1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa

103 474 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 864,86 KB

Nội dung

Nhận thức được điều này em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật tại tỉnh Khánh Hoà” làm đồ án tốt nghiệp, với mong muốn góp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA KINH TẾ

= = = = =˜&™ = = = = =

ĐÀO THỊ CẨM CHI

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT TẠI TỈNH KHÁNH HOÀ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chuyên Ngành : Kinh Tế Thuỷ Sản Lớp : 44KTTS

MSSV : 44D4163 Giáo viên hướng dẫn : TS NGUYỄN VĂN NGỌC

Nha trang , tháng 11 năêm 2006

Trang 2

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGOẠI THƯƠNG VÀ XUẤT KHẨU 3

I.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI THƯƠNG 4

I.1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG 4

I.1.1.1 Khái niệm về hoạt động ngoại thương 4

I.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động ngoại thương 5

I.1.1.3 Tính tất yếu khách quan của hoạt động thương mại quốc tế 5

I.1.2 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG 6

I.1.2.1 Vai trò của hoạt động ngoại thương 6

I.1.2.2 Nhiệm vụ của hoạt động ngoại thương 6

I.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU 7

I.2.1 Khái niệm về xuất khẩu 7

I.2.2 Hình thức xuất khẩu 7

I.2.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường 9

I.2.4 Những mặt lợi và hạn chế trong xuất khẩu 10

I.2.5 Những biện pháp, chính sách đẩy mạnh và hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu 11

I.3 MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 13

I.3.1 Đôi nét về ngành thủy sản Việt Nam 13

I.3.2 Sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu 14

I.4 THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 15

I.4.1 Những thành tựu 15

I.4 2 Những tồn tại 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT CỦA TỈNH KHÁNH HOÀ 19

II.1 KHÁI QUÁT VỀ SỞ THUỶ SẢN KHÁNH HOÀ 20

II.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở từ ngày thành lập đến nay 20

II.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 22

II.1.2.1 Chức năng và tính chất hoạt động: 22

II.1.2.2 Nhiệm vụ: 22

II.1.3 Cơ cấu tổ chức của Sở 23

Trang 3

kinh tế 29

II.2.1.1 Đối với nền kinh tế 29

II.2.1.2 Đối với tỉnh Khánh Hòa 30

II.2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN THUỶ SẢN TỈNH KHÁNH HOÀ 30

II.2.2.1 Điều kiện tự nhiên 30

II.2.2 2 Điều kiện xã hội và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tỉnh Khánh Hòa 33

II.2.3 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN TỈNH KHÁNH HOÀ 2003-2005 35

II.2.3.1 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU 35

II.2.3.2 NĂNG LỰC THUỶ SẢN TỈNH KHÁNH HOÀ 38

II.2.3.3 Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh Khánh Hoà 42

I.2.3.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Khánh Hoà 43

II.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT CỦA TỈNH KHÁNH HOÀ GIAI ĐOẠN 2003-2005 48

II.3.1 TÌM HI ỂU VỀ THỊ TR ƯỜNG NHẬT 48

II.3.1.1 Đặc điểm về thị trường Nhật Bản 48

II.3.1.2 Sở thích và thị hiếu về mặt hàng thủy sản tại thị trường Nhật 50

II.3.1.3 Quy định về chất lượng hàng thủy sản nhập vào thị trường Nhật 51

II.3.1.4 Các chính sách về thuế quan, bảo hộ mậu dịch và rào cản thương mại 52

II.3.1.5 Hệ thống phân phối hàng hóa tại Nhật Bản 53

II.3.2 Nghề cá và khai thác cá ngừ tại Nhật Bản 57

II.3.3 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT 58

II.3.3.1 Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản 58

II.3.3.2 Các nước chính xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản 61

II.3.4 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA TỈNH KHÁNH HOÀ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT 64

II.3.4.1 Tình hình sản lượng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật của tỉnh Khánh Hoà 64

II.3.4.2 Tình hình kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật của tỉnh Khánh Hoà trong thời gian 2003-2005 65

II.3.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 78

II.3.6.1 Những mặt mạnh 78

II.3.6.2 Những mặt yếu 79

Trang 4

II.3.6.4 Những đe dọa và thách thức 83

CHƯƠNG III 84

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT 84

TẠI TỈNH KHÁNH HOÀ 84

BIỆN PHÁP I ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT XA BỜ VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 85

1.Sự cần thiết phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ 85

2 Nội dung biện pháp 85

BIỆN PHÁP II KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU 87

BIỆN PHÁP III ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 89

BIỆN PHÁP IV ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIẾP THỊ QUẢNG CÁO 90

BIỆN PHÁP V NÂNG CAO TÍNH CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM THUỶ SẢN 94

1 Nâng cao chất lượng và tính đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản bằng các biện pháp 94

2 Nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm thuỷ sản 94

BIỆN PHÁP VI 95

THIẾT LẬP QUAN HỆ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN, KÍ KẾT HỢP ĐỒNG VỚI NHẬT 95

KẾT LUẬN 97

KIẾN NGHỊ 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Với xu thế toàn cầu hoá của thương mại thế giới ngày nay cùng với những lợi ích do nó mang lại, nền kinh tế Việt Nam hoạt động trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế Đẩy mạnh xuất khẩu là đảm bảo thắng lợi cho tiến trình tự do hoá thương mại của Việt Nam trong quan hệ cạnh tranh và hợp tác về kinh tế với các nước trong khu vực

Hiện nay, quan hệ thương mại Việt Nhật đang chuyển sang thời kỳ mới gắn liền với những chuyển biến kinh tế của hai nước Triển vọng của các quan hệ này phụ thuộc vào đường lối, chính sách tạo sự lôi cuốn các doanh nghiệp Nhật Bản vào thị trường Việt Nam và những định hướng dài hạn trong chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những thị trường quan trọng nhất trong khu vực vì có nhu cầu tiêu thụ rất lớn và ngày càng gia tăng Thị trường Nhật có khả năng thanh toán

và trả giá cao đối với các sản phẩm thuỷ sản Về lâu, thị trường Nhật vẫn là thị trường chiến lược, thị trường chính của thuỷ sản Việt Nam tuy là thị trường lớn nhất của Việt Nam, nhưng thị phần thuỷ sản của Việt Nam ở Nhật cũng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, đứng sau nhiều nước trong khu vực Vì thế đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật vẫn là một nhiệm vụ mang tính chất lâu dài

Đối với Khánh Hoà, Nhật Bản là một thị trường truyền thống và ổn định Tuy nhiên, trong năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu trên thị trường này có phần giảm sút Bên cạnh đó, nhiều công ty trong nước cũng như trong khu vực do gặp phải rào cản thương mại từ thị trường khó tính như Mỹ, EU nên đã tăng cường hoạt động xuất khẩu trên thị trường này Do đó tạo ra nguồn cung trên thị trường này là rất lớn Quan trọng hơn vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề cấp thiết hiện nay Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi Khánh Hòa cần có những chính sách hợp lý nhằm phát triển và đa dạng hoá sản phẩm đồng thời không ngừng mở rộng thị trường Nhật để tăng khả năng cạnh tranh, ổn định và duy trì vững chắc thị phần của mình trên thị trường này

Nhận thức được điều này em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh

hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật tại tỉnh Khánh Hoà” làm đồ

án tốt nghiệp, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc đề ra giải pháp

Trang 6

đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật của tỉnh Khánh Hoà trong thời gian tới

1.Mục đích nghiên cứu

Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu của tỉnh Khánh Hoà sang thị trường Nhật Bản, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng trên cơ sở đó đưa ra biện pháp giải quyết nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Từ hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Khánh Hoà em đã đi sâu phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu thuỷ sang thị trường Nhật Bản của tỉnh Tư liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu dựa vào số liệu từ năm 2003-2005 của Sở Thuỷ Sản Khánh Hoà

3 Phương pháp nghiên cứu

Đồ án chủ yếu dựa vào số liệu báo cáo, các chỉ tiêu kinh tế qua các năm nên sử dụng phương pháp điều tra, phân tích thống kê để tìm ra mặt mạnh , mặt yếu trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản, từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát huy và khắc phục

4 Đóng góp của đề tài

Về mặt lý thuyết, đồ án đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu về mặt thực tiễn, đồ án đã đề ra một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Nhật trong thời gian tới và đồng thời cũng là tài liệu để các sinh viên khóa sau tham khảo

5 Nội dung của đề tài

Đồ án với những nội dung chính được trình bày qua ba chương sau đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về ngoại thương và xuất khẩu Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật

của tỉnh Khánh Hoà

Chương3 : Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị

trường Nhật của tỉnh Khánh Hoà

Nha Trang, tháng 11 năm 2006 Sinh viên thực hiện Đào Thị Cẩm Chi

Trang 7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

VỀ NGOẠI THƯƠNG VÀ XUẤT KHẨU

Trang 8

I.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI THƯƠNG I.1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG

I.1.1.1 Khái niệm về hoạt động ngoại thương

Trên thế giới không thể có quốc gia nào hoạt động độc lập mà không có quan

hệ với các quốc gia bên ngoài Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, do có sự tồn tại của quan hệ hàng hóa, tiền tệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, vượt ra khỏi phạm vi của một đất nước Vì vậy đòi hỏi các quốc gia muốn phát triển mạnh về kinh tế của nước mình đòi hỏi phải có quan hệvới các đối tác nước ngoài Do đó hoạt động thương mại quốc

tế tồn tại khách quan

Trong cơ chế thị trường, không chỉ ở phạm vi kinh tế quốc dân mới có hoạt động ngoại thương mà cả các doanh nghiệp cũng tham gia Bởi vì các doanh nghiệp là chủ thể của sản xuất kinh doanh hàng hóa, nó có chức năng thương mại Hoạt động ngoại thương của doanh nghiệp một mặt nằm trong khuôn khổ của hoạt động thương mại cả nước, mặt khác có tính chất yêu cầu riêng

