1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xu hướng chọn nghề của học sinh các trường trung học phổ thông tại tp.hcm hiện nay và các giải pháp giáo dục hướng nghiệp

291 624 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 291
Dung lượng 2,54 MB

Nội dung

SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TP.HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP... 2/ Mục tiêu củ

Trang 1

SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH

XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TP.HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

Chủ nhiệm đề tài : Th.S Nguyễn Ngọc Tài

TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 8/2008

Trang 2

Thành viên tham gia đề tài :

1 Th.S Huỳnh Công Minh – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.Hồ

Chí Minh

2 PGS-TS-NGƯT Lý Ngọc Sáng – Hiệu trưởng trường

3 PGS-TS Võ Hưng – Chuyên viên tư vấn Trung tâm

Tư vấn GD-TL-TC 209C Nguyễn Đình Chính-Phú Nhuận

4 CN Nguyễn Duy Tụng – Giám đốc Trung tâm Tư vấn

GD-TL-TC 209C Nguyễn Đình Chính-Phú Nhuận

5 Th.S Lê Thu Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Tư

vấn GD-TL-TC 209C Nguyễn Đình Chính-Phú Nhuận

6 Th.S Lê Tuyết Ánh – Trưởng khoa GDH Trường Đại

học KHXH & NV TP.Hồ Chí Minh

7 Th.S Nguyễn Thị Hồng – Phòng Đào tạo Trường Đại học

SP-KT TP.Hồ Chí Minh

8 CN Phạm Văn Danh – NCV Viện Nghiên cứu Giáo

dục

Trang 3

Ban chủ nhiệm đề tài chân thành cảm ơn :

Sở Khoa học và Công nghệ TP.Hồ Chí Minh

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh

Trung tâm Tư vấn GD-TL-TC 209C Nguyễn Đình Chính- Phú Nhuận

BGH các trường THPT Củ Chi

THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Tháng 8/2008 Chủ nhiệm đề tài

Th.S Nguyễn Ngọc Tài

Trang 4

DANH MUÏC VIEÁT TAÉT

Cao đẳng CĐ

Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa CNH-HĐH

Giáo dục và Đào tạo GD-ĐT

Giáo dục hướng nghiệp GDHN

Khoa học kỹ thuật KHKT Khoa học quân sự KHQS

Trang 5

Mục lục

Phần I : Những vấn đề chung 1

2-Mục tiêu của đề tài

3-Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

5-Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6-Nội dung nghiên cứu

7-Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề 5

8-Phương thức sử dụng kết quả nghiên cứu 7

9-Các tác động của kết quả nghiên cứu

Phần II : Cơ sở lý luận của đề tài 9

1-Các văn bản, nghị quyết

2-Các khái niệm cơ bản về hướng nghiệp và dạy nghề 12

3-Kinh nghiệm GDHN ở nhiều nước trên thế giới 15

II-Cơ sở thực tiễn của đề tài 32

1-Thống kê tuyển sinh CĐ-ĐH-TCCN năm 2003-2004-2005-2006

2-Các ngành nghề mới trong thế kỷ XXI 38

3-Dự thảo danh mục giáo dục, đào tạo cấp III (nhóm ngành) và cấp IV (ngành) 43 của Bộ GD−ĐT (25/5/2005)

Phần III : Trình bày kết quả khảo sát 59

I-Kết quả khảo sát HS tại các trường THCS-THPT 60

II-Kết quả khảo sát PHHS tại các trường THCS-THPT 72

III-Kết quả khảo sát GV tại các trường THCS-THPT 79

Phần IV : Các giải pháp 87

I-Giải pháp vi mô trong hướng nghiệp đối với HS 88

II-Giải pháp vi mô về sự hỗ trợ của các Trung tâm Tư vấn Giáo dục & 96

các Cơ quan Truyền thông Đại chúng đối với việc hướng nghiệp của HS

III-Chương trình khung và các chuyên đề lồng ghép trong GDHN 112

ở các trường phổ thông

Phần V : Kết luận & kiến nghị 174

Tài liệu tham khảo 180

Trang 6

Phần I :

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Trang 7

1/ Lý do chọn đề tài :

Việc định hướng cho HS chọn nghề nghiệp cho mình trong tương lai là một việc làm rất cần thiết Đây chính là vấn đề mà xã hội đang rất quan tâm và các em HS cần hiểu rõ về nghề, chọn nghề phù hợp với khả năng của mình Điều này sẽ giúp gia đình nói riêng và xã hội nói chung tránh được sự lãng phí thời gian và tiền bạc khi

HS học không đúng nghề, góp phần khắc phục được sự mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội Muốn làm được như vậy thì từ các trường THCS và THPT cần phải GDHN và định hướng nghề cho HS Trên tinh thần đó nhóm nghiên

cứu đã đề xuất đề tài "Xu hướng chọn nghề của HS các trường THPT tại TP.Hồ Chí Minh hiện nay và các giải pháp GDHN"

2/ Mục tiêu của đề tài :

Tìm hiểu thực trạng xu hướng chọn nghề của HS trong vài năm nay từ đó đề xuất triển khai thí điểm một số giải pháp GDHN một cách tích cực, năng động hơn trong các trường trung học (từ lớp 8-9 đến các lớp 10-12), nhằm giúp HS có nhận

thức đúng về ý nghĩa của lao động nghề nghiệp (Mọi nghề điều cần thiết cho xã hội

và giá trị nghề nghiệp được xác định bởi sự đóng góp tích cực của bản thân và nhu cầu của xã hội) từ đó xác định được phương hướng lựa chọn nghề nghiệp thích hợp

cho mình

3/ Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài :

a) Tình hình nghiên cứu trong nước :

Để tiến tới CNH-HĐH đất nước thì nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực là một yếu

tố cơ bản Việc định hướng chọn nghề cho HS là một việc làm không thể thiếu ở các cấp quản lý giáo dục Hiện nay đã có một số đề tài liên quan đến vấn đề chọn nghề của HS như : quản lý, hướng nghiệp, giới thiệu các ngành nghề đào tạo của các trường ĐH-CĐ-TCCN

Trang 8

b) Tình hình nghiên cứu ngoài nước :

– Nghiên cứu qui mô đào tạo của một số nước đã trải qua thời kỳ HĐH Tìm hiểu việc hướng nghiệp của các nước đã giúp cho họ phân luồng HS

CNH-trong cơ cấu qui mô đào tạo

– Tổng kết kinh nghiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp qua các dạng báo cáo chuyên đề và tìm hiểu xu hướng chọn nghành nghề của HS trên thế giới

trong những năm gần đây

– Nghiên cứu lý luận về việc tư vấn chọn nghề cho HS theo tâm lý học

Liệt kê các danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan :

1 Tổ chức các hoạt động giáo dục dạy nghề cho vùng ngập lũ ĐBSCL –

2001 – PGS-TS Đào Trọng Hùng

2 Nghiên cứu một số giải pháp khả thi trong việc ứng dụng triển khai công tác tư vấn nghề cho HS phổ thông (cấp II-III) ở TP.Hồ Chí Minh – Chủ nhiệm đề tài Th.S Nguyễn Toàn

3 Thực trạng và giải pháp chính sách phát triển giáo dục, hướng nghiệp tạo việc làm cho thanh niên vùng đô thị mới ở TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2005 –

Trang 9

5 Giải pháp huấn luyện nghề cho thanh niên HS nghỉ học ở nông thôn một

số tỉnh phía Nam bằng modun nghề nghiệp – Chủ nhiệm đề tài PGS-TS Đào Trọng Hùng

Tình trạng đề tài : mới Kế tiếp đề tài đã kết thúc giai đoạn trước

4/ Đối tượng nghiên cứu :

– Chủ thể nghiên cứu : Nghiên cứu xu hướng chọn nghề của HS THPT – Khách thể nghiên cứu : HS, PHHS, CBQL và GV

5/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu :

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở 10 trường THPT tại nội ngoại thành TP.Hồ Chí Minh, với các loại hình trường là công lập, dân lập, bán công và phân hiệu của Trường CĐ Kỹ thuật

6/ Nội dung nghiên cứu :

Các nội dung nghiên cứu chủ yếu :

− Nghiên cứu lý luận về việc phân luồng HS sau THCS và THPT vào các

cơ sở dạy nghề ở TP.Hồ Chí Minh; sự thích ứng khả năng và sở thích của HS theo 6 nhóm nghề diện rộng; qui mô đào tạo nguồn nhân lực (ĐH-CĐ-TCCN) nhằm đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH ở TP.Hồ Chí Minh

− Đánh giá thực trạng xu hướng chọn nghề của HS trong nhiều năm gần đây Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó trong một số bộ phận HS; tổng kết kinh nghiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS

− Đề xuất một số giải pháp GDHN trong HS ở các trường trung học bao gồm :

+ Xác định nội dung giáo dục

Trang 10

+ Lồng ghép vào chương trình GDHN trong chương trình phổ thông : Giới thiệu sự phân chia nghề nghiệp theo tâm lý học hiện đại và 6 nhóm nghề diện rộng tương ứng

+ Các phương tiện truyền thông đại chúng : Sử dụng website của Trung tâm GD-TL-TC 209C Nguyễn Đình Chính-Phú Nhuận-TP.Hồ Chí Minh (www.tttv209c.edu.tf), giới thiệu phần mềm trắc nghiệm cho HS Kết hợp với Phòng Phát thanh học đường của Sở GD-ĐT TP.Hồ Chí Minh về chương trình GDHN cho

