Khái lược về Islam

Một phần của tài liệu Islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 72)

3.1.1. Lịch sử

* Cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội dẫn đến sự xuất hiện của Islam giáo

Islam xuất hiện ở bán đảo Ả rập vào đầu thế kỷ thứ VII - SCN. Sự ra đời của Islam không nằm ngoài quy luật chung của những nền văn minh và những tôn giáo khác trên thế giới. Đó là hệ quả của những biến đổi về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng ở bán đảo Ả rập, khi xã hội này chuyển mình từ thị tộc - bộ lạc sang giai cấp; và đi kèm theo đó là nhu cầu quy tụ các bộ lạc vào một nhà nước phong kiến thống nhất.

* Muhammad - Nhà tiên tri của Thượng đế - Người sáng lập ra Islam

Muhammad (570 - 632) là lãnh tụ chính trị và tôn giáo của các dân tộc Ả rập, người sáng lập ra Islam. Muhammad nhận thấy người Do Thái giáo và người Kitô giáo chỉ tin vào một Thượng Đế duy nhất. Khi làm phép so sánh với những tôn giáo đó, Muhammad thấy chủ nghĩa đa thần của người Ả rập giờ đây không còn phù hợp; nó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đạo đức suy vi, con người nhỏ nhen vụ lợi, nội bộ phân tán, và các thế lực ngoại bang nhòm ngó, gây hấn. Sự thức ngộ ấy đã thúc đẩy Muhammad tìm kiếm một tôn giáo mới có năng lực đoàn kết, hợp nhất tất cả các bộ lạc, phe phái của Ả rập thành một cộng đồng mạnh mẽ; và hẳn nhiên, tôn giáo ấy cũng phải có đủ những phẩm chất thiêng liêng của một tôn giáo nhất thần [20].

Ông chính thức đặt tên cho tín ngưỡng mới này là Islam (có nghĩa là

quy phục), còn các tín đồ thì có tên gọi là Muslim (có nghĩa là những người đã quy phục Thượng đế). Từ đây cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng, ông đã làm tròn sứ mệnh của một Nhà Tiên Tri của Allah - thống nhất toàn bộ Ả rập dưới lá cờ Islam.

* Truyền đạo và ảnh hưởng của việc truyền đạo đối với cộng đồng người Ả rập

Để đảm bảo sự đoàn kết thống nhất dưới ngọn cờ của Islam, Muhammad đã lấy tín ngưỡng tôn giáo và lợi ích chính trị của cộng đồng làm xuất phát điểm và nguyên tắc tối cao để xử lý mọi vấn đề kinh tế, chính trị,

quân sự, tôn giáo… Do đó, cuộc cách mạng tôn giáo do ông lãnh đạo cuối cùng đã giành được thắng lợi.

Với thành phố Mecca làm hậu thuẫn, ông tiến hành công cuộc chinh phục các bộ tộc trong thế giới Ả rập, chẳng bao lâu những bộ tộc ấy đã cải theo đạo Islam; vậy là các tổ chức bộ lạc của xã hội Ả rập đã được Muhammad thống nhất thành một cộng đồng tín đồ (Ummah), mà trong đó, chỉ có tư cách thành viên Islam mới có ý nghĩa và đó cũng chính là bản sắc của Islam.

Lần đầu tiên trong lịch sử, các bộ tộc Ả rập được liên kết lại với nhau trong cùng một bổn phận, một Ummah, với một tôn giáo và một Thượng Đế.

Nếu chúng ta xét vĩ nhân theo ảnh hưởng của họ, thì ta phải thừa nhận, Muhammad là một trong những vĩ nhân bậc nhất trong lịch sử... Ông dùng tôn giáo để đạt mục tiêu đó một phần vì chính ông có tinh thần tôn giáo, một phần nữa vì không còn một cách nào khác để cảm hoá người Ả rập đương thời; ông kích thích óc tưởng tượng của họ, niềm lo sợ và hy vọng của họ, dùng những lời lẽ bình dị để họ hiểu được. Hồi ông mới bắt đầu thực hiện hoài bão, bán đảo Ả Rập còn là một miền sa mạc xác xơ gồm những bộ lạc thờ các ngẫu tượng; khi ông mất thì nó đã thành một quốc gia [20, tr.52].