Hoạt động kinh tế đối ngoại bao gồm các hoạt động cơ bản sau: ngoại thương, hợp tác đầu tư, dịch vụ… mà trọng tâm là ngoại thương Ngày nay, ngoại thương không chỉ đơn thuần là lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước mà còn hoạt động kinh

tế đối ngoại khác tham gia vào phân công lao động quốc tế

Hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp hay hoạt động ngoại thương của doanh nghiệp là sự trao đổi hàng hóa trên thị trường thông qua mua bán

Hoạt động của ngoại thương nói chung có hai chức năng cơ bản:

- Là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, có chức năng tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước, chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc nội, thích ứng với nhu cầu tiêu dùng và tích lũy góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Là một ngành kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa giữa trong và ngoài nước thì chức năng cơ bản của ngoại thương là: xuất khẩu hàng hóa trong nước ra nước ngoài và nhập khẩu hàng hóa ở nước ngoài vào nước mình, nối liền một cách hữu cơ thị trường trong và nhoài nước, thỏa mãn nhu cầu của sản phẩm với người tiêu dùng trong và ngoài nước

Trang 9

I.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động ngoại thương

Hoạt động ngoại thương có một số đặc điểm sau:

- Thị trường là nước ngoài và chủ thể mua bán là khách hàng, bạn hàng và các

tổ chức kinh tế nước ngoài Khi đóng vai trò là người bán doanh nghiệp có quan hệ giao dịch bán hàng cho cá nhân, hãng thương mại hoặc hãng xuất khẩu, hãng môi giới

- Các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ về chất lượng, giá cả và phương thức mua bán Để đảm bảo hiệu quả đòi hỏi phải nâng cao cạnh tranh

- Việc thanh toán giữa các tổ chức kinh tế của các nước phải dùng bằng ngoại tệ

có giá trị chuyển đổi Chính vì vậy sự thay đổi giữa trị giá hối đoái, sự biến động của thị trường tiền tệ quốc tế có ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu

- Hoạt động thương mại quốc tế không chỉ ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế

mà còn chịu ảnh hưởng rất mạnh của các quan hệ chính trị- xã hội quốc tế Chính sách khuyến khích xuất khẩu và các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước là các chính sách tác động đến hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp

I.1.1.3 Tính tất yếu khách quan của hoạt động thương mại quốc tế

Trên thế giới không có quốc gia nào có thể hoạt động độc lập mà không có quan hệ với các nước bên ngoài Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, do có sự tồn tại của quan hệ sản xuất hàng hóa, tiền tệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, vượt ra khỏi phạm vi một đất nước Vì vậy đòi hỏi các quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình phải

có quan hệ với đối tác bên ngoài Do đó hoạt động thương mại quốc tế tồn tại khách quan

Trong các hình thức hoạt động thương mại, thương mại quốc tế của mỗi quốc gia cũng như các doanh nghiệp chiếm vị trí quan trọng, là hình thức phổ biến, luôn tồn tại, phát triển cùng với xu thế tự do hóa thương mại, quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới và nâng cao quyền tự chủ của doanh nghiệp

Mọi doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của thương mại quốc tế, tuy nhiên mức

độ có khác nhau Đối với các doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với thị trường nước ngoài, hoạt động thương mại quốc tế ảnh hưởng đến đầu vào, đầu ra, quy mô, tính chất, hiệu quả…sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp không quan

hệ trực tiếp với thị trường nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng của hoạt động thương mại quốc tế vì phải cạnh tranh với hàng hóa và đối thủ nước ngoài

Trang 10

Hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia và mọi doanh nghiệp là tất yếu khách quan Nắm bắt được điều này, nên muốn phát triển kinh tế nhanh cải thiện đời sống thì một trong những điều tiên quyết là phải mở rộng nền kinh tế với bên ngoài, xác định rõ vai trò của ngoại thương Đảng và Nhà nước đang cố gắng đề ra những biện pháp nhằm mở cửa kinh tế

I.1.2 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG

I.1.2.1 Vai trò của hoạt động ngoại thương

Tiếp nhận ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tạo ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại tạo điều kiện tái sản xuất mở rộng thực hiện tự cân đối, tự trang trải ngoại tệ và có tích lũy cho tái sản xuất kinh doanh mở rộng

Góp phần phát triển quan hệ kinh tế quốc dân của đất nước và thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu

Là phương hướng cơ bản để tăng cường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động thương mại quốc tế giúp các doanh nghiệp vươn

ra thị trường thế giới, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Hoạt động ngoại thương đóng vai trò vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho ngành kinh tế khác phát triển

Tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển

ổn định Thúc đẩy các doanh ngiệp xuất nhập khẩu phải luôn tự đổi mới, hoàn thiện công việc quản trị sản xuất và kinh doanh

I.1.2.2 Nhiệm vụ của hoạt động ngoại thương

Dựa trên cơ sở chức năng của ngoại thương và đặc điểm của hoạt động thương mại quốc tế, và cũng xuất phát từ những nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kì này mà hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp có nhiệm vụ cơ bản sau:

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước

- Góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng như vốn, việc làm, công nghệ,

sử dụng tài nguyên có hiệu quả…

Trang 11

- Đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp

- Thực hiện theo đúng luật và các chinh sách của nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu

I.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU

I.2.1 Khái niệm về xuất khẩu

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là chìa khóa mở ra cánh cửa giao dịch quốc tế cho một quốc gia Hoạt động xuất khẩu được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của nền kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới Đối với quá trình phát triển đi lên của bất kì quốc gia nào trên thế giới, xuất khẩu luôn giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển đi lên của quốc gia đó

I.2.2 Hình thức xuất khẩu

Các hình thức chủ yếu sau:

a Xuất khẩu trực tiếp

Sơ đồ 1: Mô hình xuất khẩu trực tiếp

- Các tổ chức kinh doanh xuất khẩu bán hàng trực tiếp cho các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc trực tiếp nhận hàng của các tổ chức này

- Hợp đồng bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua qua biên giới, bên mua có nhiệm vụ thanh toán cho bên bán một khoản tiền ngang giá trị hàng hóa bằng các phương thức thanh toán quốc tế

Trang 12

b Xuất khẩu ủy thác

Sơ đồ 2: Mô hình XK ủy thác

Là hình thức xuất khẩu qua trung gian thương mại Các trung gian này trực tiếp đàm phán kí kết hợp đồng thực hiên giao nhận hàng với các bên đối tác nước ngoài

Bên tổ chức kinh doanh nhận xuất nhập khẩu ủy thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí ủy thác xuất khẩu

Việc ủy thác xuất khẩu thông qua hợp đồng xuất khẩu ủy thác Đó là loại hợp đồng mà các chủ thể hợp đồng trong cùng một nước, đối tượng hợp đồng là hàng hóa, dịch vụ sẽ xuất hoặc nhập qua biên giới quốc gia Hợp đồng ủy thác xuất khẩu là hợp đồng nhờ người khác bán hộ, còn hợp đồng nhập khẩu ủy thác là hợp đồng nhờ người khác mua hộ

c Phương thức mua hàng đối ứng (đối lưu)

Là phương thức giao dịch xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu Đây là quan hệ đặc trưng cho quan hệ trực tiếp đổi hàng của nhiều đơn vị xuất khẩu nước ta hiện nay Vì vậy người ta còn gọi là phương thức đổi hàng hay xuất nhập khẩu liên kết Phương thức này yêu cầu:

- Cân bằng về tổng giá trị hàng hóa

- Cân bằng về chủng loại hàng quý hiếm này với chủng loại hàng quý hiếm khác

- Cân đối về giá cả

NGƯỜI BÁN

BÁN BUÔN BÁN LẺ

NGƯỜI MUA

Trang 13

Hình thức này phát triển ở các nước đang phát triển do thiếu ngoại tệ tự do, dùng hàng đổi hàng để cân đối ngoại tệ trong nước Hai hình thức phổ biến trong buôn bán đối ứng là đổi hàng và trao đổi bù trừ

- Đổi hàng: là trao đổi một hoặc nhiều hàng này để lấy một hay nhiều hàng khác có tổng giá trị tương đương nhau không qua thanh toán ngoại tệ khi thiếu hụt mà trả bằng hàng khác

- Trao đổi bù trừ: một mặt hàng không thanh toán bằng tiền mà thanh toán bằng hàng theo yêu cầu của các bên Chỗ chênh lệch có thể trả bằng tiền hoặc bằng hàng theo yêu cầu của bên kia

d Tái xuất khẩu

Tái xuất khẩu là xuất khẩu trở lại hàng trước đây đã nhập khẩu chưa qua chế biến ở nước đã xuất

Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu Giao dịch này luôn thu hút ba nứơc: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước tái xuất Vì vậy giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác Hàng tạm nhập tái xuất như hàng đưa vào dự triển lãm, hội chợ quảng cáo sau đó đưa về

Người kinh doanh tái xuất thường ký một hợp đồng nhập khẩu và một hợp đồng xuất khẩu Hai hợp đồng này thông thường có liên quan mật thiết với nhau Chúng thường phụ thuộc vào hàng hóa, bao bì, nhãn hiệu… Việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu phải tạo cơ sở đầy đủ và chắc chắn việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu

I.2.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa Công nghiệp hóa đất nước theo từng bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục đói nghèo và chậm phát triển

Thông qua xuất khẩu, hàg hóa sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất luôn thích nghi được với thị trường

Việc đẩy mạnh xuất khẩu làm cho sản lượng sản xuất của quốc gia tăng nhanh,

từ đó đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của xã hội

Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất Thị trường thế giới luôn đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, vệ sinh an toàn tốt Do đó