HS

+ Kiến nghị hình thành nhóm tư vấn hướng nghiệp tại các trường phổ thông

7/ Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề :

− Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu : Khai thác số liệu đăng ký tuyển sinh ở các kỳ thi ĐH-CĐ-TCCN và dạy nghề từ 2004-2006

− Các công cụ (phương pháp) được sử dụng : Sử dụng 3 bộ phiếu khảo sát Chúng tôi tiến hành khảo sát ở 10 trường THPT tại ngoại thành và nội thành TP.Hồ Chí Minh :

1 Trường THPT Nguyễn Hiền-Quận 11-TP.Hồ Chí Minh

Trang 11

2 Trường THPT Củ Chi-Huyện Củ Chi-TP.Hồ Chí Minh

3 Trường THPT Dân lập Trương Vĩnh Ký-Quận Tân Bình-TP.Hồ Chí Minh

4 Trường THPT Cần Thạnh-Huyện Cần Giờ-TP.Hồ Chí Minh

5 Trường THPT Gia Định-Quận Bình Thạnh-TP.Hồ Chí Minh

6 Trường THPT Mạc Đỉnh Chi-Quận 6-TP.Hồ Chí Minh

7 Trường THPT Bán công Marie Curie-Quận 3-TP.Hồ Chí Minh

8 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai-Quận 3-TP.Hồ Chí Minh

9 Trường THPT Nguyễn Hữu Huân-Quận Thủ Đức-TP.Hồ Chí Minh

10 Phân hiệu Phổ thông Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng-Quận Tân TP.Hồ Chí Minh

Bình-+ Phiếu khảo sát MO1 : Chúng tôi đã khảo sát 987 HS để tìm hiểu thực trạng xu hướng chọn nghề của HS hiện nay

+ Phiếu khảo sát MO2 : Chúng tôi khảo sát quan niệm GDHN của 427 CBQL và GV ở 10 trường, trong đó được chia ra như sau :

167 thầy chiếm 40.2% mẫu khảo sát

248 cô chiếm 59.8% mẫu khảo sát

+ Phiếu khảo sát MO3 : Chúng tôi khảo sát trên 936 PHHS có con em đang học THPT tại TP.Hồ Chí Minh về động cơ lựa chọn nghề nghiệp cho HS

− Nghiên cứu xây dựng chương trình khung GDHN cho nhóm đối tượng

Trang 12

+ Đánh giá sơ bộ hiệu quả của các biện pháp giáo dục thông qua kết quả trắc nghiệm trong một bộ phận HS

− Tổ chức phổ biến cho một số trường áp dụng thí điểm

8/ Phương thức sử dụng kết quả nghiên cứu :

Trên cơ sở của việc khảo sát để tìm ra các xu hướng chọn nghề trong HS hiện nay ở các trường THPT tại TP.Hồ Chí Minh Tham khảo một số phương pháp GDHN của các nước tiên tiến trên thế giới, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp khắc phục các thực trạng trên bằng giáo dục có định hướng ở các trường THPT tại TP.Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu sẽ đưa vào ứng dụng tại :

− Sở GD-ĐT TP.Hồ Chí Minh

− Các Phòng GD-ĐT của các quận huyện tại TP.Hồ Chí Minh

− Các trường THPT tại TP.Hồ Chí Minh

− Khoa Giáo dục học Trường ĐH KHXH & NV TP.Hồ Chí Minh

Với các hình thức như :

+ Hội thảo khoa học : Đưa ra giải pháp GDHN có định hướng cho các trường THPT tại TP.Hồ Chí Minh Giúp cho HS và PHHS trong vấn đề chọn nghề Điều này giúp cho gia đình nói riêng và xã hội nói chung tránh được lãng phí tiền bạc, sức lực, thời gian khi HS chọn nghề không đúng theo nguyện vọng và khả năng

+ Tập huấn : Đem kết quả nghiên cứu ứng dụng tại một số trường THPT

để giúp cho GV phụ trách hướng nghiệp thuận lợi trong việc định hướng nghề cho

HS

9/ Các tác động của kết quả nghiên cứu :

− Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ KH&CN : Các cán bộ ở Sở GD-ĐT, các Phòng GD-ĐT, GV các trường THCS-THPT sẽ được trang bị kiến thức về giáo dục nghề nghiệp có định hướng cho HS tốt hơn

Trang 13

− Đối với lĩnh vực khoa học có liên quan : Đề tài góp phần vào việc định hướng nghề nghiệp cho HS, khắc phục sự mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước

Trang 14

− Đối với kinh tế-xã hội :

+ Hiệu quả kinh tế : Nhờ có định hướng nghề nghiệp nên HS và PHHS không bị lãng phí tiền bạc, sức lực, thời gian khi chọn sai nghề nghiệp

+ Hiệu quả xã hội : Giúp Bộ GD-ĐT có nhiều thuận lợi trong công tác tuyển sinh hằng năm Giúp xã hội có đủ nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Giúp cho SV Khoa Giáo dục học Trường ĐH KHXH & NV TP.Hồ Chí Minh trong học tập

− Khác : Các cán bộ tư vấn tại các trung tâm tư vấn, tổng đài 1088 sẽ có kinh nghiệm được học hỏi qua đề tài, để góp phần tư vấn cho khách hàng trong việc chọn nghề, định hướng nghề nghiệp cho HS

10/ Cơ quan phối hợp chính :

− Sở GD-ĐT TP.Hồ Chí Minh

− Khoa Giáo dục học Trường ĐH KHXH & NV TP.Hồ Chí Minh

− Các trường THCS và THPT tại TP.Hồ Chí Minh

Trang 15

Phần II :

CƠ SỞ LÝ LUẬN

CỦA ĐỀ TÀI

Trang 16

I− Cơ sở lý luận của đề tài :

1/ Các văn bản, nghị quyết :

Điều 27 và 28 của Luật Giáo dục 2005 nêu rõ :

Điều 27 : Mục tiêu của giáo dục phổ thông

1 Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2 Giáo dục tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng

Điều 28 : Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông

1 Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học

Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có

Trang 17

thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật

Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, đảm bảo cho HS có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về KHXH, KHTN, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp

Giáo dục THPT phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở THCS, hoàn thành những nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi HS còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của HS

2 Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS

Bên cạnh đó, Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng khóa VII có nêu :

"Hình thành bậc trung học mới nhằm chuẩn bị cho một bộ phận HS tiếp tục học lên và đa số tốt nghiệp có thể vào đời, giáo dục kỹ năng lao động và hướng nghiệp cho HS phổ thông theo hướng liên kết giáo dục phổ thông với giáo dục chuyên nghiệp, hình thành cấp trung học chuyên ban"

(Trích Văn kiện Hội Nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng khóa VII-Phần B-mục 4) Trong báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-

2010 tại Đại hội X của Đảng có nhấn mạnh :

"Hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân; chú trọng phân luồng đào tạo sau THCS và THPT; đảm bảo liên thông giữa các cấp đào tạo Đẩy mạnh cải cách giáo dục ĐH, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo Tập

Trang 18

trung sức mạnh xây dựng một trường ĐH đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo nhân tài cho đất nước"

2/ Các khái niệm cơ bản về hướng nghiệp và dạy nghề :

a) Nhận thức của HS với nghề nghiệp :

HS ở các lứa tuổi khác nhau có những nhận thức ở những mức độ khác nhau Đối với lĩnh vực nghề nghiệp thì sự hiểu biết của HS rất ít

Khi nhận thức về nghề một số HS có thể phân tích theo năng lực tri thức, kỹ năng nhưng vẫn có một số em bị bên ngoài tác động như bạn bè, cha mẹ Một số thì

do cảm tính, hứng thú xuất hiện một cách ngẫu nhiên Một số HS muốn học lên ĐH, muốn đi học nghề cho thấy những nhận thức đó cũng là điều tự nhiên phù hợp với tâm lý lứa tuổi, có nhận thức về nghề nghiệp chưa ổn định, chưa chắc chắn

Sự hình thành nhận thức nghề nghiệp ở HS phổ thông có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng theo con đường nào cũng phải tạo cho các em được niềm tin – Khi được giới thiệu một nghề nào đó, nếu được chú ý các em sẽ hỏi về tác dụng của nghề trong nền kinh tế-xã hội, quá trình hành nghề gặp khó khăn, thuận lợi gì? Những em thiết tha sẽ mong muốn có tài liệu giới thiệu về nghề để đọc thêm Niềm tin với một nghề còn phụ thuộc vào sự hiểu biết về xã hội mới, về quan niệm giữa cống hiến và hưởng thụ, về địa điểm làm việc Những vấn đề này, đòi hỏi nhà trường phải cung cấp cho

HS nhiều thông tin liên quan đến nghề nghiệp có trong địa phương, trong tỉnh, trong nước, trong khu vực và trên thế giới

b) Hướng nghiệp :

KHKT và nền kinh tế-xã hội phát triển thì con người phải có sự lựa chọn nghề nghiệp đúng hướng, chính vì thế việc nghiên cứu hướng nghiệp, nghiên cứu sự thích ứng nghề nghiệp với thanh niên HS là rất cần thiết

Hướng nghiệp mangnội dung rất phong phú, liên quan đến các lĩnh vực : kinh tế-xã hội, tâm lý, thể chất, giáo dục

