướng giảm trong 5 năm liền, đến năm

1993 đạt 8,71 triệu tấn, tương đương với mức sản lượng 8,67 triệu tấn của năm 1967 (25 năm trước) Năm 1990, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 11,18 triệu tấn, Nhật Bản lùi xuống thành nước cung cấp thuỷ sản đứng thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc (gần 18 triệu tấn)

- Năng lực chế biến thuỷ sản :

Nhật Bản là nước có công nghệ chế biến thực phẩm phát triển hàng đầu thế giới Ngành chế biến thuỷ sản của Nhật Bản đã phát triển từ những năm 50 Nhưng trong hai thập kỷ 80 và 90, Nhật Bản đã tiến hành chuyển giao công nghệ chế biến thuỷ sản ra nước ngoài, nơi có sẵn nguyên liệu và lao động rẻ Các cơ sở sản xuất chế biến thuỷ sản trong nước dần dần bị co hẹp lại và chuyển hướng sang hoạt động liên doanh tại các nước đang phát triển Ngành chế biến thuỷ sản của Nhật Bản đã áp dụng chương trình HACCP, nhưng gặp nhiều khó khăn do quy mô các nhà máy phần lớn là nhỏ Hơn nữa

họ còn đương đầu với tình trạng các sản phẩm thuỷ sản đã chế biến bán chậm do sức mua hạn chế của các hộ gia đình Tiêu thụ các mặt hàng chế biến sẵn như bánh cá, chả

cá hấp, cá hồi muối và những sản phẩm muối khác đã giảm đáng kể, trong khi tiêu thụ các mặt hàng sơ chế đông lạnh tươi tăng Trong năm 2002, tiêu thụ hàng thuỷ sản xông khói tăng Các mặt hàng ướp muối giảm, chủ yếu giảm cá thu ướp muối

Trong giai đoạn 1991 đến 2001, doanh số tiêu thụ và thu nhập hằng năm của hoạt động chế biến thuỷ sản ở Nhật Bản tăng từ mức 18% (1991) lên 35% (2001) Trong 3 năm gần đây tình trạng buôn bán thuỷ sản trong nước giảm và bất ổn định về

Trang 8

nguyên liệu có ảnh hướng lớn đến hoạt động kinh doanh chế biến thuỷ sản của các doanh nghiệp ở Nhật Bản

- Chủng loại sản phẩm : Trong năm 2003 Nhật Bản đã tăng sản lượng chế biến thuỷ sản

tự cung cho nhu cầu trong nước, chiếm 57% tổng tiêu thụ thuỷ sản, tăng 4% so với năm trước

2.2.2 Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản :

a Các đặc điểm tiêu dùng của thị trường Nhật Bản

- Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản rất đa dạng nhưng rất tinh tế, vừa mang đậm nét văn hoá Á Đông có truyền thống lâu đời, vừa có tính đô thị hiện đại nên họ đặt ra các tiêu chuẩn cao về hình thức sản phẩm kèm theo những quy định ngặt nghèo về chất lượng về kích cỡ, cách đóng gói, hình thức bao bì Khách hàng Nhật bản chú trọng đặc biệt đến độ tươi của sản phẩm, đây là điều cần hết sức lưu ý

- Người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm đến mức độ tiện ích của sản phẩm Xuất phát từ mức sống có thu nhập cao nên người Nhật thường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng sản phẩm bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu mãi

- Ở Nhật Bản, thường người phụ nữ thường đảm nhận công việc nội trợ nên họ rất hay chú ý đến mẫu mã hàng hoá và sự thay đổi giá cả Do vậy, muốn thâm nhập thị trường Nhật Bản, các sản phẩm phải đa dạng về chủng loại, phong phú về mầu sắc và có chiến lược giá cả thích hợp

- Người Nhật quan tâm ngày càng nhiều đến vấn đề môi trường nguồn lợi, nguồn gốc của sản phẩm

- Các cửa hàng đang liên tục cải tiến cách đóng gói thực phẩm làm sao vừa đẹp, vừa đơn giản, gói kích cỡ nhỏ vừa phù hợp với túi tiền người tiêu dùng cho bữa ăn hàng ngày của gia đình ít người, vừa tiết kiệm được chỗ trưng bày