Trang 14

doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, công nghệ dây chuyền, mặt khác phải nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất, học hỏi những kinh nghiệm trong quản lý

Đẩy mạnh xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến nâng cao mức sống của người dân Vì mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công ăn việc làm và có thu nhập, ngoài ra một phần kim ngạch xuất khẩu còn dùng để nhập khẩu những hàng tiêu dùng thiết yếu góp phần cải thiện đời sống nhân dân

Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao địa vị và vai trò của quốc gia trên trường quốc tế Xuất khẩu thúc đẩy và mở rộng quan kinh tế đối ngoại của nước ta

Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi Chẳng hạn khi phát triển ngành thủy sản xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành nuôi trồng, khai thác thủy sản phát triển, ngành sản xuất bao bì đựng thủy sản…

Tóm lại, việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu là vấn đề

có ý nghĩa phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa đất nước

I.2.4 Những mặt lợi và hạn chế trong xuất khẩu

a Những mặt lợi trong xuất khẩu

- Nó sẽ phát huy cao độ tính năng động và sáng tạo của mọi người, mọi đơn vị, mọi tổ chức, mọi địa phương trong xã hội Cho phép tận dụng mọi nguồn lực của đất nước đưa vào sản xuất Khả năng phát hiện chính xác mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả cao sẽ có ý nghĩa to lớn

- Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, việc xuất khẩu dẫn đến cạnh tranh mạnh mẽ Do đó đòi hỏi các chủ thể phải kiểm soát nhau chặt chẽ từ đó nền kinh

tế sẽ được nâng cao

- Xuất khẩu cho phép mở rộng thị trường tạo đầu ra lớn cho doanh nghiệp, liên kết liên doanh được hình thành kích thích phát triển

Xuất khẩu sẽ hiện đại hóa các thiết bị từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu

- Nó dẫn đến liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và các nhà khoa học một cách thiết thực, thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh nhau và đổi mới thì mới tồn tại lâu dài

Trang 15

b Những hạn chế trong xuất khẩu

- Vì tồn tại trong cạnh tranh dẫn đến sự rối ren trong mua bán Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ sẽ gây thiệt hại về kinh tế trong quan hệ với nước noài

- Các hiện tượng xấu như: buôn lậu, trốn thuế, tha hóa cán bộ, các văn hóa phẩm đồi trị xa hóa nhập vào

- Vì lợi ích trước mắt, không nắm rõ được tình hình nên một số doanh nghiệp nhập một số máy móc thiết bị cũ lạc hậu, không thích hợp nên dẫn đến thua lỗ

- Vì để tồn tại nên cạnh tranh dẫn đến thôn tính lẫn nhau bằng các thủ thuật xấu gây cản trở phức tạp

- Vấn đề xuất khẩu có vai trò to lớn trong nền kinh tế tuy nhiên cũng có một số hạn chế nhất định Đòi hỏi nhà nước phải có chính sách quản lý thích hợp và các donh nghiệp phải có biện pháp để xuất khẩu đạt được hiệu quả cao nhất

I.2.5 Những biện pháp, chính sách đẩy mạnh và hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu

Vấn đề thị trường không phải là vấn đề riêng tư của bất kỳ một quốc gia nào mà trở thành vấn đề trọng yếu của nền kinh tế thị trường Vì vậy việc hình thành một hệ thống các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trở thành công cụ quan trọng nhất để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài Mục đích của các biên pháp này là nhằm hỗ trợ, đa dạng hóa hàng xuất khẩu với những chi phí thấp nhất, tạo điều kiện cho người xuất khẩu tự

do cạnh tranh trên thương trường thế giới

a Các biện pháp về thể chế tổ chức

Thông qua các cơ chế chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của đất nước Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa ở nước ngoài, thể hiện như sau:

- Thành lập các viện nghiên cứu cung cấp thông tin cho xuất khẩu

- Đào tạo cán bộ, chuyên gia giúp các nhà xuất khẩu

- Lập cơ quan nhà nước ở nước ngoài để nghiên cứu tại chỗ tình hình thị trường hàng hóa, thương nhân và chính sách của chính phủ nước sở tại

- Nhà nước đứng ra ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định hợp tác kỹ thuật, vay nợ viện trợ….Trên cơ sở đó thúc đẩy xuất khẩu phát triển

Trang 16

b.Các biện pháp tài chính - tín dụng nhằm khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu

Để khuyến khích xuất khẩu, nhà nước đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm mở rộng xuất khẩu,chiếm lĩnh thị trường Những biện pháp chủ yếu là:

- Nhà nước bảo đảm tín dụng xuất khẩu

- Miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế

- Nhà nước thực hiện cấp tín dụng xuất khẩu

- Trong tương lai để cho xuất khẩu ngày càng phát triển hơn xứng đáng vai trò quan trọng của mình chắc chắn chính sách khuyến khích xuất khẩu ngày càng thông thoáng hơn

c Các biện pháp tạo nguồn hàng và cải tiến cơ cấu xuất khẩu

- Xây dựng các mặt hàng chủ lực:

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình những chiến lược hợp lý Nhưng mặc dù đã thực hiện chính sách đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu nghĩa là một doanh nghiệp không chỉ chuyên vào xuất khẩu một vài sản phẩm mà còn xây dựng những mặt hàng chủ lực hay những con ác chủ bài cho mình trong hoạt động ngoại thương

- Gia công xuất khẩu:

Là hoạt động mà bên đặt hàng giao nguyên liệu, có khi cả máy móc thiết bị và chuyên gia cho bên kia gọi là bên gia công để sản xuất ra các mặt hàng mới theo yêu cầu đặt hàng, nhận hàng hóa từ bên nhận gia công Khi hoạt động này vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì gọi là gia công xuất khẩu

- Đầu tư cho xuất khẩu:

Để tăng nhanh nguồn hàng cho xuất khẩu chúng ta không chỉ dựa vào việc thu gom những của cải tự nhiên, cũng như không chỉ dựa vào việc thu mua sản phẩm dư thừa, phân tán hoặc bằng lòng với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp hiện có Chúng ta phải xây dựng nhiều cơ sở sản xuất mới để tạo nguồn hàng dồi dào cho xuất khẩu, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế Để thực hiện điều đó cần đầu tư vốn cho xuất khẩu, đây là biện pháp cần được ưu tiên cho xuất khẩu

- Lập các khu chế xuất:

Khu chế xuất là lãnh địa công nghiệp chuyên môn hóa dành để sản xuất phục

vụ xuất khẩu, tách khỏi chế độ thương mại và thuế quan của nước sở tại

Trang 17

I.3 MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

I.3.1 Đôi nét về ngành thủy sản Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia ven biển ở Đông Nam Á Trong suốt sự nghiệp hình thành, bảo vệ và xây dựng đất nước, biển đã, đang và sẽ đóng vai trò hết sức to lớn Chính vì vậy, phát triển khai thác hợp lý một cách bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời bảo vệ môi trường biển đã trở thành mục tiêu chiến lược lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Việt Nam có 3260 km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ, từ 8

độ 23 phút bắc đến 21 độ 39 phút bắc Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam rộng 226000 km2 và vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần diện tích đất liền

Trong vùng biển việt nam có trên 4000 hòn đảo, trong đó có nhiều đảo lớn như

Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Hòn Mê, Phú Quốc ….có cư dân sinh sống, là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch, đồng thời đã, đang và sẽ được xây dựng thành một tuyến căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần, trung chuyển sản phẩm cho đội tàu khai thác hải sản, đồng thời làm nơi cư trú đậu cho tàu thuyền trog mùa bão gió Đảo tập trung nhiều nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Đồ Sơn (có trên 3000 hòn đảo lớn, nhỏ, góp phần làm cho Vịnh Hạ Long trở thành một danh thắng trên thế giới)

Trong vùng biển có nhiều vịnh, vùng, đầm , phá, cửa sông, chẳng hạn vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vịnh Cam Ranh, phá Tam Giang,… và trên 400 nghìn ha rừng ngập mặn, là những khu vực đầy tiềm năng cho phát triển giao thông, du lịch, đồng thời cũng rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản và tạo nơi cư trú đậu cho tàu thuyền đánh cá

Biển Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh

tế Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương

Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50- 60 nghìn tấn /năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm

và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh

tế cao nhất là mực và bạch tuộc(cho phép khai thác 60-70 nghìn tấn/năm); hằng năm

có thể khai thác từ 45-50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong

Trang 18

mơ….Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồI mồi, chim biển và

có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai…

I.3.2 Sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu

Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế sau hơn một thập kỷ theo đường lối đổi mới của đất nước, ngành thủy sản đã có nhiều nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu nhất định trên nhiều phương diện từ năm 1995 đến nay, ngành luôn luôn hoàn thành kế hoạch nhà nước giao, năm sau cao hơn năm trước, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, ngành kinh tế thủy sản ngày càng thể hiện vai trò ngành kinh tế mũi nhọn của mình, đóng góp ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân

Đạt được những thành tựu đó, là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo của đảng và nhà nước, sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành ở trung ương, các cấp chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực chung của cán bộ công nhân viên của ngành và hàng triệu lao động nghề cá trong cả nước

Một trong những thành tựu đó là xuất khẩu thủy sản xuất khẩu đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế thủy sản phát triển, tăng cường cơ sở vật chất cho xuất khẩu

và thu về ngoại tệ lớn và trang thiết bị cho ngành chế biến để hiểu rõ hơn vai trò của

nó, ta có thể khao sát sơ bộ về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây được khái quát qua bảng sau:

BẢNG 1: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005

Chênh lệch Sản lượng Giá trị KNXK

Năm Sản lượng

TSXK (tấn)

