Cơ sở tôn giáo, triết học

Một phần của tài liệu Islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 89 - 96)

Cơ sở của tư tưởng triết học, tôn giáo của Islamism bắt nguồn từ lý luận về tính tuyệt đối của Allah, về các thuộc tính bản chất của thế giới và của con người là đã được tiền định, không thay đổi, dù ở giai đoạn lịch sử hay hoàn cảnh chính trị nào. Theo Islamism, Thiên Luật sẽ quyết định và chi phối tất cả.

3.2.2.1. Luận về tính tuyệt đối của Allah và tự do ý chí của con người

Điểm tham chiếu đầu tiên để phân biệt Islam với Do thái giáo và Kitô giáo là tính tuyệt đối không chia sẻ quyền lực của Allah (Islam). Vì thế, dẫn đến điểm thứ hai, liên quan đến sự tồn tại Người: là tiền định hay tự do ý chí.

Đây chính là vấn đề thần học, triết học được đặt ra nhiều nhất đối với Islam. Nếu Allah sáng tạo ra tất cả và ban cho con người quyền năng thay

6

Là học thuyết do Tổng thống Mỹ James Monroe tuyên bố (còn gọi là Học thuyết Monroe)

vào năm 1823. Một trong hai luận điểm của học thuyết này khẳng định rằng, trong tương

lai, các nước châu Âu không được can thiệp để lập thuộc địa hay can thiệp vào nội bộ của

các nước ở Bắc hay Nam Mỹ, điều đó sẽ bị xem là những hành động xâm lược, nếu như

Ngài cai quản mặt đất, thì ý chí tự do tuyệt đối - khát vọng ngàn đời của con người đã bị giới hạn. Con người không thể làm gì để chống lại những ý chỉ của Allah. Muốn lên Thiên đường, họ phải làm theo chỉ dụ đã được ban xuống, làm ngược lại, hỏa ngục đời đời sẽ chờ đón họ. Vì vậy, tất cả đã được Allah tiền định: từ mọi thứ trong các tầng trời và trái đất, đến cuộc sống và tương lai của mỗi tín đồ.

Mặc dù rất nhiều đoạn trong Kinh Qur’an có nói đến tự do của con người, nhưng nếu đặt nó trong toàn bộ hệ thống Thiên Kinh và nhất là đặt cạnh những danh xưng và chức năng của Allah, sẽ nhận thấy mâu thuẫn và sự không đồng nhất trong mối quan hệ và vị trí của Allah và con người.

Mâu thuẫn đầu tiên là, nếu Allah là Tuyệt đối, Tối cao và không thể chia sẻ quyền năng sáng tạo cho bất cứ ai khác; thì con người và ý chí của họ chỉ là hữu hạn và sao chép lại những răn dạy của Allah. Chỉ có hai con đường cho con người lựa chọn: tự do trong khuôn khổ của Allah và mất tự do khi ra khỏi vòng cương tỏa đó. Con người không thể hoán vị quyền năng sáng tạo này, bởi vì Allah tồn tại với tư cách là vật tự nó (E. Kant).

Mâu thuẫn thứ hai là, con người phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những việc làm của họ, việc thiện và việc ác, có đức tin hay không, chuộc lỗi hay sai phạm… tức là tự quyết định về toàn bộ cuộc sống của họ. Nhưng dù có tự chịu trách nhiệm đi chăng nữa, con người vẫn không thoát khỏi tấm lưới mà Allah đã giăng mắc khắp nơi.

Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với lý tính tự do và sáng tạo của con người. Con người sáng tạo ra tôn giáo, tạo nên các nền văn minh nhưng lại bị giam hãm trong chính nền văn minh, tôn giáo đó. Đây là nghịch lý của tư duy. Khi mà con người tin rằng, Thượng Đế là tối cao, không thể được sáng tạo bởi ai, thì con người lại nhận ra, chính nhờ ngôn từ của con người, Chúa được hiển lộ ra như là.

Do đó, trong rất nhiều những giải thích khác nhau về tính tuyệt đối của Allah, có giải thích cho rằng, Thượng Đế tồn tại tự thân, tuyệt đối; còn những

ngôn từ chẳng qua chỉ là phương tiện mà Thượng Đế muốn con người hiểu Ngài hơn. Vì vậy, với tôn giáo, đức tin là đủ.

