Cơ cấu tổ chức sản xuất:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ A (Trang 33)

2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất.

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức sản xuất

2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.

a) Ban quản đốc phân xưởng.

- Quản đốc xưởng:

Quản đốc chịu trách nhiệm bố trí lao động hợp lí, phù hợp với dây chuyền

sản xuất. Tổ dệt Xưởng tái chế Xưởng sản xuất bao nông sản Tổ tạo sợi Tổ Tráng Màng

Tổ Tạo Bao Tổ May

Bao Tổ Cắt Nẹp Xưởng sản xuất bao xi măng Ban Quản Đốc Xưởng Ban Giám Đốc

Duy trì nghiêm túc ý thức tổ chức kỷ luật lao động, yêu cầu công việc hằng

ngày, cũng như trong việc chấp hành nội quy Công ty và quy chế của nhà máy.

Phụ trách toàn bộ quá trình sản xuất của phân xưởng, có những báo cáo kịp

thời lên cấp trên về tình hình sản xuất và chi phí phát sinh.

- Phó quản đốc có nhiệm vụ giúp việc cho quản đốc theo dõi cụ thể tình hình sản

xuất ở từng tổ sản xuất để báo cáo lên quản đốc.

Ở xưởng 1 (xưởng sản xuất bao xi măng) có 2 phó quản đốc, còn ở xưởng

sản xuất bao nông sản có 1 phó quản đốc, phân xưởng tái chế không có.

- Kế toán xưởng:

Chịu trách nhiệm theo dõi lao động của phân xưởng, phụ trách chấm công,

tổng hợp số sản phẩm hoàn thành làm cơ sở để phòng Tổ chức tính luơng.

Tham gia công tác kiểm kê các tài sản thuộc quản lý của xưởng.

Định kỳ lập báo cáo cho quản đốc xưởng về tình hình thực hiện kế hoạch

sản xuất và kết quả hạch toán nội bộ của phân xưởng.

b) Phân xưởng sản xuất bao xi măng (Xưởng 1).

- Tổ tạo sợi có nhiệm vụ tạo sợi từ những nguyên vật liệu đầu vào đầu tiên. - Tổ dệt nhằm dệt sợi tạo vải pp.

- Tổ tráng màng có nhiệm vụ phức hợp giữa vải pp và giấy kraff tạo mành. - Tổ tạo bao tạo thành hình dáng cơ bản cho bao và in chữ lên mặt bao.

- Tổ may bao có nhiệm vụ may bao thành bao hoàn chỉnh, in giáp lai lên bao. - Tổ cắt nẹp có nhiệm vụ nẹp giấy kraff dưới đáy bao để hoàn thành sản

phẩm nhập kho.

c) Phân xưởng sản xuất bao nông sản (Xưởng 2).

Gồm các tổ tương tự như ở phân xưởng sản xuất bao xi măng, chỉ không có

tổ tráng màng và tổ cắt nẹp do sản phẩm bao nông sản bỏ qua giai đoạn phức hợp

giấy kraff và vải pp.

2.1.4.3. Quy trình sản xuất sản phẩm bao xi măng.

Sơ đồ 2.3. Quy trình sản xuất sản phẩm bao xi măng

Giải thích sơ đồ:

Nguyên vật liệu các loại gồm hạt nhựa tạo sợi, phụ gia tạo sợi, tái chế, hạt

chống mục phụ gia,…, sẽ được đưa vào máy tạo sợi, sau đó qua giai đoạn dệt tạo

vải pp. Tiếp đó vải pp được chuyển qua cho tổ tráng màng, thêm giấy kraff vào quy trình sản xuất. Tại đây sẽ diễn ra sự phức hợp giữa vải pp và giấy Kraff, cùng với

phụ gia tráng, sủi sựa tráng tạo mành, rồi chuyển qua tổ tạo bao để tạo bao, in chữ

lên mặtbao. Sau đó bao được đưa sang bộ phận may bao để may bao, in giáp lai, rồi

chuyển cho bộ phận cắt nẹp để nẹp dưới đáy bao hoàn thiện và đóng gói sản phẩm. Đối với xưởng sản xuất bao nông sản thì chỉ gồm giai đoạn tạo sợi, dệt, cắt

bao, in bao và may bao, không có giai đoạn tráng màng và cắt nẹp bằng giấy kraff.

2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

trong thời gian qua.

2.1.5.1. Các nhân tố bên ngoài.

a) Yếu tố kinh tế.