Về phương diện giáo dục, hướng nghiệp nghiên cứu các khía cạnh để chuẩn bị cho HS lựa chọn nghề nghiệp có ý thức và ngoài ra cần phải chuẩn đoán được các

Trang 19

luồng phân loại nghề nghiệp của HS Điều đó có nghĩa là hướng nghiệp phải đề cập đến tính thích ứng nghề, đây là một thuộc tính của nhân cách và được xác định bằng

2 tiêu chuẩn : sự tinh thông nghề nghiệp và sự hài lòng đối với lao động

Hướng nghiệp có kết quả cần phải có sự phối hợp khéo léo giữa học văn hóa với khả năng chuyên biệt của từng HS và đặc biệt phải xét đến yếu tố tạo hứng thú cho HS

Nếu một người được cho là phù hợp với một nghề nào đó thì người đó phải có phẩm chất, đặc điểm tâm sinh lý đáp ứng được những yêu cầu cụ thể mà nghề đòi hỏi

Tuy nhiên nếu xét thấy đặc điểm, phẩm chất không phù hợp với nghề nào đó nhưng bản thân HS yêu thích nghề đó, có sự quyết tâm rèn luyện thì cũng có thể tạo nên sự phù hợp nghề Cần phải có sự hứng thú mạnh với nghề đó

Một khía cạnh khác mà khi hướng nghiệp cũng cần chú ý đến đó là năng lực về nghề Năng lực về nghề không có sẵn trong người mà nó được hình thành qua học tập, lao động và phát triển thông qua rèn luyện

Một khái niệm khác được đề cập đến đó là sự hứng thú Hứng thú là một xu hướng nhận thức tích cực của con người trước một đối tượng nào đó Hứng thú là một động lực quan trọng, thiếu hứng thú cuộc sống sẽ trở nên buồn chán Hứng thú tạo nên niềm vui, say mê công việc

Vì vậy nếu muốn HS hứng thú với nghề thì phải tổ chức được những hình thức hướng nghiệp mang sắc thái hấp dẫn phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phù hợp địa lý, môi trường, tính cách của HS thì mới đạt hiệu quả cao Trong quá trình hướng nghiệp cần tạo ra những sự kiện, hiện tượng, hoạt động làm tăng hứng thú của HS với thế giới nghề nghiệp

c) Phân loại nghề :

Các nhà khoa học Phạm Tất Dong, Nguyễn Thế Trường đưa ra cách phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động, như các nghề thuộc lĩnh vực như sau :

Trang 20

– Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính

– Những nghề thuộc lĩnh vực tiếp xúc với con người

– Những nghề thợ thủ công

– Những nghề trong lĩnh vực kỹ thuật

– Những nghề trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

– Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học

– Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên

– Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt

d) Công thức nghề :

Công thức nghề được dựa trên 4 dấu hiệu cơ bản là :

– Đối tượng lao động

Trang 21

Miền phù hợp hứng thú cá nhân với nhu cầu xã hội

Miền phù hợp năng lực cá nhân với nhu cầu xã hội

Miền chọn nghề một cách tối ưu

Tôi muốn

(hứng thú) (năng lực) Tôi có thể

Tôi phải (nhu cầu xã hội)

Miền phù hợp hứng thú cá nhân với nhu cầu xã hội

Miền phù hợp năng lực cá nhân với nhu cầu xã hội

Miền chọn nghề một cách tối ưu

Miền phù hợp hứng thú cá nhân với nhu cầu xã hội

Miền phù hợp năng lực cá nhân với nhu cầu xã hội

Miền chọn nghề một cách tối ưu

Tôi muốn

(hứng thú) (năng lực) Tôi có thể

Tôi phải (nhu cầu xã hội)

Tôi muốn

(hứng thú) (năng lực) Tôi có thể

Tôi phải (nhu cầu xã hội)

Tôi muốn

(hứng thú) Tôi muốn (năng lực) Tôi có thể

(hứng thú) (năng lực) Tôi có thể

Tôi phải (nhu cầu xã hội)

f) Miền chọn nghề tối ưu :

Miền chọn nghề tối ưu cần thỏa mãn 3 điều kiện là : Phù hợp với hứng thú của

cá nhân, phù hợp với năng lực của bản thân, phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất của xã hội

Điều kiện chọn nghề tối ưu

3/ Kinh nghiệm GDHN ở nhiều nước trên thế giới :

Về mặt khoa học và thực tiễn, việc sưu tầm và tham khảo kinh nghiệm GDHN

của các nước trên thế giới cốt để học hỏi những tinh hoa của triết lý đào tạo nhân lực

từ Đông sang Tây Trên cơ sở đó, nghiên cứu để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo trong hoàn cảnh GDHN của Việt Nam, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển bằng việc chuẩn bị tốt một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập

Những bài học về GDHN của thế giới được ghi nhận dưới đây dựa trên cơ sở khái quát hàng loạt các kinh nghiệm quý báu mà nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã tích lũy và vận dụng từ mấy chục năm qua Trong đó, đáng kể nhất là kinh nghiệm

của một số nước mới phát triển gần đây trong khu vực (các "con rồng" Châu Á và

những nước láng giềng đã bỏ xa Việt Nam như Singapore, Malaysia, Thái Lan ) mà vốn trước đây không lâu, họ cũng đi lên từ nghèo nàn và lạc hậu như Việt Nam

Nói như vậy để bước đầu thấy rằng, tham khảo và vận dung những kinh nghiệm thiết thực đó không phải là điều quá xa vời, không tưởng hay khó làm, mà

trái lại, nếu nhạy bén và quyết tâm thực hiện thì vẫn khả thi trong một tương lai gần

Trang 22

a) Một số vấn đề then chốt của triết lý đào tạo nhân lực :

Trong kế sách của các nước phát triển, họ rất coi trọng triết lý đào tạo nhân lực, vì đây là kim chỉ nam chủ yếu để hướng tới tương lai phát triển Với họ, GDHN

là tiền đề của việc đào tạo nhân lực, trực tiếp chi phối quá trình đào tạo nhân lực trước mắt và lâu dài Tại đó, việc GDHN theo triết lý đào tạo nhân lực có 4 vấn đề then chốt sau đây :

− Họ coi GDHN là linh hồn của việc đào tạo nhân lực Về mặt chiến lược,

GDHN và đào tạo nhân lực tồn tại như một hệ thống sản xuầt hàng đầu của xã hội, là máy cái của mọi guồng máy sản xuất Dễ thấy rằng, sự tồn tại và mục đích của

GDHN trong quá trình đào tạo nhân lực là do nhu cầu của toàn bộ các hệ thống sản

xuất khác, đơn giản vì hệ thống nào cũng cần có những con người hữu ích

− Họ coi việc GDHN cho giới trẻ là một khởi đầu có tính chiến lược, là

một nền tảng cho sự đón đầu các cơ hội, và sự đối đầu mọi thách thức của phát triển

Bởi vì, GDHN là công việc trực tiếp chuẩn bị nhân lực hôm nay và ngày mai, trong

đó con người là yếu tố căn bản và cũng là tài nguyên căn bản cho mọi sự đầu tư và

phát triển của toàn xã hội

− Họ không quan niệm GDHN là giai đoạn sau của giáo dục phổ thông (học chữ xong mới hướng nghiệp, hoặc là học chữ xong mới học nghề!) Trái lại, họ

xác định GDHN song hành với giáo dục phổ thông và không phải kết thúc sau thi cử GDHN còn kéo dài mãi đến cuối đời Khi đã có nghề, lập nghiệp và hành nghề,

người lao động "có học" vẫn phải là người còn trăn trở với những yêu cầu của

hướng nghiệp trong chính công việc mình đang làm

− Từ đó, họ vạch rõ một tầm nhìn, một nhân sinh quan trong GDHN : Hướng nghiệp không chỉ là việc chuẩn bị cho nghề nghiệp, việc làm và mưu sinh

Điều căn bản và có giá trị nhất của hướng nghiệp nằm ở chỗ : hình thành nhân cách cho người lao động tương lai của đất nước Tại đó, người lao động cần thấm nhuần

một định hướng : các giá trị nghề lương thiện và giá trị người chân chính phải

được song hành với nhau trong suốt cuộc đời tác nghiệp

Trang 23

Bốn vấn đề nói trên từ lâu đã được các quốc gia như Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Mỹ, Đức, Úc, Tân Tây Lan rồi sau này có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia đưa vào nội dung chính trong GDHN ở trường phổ thông Khi chuyển qua (hoặc chuyển lên) học ở các trường dạy nghề (hoặc CĐ hay ĐH), họ cũng thường xuyên nhấn mạnh những quan điểm đó (lồng ghép trong lý thuyết và thực hành) Theo họ, trong hành trang hướng nghiệp và vào đời, HS phải được thấm nhuần những quan điểm đó trong nhận thức, cảm xúc và cả hành vi, biến chúng thành những kỹ năng sống và hành động, coi đó là sự tích lũy căn bản cho nội lực cá nhân và giá trị bản thân

b) Những yếu tố trực tiếp tham gia vào việc HS lựa chọn ngành nghề : Đây cũng là một vấn đề căn bản của triết lý đào tạo nhân lực Nước Nga ngày trước (thời Xô Viết) coi "tam giác hướng nghiệp" là chuẩn xác cho việc chọn ngành nghề Theo đó, tác giả Platunốp của tam giác hướng nghiệp vạch ra 3 cạnh (tức là 3 yếu tố) sau đây : 1-Đặc điểm cá nhân, 2-Tính chất ngành nghề, 3-Nhu cầu xã hội