Sau đó, những người kế vị ông - các Caliphate5 đã đưa Islam vượt ra ngoài biên giới với một tốc độ nhanh chưa từng có. Islam đã trở thành một tôn giáo lớn, lan truyền khắp vùng Tiểu Á, từ Địa Trung Hảiđến vịnh Iran, và đi vào châu Phi, rồi lan tỏa khắp thế giới; giờ đây, tôn giáo này đứng hàng thứ hai trên

5

thế giới và vẫn đang là một trong những tôn giáo có ảnh hưởng hàng đầu.

3.1.2. Giáo lý

3.1.2.1. Kinh Qur’an

Hai mươi năm sau khi Muhammad mất, những khải thị mà ông ban bố được thu thập lại thành Kinh Qur’an. Theo các tín đồ Islam, họ có bổn phận

tuân phục Allah và chỉ thờ phụng mình Ngài; bởi toàn bộ cuộc sống của họ đều do Ngài tiền định.

Allah thần khải ý chỉ của Người qua nhà tiên tri Muhammad và những lời thần khải đó được chép lại thành Kinh Qur’an.

Vì thế, một trong những yếu tố chính tạo nên linh hồn của nền văn minh Islam là nằm trong bộ Thánh Kinh này.

Kinh Qur’an được viết bằng tiếng Ả rập. Theo tiếng Ả rập, Qur’an có nghĩa là “đọc lại” hay bài đọc; theo Islam, Kinh Qur’an là những lời giáo huấn của Allah cho loài người, được Muhammad nhận được qua thiên thần Gabriel trong vòng 22 năm (từ năm 610 đến năm 632).

Toàn Kinh gồm 114 chương, 6211 câu; không sắp theo thứ tự sáng tác, mà sắp dài đặt lên trên, ngắn để xuống dưới. Nhìn chung, những lời khải thị đầu tiên của Muhammad ngắn hơn những lời khải thị sau. Về phương diện lịch sử, Kinh Qur’an đảo ngược lại, truyện trước lại để ở phía sau. Đầu Kinh là những chương viết ở Medina, cuối Kinh là những chương viết ở Mecca; vì vậy, nếu đọc nên bắt đầu từ cuối Kinh ngược lên.

Bản chính thức đầu tiên của Kinh Qur’an xuất hiện khoảng năm 650, tức là gần hai mươi năm sau khi Muhammad mất.

3.1.2.2. Những ảnh hưởng của Kinh Do Thái giáo đối với Kinh Qur’an

Kinh Qur’an ra đời sau Kinh Cựu Ước của đạo Do Thái giáo. Vì vậy, từ các giáo lễ, truyền thuyết đến tư tưởng, nó chịu ảnh hưởng ít nhiều từ Kinh Cựu Ước. Những ý chỉ căn bản hàm chứa trong Qur’an như: Nhất thần giáo,

đường, Địa ngục...đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Do Thái giáo.

Muhammad thừa nhận các Thánh thư Do Thái giáo và Kitô giáo là do Thượng Đế khải thị. Theo ông, trước đó Ngài (Thượng Đế, Chúa Trời) đã khải thị cho loài người một trăm lẻ bốn lần trong năm quyển sách đầu trong Kinh Cựu Ước của Moise, trong các Thánh thi của David, trong Kinh Phúc âm của Kitô giáo, và giờ đây là trong Kinh Qur’an của Muhammad.

Tuy nhiên, cũng theo Muhammad, ba Thánh Kinh trước đó (của Moise, của David và của Jesus) đã bị làm sai lạc và nguỵ tạo một cách đáng kể, bởi vậy, việc thay thế chúng bằng Kinh Qur’an là phù hợp với ý chỉ của Allah. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Muhammad cũng học theo người Do Thái giáo một số nghi lễ tôn giáo, giới luật, nghỉ ngày cuối tuần, tháng trai giới… của người Do Thái giáo; và sửa đổi cho phù hợp với Islam.