Giá trị KNXK

Qua bảng số liệu trên ta thấy, ngày nay con người không chỉ ăn no mặc ấm, mà

là ăn ngon mặc đẹp, nhu cầu của họ ngày một cao Mặt khác thực phẩm về thủy sản là loại giàu chất dinh dưỡng ít béo….Vì vậy họ ngày một có nhu cầu chuyển sang các mặt hàng thủy sản hơn cụ thể là năm 2002 sản lượng thủy sản xuất khẩu tăng 458.658 tấn nghĩa là tăng 83.167 tấn tương đương tăng 22,15% so với năm 2001, làm cho tổng

Trang 19

kim ngạch xuất khẩu tăng 245.335 triệu USD tương đương tăng 13,8% so với năm

2001

Nhưng đến năm 2003 do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá tôm ở Mỹ liên tục xảy ra, do vẫn còn một số hàm lượng chất kháng sinh trong sản phẩm Vì vậy mà người tiêu dùng đã tiêu thụ chậm lại sản lượng xuất khẩu thủy sản tăng không đáng kể

cụ thể tăng 4 tấn Bên cạnh đó đơn giá xuất vẫn ổn định vì vậy làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu trong năm tăng 194.284 tấn (9,6%) so với năm 2002

Năm 2004 các doanh nghiệp đã chú ý nhiều hơn đến khâu tìm hiểu thị trường

và tiếp cận đến người tiêu dùng, bên cạnh đó cũng chú ý đến khâu sản xuất không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, và đa dạng hóa sản phẩm, vì vậy mà sản lượng xuất khẩu tiếp tục tăng trở lại Năm 2004 sản lượng xuất khẩu là 518.747 tấn tức là tăng 60.085 tấn (13,1%) so với năm 2003 để cạnh tranh với các đối thủ mà trong năm các doanh nghiệp không ngừng giảm đơn giá bình quân xuống làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 141.895 tấn(6,4%) nhưng tăng không cao so với các năm khác Năm 2005 sản lượng xuất khẩu thủy sản tăng 612.323 tấn tức là tăng 93.576 tấn(18,8%) và làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng291.000 triệu USD(12,34%) so với năm 2004

I.4 THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

I.4.1 Những thành tựu

- Xuất khẩu thủy sản đã hình thành một ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu có trình độ khoa học công nghệ cao Bước đầu tiếp cận với các nước trong khu vực, tạo nên sự cạnh tranh lớn, tiết kiệm được nguyên liệu, sức lao động, thời gian hao phí…làm giảm các chi phí sản xuất

- Đóng vai trò đòn bẩy chủ yếu tạo nên động lực phát triển kinh tế thủy sản cạnh tranh mạnh mẽ phát triển cơ sở vật chất và năng lực sản xuất của từng khu vực, tạo nguồn nguyên liệu góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển nâng cao đời sống cho hàng triệu người đặc biệt là nông ngư dân

- Xuất khẩu thủy sản đã xác lập được vị trí có ý nghĩa chiến lược về giá trị kim ngạch xuất khẩu, năm 2005 sản lượng thủy sản chiếm 15% trong giá trị kim ngạch cả nước

Trang 20

- Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia trên thế giới, đã mở rộng hợp tác, quan hệ giao lưu và hòa nhập với nhiều tổ chức, nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt đã xâm nhập được vào thị trường khó tính có hệ thống kiểm dịch vệ sinh chất lượng gắt gao và khó khăn trong phương thức thanh toán như

EU và Mỹ

- Đã xây dựng và đào tạo được một đội ngũ các nhà doanh nghiệp, các kỹ sư giỏi, công nhân lành nghề đồng thời đã hình thành một hệ thống nông ngư dân mới có tri thức kỹ thuật, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất

- Phát huy được lợi thế so sánh của quốc gia về sức lao động tài nguyên và sinh vật biển

- Phát triển ổn định kinh tế ngành, tạo được lòng tin đốI vớI ngư dân nói riêng

và hàng triệu lao động nghề cá nói chung, đã từng bước xây dựng cơ sở hậu cần dịch

vụ nghề cá trên phạm vi toàn quốc

- Ngày càng khẳng định vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản trong những năm qua cũng còn bộc lộ những yếu kém và tồn tại như sau

- Mức đầu tư cho ngành nuôi trồng thủy sản và chế biến còn quá nhỏ bé so với nhu cầu và so với ngành kinh tế khác đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung vào vùng sản xuất nguyên liệu quy mô lớn, công nghệ cao, chưa quan tâm đầy đủ nghiên cứu thị trường hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ tiên tiến

- Một số thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa nhất quán, gây ách tắc cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Trang 21

b Tổ chức và quản lý doanh nghiệp còn yếu kém

Hiện nay hầu như các doanh nghiệp thủy sản nhà nước đã dần chuyển đổi sang công ty cổ phần hoặc công ty TNHH, nhưng các công ty này vẫn ảnh hưởng cách quản

lỹ cũ, ít năng động về thị trường, chậm đổi mới về công nghệ và quản lý, đặc biệt là quản lý về chất lượng….Nên hiệu quả kinh doanh còn chưa cao

c Cung cấp nguyên liệu bấp bênh, chất lượng nguyên liệu kém

Đến nay chế biến thủy sản xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguồn khai thác tự nhiên,

lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, vào tính chất manh mún, vào thời vụ của nguồn thủy sản nhiệt đới Nuôi thủy sản chưa trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu

và ổn định cho chế biến sản xuất nguyên liệu vớI trình độ thấp giá thành cao và bảo quản sau thu hoạch kém Đây là nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả của chế biến xuất khẩu và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới

Hiện nay mức độ sử dụng nguyên liệu từ khai thác, nuôi trồng vào chế biến xuất khẩu còn thấp, công suất các nhà máy chế biến chỉ được sử dụng khoảng 65% -70% do chưa đa dạng hóa được sản phẩm và thị trường phù hợp với điều kiện tài nguyên biển Việt Nam

d Năng lực công nghệ chế biến còn thấp

Những năm gần đây các nhà máy chế biến xuất khẩu đã nổ lực trong việc cảI tạo điều kiện sản xuất, môi trường và đổi mới công nghệ Tuy nhiên do trên 70% nhà máy hoạt động với thiết bị cũ và lạc hậu, mặt bằng công nghệ đơn điệu, chủ yếu là công nghệ lạnh Tỷ trọng lao động thủ công trong chế biến còn rất lớn sản phẩm ở dạng nguyên liệu sơ chế vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhìn chung phần lớn các xí nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu vệ sinh thực phẩm của thị trương EU, Mỹ

Chất lượng hàng thủy sản Việt Nam tuy có được cải thiện nhưng chưa cao và chưa ổn định để thỏa mãn nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, nhất là tiêu chuẩn về tạp chất và quy cách bao bì Hầu hết các xí nghiệp chế biến chưa kiểm soát

được nguồn gốc và chất lượng nguyên liệu, thị trường nguyên liệu còn nhiều phức tạp,

chưa được quản lý

e Công tác thị trường còn yếu kém

Công tác thông tin tiếp thị còn nhiều yếu kém, chưa chủ động nghiên cứu tiếp

cận thị trường, hầu hết các doanh nghiệp còn ngồi chờ khách đến đặt hàng…ít đầu tư

Trang 22

cho công tác tiếp thị Còn thiếu đội ngũ chuyên về tiếp thị, đội ngũ quản lý hầu như chưa đào tạo về nghiệp vụ Marketing quốc tế

Hệ thống các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản chưa tổ chức liên kết trên cơ sở một chiến lược thị trường và các chính sách chung thống nhất, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp ở các khâu mua và bán sản phẩm

Tóm lại, với những phân tích về khả năng phát triển và các hạn chế đã nêu trên cần thiết phải có chương trình phát triển xuất khẩu ở tầm chính phủ quản lý, để thống nhất mục tiêu biện pháp và tổ chức chỉ đạo thực hiện nhằm đưa xuất khẩu thủy sản tăng trưởng và phát triển nhanh hơn nữa, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và cải thiện đời sống của nông dân và ngư dân vùng nông thôn và ven biển

Trang 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG

THỊ TRƯỜNG NHẬT CỦA TỈNH KHÁNH HOÀ

Trang 24

II.1 KHÁI QUÁT VỀ SỞ THUỶ SẢN KHÁNH HOÀ

II.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở từ ngày thành lập đến nay

Sở Thủy sản Khánh Hòa được thành lập sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Đến giữa năm 1976 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa xác nhập thành tỉnh Phú Khánh và Sở Thủy sản thành Sở Thủy sản Phú Khánh Văn phòng Sở được đặt tại Nha Trang, quản lý nghề cá biển từ Cam Ranh đến Sông Cầu với hệ thống tổ chức và

cơ sở sản xuất kinh doanh như sau:

- Cơ quan văn Sở với tổng biên chế gồm 120 người, 10 phòng ban và 1 trưởng công nhân kỹ thuật

- Các đơn vị sản xuất:

+ Công ty Thủy sản Khánh Hòa

+ Xí nghiệp đông lạnh Nha Trang

+ Công ty vật tư Thủy sản

+ Đơn vị xây dựng công trình Thủy Sản

+ Công ty nước đá Thủy Sản

+ Xí nghiệp khai thác Thủy sản Phú Khánh

Hệ thống bến cá lớn bé gồm 13 cơ sở từ Cam Ranh đến Sông Cầu ở huyện có các phòng hải sản huyện với biên chế gồm 4 đến 8 người Sở thủy sản ở thời kỳ này trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh, phân phối sản xuất vật tư nhiên liệu…bao cấp đến tận cơ sở theo chỉ tiêu kế hoạch

Đến năm 1982 có chủ trương phân cấp cho huyện, các huyện thành lập công y Thúy sản huyện và chuyển giao các bến cá nhỏ cho huyện Đến năm 1983 thì tất cả các bến cá chuyển giao huyện quản lý mà trực tiếp là công ty Thủy sản huyện Trong năm này cơ quan Sở cò khoảng 60 người, 8 phòng ban Nhập công ty nước đá vào công ty nước đá vào công ty vật tư Thủy sản Đến năm 1986 giảm biên chế còn 40 người với 6 phòng ban

