1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

76 774 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 565 KB

Nội dung

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có nhiều nét tương đồng về bề dày lịch sử,văn hoá ,bởi vậy từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đã có những bước phát triển đầy ấn tượng

Trang 1

MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi mà toàn cầu hoá ngày càng phát triển thì hội nhập Kinh tếquốc tế là xu hướng tất yếu đối với mỗi một Quốc gia.Việt Nam cũng khôngnằm ngoài xu hướng chung đó.Từ sau đổi mới đến nay đến nay,Việt Nam đã

mở rộng quan hệ với rất nhiều Quốc gia khác trên thế giới Nhờ vậy mà trình

độ phát triển kinh tế ở nước ta tăng nhanh trong những năm qua.Và Nhật Bảnđược xác định là một trong những thị trường hàng đầu trong quan hệ Thươngmại quốc tế của Việt Nam đó chính là Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có nhiều nét tương đồng về bề dàylịch sử,văn hoá ,bởi vậy từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đã cónhững bước phát triển đầy ấn tượng Nhật Bản hiện là đối tác Thương mại lớnnhất,nhà cung cấp vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất và là nhàđầu tư hàng đầu của Việt Nam.Với những cơ sở đó, Nhật Bản luôn được xem

là thị trường xuất nhập khẩu số một của Việt Nam Một trong những mặt hàngxuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chính là mặt hàngthuỷ sản Xuất khẩu thuỷ sản đã đạt được những thanh tựu to lớn, góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu thuỷsản của nước ta sang thị trường Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn bởi NhậtBản là một thị trường lớn và rất khắt khe, đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượngcao Hơn thế hàng thuỷ sản của Việt Nam gặp phải rất nhiều đối thủ cạnhtranh lớn trên thị trường Nhật Bản

Xuất phát từ thực tế đó,với những kiến thức về lý luận và thực tế cóđược trong quá trình nghiên cứu, tôi muốn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằmthúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sangthị trường Nhật Bản.Vì vậy mà tôi đã lựa chọn đề tài “ Vận dụng lý thuyếtChuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bảncủa các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ”

Trang 2

Kết cấu của Báo cáo chuyên đề gồm 3 chương :

- Chương I : Lý thuyết “ Chuỗi giá trị ” và vận dụng vào xuất khẩu

thuỷ sản

- Chương II : Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp

Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

- Chương III : Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của

các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Để hoàn thành được bản báo cáo này, tôi xin chân thành cảm ơn TS-TrầnVăn Hoè , giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi Tôi cũng xin cảm ơn các bác,các

cô các chú tại Viện Kinh tế và chính trị thế giới,đặc biệt là thạc sĩ Bùi TrườngGiang đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản báo cáo này

Trang 3

CHƯƠNG I : LÝ THUYẾT CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ VẬN DỤNG

VÀO XUẤT KHẨU THUỶ SẢN

1.1 Lý thuyết chuỗi giá trị

Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoàidoanh nghiệp Trong đó Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố tự nhiên,kinh tế, chính trị, văn hoá,xã hội…Môi trường bên ngoài còn bao gồm cả môitrường quốc gia và môi trường quốc tế Môi trường bên trong là tổng hợp cácyếu tố nội tại của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố về nhan lực, công nghệ,tài chính, bộ máy quản lý, yếu tố văn hoá, triết lý kinh doanh của doanhnghiệp…Như vậy môi trường kinh doanh là một tổng thể các quan hệ phứctạp.Các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh thì chịu sự tác động trực tiếpcủa môi trường kinh doanh Do vậy việc phân tích môi trường kinh doanh làviệc làm hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp khi họ tiếnhành kinh doanh Việc phân tích môi trường kinh doanh giúp cho các doanhnghiệp có thể tránh được những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời tạo điều kiệncho họ xây dựng và thực hiện chiến lược thành công cũng như điều chỉnhchiến lược cho phù hợp Các công cụ phân tích môi trường kinh doanh baogồm các mô hình phân tích môi trường hiện tại của doanh nghiệp Một trongnhững mô hình rất quan trọng và được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp

đó chính là mô hình “chuỗi giá trị”

Mô hình chuỗi giá trị được sử dụng để xác định một cách có hệ thốngcác thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp Thông qua việc đánh giá nhữngthế mạnh và điểm yếu đó mà các nhà quản lý có thể hiểu sâu hơn về khả năngcủa doanh nghiệp Mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở giả định rằng mụctiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp là tạo ra giá trị Lượng giá trị ở đây đượctính bằng tổng doanh thu của doanh nghiệp Theo cách phân Chuỗi giá trị, cáchoạt động khác nhau của doanh nghiệp có tác dụng làm tăng thêm giá trị Khi

Trang 4

các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì thì họ phải tiénhành một loạt các hoạt động, từ hậu cần đầu vào, sản xuất, hậu cần đầu ra,bán hang, dịch vụ khách hang cho đến các hoạt động hỗ trợ sản phẩm Mỗihoạt động trong số đó có thể làm tăng giá trị của sản phẩm hay dịch vụ.Cáchoạt động của doanh nghiệp để tạo ra giá trị có thể được phân chia thành hailoại cơ bản là các hoạt động cơ sở và các hoạt động hỗ trợ Sau đây là môhình chuỗi giá trị:

Bảng 1 : Mô hình Chuỗi giá trị

Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp

Quản trị nguồn nhân lực

Marketing

và bán hàng Dịch vụCác hoạt động cơ sở

● Các hoạt động cơ sở

Các hoạt động cơ sở đóng góp vào việc tạo nên những công cụ về mặtvật lý của sản phẩm, nghĩa là tạo ra những công dụng, hoạt động bán hàng vàvận chuyển đến cho người mua, và dịch sau bán hàng Có năm hoạt động cơ

sở là: Hoạt động hậu cần đầu vào, các hoạt động sản xuất, các hoạt động hậucần đầu ra, hoạt động Marketing và bán hàng, hoạt động dịch vụ khách hàng

- Các hoạt động hậu cần đầu vào rất quan trọng, nó được thể hiện ở mức

độ chắc chắn và ổn định của việc cung cấp nguồn nguyên liệu và hệ thốngkiểm soát dự trữ Có thể nói hoạt động hậu cần đầu vào của doanh nghiệp cótốt hay không sẽ quyết định hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

- Các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được thể hiện ở việc sosánh năng suất của thiết bị với năng suất của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu,mức độ tự động hoá của các quá trình sản xuất, hiệu quả của hệ thống điều

Lợi nhuận

và doanh thu

Trang 5

hành sản xuất trong việc nâng cao chiến lược sản phẩm và giảm giá thành,hiệu quả của mặt bằng sản xuất và bố trí nơi làm việc.

- Các hoạt động hậu cần đầu ra thể hiện ở tính chính xác và hiệu quả củahoạt động giao hàng và cung ứng dịch vụ, hiệu quả của hoạt động dự trữ sảnphẩm

- Các hoạt động Marketing và bán hàng bao gồm các hoạt động nghiêncứu thị trường để xác định khối khách hàng và nhu cầu, hoạt động xúc tiến vàquảng cáo sản phẩm, hoạt động đánh giá các kênh phân phối, khả năng củađội ngũ bán hàng, việc phát triển thương hiệu cũng như uy tín của doanhnghiệp trên thị trường, đánh giá mức độ trung thành của khách hàng và mức

độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ

- Hoạt động dịch vụ khách hàng bao gồm các hoạt động thoả mãn tốthơn nhu càu của khách hàng như đổi mới sản phẩm, tính kịp thời của việc giảiquyết các khiếu nại của khách hàng, có các chính sách bảo hành và bảo hiểm,chất lượng của các hoạt động giáo dục và đào tạo khách hàng, khả năng cungcấp các bộ phận thay thế hay dịch vụ sửa chữa

●Các hoạt động hỗ trợ

Các hoạt động hỗ trợ có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động cơ sở và hỗ trợlẫn nhau.Các hoạt động hỗ trợ bao gồm hoạt động quản trị nguồn nhân lực,phát triển công nghệ, hoạt động thu mua nguyên liệu và cơ sở hạ tầng

- Hoạt động quản trị nguồn nhân lực là tất cả những hoạt động lien quanđến con người, bao gồm hoạt động tuyển dụng, đào tạo và đề bạt tất cả cácloại nhân viên, hệ thống tiền lương, môi trường làm việc, hoạt động của tổchức công đoàn, việc khuyến khích công nhân và mức độ thoả mãn với côngviệc

- Việc phát triển công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu và pháttriển, mọi quan hệ trong công tác giữa các nhân viên nghiên cứu và phát triểncác bộ phận khác, chất lượng của phòng thí nghiệm và các phương tiện

Trang 6

nghiên cứu, trình độ và kinh nghiệm của thợ kỹ thuật và các nhà khoa học,các chính sách khuyến khích sang tạo và đổi mới.