Điều này đúng, nhưng chưa đủ Trên thực tế, nhiều người nghèo thấy mình

thích và hợp với nghề bác sĩ chẳng hạn, nhưng không đủ tiền theo học, trường Y lại quá xa, thời gian đào tạo quá lâu , nên đành chào thua! Họ phải bấm bụng chọn nghề khác một cách ép gượng Các nước Đông Á (nhất là Nhật, Hàn Quốc) và Đông Nam Á (nhất là Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan) họ tỏ ra thực tế hơn nhiều Trong việc chọn ngành nghề, ngoài 3 yếu tố của Platunốp, HS phải tính đến ít nhất 4 yếu tố khách quan khác, mà sự cần thiết của chúng không kém phần quan trọng Đó

là :

Điều kiện kinh tế : Tối thiểu phải đủ kinh phí trang trải, mới hy vọng

tiếp cận và theo học được nghề mà mình ưa thích

Khoảng cách địa lý : Tối thiểu phải thuận tiện cho việc đi lại, ăn ở

trong quá trình theo học, mới an tâm hướng nghiệp, say mê với nghề Xa xôi về không gian thường là một trở ngại khó vượt đối với dân nghèo đi học, dù đó là nghề được ham thích

Trang 24

Hoàn cảnh thời gian : Nếu chọn nghề hợp với mình nhưng thời gian

đào tạo quá lâu, không có điều kiện dứt ra được để đeo bám suồt nhiều năm liên tục, cuối cùng có thể phải bỏ ngang, rất lãng phí!

Điều kiện về chính trị-xã hội : Chẳng hạn, không phải ai thích nghề

cảnh sát cũng được chọn vào ngành công an Bởi vì, những ngành nghề như công an, tình báo phải được sàng lọc từ đầu về lý lịch gia đình, quan hệ cá nhân

Tóm lại, việc lựa chọn ngành nghề đối với HS là một bài toán có rất nhiều

tham số Ngay trong mỗi tham số cũng có nhiều biến số Chẳng hạn, "tham số" đặc điểm cá nhân có ít nhất 4 "biến số": năng lực, tính cách, giới tính, sức khỏe Bởi vậy, trong quá trình GDHN, HS rất cần được tư vấn từ nhiều nguồn, nhất là từ các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, để HS không chọn lầm nghề Nếu làm tốt, đó là sự phối hợp thiết thực và hiệu quả giữa nhà trường và xã hội đối với quốc sách chuẩn bị nhân lực cho tương lai

c) Một tổ chức xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục chăm lo GDHN cho HS : Qua thử thách hàng chục năm, thấy được lợi ích của triết lý đào tạo nhân lực nói trên, nhiều quốc gia phát triển đã vận dụng tinh thần đó bằng cách mở rộng phạm

vi phối hợp tác động trên bình diện xã hội Bởi thế, tại nhiều nước như Canada, Mỹ,

Úc, Anh, Áo đã thành lập những ủy ban tư vấn, như Ủy ban về kỹ năng của lực lượng lao động (CSW−Commission on the Skills of the Workforce) Họ xác định

rằng, việc GDHN không thể bó hẹp trong phạm vi nhà trường hay gia đình Vì nó liên quan trực tiếp đến lao động xã hội, nên một tổ chức như thế phải tập hợp được trí tuệ của nhiều nguồn lực xã hội, nhằm tham mưu cho sự liên kết giữa nhà trường và

xã hội trong quá trình GDHN cho HS

Bởi vậy, họ đưa vào tổ chức CSW có 3 thành phần tham gia quản lý : 1-Các quan chức giáo dục đang có trọng trách ở Bộ Giáo dục và một số trường học danh tiếng, 2-Các nhà giáo dục lão thành đã từng có nhiều kinh nghiệm tư vấn và đào tạo nhân lực, 3-Các nhà doanh nghiệp tầm cỡ đã từng có kinh nghiệm trưởng thành, từng

hỗ trợ cho giáo dục và phát triển Có nước như Úc, Anh còn đưa thêm thành phần thứ 4 tham gia vào tổ chức đó : Một số cựu HS-SV được đào tạo nghề đã trở nên giỏi

Trang 25

giang, thành đạt và có uy tín trong xã hội Thành phần này đặc biệt có khoảng cách

về tuổi tác gần gũi với HS-SV đang học, nên gắn kết dễ dàng với tâm tư nguyện vọng

và tính cách trẻ của giới trẻ hơn Cái lợi nằm ở chỗ này

Tổ chức CSW rất quan tâm đến việc xúc tiến các hoạt động tư vấn hướng nghiệp trong học đường, ngay tại cơ sở đào tạo Ngoài mạng lưới các trung tâm tư vấn dày đặc ở khắp nơi, tại mỗi trường học đều thành lập tổ tư vấn học đường, trong

đó có nội dung tư vấn hướng nghiệp và trắc nghiệm hướng nghiệp Điều cốt yếu trong công tác nghiệp vụ này không phải là đưa ra những lời phân tích hay gợi ý

khuyên bảo, mà ở thái độ hết sức lắng nghe để cảm thông và thấu hiểu những trình bày của HS Chuyên gia tư vấn James C Brown-Giáo sư của Viện ĐH Creighton

(bang Nebraska–Mỹ) khẳng định : "Sự chân thành lắng nghe để thấu hiểu và gợi ý cho người ta nói hết là bước đầu để cảm hóa người nghe trước khi đưa ra lời tư vấn"

Với HS, trong nội dung tư vấn hướng nghiệp, nhà tư vấn nên lưu ý nhiều đến văn hóa giá trị trong tiến trình chọn nghề và lập nghiệp Ví dụ, có thể phân tích giá trị

cơ bản của việc hướng nghiệp không phải ở chuyện thi cử và việc làm, cũng không

phải chuyện lập nghiệp và mưu sinh Cái chủ yếu là ở bản lĩnh dấn thân để biến mình thành người hữu ích thông qua nghề nghệp mà mình theo đuổi Giá trị đích thực của

hướng nghiệp nằm ở chỗ đó − ở thực chất, thay vì danh nghĩa

d) Tạo môi trường thuận lợi cho HS thâm nhập và thử vai nghề nghiệp :

Ủy ban CSW không chỉ đóng vai trò cố vấn, tham vấn, còn là một cơ quan quyền lực, có ảnh hưởng đến các chiến lược đào tạo, chi phối các hoạch định về chương trình, nội dung, phương pháp và tổ chức GDHN trong nhà trường Nhờ vậy,

ở những nước có ủy ban CSW luôn luôn tạo được thế chủ động phối hợp GDHN trong các trường với ngoài xã hội, nhất là với các cơ sở sản xuất và kinh doanh Theo

đó, trong một ngày hay một tuần, người học có dịp được thực hành qua nhiều vai : vừa là HS, vừa là người thợ, vừa tập sản xuất, vừa thử kinh doanh ; có khi nhập vai nhà quản lý, người chủ xí nghiệp để đưa ra những ý tưởng điều hành Cũng có khi đóng vai nột chính khách (nhà lãnh đạo, vị dân biểu ) đứng ra vận động hành lang

Trang 26

hoặc xây dựng chương trình cho một dự án hay một kế sách nào đó có lợi cho dân sinh

Những việc kết hợp học và tập, thử và làm, đóng vai và hội nhập như thế càng ngày càng thực hiện rộng rãi trong chương trình GDHN ở các nước Âu Mỹ, Nhật,

Úc, Hàn Quốc, Singapore Một chuyên gia giáo dục nổi tiếng – ông Jack Canfield, tác giả cuốn sách "Chicken song for the soul" đã nhận định : "Trong việc GDHN, nếu không giúp HS cọ xát nhiều với thực tế và rèn luyện nhiều kỹ năng thực hành thì sẽ tạo nên những người khuyết tật về tâm hồn và khập khiễng về trí tuệ"

Có những công việc không cần đóng vai, mà phải làm thực sự Chẳng hạn gần đây, nhiều trường tiểu học thành thị ở Anh Quốc đã tổ chức cho HS tham gia một chương trình thú vị : tự trồng và thu hoạch thực phẩm cho riêng mình Đây là một phần trong kế hoạch giúp HS nhận thức rõ giá trị của việc làm ra thức ăn và hiểu được công việc của nghề nông, của người nông dân Theo nhà giáo dục Mike Tomlinson − một trong những người tham gia thiết kế chương trình nói trên, phần lớn

HS hiện nay hầu như không biết gì về nguồn gốc các thực phẩm đang tiêu thụ mỗi ngày Một số còn khẳng định rằng rau xanh không phải có từ đất, mà từ những chiếc hộp (hộp đựng rau khô hoặc rau luộc)! Một phương châm của GDHN mà chương trình này đề ra : hướng nghiệp trong thời đại công nghệ máy móc cần phải quay về với thiên nhiên, làm ra được những sản phẩm tự nhiên, giảm bớt sự nhân tạo