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta nói chung và nền kinh tế

Nghệ An nói riêng có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là ngành sản xuất

vật liệu xây dựng và các sản phẩm nông sản. Nhu cầu về bao bì đựng xi măng và

các sản phẩm nông sản ngày càng lớn. Đây là cơ hội thuận lợi tạo điều kiện cho

công ty phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, công ty đã có được chỗ đứng nhất định ở trong nước và xuất khẩu sang Lào, Thụy Sỹ, Trung Quốc.

Nguyên vật liệu các loại Dệt Tráng Màng

Tạo Bao

Thành phẩm May bao

Tạo Sợi

b) Nhà cung cấp.

Nguyên liệu chính cho sản xuất là hạt nhựa, công ty phải nhập khẩu trực tiếp

từ Brazil, Ả Rập, Ấn Độ hoặc phải mua từ các nhà phân phối lớn. Đây là một khó khăn của công ty vì giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu khá đắt. Tuy nhiên, ngoài hạt

nhựa thì các loại nguyên liệu khác như giấy Kraff, hạt phụ gia, mực in, các loại

công cụ phục vụ sản xuất khá dồi dào ở trong nước và cung cấp đầy đủ và dễ dàng cho quá trình sản xuất của công ty, tạo thuận lợi về nguồn cung ứng đầu vào cho công ty phát triển.

c) Nguồn lao động.

Lao động trong vùng rất dồi dào. Đặc biệt địa phận hoạt động của công ty

giáp với huyện nhỏ nên giá nhân công khá rẻ. Đây là cơ hội tốt cho công ty trong

quá trình mở rộng quy mô sản xuất.

d) Đối thủ cạnh tranh.

Trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung có khá

nhiều công ty sản xuất bao bì như Công ty bao bì Quân Khu 4, Công ty Cổ Phần

bao bì thành phố Vinh…Đây là một khó khăn cho công ty vì đây là những công ty đã có từ lâu đời và phát triển khá mạnh, có thị trường rộng lớn ở trong và ngoài tỉnh. Để có được chỗ đứng trên thị trường và có sức cạnh tranh với những đối thủ

lớn mạnh trong những năm gần đây công ty đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, và có những chính sách bán hàng phù hợp.

2.1.5.2. Các nhân tố bên trong.

a) Máy móc thiết bị.

Công ty là mô hình doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp, cụ thể là công nghiệp bao bì do vậy trang thiết bị máy móc là chủ yếu, giá trị máy móc của công ty

rất lớn trên 35 tỷ đồng, máy móc chủ yếu nhập khẩu từ Nhật, Đức, Trung Quốc và

mua trong nước gồm những hệ thống sau:

- Hệ thống máy tạo sợi.

- Hệ thống máy dệt.

- Hệ thống máy tạo bao.

- Hệ thống máy may .

- Hệ thống máy in, máy đóng gói thành phẩm.

Đây là điểm mạnh của công ty để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận.

b) Vốn kinh doanh.

Công ty là công ty cổ phần không có vốn Nhà Nước, nguồn vốn được hình thành từ nguồn vốn góp của thành viên Hội Đồng Quản Trị và của cán bộ nhân viên trong công ty, công ty có thể chủ động được nguồn vốn kinh doanh của mình tùy thuộc vào tình hình phát triển của công ty và vốn góp của các thành viên trong công ty. Tuy nhiên công ty ít có được sự hỗ trợ từ nhà Nước khi nền kinh tế gặp khó khăn.

c) Tình hình lao động trong công ty.

Sản xuất của công ty diễn ra trên một dây chuyền công nghệ khép kín, sử

dụng hệ thống máy móc hiện đại, do đó đòi hỏi cao về trình độ lao động. Hiện nay

công ty có đội ngũ công nhân đứng máy khá đông đảo, có trình độ tay nghề cao và có nhiều năm kinh nghiệm. Đây là một điểm mạnh của công ty tạo điều kiện tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

d) Trình độ quản lý.

Bộ phận quản lý của công ty đều được đào tạo ở bậc Đại học chính quy trở

lên, có trình độ và có kinh nghiệm làm việc. Hệ thống quản lý củacông ty khép kín, mỗi phòng ban có những chức năng nhiệm vụ nhất định nhưngcũng có mối liên hệ

mật thiết với nhau và đều chịu sự điều hành quản lý của Ban giám đốc. Công ty có

những quy định khen thưởng, kỷ luật rõ ràng và phù hợp, khuyến khích được tinh

thần lao động của công nhân viên. Như vậy trình độ quản lý của công ty khá tốt,

nhuần nhuyễn và phù hợp với quy mô công ty. Đây là một điểm mạnh của công ty để quản lý tốt công ty trong thời gian tới.