- Các hoạt động thu mua nguyên liệu bao gồm việc đa dạng hoá cácnguồn cung cấp để tránh việc phụ truộc vào một nhà cung cung cấp duy nhất

từ đó gây khó khăn cho doanh nghiệp.Hoạt động thu mua nguyên vật liệuphải nhanh chóng, đúng hạn, với chi phí thấp nhất có thể và có chất lượngđảm bảo.Phải tạo mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp đáng tin cậy Hoạtđộng thu mua nguyên vật liệu có tốt hay không đóng góp rất nhiều vào chấtlượng sản phẩm sau này

- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp bao gồm khả năng thu hút các nguồnvốn với chi phí thấp để đầu tư và bổ xung vào nguồn vốn lưu động , hệ thốngthông tin hỗ trợ ra quyết định ngắn hạn và dài hạn, tính kịp thời và chính xáccủa thông tin quản lý về môi trường cạnh tranh, mối quan hệ với người hoạchđịnh chính sách.Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp còn bao gồm khảnăng phát hiện ra các cơ hội về thị trường sản phẩm mới và các đe doạ tiềmtàng từ môi trường, chất lượng của hệ thống kế hoạch hoá chiến lược để đạtmục tiêu của doanh nghiệp

Mô hình chuỗi giá trị được sử dụng để đánh giá tác động của các yếu tố chủ yếu của môi trường bên trong của doanh nghiệp.Từ đó mà các nhà quản lý có thể hiểu hơn về khả năng của doanh nghiệp

1.2 Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản

Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng đối với các quốcgia trên thế giới Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thựcphẩm cho nhân loại, tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, đặc biệt lànhững cư dân vùng ven biển.Xuất khẩu thuỷ sản mang lại giá trị kinh tế caogóp phần tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân của quốc gia xuất khẩu

Trang 7

1.2.1 Đối với các hoạt động hỗ trợ

1.2.1.1.Hoạt động hậu cần đầu vào

Hoạt động hậu cần đầu vào của ngành thuỷ sản thì cần chú ý trong việclựa chọn nguồn cung cấp thuỷ sản cho xuất khẩu.Nguồn cung cấp có thể là donhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, hay do đánh bắt hay do nuôi trồng.Ngày nay thì các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn trong việc nuôi trồngthuỷ sản vì nó thể hiện nhiều tính ưu việt Trước hết là có thể giảm thiểu rủi

ro cho doanh nghiệp và có thể giảm chi phí thu mua.Trong quá trình muanguyên liệu, các doanh nhiệp phải chú ý lựa chọn thuỷ sản co chất lượng tốt,giá cả phải chăng.Ngoài ra, hoạt động hậu cần còn cần chú ý đến việc lựachọn con giống Lựa chọn con giống đạt tiêu chuẩn chất lượng coi như làthành công bước đầu của doanh nghiệp.Các hoạt động hậu cần phải được đảmbảo kịp thời và chính xác,có như vậy mới đảm bảo được tiến độ sản xuất củadoanh nghiệp, phục vụ cho hoạt động xuất khẩu

1.2.1.2 Hoạt động sản xuất thuỷ sản

Trong hoạt động sản xuất thuỷ sản thì phải chú ý nhất đến khâu chế biếnthuỷ sản Các doanh nghiệp phải chú trọng tăng cường năng lực chế biến phục

vụ xuất khẩu Muốn vậy thì doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng mới một số cơ

sở chế biến, đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện làm việctốt nhất cho nhân viên, nâng công suất chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thựcphẩm và chất lượng sản phẩm xuất khẩu Ngoài ra đối với mặt hàng thuỷ sản,đặc biệt là đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp thì vấn

đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vô cùng quan trọng.Đối với hàng thuỷ sản thìtiêu chuẩn về an toàn vệ sinh là rất khắt khe.Nếu sản phẩm sản xuất ra màkhông đúng với tiêu chuẩn thì sản phẩm đó sẽ không được thị trường chấpnhận Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cần chú ý sản xuất đúngvới tiêu chuẩn chất lượng mà đối tác yêu cầu

Trang 8

1.2.1.3 Đối với hoạt động hậu cần đầu ra

Trong ngành thuỷ sản thì hoạt động hậu cần đầu ra là rất quan trọng.Hoạtđộng hậu cần đầu ra bao gồm các hoạt động đóng gói, bao bì, vận chuyển Vìđặc điểm của hàng thuỷ sản là tươi sống, ko để được trong thời gian dài Vìvậy trong hoạt động này cần chú ý nhất đến công tác bảo quản dự trữ thuỷsản Nhất là đối với hoạt động xuát khẩu, khi mà thuỷ sản được xuất khẩu rakhỏi biên giới quốc gia, thời gian vận chuyển lâu thì hoạt động bảo quản càngquan trọng Do hàng thuỷ sản không thể dự trữ được lâu nên cần phải giaohàng nhanh chóng và kịp thời Ngoài ra việc lựa chọn phương tiện vậnchuyển cũng rất quan trọng Phương tiện vận chuyển phải vừa thuận tiện , vừanhanh lại vừa có thể bảo quản tốt để hàng thuỷ sản khỏi bị hỏng Lựa chọnbao bì đóng gói hàgn thuỷ sản cũng rất quan trọng.Nó vừa bảo đảm an toàncho hàng thuỷ sản, vừa phải phù hợp với đặc tính của từng loại hàng.Nhất làkhi các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thì bao bì đóng gói phải bền và cóthể bảo quản được hangf thuỷ sản tốt nhất

1.2.1.4 Đối với hoạt động Marketing và bán hàng

Trong hoạt động Marketing và bán hàng thì việc nghiên cứu thị trường làquan trọng nhất Nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thì hoạtđộng Marketing hướng ra thị trường quốc tế Thị trường quốc tế không giốngnhư thị trường nội địa, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kỹ về thịtrường đó như tiêu chuẩn về chất lượng đối với hàng thuỷ sản, thói quen tiêudùng của người dân, yếu tố luật pháp, văn hoá… Đối với nhiều doanhnghiệp, công tác này vẫn chưa được chú trọng nhiều Chính vì vậy mà khitham gia xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường quốc tế, những doanh nhgiệp này

đã gặp không ít những khó khăn và trở ngại trong việc tiếp cận thị trường.Nhiều khi nó còn làm cho doanh nghiệp thất bại Ngoài ra thì các doanhnghiệp phải tạo nên kênh phân phối cho phù hợp với đặc điểm của hàng thuỷsản, lựa chọn kênh phân phối ngắn nhất

Trang 9

1.2.1.5 Đối với hoạt động dịch vụ khách hàng

Hoạt động dịch vụ khách hàng là những hoạt động giao hàng, giải quyếtkhiếu nại của đối tác khi hàng thuỷ sản không đúng chất lượng hay khôngđảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.Do đặc điểm của hàng thuỷ sản là rất dễhỏng và không để được lâu, vì vậy doanh nghiệp cần giao hàng kịp thời vànhanh chóng Giao hàng đúng chất lượng mà đối tác yêu cầu, có như vậy mớitạo được uy tín với phía đối tác Đồng thời để cho thuận lợi trong quá trìnhvận chuyển thì cần phải nâng cấp hệ thống tầu thuyền, có phương pháp bảoquản phù hợp,xây dựng hệ thống cầu cảng đáp ứng được nhu cầu cảu các tầu

về chỗ trú đậu, làm cho việc giao hàng được thuận lợi hơn

1.2.2 Đối với các hoạt động hỗ trợ

- Trước hết là hoạt động quản trị nguồn nhân lực.Hoạt động quản trịnguồn nhân lực bao gồm các hoạt động đào tạo trong và ngoài nước cho cán

bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý và kỹ thuật về công nghệ mới trong sản xuấtgiống, nuôi cao sản, khai thác, bảo quản sau thu hoạch và về quản lý chuyênngành, đồng thời tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật về nuôi, khai thác,bảo quản, chế biến và nhân viên tiếp thị

- Đối với hoạt động phát triển công nghệ thì chủ yếu là tập trung nghiêncứu công nghệ cao về di truyền, chọn giống, nhân giống, công nghệ sinh học,công nghệ xử lý môi trường, công nghệ chuẩn đoán phòng trừ dịch bệnh,công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch Ngoài ra doanh nghiệp có thểnhập khẩu các bí quyết công nghệ, công nghệ cao từ các nước phát triển; đầu

tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới về nuôi trồng, khai thác và chếbiến xuất khẩu

- Hoạt động thu mua nguyên liệu Hoạt động này hỗ trợ cho hoạt độnghậu cần đầu vào.Trong hoạt động này các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sảnpahỉ đa dạng hoá nguồn cung cấp thuỷ sản,không chỉ phụ thuộc vào một nhàcung cấp.Có như vậy mới linh hoạt trong hoạt động kinh doanh Các doanh

Trang 10

nghiệp còn cần chú ý trong việc lựa chọn con giống, thu mua với giá thấp màchất lượng thì có thể chấp nhận được Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải lothủ tục để mua sắm máy móc, xây dưng các cơ sở chế biến, việc đưa ra cácchỉ tiêu trong việc mua hàng.

1.3 Đặc điểm thuỷ sản Việt Nam và khả năng vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam

1.3.1 Đặc điểm thuỷ sản Việt Nam

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, việc lưu thông, trao đổi hàng hoá làcần thiết và không thể tránh khỏi.Riêng đối với hàng thuỷ sản,do đặc điểm củahàng thuỷ sản là phục vụ nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng, cho nên để đảmbảo sức khoẻ cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, các nước thường đặt

ra một số quy định có thể gọi chung là hàng rào Thương mại.Thông thường có

bốn loại hàng rào thương mại là: Hàng rào thuế; Hàng rào hạn ngạch QUOT ;

Hàng rào kỹ thuật -TBT ; Hàng rào vệ sinh -SPS

Hàng rào kỹ thuật TBT bao gồm các quy định sau:

- Các chỉ tiêu dinh dưỡng như đạm, mỡ, muối, nước, khoáng chất ? bắtbuộc phải đạt theo mức hoặc tỷ lệ nhất định, nhằm đảm bảo dinh dưỡng theoyêu cầu cho người sử dụng hoặc yêu cầu riêng biệt cho một nhóm đối tượngtiêu dùng (như trẻ em, người ăn kiêng ?)