Như vậy, về cơ bản, Muhammad chịu ảnh hưởng của thần học, luân lý, lễ nghi Do Thái giáo, truyền thuyết Ba Tư, thêm vào đó tín ngưỡng của người Ả rập, tục hành hương và hành lễ ở điện Kaaba - để tạo nên Islam.

Bất luận sự ảnh hưởng bởi Kinh Cựu Ước là có thực, thì Kinh Qur’an vẫn có cội nguồn riêng của nó; cội nguồn ấy chính là toàn bộ bối cảnh lịch sử của bán đảo Ả rập khi đó, cùng với thức cảm tôn giáo sâu xa của Muhammad, để tạo nên Islam.

Hơn hết, tôn giáo ấy còn là cứu cánh cho những cộng đồng dân cư trên bán đảo Ả rập, đưa họ từ vị trí bộ lạc lên thành quốc gia và cuối cùng trở thành một đế chế.

3.1.2.3.Những ảnh hưởng của Kinh Tân Ước đối với Kinh Qur’an

Muhammad chịu ảnh hưởng của Kitô giáo không nhiều. Xét theo Kinh Qur’an, có thể thấy, ông biết ít về Kitô giáo. Trong Kinh Qur’an, Muhammad nhầm lẫn Đức mẹ Marie (tiếng Do Thái là Miriam) với Miriam, bà chị (hay em) của thánh Moise [48, 2:87; 4:171]. Ông tưởng bà là một nữ thánh nằm trong tam vị nhất thể hợp (Cha - Con và Thánh thần) [48, 5:116].

Kinh Qur’an cũng nhắc tới Bữa tối Cuối cùngnhưng phủ nhận việc Jesus thực sự bị đóng đinh câu rút. Ông cho rằng, Allah đã không để Chúa Jesus chết trên thánh giá, mà Ngài đã đặt một con ma lên cây thánh giá thay Chúa Kitô giáo, còn Chúa thì được bình an vô sự đưa lên trời [48, 4:157,158].

Ông thừa nhận rằng, Chúa Kitô giáo làm được những phép màu; và ông khiêm tốn khi không cho mình có tài đó. Nhưng Muhammad bác bỏ niềm tin của những người Kitô giáo, rằng Jesus là con trai của Allah: “Đấng sáng tạo các tầng trời và trái đất. Làm sao Ngài có thể có một đứa con trai trong lúc Ngài không có vợ? Vì Ngài đã tạo hoá mọi vật. Và Ngài biết hết mọi vật” [48, 6: 101; 4:171].

Theo Muhammad, Allah đã triệu gọi rất nhiều vị Tiên tri trước đó để nhận ý chỉ của Ngài và Jesus cũng chỉ là một trong số các Tiên tri, dĩ nhiên Muhammad là vị tiên tri cuối cùng. Về vấn đề này, sử gia Will Durant cho rằng, bi kịch trong lịch sử thời Trung cổ có lẽ là sự xung đột về tinh thần của ba tín ngưỡng đó và sự xung đột đổ máu giữa các tín đồ của các tôn giáo này.

Tuy nhiên, việc Muhammad tin truyền thuyết trong Kitô giáo về sự tinh khiết của Đức mẹ Đồng trinh và việc ông khuyên tín đồ phải ăn năn sám hối kẻo bị Allah trừng phạt, là một ảnh hưởng bởi Kitô giáo.

Theo lời của một học giả đạo Islam, khi tìm hiểu đạo Islam và Kinh Qur’an, những người Kitô giáo có lẽ “sẽ hiểu được vì sao mà mặt trời trong thái dương hệ tinh thần của chính họ cũng chỉ là một vì sao toả sáng trên vòm trời của một thiên hà khác” [6, tr.47].