Sau khi Phú Khánh chia thành chia thành 2 tỉnh là Khánh Hòa và Phú Yên (1989) thì Sở Thủy sản lúc này là sở Thuỷ sản Khánh Hòa trực tiếp quản lý từ Cam Ranh đến Vạn Ninh Cơ quan Sở có 22 người

Từ năm 1989 chức năng sản xuất kinh doanh của ngành dần dần được giao cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, song Sở Thủy sản vẫn là đơn vị cân đối theo kế hoạch

Trang 25

Năm 1991 Sở tiếp tục giao quyền cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh và thực hiện giảm biên chế nên lúc này Sở Thủy sản còn 18 người và 5 phòng ban Ở các huyện không còn phòng Thủy sản mà nhập vào phòng nông nghiệp Năm 1993 các công ty Thủy sản huyện được giao cho tỉnh quản lý, đến lúc này cơ quan Sở còn 4 phòng ban với biên chế là 17 người Các đơn vị sản xuất kinh doanh có:

+ Công ty Thủy sản Khánh Hòa + Xí nghiệp đông lạnh Nha Trang + Xí nghiệp khai thác dịch vụ Nha Trang + Công ty Thủy Sản Cam Ranh

+ Công ty Thiết bị Vật tư Thủy sản Khánh Hòa + Công ty Thuỷ sản Nnh Hòa

Với 2 đơn vị sự nghiệp:

+ Chi cục bảo vệ nguồn lợi Thủy sản + Trung tâm khuyến ngư Khánh Hòa

Ở giai đoạn này sở chuyển dần sang quản lý Nhà nước và giao quyền tự chủ cho các đơn vị Trong 2 năm 1996 và 1997 do làm ăn kém hiệu quả 4 đơn vị phải giải thể:

+ Xí nghiệp nuôi trồng Thủy sản + Công ty Thủy sản Khánh Hòa + Công ty Thủy sản Ninh Hòa + Công ty thiết bị vật tư Thủy sản

Từ năm 1999- 2001 cơ quan Sở còn 4 phòng ban với biên chế là 10 người làm nhiệm vụ quản lý nhà nước, kiểm tra, kiểm soát, định hướng hành vi và xây dựng chiến lược phát triển ngành Đến năm 2001 Sở chỉ còn 4 phòng ban với biên chế là 15 người Sở quản lý 2 đơn vị hành chính sự nghiệp là chi cụ bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản , trung tâm Khuyến Ngư và 2 doanh nghiệp Nhà nước

+ Xí nghiệp khai thác và dịch vụ Thuỷ sản Khánh Hòa + Công ty quản lý Cảng cá Khánh Hòa

Từ năm 2001- 2006 cơ quan Sơ vẫn còn duy trì số lượng phòng ban như cũ vói biên chế là 17 người Các đơn vị sản xuất kinh doanh đã Cổ phần hóa và làm ăn có hiệu quả hơn

Trang 26

Nhìn chung,có thể nói từ khi Sở Thủy sản ra đời đến nay đã trải qua không ít khó khăn nhưng Sở Thủy sản vẫn không ngừng cải tiến để tồn tại và phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh

II.1.2 Chức năng, nhiệm vụ II.1.2.1 Chức năng và tính chất hoạt động:

Sở Thủy sản Khánh Hòa là cơ quan quản lý hành chính của ngành Thủy Sản có chức năng quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản trên địa bàn Tỉnh Xử lý và tổng hợp các số liệu báo cáo của các cơ quan, tham mưu cho UBND tỉnh Từ đó làm tiền đề cho định hướng phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và của ngành Thủy sản nói riêng Bên cạnh đó Sở Thủy sản còn quản lý trên cơ sở pháp lý về số lượng công nhân viên, vốn điều lệ của các cơ sở nhằm đưa ra kế hoạch, quy hoạch chiến lược phát triển ngành kinh tế của tỉnh

Ngoài ra, Sở Thủy sản còn là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành Thủy sản Sở Thủy sản chịu sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Thủy sản

II.1.2.2 Nhiệm vụ:

- Xây dựng trình UBND tỉnh các văn bản pháp lý (qui định, chỉ thị) để thực hiện lệnh, pháp luật thuộc ngành Thủy sản trên địa bàn tỉnh, ban hành các văn bản theo thẩm quyền

- Xây dựng trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch về phát triển Thủy sản trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo và thực hiện sau khi UBND tỉnh phê duyệt

- Hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức và cá nhân làm nghề Thủy sản thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách của nhà nước trên các mặt như bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, khai thác chế biến nuôi trồng và tiêu thụ sản phẩm, quản lý giống nuôi, cấp các loại giấy phép hoạt động, các loại tàu thuyền đánh cá, giấy phép di chuyển ngư trường đăng kiểm tàu cá … theo sự phân cấp của Bộ Thủy sản

- Được UBND tỉnh ủy quyền quản lý một số doanh nghiệp nhà nước, Sở có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra theo dõi thực thi và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Thủy sản theo dõi định kỳ và kết quả thực hiện kế hoạch của các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi quyền quản lý

Trang 27

- Nghiên cứu tổng hợp các kiến nghị của cơ sở đề xuất với Chính phủ, Bộ Thủy sản: sữa chữa bổ sung các chính sách về kinh doanh Thủy sản trên địa bàn tỉnh hoặc kiến nghị với UBND tỉnh bổ sung sửa đổi theo thẩm quyền

-Thực hiện công tác thanh tra Nhà nước và thanh tra kiểm tra chuyên ngành

- Chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với đối với cơ quan chuyên môn làm công tác thủy sản ở huyện, thành phố trực thuộc tỉnh

- Thực hiện công tác quốc tế trong lĩnh vực Thủy sản do UBND tỉnh giao

- Giao qui hoạch, kế hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên chức thuộc ngành Thủy sản trình UBND tỉnh

- Quản lý về tổ chức, công chức viên chức, tài sản kinh phí của Sở theo chỉ định của pháp lệnh và phân cấp của UBND tỉnh

- Thực hiện một số nhiệm vụ do UBND tỉnh giao

II.1.3 Cơ cấu tổ chức của Sở

Cơ quan Sở Thủy sản : làm chức năng nhiệm vụ như trên với tổng biên chế là

Trang 28

Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Sở Thuỷ Sản Khánh Hoà

Chi cục bảo vệ nguồn lợi Thủy sản :

Đây là đơn vị sự nghiệp hoạt động vừa quản lý nhà nước vừa là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi Thủy sản với biên chế được giao năm

1998 là 38 người ( không có lái xe và bảo vệ)

Với chức năng là cơ quan tham mưu, điều hành thực thi pháp luật chuyên ngành trong bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thủy sản , chịu sự chỉ đạo toàn diện của Sở Thủy sản, đồn thời chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản( Bộ Thủy sản) Ngoài ra Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản còn có những chức năng sau:

- Trên cơ sỏ bảo vệ sắc lệnh, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, các thông

tư hướng dẫn các cấp để xây dựng các văn bản hướng dẫn các cá nhân tổ chức thực hiện bảo vệ nguồn lợi Thủy sản đồng thời tổ chức kiểm tra việc thực hiện bảo vệ nguồn lợi Thủy sản vá đăng kiểm các loại phương tiện tàu cá

- Thực hiện công tác kiểm tra thanh tra về an toàn phương tiện tàu cá, cấp các loại giấy chứng nhận về hoạt động nghề cá theo qui định của pháp luật hiện hành

- Triển khai công tác phòng chống lụt bão và tiềm kiếm cứu nạn

BAN GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG BAN

KHỐI HÀNH CHÍNH SỰ

NGHIỆP

Phòng

tổ chức hành chính

và thanh tra s ở

Phòng

kế hoạch tổng hơp

Phòng

kỹ thuật tổng hợp

Trung tâm khuyến ngư

Chi cục bảo vệ nguồn lợi

Trang 29

- Tổ chức kiểm tra xử lý các vi phạm trong chất lượng sản phẩm hàng hóa Thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chất lượng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản

- Xử lý đối với nghề cá nhỏ ven bờ

- Phối hợp với các lực lượng bộ đội biên phòng, công an nhằm kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm bảo vệ nguồn lợi Thủy sản

- Đăng kiểm tàu cá theo qui định hiện hành

- Theo dõi tổng kết về tình hình diễn biến về nguồn lợi thủy sản, môi trường dịch bệnh và các vấn đề của công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đề xuất kịp thời cho các cấp điều chỉnh xử lý

- Lương và các khoản phí cho hoạt động của chi cục do kinh phí sự nghiệp đài thọ

Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là cơ quan văn phòng chi cục và các trạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các huyện thành phố và tàu tuần tra trên biển

· Trung tâm khuyến ngư:

Đây là đơn vị nghiệp làm nhiệm vụ xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình dự án khuyến ngư, tuyên truyền khuyến cáo các thông tin phục vụ cho công tác khuyến ngư, xây dựng các mô hình biển, tổ chức trình diễn hướng dẫn kỹ thuật chuyển giao công nghệ

· Các đơn vị sản xuất kinh doanh:

Từ năm 2004 hầu hết các đơn vị đã cổ phần hóa hoạt động theo luật kinh tế do nhà nước ban hành

¨.Phân công trách nhiệm:

ü Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Sở:

Giám đốc Sở là thủ trưởng cơ quan điều hành toàn bộ các hoạt động của Sở, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ trưởng Bộ Thủy sản trong việc chỉ đạo quản lý nhà nước đối với ngành theo chức năng nghĩa vụ của Sở trong phạm vi toàn tỉnh

ü Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Giám đốc Sở:

Giám đốc Sở phân công các Phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về tình hình và kết quả thực hiện lĩnh vực công tác đó