- Các quy định về chủng loại, kích cỡ, khối lượng, cách chế biến,phương pháp ghi nhãn, kiểu cách bao gói, nhằm thoả mãn yêu cầu sử dụng vàngăn chặn việc gian lận thương mại

- Việc nuôi trồng, đánh bắt nguyên liệu để chế biến ra sản phẩm đó phảikhông phương hại đến các loài động vật quý hiếm và không làm phương hạiđến môi sinh và môi trường

Còn hàng rào vệ sinh- SPS bao gồm các quy định:

- Gồm những quy định về các loại mầm dịch bệnh không được phép cótrong thuỷ sản xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh, nhằm ngăn chặn các dịchbệnh có trong sản phẩm lây lan vào môi trường nuôi của nước nhập khẩu

Trang 11

- Những quy định về ngăn chặn các mối nguy làm cho thực phẩm thuỷsản không an toàn vệ sinh.

Mối nguy vật lý : Bao gồm những vật cứng, sắc, nhọn có thể gây

thương tích cho hệ tiêu hoá của người tiêu dùng

Mối nguy sinh học : Bao gồm các loại ký sinh trùng, các loại virut và

các loại vi sinh vật gây bệnh

● Mối nguy hoá học : Là các hoá chất độc hại đến sức khoẻ người tiêu

dùng có sẵn trong môi trường tự nhiên hoặc do con người vô tình hay cố ýlàm nhiễm vào thực phẩm

Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển ngành thuỷ sản.Hiện nay thuỷ sản đang là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn củanước ta.Cùng với khai thác các nguồn lợi cá và hải sản biển, Việt Nam còn cómột tiềm năng phong phú về các nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ đãgóp phần không nhỏ trong quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm,mùa đông tương đối lạnh chủ yếu ảnh hưởng đến Vịnh Bắc Bộ, còn mùa hènóng ẩm và mưa nhiều Lượng mưa trugn bình hàng năm khoảng 1.500 -2.000 mm Chế độ khí hậu, thời tiết, các điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điềukiện phát triển nuôi trồng thủy sản đa loài, nhiều loại hình

Bờ biển Việt Nam trải dài hơn 3.260 km Trung bình khoảng 20 kmchiều dài bờ biển có một cửa sông thông ra biển Các cửa sông này chịu ảnhhưởng của chế độ thuỷ triều khá phức tạp Ngoài những con sông chảy trựctiếp vào biển, có một số sông chảy qua các đầm phá lớn như phá Tam Giang,Cầu Hai, Lăng Cô, Ô Loan, Thị Nại Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 2.860sông ngòi lớn nhỏ, nhìn chung chảy xiết, do vậy thường làm xói mòn địahình Bờ biển của Việt Nam uốn lượn - chỗ nhô ra tạo nên bán đảo nhỏ, chỗvòng lại hình thành vùng vịnh và cảng lớn

Việt Nam có nhiều hồ tự nhiên như Hồ Tây (đại diện cho hồ miền đồngbằng); Biển Hồ, Hồ Ba Bể, Hồ Lắk (đại diện cho hồ miền núi) Các hồ đó có

Trang 12

mực nước quanh năm ổn định, chu trình vật chất khép kín tự có trong hồ làchính Diện tích các hồ tự nhiên ở Việt Nam là 20.000 ha Việt Nam có rấtnhiều hồ chứa cỡ trung bình và cỡ nhỏ (hiện chưa kiểm kê hết), một số hồchứa lớn là Thác Bà, Hoà Bình (ở miền Bắc), Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ,Sông Hinh (ở miền Nam) Diện tích hồ chứa trên 180 nghìn ha Tuy nhiên,với vai trò quan trọng trong công tác thuỷ lợi, thuỷ điện và phân lũ, hiện naynhiều hồ chứa mới đang tiếp tục được xây dựng

Với những điều kiện thuận lợi như vậy nên ngành thuỷ sản nước ta rất cótiềm năng để phát triển.Nuôi trồng thuỷ sản ven biển phát triển rất nhanhtrong thời gian gần đây : trong các đầm phá; nuôi lồng bè trong các vùng cửasông và eo vịnh; qua đắp đầm nuôi trên các bãi triều, trên cát và trên các đồnglúa kém hiệu quả Ðến năm 2001, có khoảng trên 400.000 ha diện tích nuôinước lợ ven biển với tổng sản lượng nuôi đạt trên 500.000 tấn Xu hướng nuôitrồng hiện nay là đẩy mạnh thâm canh, hạn chế mở rộng diện tích, đặc biệtdiện tích rừng ngập mặn nhằm bảo vệ và phục hồi nơi cư trú tự nhiên venbiển

Nuôi biển cũng phát triển, tuy chưa mạnh, với hình thức nuôi lồng bè vànuôi quây lưới là phổ biến Một số nơi do mật độ nuôi dầy, thức ăn dư thừatích lại gây dịch bệnh Tình trạng này đã được khắc phục kịp thời, tuy chưatriệt để

Khai thác thuỷ hải sản vẫn tập trung chủ yếu ở vùng nước nông ven bờ,đến độ sâu 50m Ở đây tập trung rất nhiều tàu thuyền nhỏ hoạt động đánh bắtkhiến cho nguồn lợi có biểu hiện suy giảm, mức độ đánh bắt về cơ bản đãvượt ngưỡng cho phép Vì vậy, Chính phủ đã chủ trường đẩy mạnh đánh bắt

xa bờ, tăng cường nuôi trồng thuỷ sản ven biển để giảm nhẹ sức ép vào vùngven bờ, tạo điều kiện phục hồi nguồn lợi

Ngoài ra, hiện tượng đánh bắt hải sản ở các vùng rạn san hô bằng cácphương tiện huỷ diệt vẫn còn tồn tại như dùng mìn, xung điện, hoá chất độc,

Trang 13

lưới mắt nhỏ Vì vậy Chính phủ cần có biện pháp mạnh để xử lý tình trạngtrên nếu không các rạn san hô sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Tuy nhiên Việt Nam chưa phát triển nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp nêncòn nhiều tiềm năng đất đai để phát triển nuôi trồng Vì vậy mà chính phủluôn khuyến khích phát triển nuôi trồng để lấy nuôi trồng bù đắp cho đánhbắt Việc đưa thành công kỹ thuật nuôi hải sản trên các vùng cát ven biển đã

mở rộng triển vọng mới cho việc phát triển vùng nuôi tôm và các hải sản kháctheo phương thức nuôi công nghiệp, nhát là vùng duyên hải dọc theo bờ miềnTrung

1.3.2 Vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản

ở Việt Nam

Trong thời gian qua, và cả trong tương lai, ngành thuỷ sản ở Việt Namvẫn lấy xuất khẩu làm động lực phát triển, coi xuất khẩu thuỷ sản là hướngphát triển mũi nhọn và ưu tiên số một Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ngoàiviệc tập trung vào các thị trường truyền thống còn phải đẩy mạnh tìm kiếm thịtrường mới có nhiều tiềm năng nhằm mở rộng thị trường trên toàn thế giới.Khi sử dụng mô hình chuỗi giá trị để phân tích thì có thể thhấy hoạt độngthuỷ sản bao gồm những hoạt động:

1.3.2.1.Hoạt động khai thác, nuôi trồng thuỷ sản

Hoạt động hậu cần đầu vào bao gồm hoạt động khai thác hải sản và thuýsản nội địa

- Hoạt động khai thác hải sản là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản tựnhiên trên biển và vùng nước lợ Hoạt động khai thác hải sản ở Việt Namđược tiến hành tập trung trong khu vực ngư trường số 71, khu vực Trung –Tây Thái Bình Dương ,theo bản đồ ngư trường thế giới của FAO Nhìnchung, nghề khai thác hải sản ở Việt Nam là nghề cá nhỏ, hoạt động ven bờ làchủ yếu Nhưng các nguồn lợi ven bờ đang có đấu hiệu bị đe doạ, một số laòihải sản có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác quá mức Do vậy ngành thuỷ sản

Trang 14

Việt Nam chủ trương cơ cấu lại nghề khai thác bằng cách khuyến lhách khaithác hải sản xa bờ, đồng thời chuyển một bộ phận ngư dân sang những lĩnhvực hoạt động kinh tế khác như nuôi trồng, kinh doanh, cung ứng dịch vụ hậucần nghề cá…

- Hoạt động khai thác hải sản xa bờ là hoạt động khai thác hải sản tiếnhành ở vùng biển có độ sâu từ 30m trở lên (đối với vùng biển Bắc Bộ , Đông– Tây Nam Bộ, Vịnh Thái Lan ) ,từ 50m trở lên (đối với vùng biển miềnTrung )

- Khai thác thuỷ sản nội địa là hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sảntrong các song, hồ , đầm phá và các vùng nước ngọt tự nhiên khác Tổng sảnlượng thuỷ sản khai thác nội địa hằng năm dao động từ 200 đến 250 nghìntấn Đây là nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ quan trọng cho dân cư, đồngthời cũng có nhiều sản phẩm quý

1.3.2.2.Hoạt đông chế biến thuỷ sản

Chế biến thuỷ sản được hiểu là chế biến tất cả các loài thuỷ sản nướcngọt, nước lợ và nước mặn thu hoạch từ hoạt động khai thác thuỷ sản và nuôitrồng thuỷ sản Chế biến thuỷ sản được phân thành hai nhóm sau:

Chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa là hoạt động chế biến thuỷ sản nhằmphục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước Những năm trước đây, do phải nhập dâychuyền đồng bộ từ nước ngoài nên chi phí cho hoạt động chế biến nội địatương đối cao, giá thành sản phẩm không phù hợp với sức mua của người dântrong nước Gần đây, ngành thuỷ sản đã chủ động phát triển công nghiệp cơđiện lạnh phục vụ thiết bị cho chế biến thuỷ sản nội địa nên tình trạng này đãđược khắc phục Mặt khác, do mức thu nhập tăng nên nhu cầu tiêu thụ cũngtăng theo, nhiều sản phẩm thuỷ sản chế biến đã không còn phân biệt ranh giớigiữa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu

Chế biến sản phẩm xuất khẩu là hoạt động chế biến thuỷ sản nhằm mụctiêu xuất khẩu thu ngoại tệ Hệ thống các nhà máy chế biến xuất khẩu năm

Trang 15

2001 là 272 nhà máy với năng lực thu hút nguyên liệu khoảng 500 nghìntấn/năm Nhờ Áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới như công nghệbảo quản sau thu hoạch, công nghệ surimi, công nghệ ngủ đông trong vậnchuyển thuỷ sản tươi sống, công nghệ đông rời IQF… nên xuất khẩu thuỷ sản

đã tăng nhanh trong những năm qua Đông thời nhờ việc tích cực áp dụng hệthống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, đến năm 2003 đã có 273doanh nghiệp đạt các điều kiện an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam,

153 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản được công nhận vào danh sách I xuấtkhẩu thuỷ sản vào thị trường EU, 255 cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vàoThuỵ Sỹ và Ca na đa, 248 đơn vị đạt tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, v.v Việt Namtạo được thế đứng vững chắc trên thị trường thuỷ sản thế giới

1.3.2.3 Hoạt động hậu cần đầu ra đối với hàng thuỷ sản

Với địa hình như ở nước ta thì hàng thuỷ sản chủ yếu được vạn chuyểnbằng đường biển. Ởnước ta thì chủ yếu là hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sangcác quốc gia khác trên thế giới, gần đây mới bắt đầu nhập khẩu nhưng khốilượng còn hạn chế.Thị trường xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta ngày càng được

mở rộng ra nhiều nước và vùng lãnh thổ ở cả 5 châu lục, trong đó Nhật Bản

và Mỹ là hai thị trường dẫn đầu Thị trường Mỹ có tốc độ phát triển nhanh, từchỗ chỉ chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vàonăm 1998 đã vươn lên đứng đầu vào năm 2001 với tỷ trọng xấp xỉ 30%

Tại thị trường trong nước, tiêu thụ bình quân đầu người năm 2001 mớiđạt khoảng 19.4 kg/người, còn thấp so với một số nước Đông Nam Á nhưInđônêxia, Thái Lan, Malaixia, Campuchia Thuỷ sản tiêu thụ nội địa baogồm phần lớn thuỷ sản nước ngọt và một phần thuỷ sản nước mặn, đa số làsản phẩm giá thấp và trung bình, chủ yếu là hàng tươi sống Tuy nhiên, khithu nhập tăng lên, đời sống nhân dân ngày càng cao thì nhu cầu về sản phẩmgiá trị cao và sản phẩm chế biến đang tăng lên, đặc biệt là ở các thành phố,

Trang 16

khu du lịch Người dân đã bắt đầu đòi hỏi hàng thuỷ sản có chất lượng cao,bao bì đóng gói thuận tiện

1.3.2.4.Về thị trường xuất khẩu thuỷ sản

Bộ Thủy sản chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ Thương mại, Ngoạigiao trong công tác xúc tiến thương mại và tăng cường công tác thông tin thịtrường tăng cường đào tạo cán bộ thị trường và tiếp thị chuyên nghiệp ở cácdoanh nghiệp, để giữ vững và ổn định thị trường truyền thống, đặc biệt là thịtrường Nhật Bản, đồng thời mở rộng hơn nữa các mặt hàng Việt Nam có khảnăng phát triển để xuất ra các thị trường lớn như : Liên minh Châu Âu (EU),

Mỹ, Trung Quốc ; giảm tỷ trọng các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷtrọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp.Riêng đối với thị trường lớn như thịtrường Nhât bản cần tăng tỷ trọng các mặt hàng thủy sản tinh chế và hàngphối chế đóng gói nhỏ cho siêu thị, tôm sống, cá ngừ tươi và đông và các đặcsản khác, đưa tỷ trọng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường NhậtBản chiếm từ 38% đến 40% trong tổng sản phẩm xuất khẩu Còn đối với thịtrường khối liên minh Châu Âu (EU) và một số thị trường mới khác ngoài cácthị trường trên đây, cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm đáp ứng theoyêu cầu của các thị trường này nhằm mở rộng thị trường cho hàng thuỷ ViệtNam.

1.3.2.5.Phát triển nguồn nhân lực

Ngành thuỷ sản ở nước ta rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực cả về

số lượng và chất lượng Yêu cầu kinh tế kỹ thuật ngày càng cao đòi hỏi mỗingười lao động trong ngành thuỷ sản phải cố gắng nâng cao trình độ của mình

và phải được bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp Vì vậy mà ngành thuỷ sảnkhông chỉ chú trọng phát triển các cán bộ kỹ thuật ,quản lý mà còn cả nhữngngười lao động trực tiếp Các laọi hình đào tạo cũng ngày càng phát triển Đốivới loại hình đào tạo nghề ngắn hạn trong 3 năm từ 2000 đến 2002 đã tổ chức1.698 lớp tập huấn về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cho 98.261 lao động

Trang 17

Năm 2002, mở lớp và cấp chứng chỉ cho 13.000 thuyền trưởng, máy trưởng

và thuyền viên; tổ chức hàng chục lớp tập huấn cho kiểm dịch viên, thanh traviên.Năm 1999 mới chỉ đào tạo nghề dài hạn được 1.400 người, sang năm

2003, con số này đã tăng thêm 154%, tương ứng là 3.550 người

1.3.2.6.Các lĩnh vực hoạt động khác

Đó chính là các hoạt động dịch vụ khách hàng, đổi mới công nghệ nhằmnâng cao năng suất sản xuất phục vụ cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp.Ngoài ra các doanh nghiệp cần đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc đánhbắt, nuôi trồng, chế biến…thuỷ sản Đây cũng là những hoạt động nằm trongchuỗi giá trị để nâng cao khả năng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệpViệt Nam

Trang 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VÀ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

2.1 Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản trong những năm gần đây

Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, quan hệ thươngmại Việt-Nhật đang phát triển với tốc độ cao Nhật luôn duy trì vị trí là mộttrong 3 thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam sau Mỹ và EU

Nếu như kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản năm

2000 đạt 4,52 tỷ USD, thì năm 2005 kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước đã đạthơn 8,163 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với năm 2000

Trong quan hệ thương mại với Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ phát triển khá cao, tăng trungbình từ 15-20% so với năm trước Trong cán cân thương mại, Việt Nam luôn

là nước xuất siêu

Các số liệu thống kê cho thấy cả năm 2005, kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 4,56 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm

2004 (từ năm 2001 đến nay, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng vượt qua con số20%)

Về nhập khẩu năm 2005, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ NhậtBản đạt khoảng 3,6 tỷ USD, tăng 15,3% so với 2004 Xuất siêu của Việt Namsang Nhật Bản đạt khoảng 960 triệu USD, tăng hơn 43% so với năm ngoái.Nếu trừ dầu thô Việt Nam vẫn xuất siêu trên 370 triệu USD

Không chỉ có vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không chỉ tăng vềkim ngạch đơn thuần mà đang có những bước phát triển tương đối rõ nét về

cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu được hoa tươi,hàng may mặc cao cấp, thực phẩm chế biến sang thị trường Nhật Cùng với sự phát triển về mặt hàng xuất khẩu, tỷ lệ gia công nội địa trong sản

Trang 19

phẩm xuất khẩu, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu thành phẩm trong tổng kim ngạchxuất khẩu cũng ngày càng được nâng cao (đặc biệt đối với sản phẩm thủy sản,

cơ khí, công nghệ thông tin )

Bảng 2 : 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm

Nguồn – Trung tâm xúc tiến thương mại Nhật Bản

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt namvào thị trường Nhật lớn, đứng thứ hai sau hàng may mặc Kim ngạch xuấtkhảu thuỷ sản đạt 614 Triệu USD ,tăng 1,9% so với năm 2004 Tuy kimngạch xuất khẩu lớn thuỷ sản, song tỉ lệ tăng vẫn chưa cao so với năm 2004,

và có tỉ lệ tăng thấp nhất trong 10 mặt hàng.Nguyên nhân dẫn đến tình trangnày là do vụ kiện bán phá giá tôm trên thị trường Mỹ trong năm 2004 đã ảnhhưởng đến tình hình xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam Hàng may mặc vẫn giư vị trí hàng đầu trong kim ngạch xuất khẩu sang NhậtBản và kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này cũng tăng nhanh so với năm

2004

Trong năm 2004, do giá dầu tăng cao trên thị trường thế giới và sự bất

ổn của mặt gang này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang thị trườngNhật Bản tăng đột biến, cụ thể kim ngạch xuất khẩu đạt 585 triệu USD, tăng58,6 % so với namư 2004 Tuy nhiên nước ta mới chỉ xuất khẩu dầu thô màchưa qua chế biến, thế nên giá trị vẫn chưa cao Đây cũng là điều mà nhà

Trang 20

nước cần lưu ý để trong thời gian tới, có những chính sách đầu tư để có thểxuất khẩu dầu đã qua chế biến.