2.1.6. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời

gian qua.

34 Bảng 2.1. Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động

sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Doanh thu

Trong đó: doanh thu Xuất khẩu

Đồng Đồng 71.260.700.000 12.030.000.000 92.530.400.000 18.245.600.000 100.358.200.000 29.850.190.000

2 Lợi nhuận trước thuế Đồng 3.000.000.000 5.630.400.000 8.750.300.000

3 Lợi nhuận sau thuế Đồng 2.160.000.000 4.053.888.000 6.300.216.000

4 Tổng tài sản bình quân Đồng 39.245.300.740 42.621.243.342 47.126.879.800

5 Tổng vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 21.347.654.760 23.127.546.611 27.238.906.596

6 Tổng số lao động Người 230 340 450

7 Thu nhập bình quân Đồng/tháng 1.300.000 1.500.000 1.800.000

8 Tổng đã nộp ngân sách Đồng 1.200.050.000 1.728.252.000 2.550.237.659

9 Lợi nhuận/Doanh thu (ROS) % 3,03 4,38 6,28

10 Lợi nhuận/Tổng tài sản(ROA) % 5,50 9,5 13,37

11 Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu(ROE) % 10,12 17,53 23,13

Nhận xét: Dựa vào Bảng 2.1 ta có thể thấy:

- Doanh thu của công ty tăng lên đáng kể sau mỗi năm: Năm 2007, doanh thu

của công ty đạt mức 71.260.700.000 đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu là

12.030.000.000 đồng, năm 2008 doanh thu tăng thêm 21.269.700.000 đồng (tương ứng với mức tăng 29,85% so với năm 2007) đạt mức 92.500.400.000 đồng, trong đó

doanh thu xuất khẩu là 18.245.600.000, tăng 6.215.600.000 đồng (34,07%). Năm

2009 doanh thu công ty là 100.358.200.000 đồng, tăng 7.827.800.000 đồng (tương

ứng 8,46%) so với năm 2008, trong đó doanh thu xuất khẩu tăng 11.604.590.000

đồng (63,6%).

Nguyên nhân: Cùng với sự phát triển của thành phố Vinh công ty đã mở rộng

quy mô sản xuất mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Công ty đã có những chính sách bán hàng hợp lý do đó sản lượng tiêu thụ của công ty đã tăng lên

đáng kể qua các năm. Đây là một kết quả đáng khích lệ của công ty.

- Lợi nhuận trước thuế: Năm 2007, lợi nhuận trước thuế của công ty là

3.000.000.000 đồng, năm 2008 tăng thêm 2.630.000.000 đồng so với năm 2007

(tương ứng 87,67%) ở mức 5.630.000.000 đồng, năm 2009 lợi nhuận công ty tăng

3.120.300.000 đồng so với 2008 (55,42%), đạt mức 8.750.300.000 đồng.

Nguyên nhân: Doanh thu của công ty năm 2008 tăng lên nhanh so với năm 2007 trong khi công ty đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ làm giảm chi phí,

nên mức tăng lợi nhuận là khá cao, đạt mức 87,67%. Năm 2009, do yếu tố kinh tế tác động làm doanh thu tăng chậm hơn trong khi một số chi phí như chi phí xăng

dầu lại tăng làm cho lợi nhuận chỉ tăng 55,42% so với năm 2008.

- Tổng tài sản bình quân: Năm 2007 là 39.245.300.740 đồng, năm 2008 là

42.621.243.342 đồng, tăng 3.375.942.602 đồng so với 2007 (tăng 8,60%), năm 2009 tăng thêm 4.505.636.458 đồng so với 2008 (tương ứng 10,57%) đạt mức 47.126.879.800 đồng. Trong đó công ty đang có sự thay đổi cơ cấu tài sản theo

Nguyên nhân: Trong những năm gần đây để mở rộng sản xuất công ty đã đầu tư thêm hệ thống máy móc thiết bị và xây dựng sửa chữa nhà xưởng. Bên cạnh đó

cùng với nhu cầu thị trường ngày càng lớn thì sản phẩm công ty đã được tiêu thụ

nhanh chóng nên hàng tồn kho của công ty không lớn.