Một điểm đáng ghi nhận trong quá trình tiếp thu và cải biến tôn giáo của Muhammad là, ông gọi những người Do Thái giáo, Kitô giáo và Islam là những “dân tộc của Thánh Kinh”; ông khuyên các “dân tộc của Thánh Kinh”

- nên thoả hiệp và cùng thờ chung Allah: “Quả thật, những ai tin tưởng (nơi Qur’an) và những ai là người Do Thái giáo và những tín đồ của Kitô giáo và những người Sabian, ai tin nơi Allah và Ngày (Phán Xử) Cuối Cùng và làm

việc thiện thì sẽ có phần thưởng của họ nơi Rabb của họ; và họ sẽ không sợ cũng sẽ không buồn” [48, 2: 62].

Sở dĩ có những sự khác biệt trên đây của đạo Islam với đạo Do Thái và đạo Kitô là vì, xét cho cùng, các tín đồ Islam không phải là người Do Thái giáo hay Ba Tư, mà là người Ả rập - một chủng tộc khác. Người Ả rập đã không bị bắt buộc phải chấp nhận và tôn trọng những gì mà người Do Thái giáo hay người Ba Tư cho là đáng tin cậy và đúng đắn.

Hơn nữa, cần phải nhấn mạnh một chi tiết, như nhiều người Ả rập khi đó, Muhammad không biết chữ, nhưng bằng trải nghiệm cá nhân và những cảm thức tôn giáo sâu xa ông đã biết vay mượn, học hỏi các tôn giáo và các tín ngưỡng khác, mà ông cho là phù hợp với người Ả rập khi đó, kết hợp nó với tinh thần, luân lý của bộ lạc để tạo nên một tôn giáo có sức thu phục mạnh mẽ.

Điều này chứng minh sự giao thoa tôn giáo, văn hóa là đặc trưng mang tính quy luật giữa các nền văn minh. Và Muhammad đã thực sự thành công khi chứng minh Islam là một tôn giáo có sức sống nhờ biết tích hợp tất cả những giá trị luân lý, tín ngưỡng vào trong Islam, từ đó tạo ra nền văn minh Islam.

3.1.2.4. Nội dung giáo lý

Giáo lý của Islam tập trung ở những nội dung căn bản sau, cũng đồng thời là cốt tủy của đạo Islam: Niềm tin về sự duy nhất và sự độc tôn của Allah; niềm tin vào các Thiên thần; niềm tin vào các Kinh sách của Allah, trong đó Thiên Kinh Qur’an là kinh sách cuối cùng; tin vào các vị Thiên sứ của Allah và Muhammad là vị Tiên tri cuối cùng của Allah; tin vào cuộc sống sau khi chết và tin vào Ngày Phán Xét.

Nói một cách khái quát, giáo lý của Islam tập trung vào việc xác lập đức tin mạnh mẽ nơi mỗi tín đồ, rằng:

* Không có Thượng Đế nào ngoài Allah:

giáo lớn trên thế giới. Theo Thiên Kinh Qur’an, Allah là thực thể Tuyệt đối, Tối cao, Duy Nhất, bất tử và toàn năng; Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung: Hãy bảo (họ): “Ngài, Allah, là Một (Duy Nhất); Allah là As- Samad (Đấng Tự Hữu, Độc Lập, Đấng Cung Dưỡng mọi sinh vật, Đấng Không Ăn, Không Uống); Ngài không sinh (đẻ) ai, cũng không do ai sinh ra; Và không một ai có thể so sánh (ngang bằng) với Ngài được” [48, 102: 1- 2-3-4].

Allah có các thuộc tính như: Ngài nhìn thấy tất cả mọi thứ [48, 40:20]; Ngài có mặt ở khắp mọi nơi [48, 2:115, 7:7]. Theo Abul Ala Maududi, vì Allah có 99 phẩm chất hay còn gọi là thuộc tính khác nhau; cho nên, ý nghĩa của Allah rất bao quát và rộng lớn [59, tr.30].

Vì vậy, Allah là tác giả duy nhất và bền vững của vũ trụ [48, 2: 163; 3:191]. Allah biết được tất cả [48, 2:268; 10:61] và là Đấng toàn năng [48, 2: 284; 6:61-62]. Allah dựng nên trời và đất [48, 2:29, 6:1,73; 25:61-62; 36:81; 46:33]. Allah dẫn dắt người nào mà Ngài muốn đi theo con đường Chính Đạo [48, 2:142,272]. Do vậy, Allah sẽ quyết định ai được hưởng Hồng Ân của Người hay chịu sự Trừng Phạt nơi Người, tùy thuộc vào những gì mà họ làm ngày hôm nay [48, 2: 38, 39].