Để giúp HS tăng cường hoạt động thử vai hay thâm nhập thực tế, cũng tại Anh

và một số nước như Ireland , Scotland, Na Uy, Phần Lan nhà nước cho phép các trường học được tự chủ trong việc hoạch định chương trình, nội dung và phương pháp dạy học Với câu hỏi "Trường học của tương lai sẽ như thế nào để đào tạo nhân lực tốt hơn cho xã hội?", một dự án dạy học mang tính đột phá sẽ được chính phủ Anh đưa vào trường học năm 2008 Điểm nhấn chính trong cuộc cách mạng giáo dục này là cách dạy không hoàn toàn theo giáo khoa truyền thống, mà cho phép nhà trường và GV có thể được chủ động bổ sung kiến thức, tự chọn phương pháp dạy thích hợp để tiến hành Chẳng hạn có thể đưa vào những đề tài "nóng" của toàn cầu trong thế kỷ 21 như sự ấm dần lên của trái đất, hay sự cạn kiệt của các nguồn năng

Trang 27

lượng GV cũng được linh hoạt chọn những đề tài gắn với thực tế địa phương hay cuộc sống thị trường như giá cả, chứng khoán, dịch bệnh hoặc các vấn đề "sức khỏe kinh tế" của từng cá nhân như nợ nần, cho vay, mở tài khoản, mua trả góp

Cũng cần nói rõ thêm, nước Mỹ trước đây (từ những năm 60 của thế kỷ 21) cho đến nay cũng đã từng có chủ trương như vậy, với chính sách giáo dục cộng đồng (community education) Theo đó, họ cho hình thành và mở rộng các trường học cộng đồng (community college) để hỗ trợ thiết thực cho yêu cầu của GDHN

e) HS được hướng nghiệp từ sớm, nhưng nhiều nước không chủ trương

phân ban : Ngay từ mẫu giáo, tiểu học, trong chương trình dạy học đều có lồng ghép các nội dung GDHN như : tập chăm bón cây trồng, tập chăm sóc sức khỏe, tập khám và chữa bệnh, tập sắp đặt trang trí, tập làm đồ thủ công Nhưng có nhiều nước không chủ trương phân ban ở bậc học phổ thông cho đến khi chuyển sang học nghề (ở bậc thấp hoặc bậc cao : ĐH/CĐ)

Trên thế giới hiện nay, chỉ một số ít quốc gia như Pháp, Thụy Sĩ, Algérie, Congo, Bồ Đào Nha còn chủ trương phân ban ở bậc học phổ thông Tại sao đa số các nước còn lại không tiến hành phân ban, dù rằng đó là một định hướng đào tạo nhân lực bằng cách "phân luồng" sớm? Qua thực tế trải nghiệm ở một số nước đã chủ trương phân ban, nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục đã lên tiếng cảnh báo những lệch lạc vô tình của nó :

− Đa số HS vì theo chương trình phân ban mà trở nên học lệch, lơ là những môn bị cho là "phụ", ảnh hưởng đến yêu cầu giáo dục toàn diện và trang bị kiến thức nền tảng ở bậc học phổ thông

− Việc tăng tiết ở những môn được phân ban (coi là môn chính) thường dẫn đến sự quá tải hoặc nhồi nhét lý thuyết hơn là đầu tư vào thực hành, khiến HS mỏi mệt, phải học một cách đối phó hơn là hứng thú

Trang 28

− Đa số HS coi việc học phân ban là dịp để tập trung luyện thi, biến sự phân ban thành "phân luồng" để luyện thi! Và hơn thế, biến động cơ học tập, mục đích học tập và hướng nghiệp của HS chỉ là việc đỗ đạt, thi cử!

− Thầy giáo dạy lớp phân ban vô tình "bị" chia thành hai đẳng cấp : "chiếu trên" được gọi là những GV chính, "chiếu dưới" là những GV phụ với những môn mà

HS ít phải học và cho là phụ (nhưng thực ra không "phụ" chút nào)! Điều bất hợp lý này dẫn đến sự phân hóa không lành mạnh trong GV và sự phân biệt đối xử của HS đối với GV

Ngay tại Pháp – nơi có chủ trương phân ban từ những năm 60-70 của thế kỷ 20 cũng đang rộ lên những lời phản biện về vấn đề này Một học giả đã nói : "Phân ban

là một biến tướng của lối giáo dục phiến diện, cũng là cách hợp thức hóa cho lối học lệch trong HS Phân ban còn là sự phù phép cho việc luyện thi đối với những HS chỉ muốn học để thi, không muốn được trang bị một nền tảng căn bản của học vấn phổ thông" Còn có một điều trớ trêu là nhiều HS có nguyện vọng sau này vào học các trường như Bách khoa, Nông lâm, Công nghệ học chuyên ban khoa học tự nhiên thì rất chăm chỉ, nhưng lại lơ là và coi thường các môn kỹ thuật công-nông nghiệp có trong chương trình phổ thông (vì họ cho đó là những môn phụ)!

f) Lồng ghép dạy chữ, dạy nghề với dạy người trong quá trình GDHN : Xuất phát từ quan điểm dạy nghề song song với dạy chữ và dạy người, trong chương trình giáo dục phổ thông ở nhiều nước tiên tiến (nhất là Mỹ, Úc, Thụy Điển ) đã không áp đặt nhiều nội dung nặng nề, càng không chủ trương "nhồi" lý thuyết

Họ vạch rõ trên thực tế có những HS học rất nhiều nhưng ứng dụng chẳng bao nhiêu hoặc rất lúng túng khi ứng dụng Trái lại, có những HS học ít thôi nhưng ứng dụng

được nhiều Khác nhau và hơn nhau ở sức bật trí tuệ (học 1 biết 10), hơn thế : ở bản

lĩnh khám phá, khai phá và sáng tạo Chính đây mới là lợi thế của một nhân cách

vào đời Bởi vậy mới có những HS ra trường tuy bằng cấp không nhiều và không cao, nhưng lại thành đạt hơn những người có bằng cấp đầy mình

Người Nhật có phương ngôn : "Một bồ lúa mà không đem gieo hạt, để lâu càng mục nát, không bằng một hạt thóc được gieo cấy, nẩy mầm và lên bông" Trong

Trang 29

hướng nghiệp, điều đó được hiểu là : Học 1, biết 10, ứng dụng 20 chắc chắn phải tốt hơn học 100, biết 100 và ứng dụng không đáng kể Các nhà giáo dục đều khẳng

định hiện tượng thu nạp quá nhiều chữ nghĩa sẽ gây hiệu ứng ách tắc, HS đã không tiêu hóa nổi lại không còn thì giờ và tâm sức để thực hành và ứng dụng Vâng, thà "ít

mà tinh" còn hơn "đa mà thô" cũng là một phương châm dạy nghề, dạy chữ và dạy người của các nước tiên tiến ở phương Đông

Friedrich Von Hayek − một kinh tế gia nổi tiếng người Đức từng đoạt giải Nobel đã khẳng định rằng : "Ý tưởng sáng tạo rất khó đi ra từ những người có trí tuệ đầy đặc và xơ cứng, mà thường xuất phát từ những ai có sự tinh nhạy và uyển chuyển trong tư duy khi cọ xát với thực tế" Áp dụng tinh thần đó, đường lối GDHN ở Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippin từ những năm 70-80 của thế kỷ 20 đã hết sức tránh việc nhồi nhét chữ nghĩa và kinh viện Tại học đường, họ yêu cầu HS phải

chú trọng học cách học, học cách nghĩ, học cách sống, học cách làm việc, để học

cách làm người Tại Úc và New Zealand, phương châm học tập của HS là tự học hỏi, tự khám phá, tự dấn thân, tự trải nghiệm, tự vươn lên, để tự vượt qua chính mình Đó là cách tích cực để chuẩn bị hành trang cho hướng nghiệp và vào đời mà

theo họ, nó có giá trị hơn hẳn những kiến thức chữ nghĩa hoặc quy trình công nghệ

Bởi vậy, trong GDHN, họ đánh giá rất cao những HS có chí hiếu học, và ham

học không chỉ trong nhà trường, mà cả ngoài học đường, ngoài xã hội, và nhất là ngoài lý do thi cử, ngoài quy định của nhà trường Mặt khác, họ càng đánh giá cao những HS tuy học được ít nhưng lại ứng dụng nhiều, sáng tạo nhiều, biết khai thác và tận dụng tối đa những kết quả hiểu biết của bản thân để phụng sự cho xã hội Theo

họ dự báo, đấy mới đích thực là những HS có nhiều triển vọng tiến xa, có đủ tư cách làm người

Với góc nhìn khái quát, qua cách GDHN ở các nước, có thể thấy 3 đặc điểm sau đây trong xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới :

Thông qua GDHN để thúc đẩy việc đào tạo nhân lực và phát triển cộng đồng

Trang 30

Thông qua GDHN để thúc đẩy việc giáo dục toàn diện trong nhà trường

và phát triển bản sắc của mỗi HS

Sự phát triển cá nhân của mỗi HS (thông qua GDHN) không mang tính rập khuôn Mỗi HS được trưởng thành với những nét cá tính riêng, mang tính tích cực

cá nhân của mỗi HS, không thể áp đặt hay rập khuôn cứng nhắc"

GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở HOA KỲ :

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG THẾ KỶ 20

VÀ XU THẾ CANH TÂN TRONG THẾ KỶ 21

Từ lâu nay, trong lịch sử giáo dục thế giới, lĩnh vực GDHN ở Hoa kỳ vẫn luôn luôn đi đầu về cả 2 mặt : lý luận và thực tiễn Hiệu quả của sự vượt trội đó là họ đã cung ứng cho nước Mỹ và cho cộng đồng thế giới một đội ngũ nhân lực thực sự có chất lượng cao Đội ngũ đó vững vàng trên mọi mặt : từ công nhân lành nghề đến kỹ

sư thành thạo, từ người thợ dưới mặt đất đến nhà du hành trên không gian, từ người nông dân trang trại đến nhà bác học danh tiếng