Bảng 3 - 10 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn sang thị trường Nhật

Nguồn – Trung tâm xúc tiến thương mại Nhật Bản

Nhìn vào bảng trên ta thấy,tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng xuấtkhẩu vào thị trường Nhật Bản ngày càng tăng nhanh Vì vậy mà tổng kimngạch xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Nhật Bản cũng tăng nhanh

Trong năm 2005, gạo là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng184,3% so với năm 2004 Nguyên nhân là do năm nay thời tiết thuận lợi cho

bà con nông dân, trúng mùa Tuy nhiên kim ngạch xuất khảu gạo vẫn cònthấp, mới chỉ đạt được 27,3 triệu USD

Các linh kiện điện tử trong năm qua cũng đã có nhưng bước tiến vượtbậc trong kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật, tăng gần gấp 2 lần sovới năm 2004 Đây là kết quả đáng mừng đối vỡi xuất khảu Việt Nam Cácdoanh nghiệp xuất khảu Việt nam đang dần có chõ đứng trên thị trường NhậtBan và thị trường này đang mở rộng, không chỉ dừng lại ở các mặt hàngtruyền thống như gạo hay thuỷ sản… mà còn có những mặt hàng mới nhưlinh kiện điện tử, đồ gia dụng

Trang 21

Trong tương lai cần thúc đẩy hơn nữa xuất khảu hàng hoá vào thị trườngNhật BẢn, và Nhật bản vẫn duy trì vị trí số một thị trường xuất khẩu hànghoá của các doanh nghiệp Việt Nam.

2.2 Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

2.2.1 Một số đặc điểm về thị trường Nhật Bản

2.2.1.1 Tình hình kinh tế Nhật Bản trong những năm gần đây

Nhật Bản là quốc gia nằm ở phía Đông Bắc châu Á với diện tích 377.835km2, gồm bốn đảo chính là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu Dân số

là 127 triệu người Nền kinh tế của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới Năm

2004, tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Nhật Bản đạt 4, 8 ngàn tỷ đôla Sau một thập niên bị suy thoái, năm 2004 kinh tế lại bắt đầu tăng trưởng.Sau đây là một số số liệu về kinh tế Nhật Bản năm 2004:

Năm 2003, GDP ở Nhật tăng 2,5% và năm 2004 đạt 4,5% Đây là mứctăng trưởng cao nhất của Nhật trong 14 năm gần đây Lượng hàng xuất khẩusang Trung Quốc mạnh, hàng hóa tiêu dùng trong nước cũng tăng

Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4,6% vào tháng 5 năm 2004, thấp hơn

so với 5,5% đầu năm 2003,tuy nhiên tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn ở mức cao.Tổng số nợ trong dân của Chính phủ Nhật chiếm 140% ,khoảng 6500 tỉUSD cao nhất thế giới Và tổng số nợ xấu khó đòi là 375 tỉ USD

Dự trữ ngoại tệ tính đến tháng 3 năm 2004 là 826,6 tỉ USD , nhiều nhấtthế giới

Tổng kim ngạch xuất khẩu là 544,24 tỉ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu

là 431,78 tỉ USD tính đến tháng 3 năm 2004

Tỉ trọng các ngành kinh tế chính : Nông nghiệp: 2,1 % ; Giao thông vậntải:6,3% ; Công nghiệp: 26,8% ; Lưu thông : 12,5 % ; Xây dựng:10,3% ; Cácngành khác:37,9%

Trang 22

Sang đến năm 2005, nền kinh tế Nhật Bản tiêp tục tăng trưởng và thoátdần khỏi sự suy thoái.Những số liệu thống kế mới nhất của Chính phủ Nhậtbản cho thấy, nền kinh tế Nhật đang phục hồi vững chắc, với tốc độ tăngtrưởng kinh tế trong quý IV/05 tăng mạnh nhờ nhu cầu trong nước tăng.

Theo kết quả điều tra 10 nhà kinh tế hàng đầu Nhật Bản, trong quýIV/2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản ước đạt 1,2% so với quý trước

đó và 5% tính trong cả năm Đây là quý tăng trưởng thứ 4 liên tiếp

Nhà kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu Daiwa, Junichi Makino, nhậnđịnh rằng xuất khẩu, đầu tư cơ bản của các doanh nghiệp (hiện chiếm gần15% trong nền kinh tế Nhật Bản) và chi tiêu tiêu dùng tăng 1% là các độnglực tăng trưởng trong quý IV/2005

Bên cạnh đó, trong tháng 12/05 tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,6% của tháng11/05 xuống còn 4,4% Nhu cầu về hàng hóa Nhật cũng đang trên chiềuhướng tăng

Trong tháng 1/06, Chính phủ Nhật Bản đã công bố doanh số bán lẻ tăng1,1% trong năm 2005, lần tăng đầu tiên trong 9 năm qua Giới phân tích dựđoán, những dữ liệu trên có thể khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sớmthắt chặt chính sách tiền tệ

2.2.1.2 Đặc điểm về thói quen tiêu dùng hàng thuỷ sản ở Nhật Bản

Khi nghiên cứu thị trường thuỷ sản của Nhật Bản thì không thể khôngquan tâm đến thói quen tiêu dùng hàng thuỷ sản của người dân Nhật Bản.Nhật Bản la quốc gia có đông dân số, lại là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn,nhưng nếu không hiểu được sở thích cũng như thói quen tiêu dùng của ngườiNhật Bản thì các doanh nghiệp Việt Nam không thể thâm nhập vào thị trườngnày được Nhật Bản là một trong những thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhấtthế giới, có đặc điểm vừa là nước xuất khẩu,vừa là nước nhập khẩu Tuynhiên ở thị trường Nhật Bản, người tiêu dùng có thói quen sử dụng thuỷ sản

từ lâu đời Nó chiếm tỉ trọng lớn trong bữa ăn gia đình,ngày lễ, tiệc cưới…

Trang 23

Khi nói đến món ăn của người Nhật Bản, người ta thường nghĩ ngay đếnmón shushi, sashimi, tempura và các món ăn có thành phần thuỷ sản khác.Theo truyền thống củe người Nhật Bản, các món ăn được yêu thích đó làcá,nhuyễn thể có vỏ, rau và hoa quả đang trong mùa vụ.

Nhật là nước công nghiệp, nhịp sống ở đây rất nhanh, cùng với sự pháttriển về kinh tế thì người dân Nhật Bản cũng bận rộn hơn với công việc, vìvậy những bữa ăn không còn quá cầu kỳ như trước Trong một ngày, thườngthường bữa tối của người dân Nhật Bản có món ăn chính là tôm,cá, mực,thịt…và những sản phẩm này thường được chế biến sẵn Vì vậy mà họthường mua hàng thuỷ sản đã được chế biến, đóng gói sẵn trong siêu thị, vừatiện ích, vừa nhanh chóng Ngoài ra,Nhật Bản là nước có đời sống cao, ngườidân nước này thường tiêu dùng những mặt hàng đặc sản cao cấp như tômhùm, cá ngừ, bạch tuộc, cua, cá hồi…Và họ rất chú ý đến việc vệ sinh an toànthực phẩm Đây là điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào thịtrường Nhật Bản cần chú ý ,vì nếu thực phẩm không đạt tiêu chuẩn về chấtlượng thì rất dễ bị đánh bật ra khỏi thị trường

2.2.1.3 Quy định luật pháp đối với hàng thuỷ sản của Nhât Bản

Nhật Bản đang cố gắng duy trì và phát triển chế độ mậu dịch tự do Từđầu những năm 80, Nhật Bản đã tiến hành các biện pháp kinh tế đối ngoạitrong một số thời kỳ, đặc biệt kể từ khi phê chuẩn chương trình hành động.Nhật Bản đã xúc tiến mở cửa Thị trường bằng việc cắt giảm và bãi bỏ thuếnhập khẩu , chấm dứt và nới lỏng các biện pháp hạn chế số, cải thiện hệ thốngcấp chứng nhận Các nỗ lực này của Nhật bản đã làm giảm bớt sự hạn chếnhập khẩu, đặc biệt là đối với hàng sản xuất công nghiệp và khai thác mỏ,những mặt hàng này chịu thuế trung bình 1,9%, mức thấp nhất trong các nướccông nghiệp phát triển

Đối với hàng thuỷ sản, trước khi nhập khẩu vào thị trường Nhật thì phảiqua kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thực phẩm trước khi làm thủ tục hải

Trang 24

quan.Chính Phủ Nhật Bản đã sử dụng các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chấtlượng như một công cụ rất hiệu quả để hạn chế hàng nhập khẩu.