Allah không phải là một Thiên Chúa Ba Ngôi; Allah là Thượng Đế Duy Nhất [48, 4:87; 4: 171; 5: 73; 112: 1- 2- 3- 4].

Đây chính là điểm tham chiếu để phân biệt triệt để Islam với các tôn giáo khác, thậm chí với cả Kitô giáo. Theo những tín đồ Muslim, việc coi Thiên Chúa Ba Ngôi là một sự xúc phạm đến Allah Tối cao. Và đây cũng chính là nguyên nhân một số tín đồ Islamism quá khích buộc tội cho tín đồ Kitô giáo là kẻ dị giáo (kafir), những kẻ gán ép cho Allahlà người ngang hàng với mình.

* Muhammad là Tiên tri của Ngài:

“Chắc chắn TA (Allah) cử Ngươi (Muhammad) đến làm một Người Mang Tin Mừng và làm một Người Cảnh Cáo, bằng Sự Thật” [48, 2:119].

“Ngươi (Muhammad) chỉ là một người Nhắc Nhở;

* Và niềm tin vào Allah, Đấng Chủ Tể của Vũ Trụ, sẽ là Đức Vua của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày Phán Xử (Cuối Cùng) [48, 1: 2-4].

Có một địa ngục đời đời cho những ai không phải là người Muslim, không thực hành Islam [48, 3:77]. Địa ngục là một nơi không giới hạn [48, 50:30], đau khổ mãi mãi [48, 2:39; 14:17; 25:65; 39:26], là lửa [48, 9:63; 11:16; 25:11-12; 104: 6-7], với nước sôi [48, 38:55-58; 55:43-44], là nơi da thịt bị đốt cháy [48, 04:56]; nơi dành cho những người không tin [48, 3:13; 19:49] và Jinn [48, 11:119], với khuôn mặt đầy lửa [48, 14:49-50].

Trời (Thiên đường) là một khu vườn [48, 79:41] của hạnh phúc và trái cây [48, 69:21-24], có con sông [48, 3:198], với những thiếu nữ tinh khiết và thánh thiện [48, 04:57], với những thảm và đệm [48, 88: 8-16].

Cuối cùng, sẽ có một sự phục sinh cho tất cả mọi người [48, 19:93-95] vào ngày phán xét [48, 3:77; 15:25; 16:38; 42:29]. Phán quyết được đưa ra dựa trên sự ăn năn chân thành của mọi người [48, 66:8-9] và đó là sự công bằng [48, 5:09; 24:26; 45:21-22; 64:7]. Allah sẽ phán xét tất cả mọi người [48, 3:30; 35:33-37; 99:6-8]. Nếu những việc làm tốt của bạn nhiều hơn những hành động xấu của bạn, và bạn tin tưởng vào Allah, và thành tâm sám hối tội lỗi, bạn có thể đi đến thiên đường [48, 3:135; 7:8-9; 21:47; 49:14; 66:8-9].

Trong Islam, đức tin được thành hình từ kiến thức, lý luận và sự xác quyết. Trong hệ thống đức tin đó, người nào thấm nhuần niềm tin về tính Duy Nhất của Allah, các thuộc tính thiêng liêng của Ngài, các Luật lệ, những sự Thiên khải, sự Trừng phạt, các Ân thưởng của Ngài… và có cuộc sống qui phục theo Ý chí của Allah, thì được gọi là những người Muslim. Như vậy, nếu không có đức tin thì không ai có thể trở thành người Muslim.

Tuy nhiên, trở thành người Muslim chân chính hay không, tùy thuộc vào việc thi hành đức tin của tín đồ đó trong cuộc sống cá nhân hàng ngày.

3.1.2.3. Năm rường cột

một cộng đồng Islam có số lượng tín đồ đứng hàng thứ hai trên thế giới. Nghi

Một phần của tài liệu Islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 72)