Ở góc độ diễn giải thần học, đã có nhiều trường phái và học giả giải thích Kinh Qur’an và Sunnah khác nhau. Do không có giáo hội thống nhất và các hàng tăng lữ, giáo phẩm, nên những nhà pháp học lỗi lạc của Islam đã đi đến thống nhất đưa ra bốn nguồn tham chiếu để tạo nên luật Islam. Nhờ có bốn nguồn Fiqh này mà nó đã phần nào giải quyết được hai mâu thuẫn trên: mang lại tính tự nó cho Allah và sự linh hoạt, dân chủ cho tín đồ Muslim trong đời sống hiện thực.

Tuy nhiên, Islam là tôn giáo không có tổ chức thống nhất, cho nên khi xã hội Islam rơi vào trạng thái khủng hoảng ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thì việc kêu gọi một sự thống nhất trong cộng đồng Ummah để đạt mục tiêu chung là điều không hề dễ dàng.

Hơn nữa, theo luật Islam, mỗi tín đồ đều có quyền tự diễn giải Kinh Qur’an, hoặc có quyền nghe theo bất kỳ giải thích nào họ cho là đúng đắn. Và Islamism cực đoan đã lợi dụng điều đó để giải thích sai lạc với tinh thần của giáo lý Islam.

Đây chính là nguyên nhân dẫn tới trạng thái hỗn độn của đời sống tôn giáo Islam. Điều mà trước kia trong quá khứ, các xã hội Islam chưa bao giờ rơi vào tình trạng như vậy.

Islamism đã không căn cứ vào những nguồn luật học trên mà lại chặt

tre, chẻ chữ làm nên thứ Islam bảo thủ, cực đoan, khủng bố ngày hôm nay. Điểm tham chiếu duy nhất của họ là giải thích Kinh Qur’an, bám chặt vào những lời chỉ dạy của Allah mà không đặt những ý chỉ đó trong hoàn cảnh cụ thể để giải thích. Hơn nữa, họ cũng chỉ trích dẫn những nội dung nào mà họ muốn hoặc liên quan đến động cơ của họ. Từ những nhà tư tưởng có ảnh hưởng hàng đầu đến Islamism đến một số học giả Muslim và không theo Islam, đều mắc phải lỗi diễn giải thần học này. Đây chính là căn cứ thần học

dẫn đến sự xuất hiện của Islamism.

Vì vậy, xuất phát điểm của Islamism ở góc độ thần học là niềm tin vào Allah là Tuyệt đối và Tối cao và Muhammad là Nhà Tiên tri của Ngài. Từ điểm tham chiếu duy nhất nhưng phổ quát đó (trên phương diện giáo lý Islam), Islamism với mong muốn (nỗ lực) xây dựng một xã hội mới mà trong đó, mỗi tín đồ cũng là một chiến binh. Với mục tiêu làm Allah hài lòng, Islamism đã chuyển đổi đức tin ấy thành ý thức hệ: đó là muốn thâu tóm quyền lực nhà nước, coi Islamism như phương thức để thực hiện thiên đường trên trái đất [102, tr.180]. Xét trong bối cảnh toàn cầu hóa, tư tưởng này của Islamism chính là phản ứng chống lại hiện đại hóa, thế tục hóa.

Như vậy, tôn giáo Islam đã bị trục lợi để làm trụ đỡ cho những tham vọng đầy toan tính của Islamism. Điều này cũng cho thấy, những động cơ và phương tiện của Islamism không được chỉ đạo bởi những câu Kinh, giáo lý, giáo luật của Islam; mà ngược lại, tôn giáo (Islam) đã bị lợi dụng cho mục đích chính trị. Bởi vì, nếu không có trụ đỡ tôn giáo như vậy, những âm mưu, thủ đoạn của Islamism trong hiện thực sẽ không thể có cơ hội tung tác.

Do vậy, nguyên nhân trong hiện thực giữ vai trò quyết định, còn nguyên nhân trong giáo lý, thần học chỉ là gián tiếp, phụ trợ cho Islamism.

3.2.2.2. Tiền đề triết học

Trên phương diện triết học, sự xuất hiện của Islamism là kết quả của sự lo sợ về “căn tính Islam” (Islamic religious identity) sẽ bị mai một, hay bị lai ghép bởi một văn hóa, tôn giáo khác [157]. Vì vậy, trở về với những nguyên tắc căn bản trong truyền thống của Islam như một sự kháng cự với hiện đại hóa và thế tục hóa.

Nguồn gốc triết học của Islamism chủ yếu là kết quả của nỗ lực có ý thức làm hồi sinh và khẳng định lại giá trị của lý thuyết Islam trong thế giới hiện đại, được thể hiện trong các tác phẩm của ba nhà tư tưởng Islamism trong thế kỷ XX gồm: Sayyid Qutb, Ayatollah Ruhollah al - Khomeini và Abu al-

Maududi. Trong đó, Sayyid Qutb là người cung cấp một cách mạch lạc lý thuyết chính trị của Islamism như một hệ thống triết học.