- Hàng hoá chất lượng tốt và ổn định là điều người Nhật luôn mong đợi Tuy vậy, người Nhật cũng rất nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày

- Khi xuất khẩu hàng vào thị trường Nhật Bản cần phải biết rõ và tuân thủ các quy định khắt khe của thị trường về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm Theo quy định của Luật thương mại Nhật Bản, nhìn chung bất kỳ loại thực phẩm nào cũng đều được phép nhập khẩu vào Nhật Bản, miễn là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây hại tới sức khoẻ con người

- Các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản phải đáp ứng đủ các quy định và thủ tục kiểm tra nghiêm ngặt mới được phép nhập khẩu Các nhà xuất khẩu phải chứng minh được các mặt hàng này không gây hại đến các loài động, thực vật trong nước của Nhật Bản theo các quy định cụ thể của luật đối với từng mặt hàng Một số mặt hàng nằm trong diện quản lý nhập khẩu thì phải theo quy định của Luật ngoại hối và ngoại thương yêu cầu côta nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu hoặc được sự đồng ý trước của bộ trưởng phụ trách chuyên ngành

- Đối với một số trường hợp, công văn đề nghị côta nhập khẩu và giấy phép nhập khẩu được tiến hành đồng thời, nếu không được phân bổ côta thì mặt hàng đó sẽ không được phép nhập khẩu vào Nhật Bản

Kể từ ngày 3/2/2004, Nhật Bản quy định 8 mặt hàng thực phẩm hải sản và một số động thực vật sống theo mã HS trong biểu thuế nhập khẩu của Nhật nằm trong diện hạn

Trang 9

ngạch nhập khẩu Các mặt hàng này gồm: cá đánh bắt ở vùng biển Nhật Bản (cá trích,

cá tuyết, cá ngừ vây vàng, cá thu, cá xác đin, cá sòng, cá thu đao); một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ như sò, điệp, trai; mực ống, rong biển ăn được (kể cả các chế phẩm) Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý về các kênh phân phối thuỷ sản nhập khẩu của Nhật Bản để đàm phán khéo léo, hợp lý với các đối tác nhập khẩu về giá cả hợp đồng, đặc biệt đối với kênh phân phối tôm cua sống/tươi/ướp đá, nếu các nhà nhập khẩu lựa chọn theo kênh phân phối không qua thị trường bán buôn mà đến thẳng các khu tiêu thụ (siêu thị, nhà hàng…) theo các hợp đồng ký kết trực tiếp thì thời gian lưu thông hàng nhanh hơn và ít bị rủi ro Tôm đông lạnh thường theo kênh phân phối này, các nhà nhập khẩu cũng không bị phí tổn vào dịch vụ giao dịch vận chuyển, thuê kho lạnh, bến bãi thông qua kênh thị trường bán buôn Hơn nữa người Nhật rất chú trọng chữ tín, nên các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản cần tuân thủ hợp đồng và thực hiện giao hàng đúng thời hẹn Cần mua bảo hiểm để tránh rủi ro khi hàng bị kiểm tra, nếu không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu, thì phải bị xử lý

b Xuất khẩu thủy sản :

Các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Nhật Bản :

- Trung Quốc

- Hàn Quốc

- Đài Loan

c Các nước xuất khẩu thủy sản vào nhật bản :

Nhật là thị trường đứng đấu trong nhập khẩu thủy sản vì vậy đây cũng là thị trường có

sự cạnh tranh mạnh Các nước dẫn đầu trogn việc xuất khẩu thủy sản vào Nhật :

- Trung Quốc

- Mỹ

- Nga

- Hàn Quốc

- Thái Lan

- Inđônêxia

- Đài Loan

( Nguồn : Infofish Trade New, No.14/2004, Fact sheet )

Nhật Bản nhập khẩu thuỷ sản từ 15 nước chính , trong đó Việt Nam là nước cung cấp đứng thứ 9 với thị phần chiếm 4,65%

Với các mặt hàng nhập khẩu

- Tỷ trọng giá trị các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu

- Tôm

- Cá ngừ

- Cá hồi

- Cua

- Nhuyễn thể chân đầu

- Bột cá

- Thuỷ sản đóng hộp

 Khái quát về các nước xuất khẩu chính vào Nhật :