- Tổng Vốn chủ sở hữu bình quân: Năm 2007 là 21.347.654.760 đồng, năm

2008 là 23.127.546.611 đồng, tăng 1.779.891.851 đồng so với 2007 (tăng 8,34%),

năm 2009 tăng thêm 4.111.359.985 đồng so với 2008 (tương ứng 17,78%) đạt mức

27.238.906.596 đồng.

Nguyên nhân: Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã khuyến

khích các thành viên trong Hội Đồng quản trị và người lao động trong công ty góp

thêm vốn cổ phần.

- Tổng số lao động: Tăng lên sau mỗi năm do công ty mở rộng quy mô sản

xuất nên nhu cầu tuyển dụng lao động lớn. Năm 2007 có 230 công nhân viên, năm 2009 đã tăng lên là 450 người.

- Thu nhập bình quân của người lao động công ty tăng lên đáng kể: Năm

2007 là 1.300.000 đồng/người, năm 2008 là 1.500.000 đồng/người, tăng 15,38% so

với năm 2007, năm 2009 là 1.800.000 đồng/nguời, tăng 20% so với năm 2008.

Nguyên nhân: Trong những năm qua sản lượng sản xuất của công ty và doanh thu tiêu thụ tăng lên đáng kể. Do lương của bộ phận gián tiếp trong công ty được tính theo phần trăm doanh thu đạt được, còn lương bộ phận công nhân sản

xuất trực tiếp được tính theo sản phẩm hoàn thành. Vì vậy lương bình quân của cán

bộ công nhân viên đang được cải thiện rõ rệt.

- Khả năng sinh lời trên doanh thu năm 2007 đạt mức 3,03%, tức bình quân cứ 100 đồng doanh thu thu được trong năm thì có khả năng mang lại cho công ty 3,03 đồng lợi nhuận. Năm 2008 tăng thêm 44,55% đạt mức 4,38, đến năm 2009 đạt

mức 6,28. Như vậy, khả năng sinh lời trên doanh thu của công ty tuy chưa cao nhưng có xu hướng tăng lên sau mỗi năm chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty đang tốt lên.

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty năm 2007 là 5,50%, tức bình quân cứ 100 đồng tài sản đưa vào trong năm có khả năng mang lại cho công ty 5,50

đồng lợi nhuận, năm 2008 tăng thêm 72,73% đạt mức 9,5, năm 2009 là 13,37%.

Như vậy tỷ suất sinh lời trên tổng tài tài sản của công ty tăng lên đáng kể sau mỗi năm chứng tỏ tài sản của công ty đang được sử dụng ngày càng hiệu quả.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ hữu của công ty năm 2007 là 10,12%, tức

bình quân cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong năm có khả năng mang lại cho công ty 10,12 đồng lợi nhuận, năm 2008 là 17,53% tăng 73,12% so với năm 2007, đến năm 2009 tỷ số này là 23,13%. Tỷ số này đang tăng dần lên chứng tỏ việc sử

dụng vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng hiệu quả và tình hình tài chính của công ty đang lành mạnh dần lên.

Qua việc phân tích trên chúng ta thấy rằng công ty đang có những bước phát triển mạnh. Doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng nhanh qua các năm, công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, và chăm lo đời sống của người dân lao động. Cùng với sự phát triển của đất nước công ty đã hoạt động khá hiệu

quả và đang là một trong những doanh nghiệp tiềm năng của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ.

2.1.7. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

Căn cứ vào tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời

gian qua, đồng thời căn cứ vào tình hình phát triển các thị trường trong thời gian tới

cũng như tình hình máy móc trang thiết bị trong công ty, tình hình cung ứng nguyên vật liệuđầu vào, phòng Kế hoạch kinh doanh đã đề ra phương hướng phát triển của

công ty trong thời gian tới trình lên Ban Giám Đốc và Hội Đồng quản trị như sau:

- Kế hoạch về thị trường:

Ngoài việc củng cố và phát triển các thị trường lâu năm ở trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tỉnh, Hải Phòng…, công ty sẽ thâm nhập vào một

số thị trường trong miền Nam như Phú yên, Khánh Hòa, Đà Nẵng, là những thị trường tiềm năng mà công ty vẫn chưa khai thác. Đặc biệt, ngoài Lào, Thụy Sỹ,

Trung Quốc công ty sẽ mở rộng quy mô xuất khẩu sang một số thị trường khác như

Campuchia, Thái Lan…

- Kế hoạch về sản lượng sản xuất (trong 2 năm tới):

STT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng sản xuất Giá thành đơn vị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần bao bì và kinh doanh tổng hợp Nghệ A (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)