Các chuyên gia đào tạo và quản trị nhân lực, các nhà giáo dục học và khoa học tâm lý ở nhiều nước đã phân tích hiện tượng này một cách khách quan và toàn diện Trên cơ sở ấy, họ rút tỉa được 4 bài học kinh nghiệm sau đây về GDHN ở nước Mỹ trong thế kỷ 20 (xin nêu vắn tắt) :

1 Chủ động đón đầu :

Một trong những chủ trương chủ động đón đầu của nền giáo dục Mỹ là tạo mọi

cơ hội bình đẳng cho mọi người dân được học chữ và được học nghề, có chính sách khuyến khích và ban thưởng cho những người hiếu học và ham làm Họ xác định GDHN là nền tảng của chiến lược kinh tế-giáo dục Theo đó, việc GDHN phải góp

Trang 31

phần trực tiếp nâng cao dân trí về mặt chuẩn bị tâm lý ý thức và hành trang vào đời cho giới trẻ ngay từ khi đang học chữ, không đợi đến khi học nghề Như vậy mới hy

vọng nắm bắt thời cơ và chủ động đón đầu trước những thách thức khi chọn nghề, học nghề và lập nghiệp Do đó, người Mỹ quan niệm một nền giáo dục tốt phải là một nền giáo dục mà trong đó việc GDHN phải song hành với GD phổ thông và tương hỗ với GD nghề nghiệp Một nền giáo dục như thế sẽ làm đòn bẩy cho kinh tế, cũng là điểm tựa của kinh tế, còn là chỗ dựa cho sự đón đầu những thách thức, cả sự nắm bắt những thời cơ của quá trình phát triển kinh tế-xã hội

Kể cả vĩ mô lẫn vi mô, cả quốc gia và từng người, sách lược chủ động đón đầu vẫn luôn luôn tạo được thế thượng phong Trong GDHN, nếu thường tỏ ra bị động trước thời cơ và thách thức, sẽ là một sự thất bại thấy trước

2 Khơi dậy tiềm năng :

Dù là người bị thiệt thòi nhất (về mặt này hay mặt khác), ai cũng có một tiềm năng ẩn giấu, cần được khuyến khích và tạo điều kiện để khơi dậy Người Mỹ quan niệm tiềm lực cơ bản nhất nơi mỗi người là nghị lực dấn thân "Cứ học đi", hoặc "cứ làm đi", hay "cứ xông vào thử thách, đừng ngại" đó là những phương châm hành động mà nền GDHN của Mỹ đã rèn tập cho giới trẻ khi học để giúp trẻ khơi dậy và phát triển tiềm năng Trường học Mỹ không cho phép người thầy dè bỉu hay khích bác một ý tưởng nào (dù là ngây thơ, dại dột) của đứa trẻ

"Hãy để cho trẻ nói ra", "Hãy động viên trẻ đóng vai của một người mà nó muốn thể hiện", "Hãy gợi ý giúp trẻ chọn lựa những cách thức hành động theo tâm nguyện của minh" đó là những sách lược trong GDHN tại Mỹ, nhằm từng bước giúp HS tích lũy tiềm năng để chuẩn bị nhân lực cho ngày mai Đấy cũng là một trong những chủ trương xuyên suốt khi tạo dựng những bộ sách giáo khoa về GDHN, những bài tập thực hành về vận dụng tiềm năng của trẻ em Mỹ ngay khi đang học

3 Bám sát thực tiễn :

Ít có người dân nước nào nặng đầu óc thực tiễn như người dân Mỹ Nền giáo dục của họ cũng mang hơi hướng đó Và đặc biệt trong đó, GDHN ở Mỹ coi xu

Trang 32

cách của người lao động trong tương lai Bất kỳ một bài học nào (thậm chí bất kỳ một con chữ hay một con số nào) họ cũng lồng ghép vào đó một hay nhiều yếu tố sống động và gần gũi từ thực tế Bất kỳ một bài làm nào (từ lớp nhỏ đến lớp lớn) nếu được

gọi là bài làm hay (ngoài yêu cầu làm đúng, chính xác) phải là bài làm phản ánh được

hơi thở và nhịp đập của những cảm xúc sống động và thực tế sống động

Ở các lớp cuối của trường phổ thông, chương trình GDHN của Mỹ càng có nhiều nội dung gắn việc học của HS với các hoạt động xã hội, công tác thiện nguyện Yêu cầu này áp dụng ngay cả với những HS có nhiều đam mê về khoa học tự nhiên hay công nghệ sản xuất Những việc như thế càng được thực thi nhiều hơn trong các trường học cộng đồng, gắn với thực tế địa phương Họ xác định đó là những vốn sống cần thiết cho HS khi hướng nghiệp và vào đời

4 Kích thích sáng tạo :

Không chỉ khơi dậy tiềm năng, điều quan trọng và có tác dụng thăng hoa nhất phải là kích thích trí sáng tạo nơi mỗi HS, ngay từ tuổi nhỏ Người Mỹ coi trí sáng tạo là tiềm năng "đòn bẩy", tạo nên sức bật cho sự vươn tới Và, họ quan niệm sáng tạo không đợi tuổi, không chờ thời Miễn có sự kích hoạt, có môi trường "thao diễn",

có nâng cao tâm trí và ý thức, nhất là có yếu tố động viên của người lớn thì một đứa trẻ được GDHN tốt vẫn có thể có đầu óc sáng tạo hơn hẳn người lớn mà không được như vậy HS phổ thông được khích lệ trí sáng tạo và hành động sáng tạo trong sự học hàng ngày, trong việc làm mỗi ngày, ngay cả khi chơi đùa và giải trí

Trí sáng tạo trong hướng nghiệp nói lên bản sắc cá nhân Người Mỹ nhìn nhận

và tôn trọng sự khác biệt trong các ý tưởng cá nhân, nhất là các ý tưởng sáng tạo GDHN ở Mỹ rất dị ứng với mọi hình thái học thuộc máy móc, tái tạo rập khuôn Đọc một bài văn cũ mà biết phân tích được trong đó có một vài ý mới chưa ai nói tới, đó

là sáng tạo Giải bài toán bằng một cách thức khác với cách giải trong sách, đã là sáng tạo Nhưng nếu cách giải đó còn dài chẳng hạn, hoặc chưa thể biện luận hết chẳng hạn, vẫn được khuyến khích vì họ cho đó là một xu hướng tích cực để làm nảy

nở sáng tạo Với GDHN ở Mỹ, việc kích thích sáng tạo là một sách lược cơ bản để

Trang 33

tạo ra những nhân lực tài năng, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế siêu thị trường như tại Mỹ

Tóm lại, việc GDHN ở Mỹ theo tinh thần chủ động đón đầu, khơi dậy tiềm

năng, bám sát thực tiễn, kích thích sáng tạo đã diễn ra liên tục với cấp độ ngày càng tăng trong suốt thế kỷ 20 Điều đó góp phần giải thích vì sao tại Mỹ không chỉ

có tỷ lệ cao về người lao động giỏi, còn có tỷ lệ cao về các nhà khoa học được giải thưởng Nobel hàng năm Về mặt bằng dân trí, mặt bằng nhân lực họ đã cao, mà cả

"đỉnh cao về khoa học và công nghệ" của họ cũng thường vượt trội

Thế nhưng, các nhà hoạch định chiến lược về GDHN trong các trường học ở

Mỹ vẫn luôn luôn động não tìm tòi để canh tân các hình thái GDHN với những xu thế

mới Đó là xu thế bùng nổ tính sáng tạo trong thời đại @, xu thế bùng nổ những chất liệu thông tin đi kèm với những chất liệu tâm lý mới GDHN trong nhà trường Mỹ ở

thế kỷ 21 vừa phải kích thích, lại vừa chuẩn bị đón đầu những xu thế đó, để góp phần kiến tạo một đội ngũ nhân lực mới hơn, mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn, thích ứng hơn với quy mô hội nhập toàn cầu

Chính vì nỗi lo "nước Mỹ có thể bị thua sút trong tương lai" mà gần đây, chính quyền Tổng Thống G Bush đã ban hành đạo luật "No Child Left Behind" (NCLB : Không trẻ em nào bị tụt hậu) Theo đó, một cơ quan đặc biệt được chính phủ lập ra,

gọi là Ủy Ban mới về kỹ năng của lực lượng lao động Mỹ (NCSAW : New

Commission on the Skills of the American Workforce)[Đây là một hội đồng có

quyền lực cao, gồm 4 thành phần : các ủy viên giáo dục của 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ, các nhà giáo dục có uy tín cao, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tầm cỡ, các nhà hoạch định chính sách trong chính phủ Hoa Kỳ]

Dưới góc độ GDHN, Ủy ban này (NCSAW) phê phán nhà trường Mỹ hiện nay đang dạy, học và sinh hoạt trong một môi trường tuy "mở" nhưng vẫn còn cách biệt với thế giới bên ngoài, nhất là thế giới phương Đông và thế giới Hồi giáo Xã hội và thế giới đang thay đổi quá nhanh và quá nhiều, trong khi nhà trường Mỹ chẳng đổi thay bao nhiêu Dù trên thực tế, nhà trường Mỹ trong hơn một thế kỷ qua đã thay đổi không ít, từ việc xóa bỏ lối học kinh điển (từ chương) đến việc gắn kết với môi