Phó giám đốc có những quyền hạn và trách nhiệm sau:

Trang 30

- Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trên các lĩnh vực được phân công và giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực mình phụ trách Đối với các vấn đề liên quan đến cấp trên thì phải có ý kiến của Giám đốc Sở trước khi quyết định

- Khi Giám đốc đi vắng 1 Phó giám đốc sẽ được ủy quyền thay mặt giám đốc điều hành và giải quyết việc cơ quan

ü Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng:

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng, bảo đảm hoàn thành đúng qui định của nhà nước của cơ quan về nội dung, thời gian thực hiện

- Nắm tình hình và tổng hợp những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng, nghiên cứu đề xuất lãnh đạo Sở biện pháp giải quyết

- Dự kiến kế hoạch tháng, quý, năm của phòng rồi trình lãnh đạo Sở xét duyệt

và phân công công tác cho công chức của phòng thực hiện

- Soạn thảo văn bản và hướng dẫn công chức thực hiện phòng soạn thảo văn bản thuộc phạm vi tham mưu của lãnh đạo Sở Duyệt dự thảo văn bản của công chức thuộc phòng trước trình lên lãnh đạo Sở, chịu trách nhiệm về nộI dung thể thức văn bản

- Tổ chức trao đổi nghiệp vụ, sinh hoạt chuyên môn trong phòng để nâng cao trình độ chuyên môn cho từng viên chức

- Quản lý công chức thuộc phòng, đảm bảo duy trì hoạt động và duy trì kỹ luật lao động, nội qui, qui chế làm việc của cơ quan

- Thực hiện các chuyên môn nghiệp vụ đã được giao

ü Nhiệm vụ của chuyên viên cán sự:

- Xây dựng kế hoạch công tác và triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác được giao

- Soan thảo văn bản hoặc tham gia soạn thảo văn bản hoặc đóng góp ý kiến về sửa đổi, bổ sung, xây dựng văn bản mới thuộc lĩnh vực công tác của phòng mình

- Thực hiện thống kê, lưu trữ tài liệu, đảm bảo số lượng đầy đủ, chính xác, kịp thời đúng yêu cầu nghiệp vụ

- Hoàn thành các nghiệp vụ được giao theo qui định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngành

ü Nhiệm vụ của nhân viên:

Trang 31

- Mỗi nhân viên trong phạm vi nhiệm vụ được giao, coá trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đảm bảo yêu cầu về chất lượng số lượng công việc và thời gian, không để sai sót, hư hỏng hay chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan

ü Chức năng và nhiệm vụ của các phòng chuyên môn:

v Phòng tổ chức hành chính:

§ Tham mưu giúp cho giám đốc trong việc chỉ đạo và thực hiện công tác tổ chức bộ máy, công tác quản lý của Sở và các đơn vị thuộc Sở theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước phù hợp với các qui định, qui chế của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Bộ Thuỷ Sản và của Sở Thuỷ sản ban hành

§ Nghiên cúu đề xuất bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ, lề lối làm việc, nội qui, qui chế quản lý cơ quan phù hợp với yêu cầu nhiện vụ để Giám đốc Sở Thuỷ sản ban hành thực hiện

§ Tham mưu cho lãnh đạo về công tác cán bộ, công tác tuyển dụng, sử dụng, điều động đề bạt cán bộ, thực hiện các chính sách về lương, nghỉ lễ tết, nghỉ phép, BHXH với công chức viên chức và người lao động trong phạm vi quản lý ngành

§ Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quân sự tự vệ, an toàn lao động, bảo vệ tài sản kinh tế xã hội

§ Tổ chức quản lý hồ sơ cán bộ, lưu trữ hồ sơ nhân sự thực hiện công tác thống kê chất lượng cán bộ theo sự phân cấp của tỉnh qui định

§ Tổ chức giao dịch hành chính, trao đổi thông tin của lãnh đạo Sở với các cơ quan , đơn vị trong và ngoài ngành

§ Tổ chức quản lý các trang thiết bị, mua sắm sữa chữa, bảo quản những cơ sở vật chất được trang bị phục vụ cho công tác của Sở

§ Tổ chức liên lạc nhận chuyển các loại công văn, giấy tờ phục vụ các hoạt động của cơ quan đúng nguyên tắcvề quản lý hành chính

§ Quản lý con dấu của Sở theo đúng qui định của Nhà nước, cấp các loại giấy

tờ giới thiệu, công lệnh, chứng nhận, các văn bản của Sở và các cơ quan

§ Làm nhiệm vụ tiếp tân, tạp vụ, giữ gìn vệ sinh công cộng, y tế, thủ quỹ, cơ quan , giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ cây cảnh trong khuân viên của Sở

§ Thực hiện tổng kế hoạch công tác tuần tra tháng và hội nghị giao ban của cơ quan

v Phòng kế hoạch tổng hợp:

Trang 32

§ Tham mưu cho lãnh đạo Sở việc quy hoạch, định hướng phát triển ngành và

tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiẻm tra giám sát toàn bộ các hoạt động về tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thực ngành

§ Nghiên cứu đề xuất các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn Xây dựng các dự án đầu tư phát triển ngành, tổ chức và thực hiện dự án

§ Hướng dẫn và tập hợp, tổng hợp các kế hoạch, tham gia đối chiếu số liệu báo cáo tài chính của của cơ sở, tham mưu cho lãnh đạo các biện pháp để chỉ đạo các

cơ sở sản xuất kinh doanh đạt danh hiệu cao

§ Làm công tác tổng hợp các báo cáo thống kê, phân tích kết quả các đơn vị giúp cho lãnh đạo đề xuất phương hướng quản lý ngành trình cấp trên để thực hiện và

là đầu mối cung cấp tài liệu thống kê các ngành các cấp khi có ý kiến của lãnh đạo

§ Phụ trách công tác thi đua của ngành

§ Hướng dẫn phổ biến và thực hiện các chế độ, chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến ngành Thuỷ sản hiện hành trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh

tế đối ngoại, thuê tài chính Ngân hàng

§ Phụ trách công tác kế toán của dự án xây dựng cơ bản do Sở làm chủ đầu tư

§ Phụ trách công tác kế toán tài vụ của cơ quan

v Phòng kỹ thuật tổng hợp:

§ Làm chức năng tham mưu cho lãnh đạo Sở trong các lĩnh vực: phương hướng đầu tư chiều sâu về khoa học kỹ thuật, ngành nghề công tác quản lý chất lượng, các định mức và tiêu chuẩn hoá thuộc ngành Thuỷ sản

§ Nghiên cứu các đề án xây dựng, đề án đầu tư phát triển kinh tế ngành khai thác, chế biến, nuôi trồng Thuỷ sản , dịch vụ, cơ sở hạ tầng nghề cá

§ Tham mưu cho lãnh đạo Sở xây dựng các chính sách quản lý hành chính kinh tế nhà nước đối với ngành nghề và thành phần kinh tế Thuỷ sản Kết hợp với phòng kế hoạch trong một số vấn đề có liên quan đến Thuỷ sản và trong các dự án đầu

tư phát triển ngành

§ Tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công tác qui hoạch ngành

§ Tham gia và thực hiện quản lý môi trường, chất lượng sản phẩm thuỷ sản Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành thuỷ sản trên các lĩnh vực thuộc ngành quản lý

Trang 33

§ Theo dõi hướng dẫn thực hiện công tác an toàn lao động trong các ngành nghề hoạt động Thuỷ sản

§ Theo dõi nắm bắt chất lượng, số lượng các ngành nghề hoạt động Thuỷ sản

§ Quản lý nghề cá nhân dân, tham mưu công tác bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản

§ Tổ chức tham gia và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật tay nghề cho các tập thể, cá nhân hành nghề Thủy sản

§ Thường trực hội đồng khoa học kỹ thuật ngành, tường trực hội đồng sáng kiến cải tiến kỹ thuật và phòng chống bão lụt của ngành, tham gia công tác thi đua của ngành

II.2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN TỈNH KHÁNH HOÀ

II.2.1Vị trí vai trò của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản đối với điạ phương

và đối với nền kinh tế

II.2.1.1 Đối với nền kinh tế

Ngành Thuỷ sản là ngành quan trọng cung cấp thực phẩm cho nhu cầu đời sống con người Thực phẩm thuỷ sản ngoài những dặc trưng như tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của con người nó còn có những đặc điểm riêng thể hiện ưu thế của mặt hàng thuỷ sản Đó là thành phần chất dinh dưỡng rất cao như : protit, gluxit, lipit, vitamin…

Ngành thuỷ sản còn cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm Thức ăn cho gia súc

từ thuỷ sản giàu chất đạm và giàu chất vi lượng có tác dụng kháng bệnh tốt Hàng năm

Trang 34

nước ta sản xuất được khoảng trên 40000 tấn bột cá(2001), định hướng đến năm 2010

có thể đạt trên 100.000 tấn bột cá

Ngành thuỷ sản còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác Nhiều loại giáp xác, nhuyễn thể, cá, rong cau… còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành như dược phẩm (algenat, chutozan), hoá chất thủ công mỹ nghệ

Ngành thuỷ sản là nghành giữ vị trí quan trọng trong ngoại thương góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đây là ngành mang tính chất chiến lược lâu dài trong việc cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu Đối với nước ta, xuất khẩu thuỷ sản như đòn bẩy chủ yếu để tạo nên động lực phát triển Chính vì vậy mà Đảng

và nhà nước luông luôn xác định “ xuất khẩu thuỷ sản là một mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế”

II.2.1.2 Đối với tỉnh Khánh Hòa

Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Khánh Hòa

và giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển tổng thể nền kinh tế miền biển cũng như nền kinh tế khác của đất nước trong việc góp phần vào việc mở rộng thị trường nông thôn kết hợp kinh tế với an ninh quốc phòng Gắn nghề cá nói riêng và nông lâm ngư nghiệp nói chung với công nghiệp và giao thông vận tải thành cơ cấu thống nhất

