Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ A (Trang 46)

và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 2.2.3.1. Đặc điểm sản xuất sản phẩm.

Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là một dây chuyền sản xuất khép

kín gồm nhiều giai đoạn sản xuất, mỗi giai đoạn sản xuất tạo ra những bán thành phẩm khác nhau. Chu kỳ sản xuất sản phẩm khá ngắn và liên tục. Công ty thường

sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế có sẵn, bên cạnh đó

cũng sản xuất đại trà một số bán thành phẩm để bán ra ngoài.

Tất cả những đặc điểm trên đều chi phối đến việc xác định đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành, kì tính giá thành cũng như phương pháp tập hợp

chi phí và tính giá thành của Công ty.

2.2.3.2. Trình độ nhân viên kế toán.

Công ty có 6 nhân viên kế toán làm việc tại văn phòng. Các nhân viên kế

toán của Công ty đều có trình độ cao đẳng và đại học, tạo điều kiện tốt cho công tác

hạch toán kế toán nói chung và hoàn thiện công tác tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm nói riêng.

2.2.3.3. Phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác kế toán.

Tại Công ty Cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ An tất cả các

Fax… Công ty còn sử dụng phần mềm quản lý cũng như phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của Công ty. Nhìn chung,

phương tiện máy móc phục vụ cho công tác kế toán tại Công ty rất hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên trong công tác kế toán.

2.2.4. Những vấn đề chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm tại Công ty. giá thànhsản phẩm tại Công ty.

2.2.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí.

Ở mỗi phân xưởng sản xuất gồm có nhiều công đoạn khác nhau để tạo ra sản

phẩm hoàn thành, công ty tập hợp chi phí riêng cho từng công đoạn sản xuất nhằm

phục vụ cho việc tính giá thành từng bán thành phẩm ở từng giai đoạn. Do đó đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn sản xuất.

2.2.4.2. Phương pháp tập hợp chi phí.

- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp: Áp

dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp cho từng giai đoạn sản xuất.

- Đối với chi phí sản xuất chung: Một số khoản mục được tập hợp trực tiếp

theo từng giai đoạn sản xuất, một số khác lại được tập hợp chung cho toàn phân

xưởng và tính hết cho sản phẩm hoàn thành chứ không phân bổ.

2.2.4.3. Đối tượng tính giá thành.

Công ty tập hợp chi phí riêng cho từng giai đoạn sản xuất, mỗi giai đoạn tạo

ra một bán thành phẩm nhất định và công ty có tính giá thành cho từng bán thành phẩm này. Do đó đối tượng tính giá thành ở đây là bán thành phẩm và sản phẩm

hoàn thành.

2.2.4.4. Phương pháp tính giá thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy trình sản xuất sản phẩm bao bì của công ty trải qua nhiều công đoạn, ở

mỗi công đoạn tạo ra những bán thành phẩm khác nhau và công ty có thể bán những

bán thành phẩm này ra ngoài hoặc phục vụ cho giai đoạn tiếp theo để tạo sản phẩm

hoàn thành. Do đó kế toán tập hợp chi phí riêng cho từng giai đoạn sản xuất (ở từng

thành. Như vậy phương pháp tính giá thành mà công ty đang áp dụng là phương

pháp kết chuyển tuần tự.

2.2.4.5. Kỳ tính giá thành.

Công ty tính giá thành theo năm, cuối năm kế toán kết chuyển chi phí, đánh

giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tiến hành tính giá thành. Đầu năm căn cứ vào định

mức kinh tế công ty đề ra giá thành kế hoạch, cuối kỳ căn cứ vào chi phí phát sinh, giá thành thực tế để có những điều chỉnh phù hợp.

2.2.5. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

2.2.5.1. Nội dung.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty là các giá trị nguyên liệu, vật

liệu chính và phụ xuất dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm và phục vụ sản xuất sản

phẩm, bao gồm:

a) Chi phí nguyên vật liệu chính:

- Hạt nhựa tạo sợi.

- Nhựa tráng.

- Nhựa tái chế.

- Phụ gia (phụ gia tạo sợi và phụ gia tráng).

- Giấy kraff.

- Chỉ may.

- Mực in.

- Nẹp giấy.

b) Chi phí nguyên vật liệu phụ gồm:

- Hạt chống mục phụ gia.

- Hạt màu.

- Hạt nhựa dẻo,…

Giá xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm được tính theo phương

pháp bình quân liên hoàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá xuất kho Giá trị NVL tồn trước lần nhập này + Giá trị NVL nhập kho lần này bình quân Số lượng NVL tồn trước lần nhập này + Số lượng NVL nhập lần này

2.2.5.2. Chứng từ sổ sách sử dụng.

- Phiếu đề xuất nhận Nguyên vật liệu.