Theo điều 16 - Bộ luật vệ sinh thực phẩm Nhật Bản yêu cầu các nhànhập khẩu vào Nhật Bản phải thông báo nhập khẩutheo mẫu quy định vớitrạm vệ sinh phòng dịch tại cửa khẩu, tại địa danh nhập khẩu.Các thông tintrong thôg báo nhập khẩu kèm theo các chứng từ như giấy chứng nhận chấtlượng, các phiếu phân tích tự nguyện và các dữ liệu trước đây lien quan đếnchủng loại hàng hoá và nhà sản xuất được xem xét để trạm vệ sinh phòng dịchquyết định có lấy mẫu kiểm nghiệm hay không

Thực phẩm nhập khẩu lần đầu hay có dấu hiệu vi phạm luật vệ sinh thựcphẩm là đối tượng kiểm tra bắt buộc.Việc kiểm nghiệm được thực hiện bởiphòng kiểm nghiệm do bộ y tế và phúc lợi chỉ định Trong trường hợp sảnphẩm được nhập khẩu kiên tục vào Nhật Bản ,nếu kiểm tra kết quả lần đầukhông vi phạm thì việc lấy mẫu kiểm tra lại trong những lần nhập tiếp theođược áp dụng trong khoảng thời gian theo quy định Nếu thực phẩm đã đượckiểm nghiệm tại nước xuất khẩu được Bộ y tế uỷ quyền và kết quả phân tíchphù hợp với các quy định thì được miễn kiểm tra

Để kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm , Nhật bản đưa ra

hệ thống tiêu chuẩn tương đối chi tiết cho từng nhóm sản phẩm bao gồm tiêuchuẩn về thành phần thực phẩm, về quá trình chế biến và bảo quản

2.2.2.Cơ cấu h ng thu àng thu ỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Nhật bản là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới.Tại Nhật hơn80% nhu cầu về tôm phải dựa vào nhập khẩu Việt Nam hiện là một trongnhững nước hang đầu xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản Kim ngạchxuất khẩu hải sản vào Nhật đã đạt trên 700 triệu USD vào năm 2005 Dướiđây là bảng mục xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường:

Bảng 4 – Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của Việt Nam

Trang 25

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004

Tổng sản lượng( 1000USD) 1.777.486 2.022.821 2.216694 2.166.600 Nhật Bản

Tỉ trọng giá trị ( % )

465.901 26,21

537.968 26,59

582.902 26,30

680.064 31,40 Mĩ

tỉ trọng giá trị (%)

489.035 27,51

655.655 32,41

782.238 35,29

522.542 24,10 Trung Quốc

Tỉ trọng giá trị ( % )

316.719 17,82

302.261 14,94

147.786 6,67

116.974 5,40 EU

tỉ trọng giá trị (%)

106.716 6,00

84.404 4,17

127.240 5,74

214.978 9,90 ASEAN

Tỉ trọng giá trị ( % )

64.930 3,65

79.529 3,93

73.080 3,30

152.953 7,1 Các nước khác

Tỉ trọng giá trị ( % )

334.185 18,80

363.004 17,95

503.448 22,71

497.088 22,10

Nguồn - Bộ thuỷ sản

26.21 27.51

17.82

6 3.65

18.8 26.59 32.41

14.94

4.17 3.93

17.95 26.3 35.29

6.67 5.74 3.3

ASEAN Các nước khác

Hình 1 - Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của Việt Nam

Nhìn vào hình 1, ta có thể thấy Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thuỷsản lớn của Việt Nam, đứng thứ 2 sau Mĩ Tỉ trọng xuất khảu vào thị trườngNhật Bản tương đối ổn định và tăng qua các năm , từ 26,21% năm 2001 tăng

Trang 26

lên 31,4% năm 2004 Trong 3 năm 2001, 2002, 2003 Nhật Bản chỉ đứng vị tríthứ 2, nhưng đến năm 2004 Nhật đã trở thành thị trường lớn nhất, vượt lêntrên cả Mĩ.

Ngoài Nhật Bản, thì Mĩ cũng là thị trường nhập khẩu thuỷ sản quantrọng của nước ta Tỉ trọng của Mĩ tăng nhanh trong 3 năm 2001,2002, 2003

và luôn giữ vị trí số một Nhưng sang năm 2004, do vụ kiện bán phá giá tôm

mà tình hình xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mĩ chững lại và giảm xuốngcòn 24,1%

Ngoài 2 thị trường lớn là Mĩ và Nhật thì xuất khẩu thuỷ sản cũng đangdần có chỗ đứng ở thị trường EU Tuy tỉ trọng xuất khẩu chưa cao nhưngcũng đã có chiều hướng tăng, từ 6% năm 2001 lên 9,9% năm 2004

Trên đây là tình hình xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường,còn nếu xuấtkhẩu theo nhóm sản phẩm thì hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản thườngđược chế biến dươí dạng đông lạnh, các sản phẩm đã uớp tẩm và một số sảnphẩm ở dạng đồ hộp Các sản phẩm thuỷ sản được xuất vào thị trường NhậtBản nhiều nhất là tôm tươi, tôm đông lạnh; cá ngừ tươi, cá ngừ ướp đông, cángừ đông lạnh ,nhuyễn thể đông lạnh, hàng khô, nguyên liệi đông lạnh Trong

đó tôm các loại, cá ngừ và nhuyễn thể đông lạnh thường chiếm tỉ trọng trên70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta

Bảng 5 - Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật theo nhóm sản phẩm

Nhóm mặt

hàng

Khối lượng (Tấn)

Giá trị (1000USD)

Khối lượng (Tấn)

Giá trị (1000USD)

Khối lượng (Tấn)

Giá trị (1000USD)

Tổng số 76 895.4 465 900.8 96 251.4 537 459.5 97 953.8 582 837.9 Hàng đông lạnh

Trang 27

-Cá tươi

-Hàng tươi khác

1.6

4.3

-117.3 66.1

362 259

1 163.2 620.4

18 489.8

3 005.9

1 906.4

13 198.6 378.9

3 663.7

626.2 570

1 930.3

549.8 354 875.2 151.3

14 743.6

2 130.0

1 391.4

10 766.5 455.8

3 516.6

1 318.5

2 140.9 57.2

1 318.5

325.4 991.3 1.8

4 416.2

1 069.2

3 339.7 7.3

1 102.6

2.9

1 099.4 0.3

2 744.2

9.6

2 689.2 45.4

Nguồn - Trung tâm Thông tin Khoa học và Kinh tế thủy sản

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy hàng đông lạnh là được xuất khẩunhiều nhất Do đặc tính của hàng thuỷ sản là không để được lâu nên hàng tươisống không được chú trọng xuất khẩu.Ngoài ra,các sản phẩm chế biến cũngxuất khẩu rất ít Các sản phẩm thuỷ sản của nước ta xuất khẩu chủ yếu chưaqua chế biến, vì vậy vẫn chưa có được giá trị kinh tế cao Trong thời gian tới,các doanh nghiệp cần chú ý đầu tư để sản xuất các sản phẩm thuỷ sản đã quachế biến Những mặt hàng được ngươi dân Nhật Bản ưa chuộng nhất đó làTôm, mực, bạch tuộc Đây cũng là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, thuhút nhiều nhà xuất khẩu thuỷ sản Hàng năm nhu cầu tôm của thị trường NhậtBản vào khoảng 300.000 – 400.000 tấn tôm hùm và tôm sú Số tôm nàythường tập trung ở các nhà hàng sang trọng và ở các hộ gia đình

Bảng 6 – Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

2653.8956,5

261.92456,2

319.23959,4

350.16460,1Bạch tuộc và mực

Tỉ trọng (%)

127.21445,9

128.08243,5

97.09243,8

97.27640,6

62.62539,9

Trang 28

Nguồn – Báo cáo của Bộ thuỷ sản

51.1 56.5 56.2

59.4 60.1 45.9 43.5 43.8

Hình 2 - Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Từ hình 2 , ta thấy, tôm là mặt hàng có tỉ trọng xuất khẩu cao nhất trongmặt hàng thuỷ sản Việt nam xuất sang Nhật Bản Tỉ trọng này tương đối ổnđịnh qua các năm, có tăng nhưng không đáng kể, tăng từ 54,1% nưm 1999 lên60,1% năm 2003.Theo thống kê của Bộ thuỷ sản thì tôm chiếm 60% trongtổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Việt Nam đang là 1trong 4 nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào thị trường Nhật.Năm 2005, ViệtNam dự kiến xuất khẩu tôm sẽ đạt 600 – 700 triệuUSD

Bên cạnh mặt hàng tôm thì mực và bạch tuộc cũng là những sản phẩmthuỷ sản xuất sang Nhật với khôi lượng lớn Tuy nhiên nếu nhìn vào biểu đồ

ta có thể thấy, tỉ trọng xuất khẩu mực giảm dần qua các năm, tuy là khônggiảm mạnh Nguyên nhân là do giá xuất khảu mặt hàng này ở nước ta cònthấp so với giá nhập khẩu chung của Nhật Bản.Hàng năm kim ngạch xuấtkhẩu mực và bạch tuộc chiếm khoảng 37% - 40%

2.2.3 Hình thức xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Hiện nay, hàng thuỷ sản Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản dướihai hình thức chính là xuất qua các công ty thương mại hoặc công ty nhậpkhẩu của Nhật và thứ hai là xuất khẩu qua một số thị trường trung gian

Trang 29

Hàng thuỷ sản của Việt nam xuất sang thị trường Nhật Bản mới chỉ dừnglại ở các công ty thương mại và công ty nhập khẩu trong mạng lưới phânphối.Các thị trường trung gian mà hàng thuỷ sản Việt Nam xuất sang là thitrường Singapore , Trung quốc Hàng năm khoảng 30% hàg thuỷ sản của Việtnam xuất sang thị trường trung gian này Các trung gian này lại sơ chế lại nhưđống hộp, tẩm gia vị và một số hình thức khác rồi xuất sang Nhật với giá caohơn.

Xu hướng ngày nay của ngành thuỷ sản là nâng cao năng lực chế biến,giảm bớt các thị trường trung gian, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp Có như vậythì thuỷ sản của Việt Nam mới có chỗ đứng vững chắc trên thị trường NhậtBản

2.3 Thực trạng vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

2.3.1.Về nguyên liệu

Sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch về cơ bản chưa đáp ứngđược các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm Hiện giá tôm giống vẫncao, giá thức ăn nuôi tôm cũng cao, từ đó mà giá thnàh nguyên liệu đã tănglên Tỉ trọng giá nguyên liệu thường chiếm đến 90% giá thành sản phẩm.Chính điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Dochuyển từ nền sản xuất nông nghiệp manh mún và thị trường nông nghiệp nhỏ

bé, trong khi lại đáp ứng đối tượng công nghiệp, Việt Nam cần có một quátrình để hình thành thị trường nguyên liệu thuỷ sản Thời gian ra đời thịtrường này sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song, sẽ rút ngắn rấtnhiều nếu DN, nhà nước và người sản xuất cùng bắt tay tổ chức các chợnguyên liệu theo hình thức đấu giá; hình thành các hội sản xuất nguyên liệu.