Ngành thủy sản còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập của ngư dân và cộng đồng ngư dân ven biển, hải đảo Năm

2000 tổng số lao động là 58.956 người, đến năm 2001 là 62.547 người và đến năm

2005 tăng lên là 80.323 người, tốc độ tăng bình quân là 1,07% Kê hoạch đến năm

2010 thì có 112.173 lao động tham gia vào lĩnh vực thủy sản

Ngành thủy sản còn đem lại giá trị ngoại tệ xuất khẩu tương đối cho tỉnh Khánh Hòa và giá trị ngoại tệ này tăng theo hàng năm

II.2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN THUỶ SẢN TỈNH KHÁNH HOÀ

II.2.2.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

- Địa hình: bờ biển dài 385 km, cấu tạo khúc khuỷu hình thành nhiều vũng, vịnh do nhiều núi nhô ra biển tạo nên Bờ biển có độ dốc lớn, thềm lục địa hẹp cách bờ biển 60 km đã có độ sâu 1000 m, bờ biển trực tiếp với đại dương, đáy ít phù sa, chủ

Trang 35

yếu cát pha bùn Đã tạo nên nhiều hồ chứa, bến cá và hơn 500 ha bãi bồi, đầm phá nuôi trồng thủy sản

- Cửa lạch: có 8 cửa lạch lớn nhỏ, nhìn chung dài và nông (trừ Cam Ranh) các cửa lạch dễ thay đổi diện mạo sau mỗi kỳ mưa cho nên không thuận tiện cho việc nuôi trồng thủy sản và xây dựng cầu đường

- Vùng rạn san hô và đảo: có 7 bán đảo và trên 200 đảo nhỏ tạo thành nhiều đầm, vịnh kín gió tạo điều kiện cho các đàn cá đi đến sinh sản Ven bờ có nhiều rạn san hô và là nơi có nhiều dạng hải sản sinh sống và có giá trị kinh tế cao

- Đầm, vũng vịnh: có 10 đầm, vũng vịnh có diện tích 40.000 ha, trên đó có các công trình nuôi thủy sản và đặc sản có giá trị kinh tế cao Đặc biệt vinh Cam Ranh, Văn Phong, đầm Nha Phu thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản

- Sông ngòi: có trên 10 sông, lưu lượng toàn bộ sông suối ở tỉnh khánh hòa có tới 2000 km2 nhưng sông ngắn độ dốc lớn, ít có giá tri kinh tế thủy sản

- Diện tích biển:

bãi triều :1900 ha dưới 20 m nước : 30.000 ha dưới 50 m nước :100.000 ha dưới 100 m nước : 200.000 ha dưới 200 m nước : 400.000 ha

b Khí hậu thời tiết

- Mưa bão: mưa bão, gió mùa đông bắc cũng như áp thấp nhiệt đới chỉ ảnh hưởng đến vùng biển khánh hòa từ tháng 12, vì vậy rất thuận lợi cho nghề cá

- Hải lưu: biển Khánh Hòa chịu ảnh hưởng của 2 dòng hải lưu chính Dòng chảy gió mùa Tây Nam có tốc độ trung bình 10 cm/s về phía Nam Hướng dòng di chuyển về phía Đông Nam tốc độ dòng tầng đáy nhỏ hơn dòng tầng mặt Dòng chảy gió mùa Đông Bắc, mùa Đông dòng chảy trên tầng mặt và tầng sâu đều có hướng Đông Nam Dòng hải lưu nóng đưa theo nhiều ấu trùng, thức ăn loài cá và tạo ngư trường phong phú, có sản lượng cao Dòng hải lưu mạnh đẩy cá đi xa bờ gây khó khăn cho nghề khai thác thủy sản hoạt động chế độ hải lưu tạo thành hiện tượng nước trồi lưu động từ tháng 4 đến tháng 10 Đây là mùa cá chính của Khánh Hòa Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ảnh hưởng của nước triều yếu dẫn cá đi xa bờ làm sản lượng cá giảm rõ rệt

Trang 36

- Tính chất thủy triều: thủy triều Khánh Hòa thuộc loại thủy triều hỗn hợp thiên

về nhật triều, trong một tháng có khoảng 20 ngày nhật triều hoạt động thủy triều mạnh nhất là tháng 6-7 và tháng 11-12

- Nhiệt độ: nhiệt độ không khí và nước biển khá cao trung bình từ 27-280C rất thích hợp cho sự phát triển của sinh vật biển

c Tiềm năng nguồn lợi thủy hải sản ở tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa là một trong những vùng đất địa hình thuận lợi và thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa Ngoài lợi thế về du lịch - được xem là ngành công nghiệp “ không khói” Khánh Hòa còn có một lợi thế mạnh khác đó là nguồn lợi thủy sản phong phú

đa dạng: cá, giáp xác, thân mềm, rong biển…có giá trị kinh tế cao Kết quả thống kê cho thấy bước đầu các nguồn lợi hải sản gây nhiều ấn tượng mạnh mẽ, nghề khai thác thủy sản chỉ hoạt động ở vùng ven bờ (từ độ sâu 30 m trở vào chiếm hơn 80%tổng sản lượng khai thác)

Khánh Hòa cũng như các vùng biển ven bờ ở Việt Nam, có thể khai thác cá biển quanh năm, nhưng gọi là thời vụ thì có 2 vụ chính: vụ bắc(từ tháng 11-2 năm sau)

và vụ nam( từ tháng 4-9) Qua kinh nghiệm khai thác đã đề ra những đặc trưng nhận dạng quan trọng khi thời tiết thay đổi, khí hậu oi bức, gió chuyển hướng, biển lặng…Là thời điểm có hiệu quả nhất, ở vùng ven biển khánh hòa sản lượng hải sản chủ yếu là các đối tượng di cư theo mùa được khai thác ở tầng mặt và tầng giữa

Công cụ khai thác cá di cư tầng mặt chiếm hơn 74,92% số lượng tàu thuyền và hơn 66,28% về công suất đặt biệt ở tỉnh Khánh Hòa phát triển nghề Đăng, đó là nghề truyền thống có tính mùa vụ khai thác trong năm khai thác cá nổi rất có hiệu quả

Trữ lượng cá biển của vùng biển Khánh Hòa được đánh giá khoảng 150 nghìn tấn Nếu chấp nhận rằng hệ sinh thái biển có đến 70% tổng năng suất các nguồn lợi cá

ở dạng dự trữ, sản lượng khai thác cá ở vùng ven bờ tỉnh Khánh Hòa ước tính 34,7 nghìn tấn/năm, dao động trong khoảng 28-38 nghìn tấn/năm

Các hệ sinh thái san hô với khả năng sản xuất rất cao đã tạo cơ sở dinh dưỡng hữu cơ phong phú, cung cấp thức ăn không chỉ cho sinh vật trong hệ rạn mà cả vùng biển xung quanh

Nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng về thành phần loài đã phát hiện ở vùng biển Khánh Hòa tới 600 loài cá khác nhau, trong đó dự tính có hơn 50 loài có giá trị kinh tế Cá nổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng số, trữ lượng cá vùng ven bờ được đánh giá

Trang 37

vào khoảng 55-116 nghìn tấn, sản lượng khai thác hợp lý tối đa 38.000 tấn Khoảng

405 loài khai thác mang tính vãng lai, tức là có tính sinh thái biển và biển khơi di cư theo mùa và 105 số loài mang tính tại chỗ hay mang đặc trưng theo mùa và hay mang đặc trưng sinh thái cửa sông rừng ngập mặn Ngoài ra còn có các nguồn lợi thân mềm như ốc nhảy, bào ngư; các nguồn lợi rong biển tất cả đều có giá trị kinh tế cao Khánh Hòa còn được quản lý quần đảo Trường Sa, đây là một vùng đảo san hô đầy tiềm năng

để tỉnh vươn ra làm chủ biển khơi

Nhìn chung Khánh Hòa có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế thủy sản nói chung và ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, cơ sở dịch vụ thủy sản nói riêng Bên cạnh đó tỉnh Khánh Hòa còn nhiều trung tâm khoa học công nghệ như: trường Đại Học Nha Trang, viện Nghiên Cứu Thủy Sản III, viện Hải Dương Học,…liên quan đến việc phát triển ngành thủy sản địa phương Đảng và chính quyền địa phương rất chú trọng đến nghề cá, coi đây là thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa Nhờ vậy qua hơn 10 năm đổi mới, ngành kinh tế thủy sản tỉnh Khánh Hòa đã có những bước phát triển đáng kể, cụ thể một số ngành đánh bắt chủ lực như: đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thủy sản và một số ngành liên quan đã tạo được 11-12% GDP chiếm hơn 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, thu hút 58.000 cơ sở hạ tầng của ngành và ngày càng tăng cường mối liên kết giữa phát triển kinh tế thủy sản với củng cố an ninh quốc phòng được hình thành

II.2.2 2 Điều kiện xã hội và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tỉnh Khánh Hòa

Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngành thủy sản, đó

là điều kiện xã hội Xuất phát từ thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và tính cần

cù chịu khó, có kinh nghiệm của người dân Khánh hòa là một vùng có nghề cá được hình thành như Đại Lãnh, Đầm Môn, Khải Lương, Hòn Khói, Tân Thủy, Ngọc Diêm, Lương Sơn….nếu nghiên cứu lịch sử cũng như điều kiện hình thành các làng này là tốt thì trên cơ sở đó quy hoạch hoặc phát triển mở rộng các làng cá hiện nay để tránh những áp lực chủ quan thiếu cơ sở khoa học

a.Điều kiện lịch sử xã hội

Như ta đã biết, ngành thủy sản Khánh Hòa đã có sự phát triển từ rất lâu Trước năm 1975, ngành đã phát triển chủ yếu là trong khai thác thủy sản với các nghề truyền thống như nghề đăng và trong chế biến chủ yếu là công nghiệp chế biến khô, ướp muối, chế biến nước mắm….Dưới hình thức tự cung tự cấp trong đó chủ yếu phục vụ