- Kế hoạch sản xuất.

- Phiếu xuất kho.

- Biên bản kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

- Sổ chi tiết tài khoản 1521(Bảng kê hàng ngày). - Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản, sổ cái tài khoản 152

- Sổ chi tiết, sổ Cái tài khoản 621.

2.2.5.3. Tài khoản sử dụng.

Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

2.2.5.4. Quy trình luân chuyển chứng từ.

Giải thích quy trình:

Bộ phận sản xuất theo dõi tình hình sản xuất thấy cần cung cấp thêm nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất sẽ lập Phiếu đề xuất nhận nguyên vật liệu gửi

cho Quản Đốc xưởng, Quản đốc xưởng cùng với kế toán xưởng dựa vào kế hoạch

sản xuất sẽ xem xét để duyệt phiếu đề xuất rồi chuyển lên cho thủ kho. Khi nhận được phiếu đề xuất nhận nguyên vật liệu đã được duyệt thủ kho kiểm tra tồn kho,

ký xác nhận rồi tiến hành xuất kho. Sau khi xuất kho, thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu đề xuất để ghi sổ kho trước khi chuyển lên cho kế toán nguyên vật liệu. Kế toán

nguyên vật liệu căn cứ vào phiếu đề xuất nhận nguyên vật liệu sẽ nhập liệu vào máy, máy tính tự động xử lý, in ra sổ chi tiết tài khoản 1521 theo ngày(chính là bảng kê hàng ngày), và Sổ tổng hợp chi tiết 1521, sổ chi tiết, sổ Cái tài khoản 621.

Cuối ngày căn cứ vào bảng kê hàng ngày kế toán nguyên vật liệu viết Phiếu xuất

kho, phiếu xuất kho được lập làm 2 liên. Một liên được lưu tại cuống, liên còn lại được đính kèm cùng với sổ chi tiết 1521 theo ngày và lưu tại bộ phận theo số cùng với Phiếu đề xuất nhận nguyên vật liệu.

2.2.5.5. Định khoản kế toán.

- Căn cứ vào giấy đề nghị nhận nguyên vật liệu số 102a ngày 31/12/2009 về việc

xuất nhựa M96 cho tổ tráng thuộc xưởng 1, kế toán ghi:

Nợ 621 (Tổ tráng) - 56.642.682 Có 1521- 56.642.682

- Căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp ngày 31/12/2009 khi mua nguyên vật liệu đưa thẳng vào sản xuất, kế toán ghi:

Nợ 621 (Cắt nẹp) - 22.000.000 Nợ 133 - 2.200.000

Có 331- 24.200.000

- Căn cứ vào phiếu nhập kho số 31 ngày 31/12/2009, khi không sử dụng hết nguyên vật liệu đã xuất dùng, cuối kỳ nhập lại kho, kế toán ghi:

Nợ 152 - 90.000

- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vượt định mức không được tính vào giá thành( xử lý tài khoản 621), kế toán ghi:

Nợ 632- 25.500.205 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có 621(Cắt nẹp)- 25.500.205

- Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu ở từng giai đoạn sang tài khoản

tính giá thành: Nợ 154 (Tạo sợi) - 20.443.379.720 Có 621(Tạo sợi)- 20.443.379.720 Nợ 154 (Tổ dệt) - 36.431.588 Có 621(Tổ dệt)- 36.431.588  Nợ 154 (Tráng màng) - 26.141.770.191 Có 621(Tráng màng) - 26.141.770.191 Nợ 154 (Tạo bao) - 10.893.139.594 Có 621(Tạo bao) - 10.893.139.594 Nợ 154 (May bao) - 36.431.588 Có 621(May bao) - 1.057.347.264  Nợ 154 (Cắt nẹp) - 1.119.090.971 Có 621(Cắt nẹp) - 1.119.090.971 2.2.5.6. Sơ đồ chữ T.

152 621(Tạo sợi) 154 (tạo sợi) 20.443.379.720 20.443.379.720 621(Tổ dệt) 154(Tổ dệt) 36.431.588 36.431.588 621(Tráng màng) 154(Tráng màng) 26.141.770.191 26.141.770.191 59.659.749.533 621(Tạo bao) 10.893.139.594 154(Tạo bao) 10.893.139.594

621(May bao) 154(May bao) 1.057.347.264 1.057.347.264 621(Cắt nẹp) 152 1.087.681.176 90.000 331 133 632 5.700.000 25.500.205 154 62.700.000 57.000.000 154(Cắt nẹp) 1.119.090.971 Sơ đồ 2.6. Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.2.6. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

2.2.6.1. Nội dung.

- Gồm tất cả các khoản tiền lương, tiền công, tiền ăn, các khoản phụ cấp

mang tính chất lương, các khoản trích theo lương theo quy định (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) mà công ty phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.