Trang 34

trường sản xuất và sinh hoạt bên ngoài, để phát huy tiềm năng sáng tạo và thâm nhập

cuộc sống, nhưng nay họ thấy như vậy vẫn chưa đủ Từ những phân tích thực tế, họ

khẳng định rằng : Chỉ thế thôi thì nước Mỹ đang rất thiếu một nền giáo dục thích ứng cao với thế kỷ 21 – thế kỷ toàn cầu hóa với đại công nghệ thông tin Bởi vì, theo họ, nền giáo dục hiện nay không chỉ khiến một bộ phận HS ra trường sẽ bị tụt hậu và do

đó không thể "xài" được trong hội nhập quốc tế Đã vậy, lối GDHN hiện nay còn sản sinh ra những người lao động mang nặng đầu óc cá nhân, không biết cách hợp tác theo đồng đội, chưa mạnh mẽ về ý thức cộng đồng Hơn nữa, một bộ phận HS còn

mơ hồ khi phân biệt giữa tốt-xấu, thiện-ác, đúng-sai Trong lĩnh vực sáng tạo, kiểu giáo dục lỗi thời thường chỉ nhấn mạnh cách tư duy phản biện và cách giải quyết vấn

đề từ các tình huống cụ thể mà coi nhẹ các tình hhống trừu tượng (ngoài khuôn khổ,

ngoài dư đoán )

Cho nên, Ủy ban NCSAW vạch rõ : Nền kinh tế theo chiều hướng toàn cầu hóa hiện nay và mai sau đòi hỏi rất cao ở người lao động trí óc Tại đó, nhân lực được đào tạo không những phải có trình độ chuyên nghiệp tinh thông ở mức cao, còn phải vững vàng về các kỹ năng hội nhập (họ gọi là kỹ năng của thế kỷ 21) NCSAW đã chỉ ra những kỹ năng cụ thể sau đây :

Kỹ năng thông hiểu về sự đa dạng bản sắc của thế giới :

Dù sinh trưởng ở đâu, học hành ở đâu, HS cũng phải được rèn luyện để có cung cách hành xử mang tính toàn cầu (nhất là khi liên hệ với thế giới đa dạng, khác nhau về văn hóa, chính trị ), biến mình từ một công dân địa phương thành một công dân toàn cầu Chẳng hạn, khi làm kinh tế phải am hiểu về thương mại thế giới, nhạy cảm vớí các nền văn hóa khác nhau, thị trường khác nhau trên toàn cầu; nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau, hiểu biết và thích ứng nhanh với những phong tục tập quán khác nhau Đây không chỉ là kỹ năng thông hiểu, còn là những kỹ năng cảm xúc và hành động để giúp có sự giao hòa và dung hợp giữa các nền kinh tế và văn hóa đầy bản sắc Họ xác định rằng người lao động tương lai phải là người am hiểu thế giới, biết ta biết người, đi tới đâu cũng có thể làm việc được

Trang 35

Kỹ năng nhạy bén với các nguồn thông tin khoa học từ nhiều phía :

Giữa sự bùng nổ của mọi nguồn thông tin, nhất là thông tin trên mạng Internet, chẳng những HS cần biết cách sàng lọc, phân loại và xử lý nhanh chóng các thông tin trực tiếp liên quan đến việc học và hướng nghiệp, mà còn phải biết nhận định để phân biệt thông tin thực và thông tin ảo, thông tin đáng tin và không đáng tin Như vậy mới tiếp thu và vận dụng những thông tin hữu ích được Ông Dell − một thành viên của Partnership for 21st Century Skills (cũng là một tổ chức gồm một số nhà doanh nghiệp và nhà giáo dục chuyên lo về việc nâng cấp giá trị nền giáo dục Mỹ) đã nhấn mạnh : "Điều quan trọng là HS biết quản lý thông tin như thế nào, biết cách giải thích

và cách thẩm định thông tin ra sao" Để hướng nghiệp tốt, HS phải trở nên tinh khôn hơn khi tiếp cận những thông tin mới, tránh không bị nhiễu thông tin hoặc bị những thông tin "rác" lôi kéo theo bản năng hoặc theo phong trào Bản lĩnh cá nhân còn thể hiện ở chỗ biết làm chủ thông tin trước sự bùng nổ từ nhiều phía, nhiều chiều

Kỹ năng tiếp cận để học tập và vận dụng các kỹ năng tốt của nhiều người khác :

Đây không chỉ là một động thái thông minh thông thường, còn là một thói quen rất cơ bản của thông minh cảm xúc (EI : Emotional Intelligence) Các nhà GDHN và các nhà quản lý doanh nghiệp ở Mỹ đều cho rằng chính yếu tố EI mới trực tiếp giúp người lao động tạo ra những thành công trong công việc Cựu giám đốc điều hành công ty Lockheed Martin – ông Norman Augustine, nhấn mạnh : "Ngày nay hầu hết các cải tiến và sáng chế trong công nghệ đều do sự cộng tác nhóm của nhiều người Chúng ta phải đặc biệt lưu tâm tới các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm với những người có văn hóa khác nhau, kinh nghiệm khác nhau" Và, theo ông, đó là những kỹ năng giúp "học tập kỹ năng tích cực của nhiều người" một cách sống động

và thực tế nhất Mặt khác, đây cũng là cơ sở thuận lợi để rèn tập thêm kỹ năng thích ứng và hội nhập nhanh với công việc, với môi trường sống và môi trường làm việc,

để có thể dễ dàng chuyển đổi công việc trong những hoàn cảnh mới

Trang 36

Kỹ năng tự học một cách thông minh để sau này biết cách làm việc thông minh :

HS ở Mỹ lâu nay đã thực sự làm quen với kỹ năng tự học Nay họ được yêu cầu phải biết tự học một cách thông minh hơn nữa, chứ không chỉ là tự đi tìm kiếm thức ngoài bài giảng và sách giáo khoa Trong thời đại @ và hội nhập, kỹ năng học tập một cách thông minh được họ hiểu là : Phải tỏ ra độc lập trước mọi nguồn thông tin đã tham khảo, cần có chủ kiến riêng Hơn thế, phải có đầy đủ luận chứng để tự bảo vệ chủ kiến Khi hợp tác tìm hiểu một vấn đề, mỗi người nên có riêng chủ kiến, không nói dựa, đồng thời biết tôn trọng chủ kiến của người khác Khi tranh luận, không phê phán hay quy chụp ý kiến khác biệt, đồng thời biết lắng nghe và cầu thị Nếu cần thiết, được phép phản biện dưới góc độ khoa học để làm sáng tỏ chân lý

Mặt khác, họ giúp HS hiểu rằng làm việc một cách thông minh là lối làm việc luôn luôn lấy tự học làm điểm tựa, biết tự học để thường xuyên cập nhật thông tin, không thể ỷ lại vào vốn có sẵn Như vậy, biết tự học một cách thông minh là chuẩn bị một thái độ chủ động, một ý thức độc lập và một tinh thần khoa học để sau này có được sự kết nối và hỗ trợ liên tục giữa làm việc và tự học

Kỹ năng tư duy uyển chuyển và đa chiều để vượt ra ngoài khuôn khổ :

Kỹ năng này giúp cho sự bứt phá trước những lối suy nghĩ sáo mòn, xơ cứng, nhất là khi đối diện với những mô thức hay luận thuyết giáo điều, dù đã từng là "chân

lý một thời" trong khoa học hay trong công nghệ Người Mỹ quan niệm cuộc sống nói chung và hướng nghiệp nói riêng là một quá trình luôn biến đổi, và sự biến đổi đó nếu muốn thuận theo chiều hướng tích cực thì phải có ý thức "đặt lại vấn đề" hay "lật ngược vấn đề" Muốn vậy, tư duy phải uyển chuyển và không bị khép kín trong một chiều Sự thông thoáng của tư duy chỉ có khi nó được "mở" theo những chiều kích khác nhau Nhà trường cần tạo điều kiện để giúp tư duy của HS không bị đóng khung, bị "giá băng" hay bị xơ cứng trước mọi giá trị của khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ phải luôn được đổi mới, đó là quy luật phát triển Không có một cái gì (kể cả chân lý) là bất biến, ngoại trừ sự biến đổi Kỹ năng uyển

Trang 37

chuyển trong tư duy cũng là khởi đầu của khả năng tưởng tượng khoa học và trí tưởng tượng sáng tạo mà người lao động phải có trong tương lai Thực tiễn cho thấy, các đột phá mới trong khoa học và công nghệ thường được tạo ra xuất phát từ đây Điều này càng thể hiện rõ trong các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn Hơn nữa, sự mềm dẻo tư duy cũng là một lợi thế tích cực để giúp người lao động rèn luyện thêm các kỹ năng chuyển đổi (portable skills) và biết cách học tập suốt đời để thích ứng với nhiều công việc khác nhau

Kỹ năng giao lưu và hợp tác quốc tế để trở thành HS của toàn cầu :