Theo đó, trào lưu này cho rằng, ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người, đã là một chiến trường giữa niềm tin và không tin, giữa đúng và sai, giữa niềm tin tôn giáo và tôn thờ ngẫu tượng.

Vì thế, tất cả các hệ thống tư tưởng nào khác với Islam đều là ngoại giáo (Jahiliyya), điều này gọi chung cho cả thời xưa và hiện nay. Theo Sayyid Qutb, ngoại giáo được coi là bất cứ nơi nào trái tim của ai đó không có một học thuyết thần linh chi phối suy nghĩ của họ và để pháp luật quy định cuộc sống của họ.

Sayyid Qutb cho rằng, cộng đồng Islam đã bị “tuyệt chủng” trong vài thế kỷ trở lại đây và đang trở lại tình trạng như thời kỳ tiền Islam, xã hội không có chỉ dẫn của Thiên Chúa. Bởi vì, những người tự gọi mình là Islam không thực hiện Luật của Thiên Chúa cũng như luật Shariah [143]. Luật Shariah, không chỉ là một bộ luật của tôn giáo, nó còn là con đường, phương cách sống để Trìnhtrước Thiên Chúa; nó là bộ luật của Thiên Chúa, vì vậy sẽ được coi như quy luật tự nhiên, đem lại sự hài hòa cho cuộc sống của con người và nhân loại.

Cũng theo trào lưu chính thống Islam, bản chất tự nhiên của con người là tôn giáo và vô thần là một lầm lạc. Vì vậy, trong lịch sử xã hội loài người chỉ có hai phương pháp tổ chức cuộc sống; một là theo những “tiết lộ” của Thiên Chúa, Ngài là Đấng Tuyệt Đối, Tối Cao, Vĩnh Hằng, là Chúa Tể có chủ quyền Duy Nhất, là nguồn gốc của pháp luật; và một là từ chối Thiên Chúa với địa vị Chúa Tể của vũ trụ. Khi đó, người này là kẻ ngoại đạo, hoặc có thể là một chế độ độc tài, chủ nghĩa tư bản hay chính trị thần quyền.

Theo trào lưu chính thống Islam, toàn bộ lịch sử nhân loại và đời sống con người là sự tuân và trình theo ý muốn của Thiên Chúa. Giờ đây, tại sao các xã hội Islam lại rơi vào tình trạng hỗn loạn như thời kỳ tiền Islam? Phải chăng họ đã làm sai ý chỉ của Thiên Chúa? Phải chăng những kẻ mà người

Islam cho là ngoại đạo kia đang làm nhơ bẩn vùng đất linh thiêng của Thiên Chúa đặc ân cho con cháu của Ngài?

Do vậy, theo quan điểm của Sayyid Qutb, tất cả những gì không theo Islam sẽ chỉ là Jahiliyya - là tội lỗi và thối nát và sự tồn tại của nó ở bất cứ nơi nào cũng không thể chấp nhận được, dù là một nửa Islam, một nửa Jahiliyya [143].

Theo tinh thần đó, ông tuyên bố: sự pha trộn và cùng tồn tại của sự thật và dối trá là không thể; và chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi giá trị và các khái niệm, dù là nhiều hay ít [143].

Qutb cho rằng, Jihad không có nghĩa đơn thuần là để tự vệ, nó còn phải được dùng để tấn công và mục tiêu của nó là Islam phải được thực hiện trên toàn trái đất, đến toàn thể nhân loại.

Với tác phẩm Ma’alim fi al-Tariq (Những chặng đường/Cột mốc), Sayyid Qutb đã tạo nên một sự hồi sinh Islam mạnh mẽ. Những nhà Islam ca ngợi ông là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của tư tưởng Islam hiện đại và so sánh với nhà chính trị, triết gia phương Tây John Locke.

Tuy nhiên, Ma’alim fi al-Tariq cũng bị chỉ trích bởi chính những người theo Islam và cả không theo Islam, rằng nó đưa lại xung đột nội bộ Islam và là nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố Islam trong những năm gần đây.

Bởi vì, theo Sayyid Qutb, bản chất con người là tôn giáo (ở đây là Islam), thì Qutb đã vô tình phủ nhận những thuộc tính khác của con người, hoặc ông đem gộp nó lại trong một thuộc tính tôn giáo. Con người của ông và của mọi tôn giáo khác cũng như Islam là con người không chỉ thuộc về Thượng Đế, mà còn là sản phẩm của thời đại, của lịch sử và của các quan hệ xã hội khác.