Ngoài ra, khai thác hải sản chưa được đầu tư đồng bộ, nhất về hậu cần dịch vụcông nghệ khai thác và bảo quản trên tàu Việc tổ chức các đoàn đội khai thácgắn kết khai thác với thu mua chế biến xuất khẩu mới chỉ dừng lại ở một bộ

Trang 30

phận rất nhỏ Vì vậy tỷ lệ sản phẩm khai thác hải sản đưa vào chế biến xuấtkhẩu tuy đã tăng lên nhưng chưa tương xứng với tiềm năng cảu nước ta.

Việt Nam có thuận lợi để phát triển sản xuất thức ăn trong nước vì có thể

sử dụng nguồn nguyên liệu ở địa phương như bột cá, cám, bột sắn và bột đậunành Một số nhà chế biến thức ăn làm việc với các nhà cung cấp các phụ gianhư bột mực và bột cá để có thể tăng chất lượng trong sản xuất thức ăn nuôitôm của địa phương Sau đây là danh sách những doanh nghiệp sản xuất thức

ăn nuôi thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam

Trang 31

Bảng 7 - Những nhà sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản hàng đầu ở Việt Nam

1 C J Vina Agri (Hàn Quốc) ở Long AnSL ước tính : 12.000 T/năm,

trong đó : 1.000T/năm thức ăn nuôi tôm

cuối 2003

2 Ocialis (Pháp) ở Bến Cát - Sông Bé và Hà Nội SL ước

tính (2004) : 10.000 T/năm thức ăn nuôi tôm và

20.000T/năm thức ăn nuôi cá

2003

3 Liên doanh Asia Hawaii (US/VietNam) ở Phú Yên SL ước tính : 20.000 Tấn/năm thức ăn nuôi tôm 2002

4 Uni - President (Ðài Loan) ở Sóng Thần - Sông Bé SL ước tính (2004) : 60.000 T/năm thức ăn nuôi tôm

và 10.000 T/năm thức ăn nuôi cá

2001

5 Hạ Long (Ðài Loan) ở Nha Trang SL ước tính 20.000 T/năm thức ăn nuôi tôm 2000

6 Grobest (Ðài Loan) ở Ðồng Nai SL ước tính : 15.000 T/năm thức ăn nuôi tôm 2001

7 CP (Thái Lan) SL ước tính 30 - 40.000 T/năm thức ăn

nuôi tôm

1999 và 2001

8 Tom Boy (Ðài Loan) ở Thành phố Hồ Chí Minh SL ước tính (2004) : 30.000 T/năm thức ăn nuôi tôm 2002

9 Cargill (Hoa Kỳ) ở Biên Hoà SL ước tính : 10.000 T/năm thức ăn nuôi tôm và

15.000 T/năm thức ăn nuôi cá

1998 (cá)

2001 (tôm)

10 Proconco (Pháp/Việt) ở Cần Thơ SL ước tính : 12.000 T/nămthức ăn nuôi tôm

và 60.000 T/năm thức ăn nuôi cá

2000

11 Cataco (Việt Nam) ở Cần Thơ SL ước tính : 25.000 T/năm thức ăn cá

và 12.000 tấn/năm thứca ăn nuôi tôm

2003, 2004

12 Dabasco (Việt Nam) ở Bạc Liêu SL ước tính : 20.000 T/năm thức ăn nuôi tôm 2002

13 Seaprodex (VietNam) ở Ðà Nẵng SL ước tính : 15.000 T/năm thức ăn nuôi tôm

và 5.000 T/năm thức ăn nuôi cá

1990

2.3.2 Đối với hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản

Đánh bắt thuỷ sản là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nước ta,với vùng biển có nguồn sinh vật đa dạng, phong phú, trữ lượng hải sản trongvùng đặc quyền kinh tế của nước ta khoảng 3,5-4,1 triệu tấn, hàng năm có thểkhai thác 1,5-1,67 triệu tấn, đồng thời có diện tích nuôi lớn, khoảng 76 vạn

ha, sản lượng khai thác tăng bình quân 5%/năm Đánh bắt hải sản đã tạo việc

Nguồn – Viet Linh - Kỹ thuật thuỷ sản và nông nghiệp

Trang 32

làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch vụ nghề

cá Hệ thống hậu cần nghề cá đã có những chuyển đáng kể, đặc biệt là hệthống các cảng cá được xây dựng suốt dọc bờ biển Đã triển khai các hoạtđộng nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như cấp giấy phép khaithác thuỷ sản; kiểm tra theo dõi giám sát các hoạt động nghề cá trên biển;kiểm tra giám sát an toàn cho người và phương tiện nghề cá trên biển Nghề nuôi trồng hải sản đã có bước phát triển khá, tăng nhanh cả diện tíchnuôi trồng lẫn sản lượng, ở cả 3 vùng nước lợ, mặn, ngọt (sản lượng nuôitrồng đã tăng 16%/năm) Nuôi trồng hải sản đã góp phần đáng kể vào chuyểnđổi mạnh trong cớ cấu kinh tế nông thôn ven biển; chất lượng và giá trị củasản phẩm nuôi trong thuỷ sản xuất khẩu ngày càng cao, nhất là tôm, đảm bảo

an ninh thực phẩm, đáp ứng nguyên liệu cho chế biến, tạo việc làm góp phầnxoá đói giảm nghèo Đến năm 2003, sản lượng nuôi trồng đạt 1,1 triệu tấn,gấp 1,9 lần so với năm 1998

Ngoài những mặt thuận lợi như vậy, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản còngặp rất nhiều khó khăn Hiện nay, mặc dù nhà nước đã khuyến khích cácdoanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản để bù đắp cho khai thác, nhưng nuôi trồngvẫn mới chỉ chiếm phần nhỏ, chủ yếu nguồn thuỷ sản vẫn là do khai thác tựnhiên Do đó nguồn cung cấp thuỷ sản của nước ta vẫn còn bấp bênh.Vàomùa vụ chính, nguyên liệu mới chỉ đáp ưng được 80-90% nhu cầu

Trang 33

Bảng 8 - Sản lượng thuỷ sản do khai thác và nuôi trồng

844 809.631.9

1 003 095.0

35.1Sản lượng thuỷ sản khai thác (Tấn)

Hình 3 - Sản lượng thuỷ sản do khai thác và nuôi trồng

Nhìn vào hình 3 ta có thể thấy tỉ trọng nuôi trồng tăng qua các năm, và tỉ

lệ khai thác đã có chiều hướng giảm Nguyên nhân là do trong những nămqua, nhà nước luôn có những chính sách khuyến khích nuôi trồng thuỷ sản,hạn chế khai thác Tuy nhiên tỉ trọng tăng nuôi trồng vẫn chưa đáng kể, nguồnthuỷ sản cung cấp vẫn chủ yếu do đánh bắt mà có Nếu chỉ dựa vào nguồnđánh bắt là chủ yểu thì nguồn cung cấp thuỷ sản sẽ bị hạn chế đi rất nhiều dohiện nay năng lực đánh bắt của ta rất hạn chế, các phương tiện đánh bắt cònthô sơ, không có phương tiện bảo quản tốt Ngoài ra nếu cứ dựa vào đánh bắt

sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Do vậy, về lâudài thì các doanh nghiệp cần phải mở rộng diẹn tích nuôi trồng để đảm bảonguồn cung cấp thuỷ sản được ổn định hơn và đáp ứng được nhu cầu xuấtkhẩu của các doanh nghiệp

Trang 34

2.3.3 Đối với hoạt động sản xuất chế biến thuỷ sản

Công nghiệp chế biến hải sản, đặc biệt chế biến xuất khẩu đã làm tốt vaitrò mở đường và cầu nối, tạo thị trường để nuôi trồng khai thác hải sản pháttriển Đến nay, đã có 390 nhà máy chế biến thuỷ hải sản, trong đó hàng trămnhà máy được công nhận đạt tiêu chuẩn, và 60% cơ sở chế biến được côngnhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành Năm 2003, xuất khẩuhải sản đạt trên 2 tỷ USD; gấp 3,9 lần năm 1998

Năm 2005, hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt tại 108 quốc gia và vùnglãnh thổ, đồng nghĩa với việc chất lượng, an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản

đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường Quốc tế Năm 2005 cũng là nămngành thuỷ sản triển khai rộng rãi chương trình kiểm soát dư lượng hoá chấtđộc hại trong nuôi thuỷ sản với việc tiến hành đối với hầu hết các loài thuỷsản nuôi tập trung Hiện nay, yếu tố quyết định là chất lượng sản phẩm, việc

mở rộng thị trường phải bằng chất lượng, an toàn sản phẩm Hiệp hội chế biến

và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp thủy sản nênchú trọng tăng cường chất lượng và kiểm tra dư lượng kháng sinh cho các lôhàng xuất sang Nhật Bản trong thời gian này, để bảo đảm uy tín sản phẩm vàtránh rủi ro bị trả hàng Sau đây là bảng danh mục khống chế dư lượng khángsinh của một số nước