HS của thế kỷ 21 sẽ không còn mặc định ở tính địa phương hay tính dân tộc,

dù rằng vẫn rất cần duy trì và phát huy bản sắc dân tộc Tuy nhiên, trong "thế giới phẳng", tính dân tộc còn phải hòa quyện với tính toàn cầu Tại Mỹ, ngay từ cấp tiểu học, nhà trường đã có thể tạo điều kiện cho HS giao lưu trên mạng thông tin điện tử với bạn bè quốc tế, nhất là với HS tại các trường kết nghĩa ở nước ngoài Thậm chí, bằng công nghệ thông tin, HS có thể tiếp xúc và đàm đạo với bạn bè khắp 5 châu qua các hội nghị truyền hình (video conferencing)

Khi có điều kiện gặp gỡ quốc tế, HS sẽ trực tiếp học tập lẫn nhau và cùng nhau tham gia các hoạt động xã hội thích hợp, qua đó có sự giao hòa và hội nhập giữa các nền văn hóa và giáo dục khác nhau Đặc biệt, tại đó HS sẽ được rèn luyện những phong cách ứng xử linh hoạt trong môi trường hội nhập với nhiều hình thái của quan

hệ quốc tế

Tóm lại, những dự báo về GDHN của nước Mỹ trong thế kỷ 21 cho thấy một

mô thức đào tạo nhân lực theo hướng toàn cầu hóa, khởi nguồn từ HS tiểu học, bắt đầu từ việc rèn luyện các kỹ năng thích ứng nhất, để đón dầu mọi cơ hội và thúc đẩy

sự phát triển Tích hợp các kỹ năng đó là một quá trình nâng cấp và hài hòa giữa các yếu tố nhân bản trong mỗi con người : khám phá và khai phá, phát triển và hội nhập, hướng nội và hướng ngoại, quốc gia và toàn cầu

Riêng 2 yếu tố đầu tiên (khám phá và khai phá) đã có thể hiểu là : người lao động tương lai cần biết khám phá bản thân và khai phá tiềm năng ; khám phá thế giới

Trang 38

và khai phá những đường hướng mới, những mô hình mới, những cấu trúc mới để góp phần thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và hội nhập với cộng đồng

II− Cơ sở thực tiễn của đề tài :

1/ Thống kê tuyển sinh CĐ-ĐH-TCCN năm 2003-2004-2005-2006 :

Khi tư vấn nghề tại các trường phổ thông chúng tôi tạm thời chia HS ra 4 nhóm :

a) Nhóm thứ I : Dành cho các HS có kết quả học tập cao, là những HS giỏi của các lớp, có sức khỏe có thể mạnh dạn đăng ký dự thi ĐH tại các trường ở nhóm I như :

– Khoa Kinh tế ĐHQG TP.Hồ Chí Minh

Ở nhóm trường này có một số ngành HS phải chịu một tỷ lệ chọi rất cao nên nếu kết quả học tập không cao thì xác xuất việc thi đậu sẽ rất thấp Bên cạnh đó có một số trường có tỷ lệ chọi thấp như ĐH Bách khoa TP.Hồ Chí Minh chỉ dao động từ 1/2.8 đến 1/4.7, hoặc ĐH Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh có năm tỷ lệ chọi chỉ ở mức 1/7.8 nhưng thực ra những thí sinh đăng ký vào các trường này đa phần là HS giỏi vì vậy tỷ lệ chọi này là tỷ lệ chọi giữa các HS giỏi

Còn như ĐH KHXH & NV là trường đặc trưng cho HS thi khối C và D Tuy tỷ

lệ chọi thấp, chỉ dao động từ 1/5.6 đến 1/8.6 nhưng ở đây quy tụ những HS rất giỏi khối C và D

b) Nhóm thứ II : Dành cho các HS có học lực giỏi nhưng không đủ tự tin

để thi vào nhóm I, các HS có học lực khá và một số HS có học lực trung bình-khá

Trang 39

đăng ký thi Ở nhóm này gồm có các trường như :

– ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh

– ĐH Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh

– ĐH Nông lâm TP.Hồ Chí Minh

Ở nhóm này có những trường có tỷ số chọi rất cao như ĐH Kinh tế, ĐH Luật,

ĐH Nông lâm Nhưng đây là tỷ lệ chọi giữa HS khá và HS trung bình Số lượng HS

có khả năng trung bình thi vào rất cao chủ yếu là để thử thời vận

c) Nhóm thứ III : Dành cho các HS có sức học trung bình-khá và trung bình Một số HS khá giỏi chọn thi nhóm này vào các trường ĐH Dân lập, trường CĐ

vì đợt thi CĐ lệch ngày với 2 đợt thi ĐH Ở nhóm này tỷ số chọi thấp, HS rất dễ thi đậu Với những trường CĐ Năng khiếu, Sư phạm sẽ có tỷ lệ chọi cao hơn nhưng thực ra đây là tỷ lệ chọi ảo vì các HS đậu vào các trường này có một số không đăng

ký học và đã thi đậu vào các trường ĐH ở đợt thi I và II

d) Nhóm thứ IV : Là nhóm đặc biệt dành cho các HS có học lực trung bình hoặc trung bình yếu Một số HS có kết quả học tập cao nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn cũng đăng ký vào nhóm này Đây là nhóm các trường TCCN, CNKT Các HS

có thể học nhanh chóng để có được bằng nghề và tự kiếm việc làm Một số HS khác

có khả năng thì sẽ học tiếp tục bằng con đường liên thông để lên ĐH

Nhóm này đặc biệt và có cả xét tuyển những HS tốt nghiệp THCS

Trang 40

BẢNG THỐNG KÊ TUYỂN SINH NĂM 2003-2004-2005-2006

ĐH Bách khoa TP.Hồ Chí Minh 17468/3350

(1/5.2)

11304/3350 (1/3.4)

16004/3450 (1/4.7)

9826/3500 (1/2.8)

ĐH Y dược TP.Hồ Chí Minh 15119/770

(1/19.6)

17792/990 (1/18)

18829/970 (1/19.4)

18701/1020 (1/18.3)

ĐH KHXH & NV TP.Hồ Chí Minh 18951/2200

(1/8.6)

13522/2260 (1/6)

13387/2400 (1/5.6)

14830/2520 (1/5.9)

ĐH Sư phạm TP.Hồ Chí Minh 28186/2000 (1/14.1) 27123/2000 (1/13.6) 24786/2200 (1/11.3) 24955/2100 (1/11.9)

ĐH Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh 8678/700

(1/12.4)

7123/900 (1/8)

8387/950 (1/8.8)

7857/1000 (1/7.8) Khoa Kinh tế ĐHQG TP.Hồ Chí

Minh

15119/850 (1/17.8)

8120/1070 (1/7.6)

9212/1370 (1/6.7)

15008/1450 (1/10.3)

ĐH SP Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh 25215/2200

(1/11.5)

25753/2300 (1/11.2)

14025/2500 (1/5.6)

18267/3000 (1/6)

(1/5.9)

13522/2300 (1/5.8)

10548/2400 (1/4.4)

18963/3320 (1/5.7)

ĐH Giao thông Vận tải TP.Hồ Chí

Minh 14376/1130 (1/12.7)

8205/1350 (1/6.1)

11330/1975 (1/5.7)

11981/2110 (1/5.6)

ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh 35369/4000

(1/8.8)

45333/4300 (1/10.5)

47540/4700 (1/10.1)

41097/5000 (1/8.2)

ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh 14948/900

(1/16.6)

11788/900 (1/13)

11470/900 (1/12.7)

16379/990 (1/16.5)

ĐH Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh 2507/570

(1/4.4)

7490/800 (1/13.1)

12170/1170 (1/10.4)

13006/1600 (1/8.1)

ĐH Thủy sản 17317/1700

(1/10.2)

13500/1800 (1/7.5)

12716/1900 (1/6.7)

12324/1900 (1/6.4)

ĐH Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh 40519/2000

(1/20.2)

43032/2100 (1/20.4)

32932/2200 (1/15)

30354/3400 (1/8.9)

ĐH Nông lâm TP.Hồ Chí Minh 37031/1800

(1/20.6)

32295/2100 (1/15.4)

43903/3050 (1/14.4)

48862/3660 (1/13.3)

ĐH Mở Bán công TP.Hồ Chí Minh 11354/2800 (1/4) 14615/2700 (1/5.4) 10256/2900 (1/3.5) 10845/3120 (1/3.4) Trường ĐH Bán công Tôn Đức

ĐH DL Kỹ thuật Công nghệ TP.Hồ

Chí Minh 3194/1600 (1/2) XT/1700

3046/1700 (1/1.8)

3618/1506 (1/2.4)

Ngày đăng: 09/02/2015, 05:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Viector Pékéles - Rèn luyện tâm linh trí tuệ để nâng cao sức sáng tạo. Vũ Liêm - Hải Thanh dịch. NXB Thanh niên - Hà Nội - 2001 Khác
13. René Canongc - La pédagogic deraml de proprao techn que - Pario - 1980 (Giáo dục học trước sự tiến bộ kỹ thuật) Khác
14. PGS.TS Nguyễn Như An - Bồi dưỡng nhân tài trong chiến lược con người nhằm xây dựng đất nước (Chuyên khảo - 2004) Khác
15. TS. Nguyễn Hữu dũng - Viện khoa học lao động và xã hội - Thị trường lao động và nhu cầu việc làm định hướng nghề nghiệp của thanh niên (2005) Khác
16. TS. Nguyễn Thị Hải Vân - Bộ LA - TB - XH. Về lao đông và việc làm của thanh niên Khác
17. TS. Dương Tự Đam: Thanh niên với vấn đề việc làm, nghề nghiệp, tài năng (2006) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w