- Hình thức tính lương: Công ty sử dụng 2 hình thức tính lương cho công

nhân trực tiếp sản xuất.

Tính lương theo sản phẩm( áp dụng cho những công nhân đã ký hợp đồng

dài hạn với công ty)

Cách tính: Công ty xây dựng đơn giá tiền lương sản phẩm cho từng tổ, đội

sản xuất.

Căn cứ để xây dựng đơn giá này dựa trên giá thành kế hoạch công ty đặt ra,

tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp trên tổng giá thành của các năm và định mức tiền lương sản phẩm đã được phê duyệt.

Theo quy định hiện nay đơn giá tiền lương công ty đang áp dụng cho từng tổ

sản xuất ở phân xưởng 1 như sau:

Tổ tạo sợi: 16,17 đồng/sản phẩm. Tổ dệt: 23,92 đồng/sản phẩm. Tổ tráng màng: 9,77 đồng/sản phẩm. Tổ tạo bao: 11,57 đồng/sản phẩm. Tổ may bao: 53 đồng/sản phẩm. Tổ cắt nẹp: 1,48 đồng/sản phẩm.

Căn cứ vào bảng chấm công, phòng tổ chức xác định số công sản phẩm của

từng công nhân từ đó tính lương cho từng người theo công thức:

Tiền lương công nhân = Số công sản phẩm * Đơn giá tiền lương công sản phẩm

* Tay nghề của công nhân đó.

Với đơn giá tiền lương công sản phẩm của từng tổ sản xuất được tính như sau: Đơn giá 1 công Tổng lương sản phẩm trong tổ

sản phẩm 26(ngày) * số lượng công nhân ăn lương sản phẩm trong tổ

Đơn giá tiền lương 1 sản phẩm * Số lượng sản phẩm hoàn thành 26(ngày) * số lượng công nhân ăn lương sản phẩm trong tổ

=

Hiện nay đơn giá tiền lương công sản phẩm công ty đang áp dụng cho từng

tổ sản xuất là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ tạo sợi: 77.400 đồng/ công sản phẩm.

Tổ dệt: 77.820 đồng/ công sản phẩm.

Tổ tráng màng: 51.900 đồng/ công sản phẩm.

Tổ tạo bao: 65.650 đồng/ công sản phẩm.

Tổ may bao: 86.200 đồng/ công sản phẩm

Tổ cắt nẹp: 51.550 đồng/công sản phẩm.

Các khoản trích theo lương ( tỷ lệ quy định đối với tháng 12/2009)

+ Trích BHXH vào chi phí = Hệ số lương * Lương cơ bản (650.000) * 15%. + Trích Bảo hiểm y tế vào chi phí = Hệ số lương * Lương cơ bản (650.000) * 2%.

+ Trích kinh phí công đoàn vào chi phí = Hệ số lương * Lương thực tế * 2%.

+ Trích Bảo hiểm thất nghiệp vào chi phí = Hệ số lương * Lương cơ bản * 1%.

Tiền lương theo thời gian (áp dụng cho những công nhân được thuê theo thời vụ).

Cách tính: Tiền lương theo thời gian = Số ngày công * Đơn giá tiền lương 1 ngày. Công ty xác định đơn giá tiền lương 1 ngày dựa vào mức tiền công thuê ngoài chung ở địa phương để thỏa thuận.

Theo quy định hiện nay đơn giá tiền lương 1 ngày công là 25.000 đồng/ ngày.

Đối với những công nhân tính lương theo thời gian sẽ không đóng bảo hiểm

nên không có các khoản trích theo lương.

2.2.6.2. Chứng từ sổ sách sử dụng.

- Bảng chấm công.

- Bảng kê số lượng sản phẩm hoàn thành. - Bảng thanh toán lương công nhân nhà máy.

- Sổ chi tiết 622,338, 3341.

- Sổ Cái 622, 334, 338.

2.2.6.3. Tài khoản sử dụng.

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp.

2.2.6.4. Quy trình luân chuyển chứng từ.

Giải thích quy trình:

Phòng tổ chức căn cứ vào bảng chấm công do phân xưởng sản xuất gửi lên sẽ tiến hành lập bảng thanh toán lương công nhân nhà máy. Mỗi bảng được lập làm 2 liên rồi chuyển cho trưởng phòng Tổ chức, Giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt. Sau khi được ký duyệt, liên 1 của bảng thanh toán lương được lưu tại phòng tổ chức

theo số. Liên 2 được chuyển sang cho kế toán thanh toán tiến hành viết phiếu chi.