Thứ nữa, khi khẳng định Allah là tuyệt đối, nằm ngoài hiểu biết của con người, và Allah là nguồn gốc của mọi sáng tạo, con người chỉ có thể hoặc thừa nhận, hoặc phủ nhận Allah; điều này cũng có nghĩa phủ nhận mọi quyền tự do và quyền được lựa chọn của con người, thì dễ hiểu vì sao học thuyết này

lại bị chỉ trích như vậy.

Có thể nói, tôn giáo của thế giới Islam nói chung, Trung Đông nói riêng khá phức tạp. Do không có tổ chức thống nhất, trong khi Islam vừa là tôn giáo, vừa là toàn bộ phương cách sống của mọi tín đồ, chỉ dẫn họ từ các hoạt động kinh tế đến chính trị, pháp luật, đến cưới hỏi, ma chay… đều được thể hiện tập trung ở Thiên Kinh Qu’an, Shariah và cuộc đời của Nhà Tiên Tri.

Do vậy, khi toàn cầu hóa gõ cửa đến thế giới Islam, thì dường như mọi vấn đề căn bản của đời sống xã hội Islam mới được dịp “bùng nổ”. Vấn đề đặt ra ở đây là, vẫn những lời răn dạy của Thiên Chúa, vẫn những “con đường”

(Luật Shariah) mà họ từng đi mải miết hơn mười hai thế kỷ qua, vậy tại sao giờ đây họ dường như đã bị Thiên Chúa bỏ rơi? Lỗi do họ đã đi xa so với giáo lý nguyên thủy thời kỳ đầu của Nhà Tiên tri Mohammad? Tại sao những gì trước kia thuộc về họ: thịnh vượng về kinh tế, đứng đầu về quân sự, chính trị, văn hóa, khoa học, y học và giáo dục… thì nay, tất cả đã và đang làm cho họ liên tưởng đến thời kỳ hỗn loạn trên bán đảo Ả rập khi chưa có lá cờ Islam dẫn đường.

Phương Tây hôm nay đã bỏ họ lại đằng sau. Người Islam phải trả lời câu hỏi gắn liền với số mệnh hàng nghìn năm của họ.

Có một sự thật mà người Islam chính thống phải đối mặt, đó là quy luật của sự phát triển sẽ đào thải những gì không còn tương thích. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, tất yếu. Xu thế này sẽ làm gia tăng sự va chạm, đụng độ trên tất cả các phương diện của đời sống cá thể lẫn các cộng đồng xã hội. Thời gian càng dài, không gian càng rộng, càng chứng minh cho quy luật tương thích và đào thải của toàn cầu hóa là rõ nét.

Sự giao thoa, hội nhập này sẽ cuốn những gì tương thích vào trung tâm của nó và hất văng ra xa những vật cản trên trục quay của nó một cách không thương tiếc. Do đó, theo thời gian, như các nền văn minh và các trào lưu tôn giáo khác, Islamism sẽ phải chịu sự tác động của quy luật tương thích và đào thải.

Tóm lại, từ các nguyên nhân về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và triết học, tôn giáo phải kể tới sự xuất hiện của toàn cầu hóa, là chất xúc tác đẩy những mâu thuẫn trong lòng thế giới Islam đến giới hạn tột cùng. Trong quá trình va đập ấy, sự ra đời của Islamism là tất yếu, được xem như là một giải pháp chính trị, tôn giáo cho một bộ phận người Muslim.

Với những tín đồ Muslim, lòng trung thành dành cho gia đình và bộ lạc khác với lòng trung thành dành cho dân tộc, nay lại bị phân hóa sâu sắc trong điều kiện toàn cầu hóa. Thêm nữa, nhóm hay phe phái Islam nào cũng muốn nắm giữ quyền thống trị chính trị và tinh thần Islam; điều đó đã dẫn đến sự chia rẽ sắc tộc và tôn giáo trong xã hội Islam.

Vì vậy, xung đột nội bộ giữa các phe phái hay mâu thuẫn sắc tộc trong việc tham dự vào quyền lực chính trị ở Jordan, Libăng, Syria, Irắc, Pakistan, Nigeria hay việc người Chechnya chống lại người Nga… là một nguyên nhân nữa dẫn đến sự nổi lên của Islamism hiện nay. Do đó, kết hợp với nguyên nhân thần học, dễ hiểu tại sao Islamism có mục tiêu chính trị nhưng lại gắn chặt với tôn giáo đến thế.

Một phần của tài liệu Islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 89 - 96)