Trang 35

Bảng 9 - Các văn bản quy định dư lượng kháng sinh

trong thuỷ sản ở một số nước

10 loại

FAO/

WHO

Khuyến cáo của Hội đồng

chuyên gia đánh giá rủi ro

về ATVS hoá chất, phụ gia

Chloramphenicol và Nitrofurans

Canađ

a

Bộ Luật thực phẩm Tương tự EU, Mỹ có

Chloramphenicol và Nitrofurans

Oxytetracylin Oxolinic acid Thái

Lan

Thông báo của FDA 26 loại, trong đó có

Chloramphenicol và Nitrofurans

Oxolinic acid Nhóm Sulfa

Nhật

Bản

Bộ Luật Thực phẩm Tương tự EU, Mỹ có

Chloramphenicol và Nitrofurans

10 loại

Nguồn - Tạp chí KHCN thuỷ sản

Ngoài ra năng lực chế biến thuỷ sản đã tăng lên rõ rệt do các doanhnghiệp đã chú trọng đầu tư cho công nghệ chế biến , nhờ đó mà đáp ứng đượcnhu cầu xuất khảu của doanh nghiệp

Tuy vậy, hiện cả nước vẫn còn 209 cơ sở chế biến thuỷ sản chưa đạttiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó hầu hết là

Trang 36

các cơ sở đã được xây dựng từ lâu, trang thiết bị lạc hậu, chưa được đầu tưnâng cấp Tình hình bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trườngcủa ngành thuỷ sản vẫn chưa thực hiện tốt.Sau đây là biểu đồ thể hiện mứcđạt tiêu chuẩn trong bảo vệ môi trường

15%

60%

25%

Khá Trung Bình Kém

Hình 4 - Mức đạt tiêu chuẩn trong bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp

Như vậy, không có cơ sở nào đạt mức tốt.Số lượng cơ sở đạt mức trungbình chiếm tỉ trọng khá cao, chiếm 60%, các cơ sở đạt mức khá chỉ chiếm 15

% và 25% cơ sở đạt mức kém Trong số 25% các nhà máy được xếp hạngkém, phần lớn là các cơ sở còn xen lẫn trong khu dân cư chưa được quyhoạch

Trang 37

Bảng 10 – Danh sách xếp hạng của các doanh nghiệpthuỷ sản trong vấn đề

bảo vệ môi trường

2 Công ty Thủy sản và thương mại thuận phước Khá

4 Chi nhánh công ty TNHH Đại Thuận Trung bình

5 Công ty Cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng Trung bình

6 Công ty Nông thủy sản Hòa Phát Trung bình

7 Công ty phát triển nguồn lợi thuỷ sản Trung bình

8 Công ty TNHH Chế biến thực phẩm D&N Trung bình

9 Công ty TNHH Nông hải sản xuất khẩu Hoà Phát Trung bình

10 Công ty TNHH Phước Tiến - Cơ sở 1 Trung bình

11 Công ty TNHH Phước Tiến - Cơ sở 3 Trung bình

12 Xí nghiệp CB thủy sản Nại Cương Trung bình

14 Xí nghiệp chế biến thủy sản Thuận Phước Trung bình

Nguồn - Kết quả phân hạng cơ sở công nghiệp theo các tiêu chí bảo vệ môi

trường của ngành Chế biến thủy sản

2.3.4 Đối với hoạt động Thương mại thuỷ sản

Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước tavới kim ngạch xuất khẩu là 329 triệu USD Mặc dù từ đầu năm đến nay, cácdoanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong cả nước đều gặp khó khăn do thiếunguồn nguyên liệu, nhưng các công ty đã nỗ lực cao để đáp ứng nhu cầu củacác thị trường nhập khẩu Đứng đầu xuất khẩu thuỷ sản hiện nay là công ty

Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN), với 429 tấn sản phẩm, trị giá 4,02

Trang 38

triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái Tiếp đến là công ty Cổ phầnthuỷ sản Minh Hải đã xuất khẩu được 302 tấn tôm đông lạnh, đạt 3,679 triệuUSD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước Công ty XNK Thuỷ sản KiênGiang cũng đã xuất khẩu được 1.638 tấn thuỷ sản, trị giá 1,835 triệu

Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đang ngày một tăng lên nhanhchóng cả về số lượng và chất lượng, thị trường xuất khẩu thuỷ sản cũng ngàycàng được mở rộng ra nhiều nước và vùng lãnh thổ ở cả 5 châu lục, trong đóNhật Bản và Mỹ là hai thị trường dẫn đầu Trong những năm gần đây, sảnlượng tôm Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản đã tăng khoảng 20-30% so với trước Nhiều năm trước đây, mặt hàng tôm của Việt Nam luônxếp sau Inđônêxia, nhưng từ năm 2004 đã vươn lên vị trí thứ nhất về tỷ trọngkim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật, chiếm giữ 23-25% thị phần tại thịtrường này.Hàng thủy sản Việt Nam là một trong những mặt hàng có nhiềulợi thế và nhu cầu của thị trường Nhật cũng rất lớn Để tăng kim ngạch xuấtkhẩu thủy sản vào thị trường này, các doanh nghiệp nên tiếp cận với hệ thốngphân phối, tức là vào được các hệ thống siêu thị, Tokyu Hands, Mitsukoshi

và từ đó chuyển đến các nhà hàng, khách sạn để chế biến món ăn

Thị trường Mỹ cũng có tốc độ phát triển nhanh và là thị trường nhậpkhẩu thuỷ sản lớn của nước ta,thứ 2 sau Nhật Từ chỗ chỉ chiếm gần 10%tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào năm 1998 đã vươn lênđứng đầu vào năm 2001 với tỷ trọng xấp xỉ 30%

Trong bối cảnh chịu nhiều áp lực từ thị trường Mỹ, Nhật Bản, châu Âuthì các doanh nghiệp của chúng ta đã chủ động tìm hướng đi sang các thịtrường mới, điều tiết sản lượng xuất khẩu để tránh sự phụ thuộc vào những thịtrường truyền thống trước đây Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng

đủ yêu cầu và được phép xuất khẩu vào những thị trường khó tính đang ngàycàng tăng lên Cụ thể:

Bảng 11 - Số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường

Thị trường Số DN xuất khẩu thuỷ sản

Ngày đăng: 10/04/2013, 17:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Mô hình Chuỗi giá trị - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 1 Mô hình Chuỗi giá trị (Trang 4)
Bảng 1 : Mô hình Chuỗi giá trị - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 1 Mô hình Chuỗi giá trị (Trang 4)
Bảng 2: 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2005 - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2005 (Trang 19)
Bảng 2 : 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang  Nhật Bản trong năm 2005 - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2005 (Trang 19)
Bảng 3- 10 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn sang thị trường Nhật Bản trong năm 2005 - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 3 10 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn sang thị trường Nhật Bản trong năm 2005 (Trang 20)
Bảng 3 - 10 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn sang thị  trường Nhật Bản trong năm 2005 - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 3 10 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn sang thị trường Nhật Bản trong năm 2005 (Trang 20)
Bảng 4– Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của Việt Nam - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 4 – Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của Việt Nam (Trang 25)
Bảng 4 – Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của Việt Nam - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 4 – Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của Việt Nam (Trang 25)
Bảng 5- Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật theo nhóm sản phẩm - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 5 Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật theo nhóm sản phẩm (Trang 27)
Bảng 5 - Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật theo nhóm sản phẩm - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 5 Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật theo nhóm sản phẩm (Trang 27)
Bảng 6– Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 6 – Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 28)
Bảng 6 – Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của  Việt Nam sang thị trường Nhật Bản - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 6 – Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 28)
Bảng 7- Những nhà sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản hàng đầu ở Việt Nam - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 7 Những nhà sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản hàng đầu ở Việt Nam (Trang 31)
Bảng 7 - Những nhà sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản hàng đầu ở Việt Nam - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 7 Những nhà sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản hàng đầu ở Việt Nam (Trang 31)
Bảng 8 -Sản lượng thuỷ sản do khai thác và nuôi trồng - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 8 Sản lượng thuỷ sản do khai thác và nuôi trồng (Trang 33)
Bảng 8 - Sản lượng thuỷ sản do khai thác và nuôi trồng - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 8 Sản lượng thuỷ sản do khai thác và nuôi trồng (Trang 33)
Bảng 9- Các văn bản quy định dư lượng kháng sinh  trong thuỷ sản ở một số nước - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 9 Các văn bản quy định dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản ở một số nước (Trang 35)
Bảng  9 - Các văn bản quy định dư lượng kháng sinh  trong thuỷ sản ở một số nước - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
ng 9 - Các văn bản quy định dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản ở một số nước (Trang 35)
Bảng 10 – Danh sách xếp hạng của các doanh nghiệpthuỷ sản trong vấn đề bảo vệ môi trường - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 10 – Danh sách xếp hạng của các doanh nghiệpthuỷ sản trong vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 37)
Bảng 10 – Danh sách xếp hạng của các doanh nghiệpthuỷ sản trong vấn  đề bảo vệ môi trường - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 10 – Danh sách xếp hạng của các doanh nghiệpthuỷ sản trong vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 37)
Hình 5– Sơ đồ kênh phân phối thuỷ sản trên thị trường Nhật Bản - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Hình 5 – Sơ đồ kênh phân phối thuỷ sản trên thị trường Nhật Bản (Trang 41)
Hình 5 – Sơ đồ kênh phân phối thuỷ sản trên thị trường Nhật Bản - Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Hình 5 – Sơ đồ kênh phân phối thuỷ sản trên thị trường Nhật Bản (Trang 41)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w