- Trung Quốc : là nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản

của Nhật Bản Thị phần của nước này ở Nhật Bản đã tăng từ 13,8% năm 1998, lên 15,4% năm 2000 và 16,35% năm 2001 Năm 2003, nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản từ

Trang 10

nước này khoảng 635 nghìn tấn, trị giá 2,2 tỷ USD (chiếm 18,21% thị phần nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản)

- Mỹ :

Mỹ vừa là đối thủ cạnh tranh của Nhật Bản trên thị trường nhập khẩu thế giới vừa là đối tác xuất khẩu cho thị trường Nhật Bản, chiếm 15,4% tổng giá trị nhập khẩu của Nhật Bản Về thuỷ sản, Mỹ là nước cung cấp thuỷ sản lớn thứ 2 trên thị trường Nhật Bản Nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản từ Mỹ chiếm tỷ trọng 9,15% trong tổng nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản năm 2003 Năm 1998, tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ chiếm 9,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Nhật Bản, tăng liên tục trong các năm 2000 (9,72%) và năm 2001 (10,11%)

- Nga :

Nga Là nước cung cấp thuỷ sản lớn thứ 3 cho thị trường Nhật Bản sau Trung Quốc và Mỹ Xuất khẩu thuỷ sản của Nga sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng 7,78% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản năm 2003 Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Nga ở Nhật Bản giảm so với năm 1998 (mức tỷ trọng là 8,02%)

Nga là bạn hàng cung cấp cua lớn nhất của thị trường Nhật Bản, đặc biệt là cua huỳnh

đế Nhập khẩu cua từ Nga vào Nhật Bản đã phục hồi từ đợt suy sụt nghiêm trọng vào năm 2002 (57.339 tấn) do tăng cường kiểm soát của 2 chính phủ Năm 2003, khối lượng nhập khẩu đã tăng trở lại mức 74.362 tấn, gần bằng mức 74.786 tấn của năm

1999, nhưng vẫn thấp hơn mức 78 nghìn tấn của năm 2000, chiếm 70,1% tổng lượng nhập khẩu và 63,8% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này Nhập khẩu cua huỳnh đế

từ Nga vào Nhật Bản trong mấy năm gần đây tuy có giảm so với những năm cuối thập

kỷ 90, nhưng cao hơn so với năm 1995

- Hàn Quốc :

Hàn Quốc là nước cung cấp thuỷ sản lớn thứ 7 trên thị trường Nhật Bản Năm

2004, Nhật Bản xuất sang Hàn Quốc hơn 104 nghìn tấn thủy sản, giá trị gần 180 triệu USD, tăng 21,4% về giá trị so với năm 2003 Cũng trong năm đó, Nhật Bản đã nhập khẩu hơn 155 nghìn tấn thuỷ sản từ nước này, giá trị 834,65 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,3% tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản, giảm so với mức tỷ trọng 7,2% năm 1998 và giảm so với mức 6,77% năm 2001 Hàn Quốc là nước cung cấp cá ngừ lớn thứ 2 cho thị trường Nhật Bản

- Thái Lan :

Thái Lan là nước cung cấp thuỷ sản lớn thứ 4 trên thị trường Nhật, chiếm 7,15% tổng giá trị nhập khẩu của Nhật Bản năm 2003 sau Trung Quốc, Mỹ và Nga

- Inđônêxia :

Inđônêxia là nước cung cấp thuỷ sản lớn thứ 5 cho thị trường Nhật Bản (chiếm thị phần 6,35% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản năm 2003), nhưng lại là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này với thị phần 22,8% trong tổng giá trị nhập khẩu tôm vào Nhật Bản Hằng năm, Nhật Bản đã nhập khẩu khoảng trên dưới 150 nghìn tấn thuỷ sản từ nước này, trong đó tôm đông lạnh chiếm khoảng 60% tổng khối lượng xuất khẩu của Inđônêxia vào Nhật Bản Ngoài ra, Nhật Bản cũng nhập nhiều thuỷ sản khác của nước này như các mặt hàng cá tươi, ướp đá/đông lạnh, cá ngừ hộp, các thuỷ sản đóng hộp khác, thuỷ sản khô/ muối, đùi ếch, …

- Đài Loan :

Ngày đăng: 09/02/2015, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w