Phiếu chi được viết làm 2 liên chuyển cho kế toán trưởng, giám đốc ký duyệt. Liên 1 của Phiếu chi đã được ký duyệt lưu tại cuống, còn liên 2 chuyển cho thủ quỹ, chi

tiền và ghi sổ quỹ, sau đó được chuyển trả lại cho kế toán thanh toán để làm căn cứ

nhập liệu vào máy, máy tính xử lý, in ra sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 111, phiếu chi 2 được lưu tại đây theo số. Còn bảng thanh toán lương được chuyển sang cho kế toán

tổng hợp làm cơ sở nhập liệu vào máy tính, máy tính xử lý in ra sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 622. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.6.5. Định khoản kế toán.

- Căn cứ vào bảng thanh toán lương tháng 12 năm 2009 của công nhân nhà máy

xưởng 1, kế toán ghi nhận tiền lương của công nhân sản xuất:

Nợ 622 (Tổ tạo sợi) - 4.248.000 Nợ 622 (Tổ dệt) - 8.216.000 Nợ 622 (Tổ tráng màng) - 3.285.000 Nợ 622 (Tổ tạo bao) - 8.319.000 Nợ 622 (Tổ may bao) - 8.265.000 Nợ 622 (Tổ cắt nẹp) - 5.660 Có 3341- 37.993.000

- Căn cứ vào bảng thanh toán lương tháng 12 năm 2009 của công nhân nhà máy

xưởng 1, kế toán xác định các khoản trích theo lương tính vào chi phí:

Nợ 622 (Tổ tạo sợi) - 606.160 Nợ 622 (Tổ dệt) - 1.170.020 Nợ 622 (Tổ tráng màng) - 824.200 Nợ 622 (Tổ tạo bao) - 1.706.380 Nợ 622 (Tổ may bao) - 1043.800 Nợ 622 (Tổ cắt nẹp) - 1.051.720 Có 3382 - 579.280 Có 3383 - 4.836.000 Có 3384 - 987.000

- Căn cứ vào phiếu chi số 29 ngày 31/12/2009 về việc chi tiền ăn ca cho công nhân nhà máy xưởng 1(tổ dệt), kế toán ghi:

Nợ 622 (Tổ dệt) - 2.750.000 Có 1111-2.750.000

- Căn cứ vào phiếu chi số 30 ngày 31/12/2009 về việc chi tiền thưởng cho công nhân nhà máy xưởng 1 (Tổ tạo sợi), kế toán ghi:

Nợ 622 (Tổ tạo sợi) - 8.020.000 Có 1111- 8.020.000

- Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp của từng tổ sang tài khoản

tính giá thành:  Nợ 154 (Tổ tạo sợi)- 388.273.742 Có 622 (Tổ tạo sợi) - 388.273.742  Nợ 154 (Tổ dệt) - 528.674.372 Có 622 (Tổ dệt) - 528.674.372 ……..  Nợ 154 (Cắt nẹp) - 29.479.623 Có 622 (Cắt nẹp) - 29.479.623

2.2.6.6. Sơ đồ chữ T

3341 622(tổ tạo sợi) 154(tạo sợi)

2.019.695.554 339.739.234 388.273.742 48.534.508 622(Tổ dệt) 154(Tổ dệt) 462.590.120 528.674.372 66.084.252 622(Tổ tráng màng) 154(tổ tráng màng) 106.987.500 198.234.709 91.247.209 .

622(Tổ tạo bao) 154 (Tổ tạo bao)

190.620.900

225.655.524 35.034.624

622(Tổ may bao) 154(Tổ may bao)

338,111 900.457.800

119.361.654 1.019.819.454

622(Tổ cắt nẹp) 154(Tổ cắt nẹp)

19.300.000

370.441.870 10.179.623 29.479.623

Sơ đồ 2.7. Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

2.2.7. Kế toán chi phí sản xuất chung.

2.2.7.1. Nội dung.

Chi phí sản xuất chung là toàn bộ các khoản chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng sản xuất.

Gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi phí nhân viên phân xưởng (lương, các khoản trích theo lương, tiền ăn,

tiền điện thoại cho bộ phận quản lý nhà máy).

Lương của bộ phận quản lý dưới phân xưởng được tính trên doanh thu tính

lương của công ty và tổng điểm theo quy định của từng người.

Công thức tính lương ở bộ phận quản lý nhà máy như sau:

Lương Doanh thu tính lương Số điểm của người đó

quản lý Tổng lao động ở bộ phận quản lý Tổng điểm ở bộ phận quản lý

Trong đó: Doanh thu tính lương bằng 15% tổng doanh thu trong tháng.

Còn tổng điểm của từng người do Ban Giám Đốc quy định dựa trên trình độ

bằng cấp, số năm làm việc trong công ty và chức vụ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ A (Trang 46)