Trang 38

thị trường nội địa Cho đến thập niên 80, với những kinh nghiệm vốn có của người dân tỉnh Khánh Hòa đã góp phần rất lớn đưa ngành thủy sản phát triển vượt bậc, sản lượng khai thác và nuôi trồng có xu hướng tăng nhanh, nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến ngày càng phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại Điều này đã kéo theo sự phát triển mạnh của ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm như chế biến khô, chế biến đông lạnh phục vụ tiêu thụ nội địa là chủ yếu chuyển dần sang phục

vụ thị trường là trọng điểm

Như vậy, với sự phát triển của ngành thủy sản Khánh Hòa trong những năm qua

đã chứng tỏ được người dân khánh hòa ngày càng có kinh nghiệm hơn trong các lĩnh vực của ngành và chứng tỏ quan tâm đầu tư, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nói chung

và của Sở Thủy Sản nói riêng trong những năm qua và cũng như trong thời những năm tới

b Lao động, học vấn, tỉ lệ đói nghèo, nguồn thu nhập…tại các vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa

Hiện nay ngư dân nghề cá nhỏ ven biển phải đương đầu ngày càng tăng với vấn

đề nguồn lợi bị giới hạn, điều đó dẫn những xung đột trong nội bộ của họ Khai thác quá mức ở diện rộng và sử dụng công cụ khai thác bất hợp pháp như: xiết điện, giã cào, chất độc xyanua,…do ngư dân nghề cá ven bờ sử dụng đã ảnh hưởng bất lợi đến nguồn lợi thủy sản ven bờ và thủy sản ven biển

Tập quán và kinh nghiệm sản xuất của ngư dân, ngư dân Khánh Hòa đã hình thành thói quen lao động tập quán sản xuất có tính chất lịch sử Vì thói quen và tập quán sản xuất được thay đổi thông qua thời gian dưới tác động của khoa học công nghệ, nhưng việc thay đổi cơ cấu nghề để hình thành các ngành nghề chuyên môn hóa mới phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này (đây là lực cản trong quá trình phát triển) Vì vậy, công tác khuyến ngư và trình diễn kỹ thuật mới nhằm thay đổi tập quán sản xuất của ngư dân có ý nghĩa quyết định

Theo số liệu điều tra của Sở Thủy Sản Khánh Hòa đối với nông thôn ven biển tỉnh khánh hòa đến thời điểm năm 2003 xác định 20,5% hộ thu nhập khá 74%, hộ thu nhập trung bình và có 5,5% hộ nghèo (theo tiêu chuẩn của Bộ Lao Động - Thương binh và xã hội) Như vậy hộ nghèo chiếm tỷ lệ như trên là khá cao so với tỷ lệ của tỉnh Từ khi có chính sách đổi mới các cơ chế quản lý kinh tế, thu nhập và đời sống ngư dân Khánh Hòa được nâng cao, nhiều hộ nghèo đã trở thành khá giả Bình quân

Trang 39

lao động trên thu nhập khó đánh giá chính xác, ước tính cho lao động khai thác khoảng 18-24 triệu đồng/năm,nuôi tôm 25-30 triệu đông/năm, chế biến 8,5 triệu đồng/năm Số lao động của ngề khai thác và nuôi tôm chỉ hoạt động trong những ngày thời tiết thuận lợi

Sự phát triển đó làm cho lao động nghành thủy sản tăng lên nhanh chóng, năm

2005 tổng số lao động toàn ngành là 80.323 người, trong đó lao động đánh cá trong toàn ngành là 35.000 người, lao động chế biến đông lạnh là 15.000 người, lao động đóng sửa tàu thuyền là 800 người, lao động nuôi trồng là 17.000 người, lao động dịch

vụ khác là 2.800 người, thu hút lao động nghề cá 9.723 người Bên cạnh đó cơ cấu lao động trong từng ngành nghề đã có sự thay đổi bởi vì sự phát triển trong nội bộ công nghiệp chế biến thủy sản có vai trò quan trọng trong việc bố trí chuyên môn hóa sản xuất trong khai thác và nuôi trồng thủy sản, làm cơ chế ngành nghề phát triển theo hướng tập trung vào nguyên liệu chế biến xuất khẩu Ta thấy hiên nay tại tỉnh Khánh Hòa, lao động trong nghề khai thác giảm, còn lao động trong nghề nuôi trồng, chế biến, dịch vụ thì tăng lên, đặc biệt nghề nuôi tôm Đây là xu hướng phát triển chung của đất nước

Tóm lại, có thể nói được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến ngành thủy sản của tỉnh tạo nên động lực phát triển đồng thời ngày càng có nhiều gia đình bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực hải sản Năm 2004 vốn của người dân đầu tư vào ngành thủy sản

là 206.000 triệu đồng và năm 2005 là 207.252 triệu đồng Đây là một thuận lợi cho tỉnh phát triển ưu thế về ngành thủy sản của mình hơn nữa

II.2.3 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN TỈNH KHÁNH HOÀ 2003-2005

II.2.3.1 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU

BẢNG 2: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI

ĐOẠN 2000-2005 ĐVT: Tr.USD

Mức độ tăng trưởng NĂM Tổng giá trị xuất khẩu

Trang 40

Đồ thị về kim ngạch xuất khẩu Thuỷ Sản giai đoạn 2001 – 2005

Biểu đồ1: Mức độ tăng trưởng của giá trị xuất khẩu Thủy Sản của Tỉnh Khánh

Hòa giai đoạn 2000 – 2005

Nhận xét

Tốc độ tăng trưởng bình quân 2000 – 2005 là 13,2%; dự kiến từ 2006 – 2010 tốc

độ phát triển bình quân đạt 14,0% Trong 5 năm gần đây ngành thủy sản ngày càng thể hiện vai trò của mình là ngành kinh tế mũi nhọn thể hiện tổng kim ngạch xuất khẩu là 936,295 tr USD

Đóng góp vào ngân sách nhà nước và cùng với các ngành khác góp phần thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Tổng số tiền mà tỉnh Khánh Hòa nộp vào ngân sách nhà nước tính riêng trên lĩnh vực thủy sản là 20.224triệu đồng

Góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy dân trí phát triển

Góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước

99,666 120,629

140,000 158,000

198,000 230,000

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 trUSD

2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm

Ngày đăng: 28/06/2014, 13:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Sở Thuỷ Sản Khánh Hoà - một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa
Sơ đồ 3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Sở Thuỷ Sản Khánh Hoà (Trang 28)
BẢNG 2: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI - một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa
BẢNG 2 GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI (Trang 39)
Đồ thị về kim ngạch xuất khẩu Thuỷ Sản giai đoạn 2001 – 2005 - một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa
th ị về kim ngạch xuất khẩu Thuỷ Sản giai đoạn 2001 – 2005 (Trang 40)
BẢNG 3: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TỈNH KHÁNH HOÀ GIAI ĐOẠN 2001-2005 - một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa
BẢNG 3 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TỈNH KHÁNH HOÀ GIAI ĐOẠN 2001-2005 (Trang 41)
BẢNG 04: NĂNG LỰC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA TỈNH KHÁNH HOÀ GIAI ĐOẠN 2001-2005 - một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa
BẢNG 04 NĂNG LỰC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA TỈNH KHÁNH HOÀ GIAI ĐOẠN 2001-2005 (Trang 43)
Đồ thị sản lượng khai thác, nuôi trồng và xuất khẩu Thuỷ sản - một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa
th ị sản lượng khai thác, nuôi trồng và xuất khẩu Thuỷ sản (Trang 44)
BẢNG 5: SỐ LƯỢNG PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU - một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa
BẢNG 5 SỐ LƯỢNG PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU (Trang 45)
Đồ thị KNXK Thuỷ Sản sang các th ị trường - một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa
th ị KNXK Thuỷ Sản sang các th ị trường (Trang 48)
Đồ thị SL Thủy Sản XK sang các th ị trường - một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa
th ị SL Thủy Sản XK sang các th ị trường (Trang 49)
BẢNG 9: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN TỈNH KHÁNH - một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa
BẢNG 9 CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN TỈNH KHÁNH (Trang 49)
Đồ thị cơ cấu thị trường XK 2003     Đồ thị cơ cấu thị trường XK năm 2004 - một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa
th ị cơ cấu thị trường XK 2003 Đồ thị cơ cấu thị trường XK năm 2004 (Trang 50)
Sơ đồ 4: Hệ thống phân phối hàng thuỷ sản tại Nhật Bản - một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa
Sơ đồ 4 Hệ thống phân phối hàng thuỷ sản tại Nhật Bản (Trang 58)
BẢNG 10: TỈ TRỌNG CÁC LOẠI CÁ NGỪ KHAI THÁC TẠI NHẬT BẢN - một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa
BẢNG 10 TỈ TRỌNG CÁC LOẠI CÁ NGỪ KHAI THÁC TẠI NHẬT BẢN (Trang 62)
BẢNG 12: CÁC NƯỚC CHÍNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG THỊ - một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa
BẢNG 12 CÁC NƯỚC CHÍNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG THỊ (Trang 65)
BẢNG 13: SẢN LƯỢNG MẶT HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU SANG - một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa
BẢNG 13 SẢN LƯỢNG MẶT HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU SANG (Trang 68)
BẢNG 14: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT CỦA TỈNH KHÁNH HOÀ QUA CÁC - một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường nhật bản tại tỉnh khánh hòa
BẢNG 14 SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT CỦA TỈNH KHÁNH HOÀ QUA CÁC (Trang 70)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w