Những công trình nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu Islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 34)

Do cộng đồng tín đồ Islam (Muslim) ở Việt Nam chưa lớn (chủ yếu là người Chăm), nên mức độ ảnh hưởng không sâu rộng. Bởi vậy, tài liệu viết về tôn giáo này cho đến nay không nhiều, nhất là việc xem xét từ phương diện những vấn đề nổi lên hiện nay của Islamism.

Trong thời gian gần đây, khi những vấn đề liên quan đến thế giới Muslim trở nên nóng hơn bao giờ hết, thì cũng là lúc đánh dấu những nghiên cứu chuyên sâu của một số học giả trong nước về Islam.

Trong Vai trò của Hồi giáo trong đời sống chính trị hiện đại các nước

Đông Nam Á (2004) của Ngô Văn Doanh và Tôn giáo với đời sống chính trị - xã

hội ở một số nước trên thế giới (2012) của Nguyễn Văn Dũng, đã khái quát được

vai trò của một số khuynh hướng cơ bản của Islam đang tham dự vào nền chính trị khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, về cơ bản là các tác giả đứng trên góc độ xem xét chính trị - xã hội chứ không phải là góc độ giáo lý và hiện thực để tìm và lý giải căn nguyên sâu xa của những trào lưu Islam hiện nay.

Nghiên cứu Islam và văn hóa Islam (2013) là đề án do Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm phát triển quan hệ các quốc gia vùng Vịnh nói riêng và các quốc gia Islam nói chung. Đồng thời, cung cấp thông tin về Islam, văn hóa Islam để các tổ chức, cá nhân Việt Nam lấy đó làm cơ sở cho việc thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác, đầu tư hợp lý, hiệu quả với các đối tác theo tôn giáo Islam.

Với mục tiêu đó, đề án chủ yếu nghiên cứu về Islam trên bình diện văn hóa và khảo sát mối quan hệ của Việt Nam với Islam; từ lịch sử hình thành, phát triển đến những đặc trưng và vị trí của Islam, chính trị Islam và văn hóa

Islam, hệ thống pháp luật và thể chế chính trị ở các quốc gia Islam... nhằm đưa ra kiến nghị và giải pháp trong ứng xử với Islam.

Năm 2007, luận văn Thạc sỹ Triết học cũng là bước đầu nghiên cứu về Islamism của chính tác giả có tiêu đề: Islamism - một số vấn đề trong bối

cảnh toàn cầu hóa [40]. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khái quát

một số nguyên nhân và hình thức biểu hiện của Islamism trên thế giới.

Những nghiên cứu chuyên sâu bằng tiếng Việt về Islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa quả thực hiện vẫn rất ít. Hơn nữa, đứng trên góc độ Thiên Kinh, giáo lý, giới luật và lịch sử để giải thích về Islamism thì hiện nay chưa có tài liệu chuyên sâu nào ở Việt Nam bàn đến.

* Kết luận chung

Từ sự phân tích các công trình của các học giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài của luận án, có thể rút ra kết luận sau:

- Khối tài liệu nước ngoài

Thực sự là những công trình có nhiều đóng góp về mặt lý luận cho nghiên cứu về Islam, khuynh hướng chính trị Islam và Islamism, nhất là những lý giải về sự xuất hiện của Islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Đặc biệt, việc đưa ra những thuật ngữ liên quan đến các phong trào cơ bản của Islam trong thế giới đương đại đã dẫn đến các nghiên cứu chuyên sâu về từng khuynh hướng hay trào lưu này.

Các nghiên cứu đến từ hai phía, Islam và ngoài Islam đều chỉ ra rằng, Islamism là phong trào hiện thực diễn ra trong chính thế giới Islam; ảnh hưởng mạnh mẽ lên bản thân nó và các nền văn minh khác.

Đó là sự phản ứng tất yếu của Islam với hiện đại hóa. Sự tương thích và đào thải của các hiện tượng xã hội diễn ra có tính quy luật đối với tất cả các nền văn minh, tôn giáo khác nhau. Và lịch sử cũng minh chứng một điều: không phải cái mới nào cũng là tiến bộ. Trào lưu Islam Chính thống và Cực đoan là một “biến thể” như vậy.

Tựu chung lại, qua các tác phẩm, các công trình khoa học nói trên, còn cho thấy thiếu hụt hai vấn đề sau chưa được giải quyết:

Một là, với hệ quy chiếu phương Tây, mặc dù đã chỉ ra những nguyên nhân của sự xuất hiện các trào lưu Islam; song, từ phương diện lý luận các nhà nghiên cứu và các học giả vẫn chưa làm rõ được căn nguyên sâu xa của sự xuất hiện Islamism. Đó là cuộc chiến thẩm quyền tôn giáo trong thế giới Islam. Là cuộc tranh giành đòi quyền quyết định tinh thần Islam giữa phái Islam ôn hòa (Islam) và Islam cực đoan, bảo thủ (Islamism).

Hai là, trên phương diện thực tiễn, các học giả phương Tây chưa chỉ ra được bản chất của những hành động và âm mưu từ quá khứ đến hiện tại của phương Tây và đặc biệt là Mỹ, đã và đang là một trong những nguyên nhân gây nên sự gia tăng hành vi bạo lực, cực đoan của các trào lưu Islam. Nếu thiếu nguyên nhân này, bức tranh mô tả động cơ và các hình thái biểu hiện của Islamism sẽ không sinh động và chân thực.

- Khối tài liệu trong nước

Các công trình nghiên cứu trong nước về Islamism thực sự còn thiếu vắng những công trình chuyên sâu. Tuy nhiên, điểm lại hầu hết những nghiên cứu của các học giả thì có thể thấy một điểm chung là các công trình này đã bước đầu chỉ ra được mâu thuẫn, khó khăn trong việc hội nhập, phát triển của thế giới Islam.

Nhưng để phân tích từ giác độ giáo lý với giáo luật, Thiên luật với Nhân luật, cực đoan và dân chủ của hiện tượng Islamism cho đến nay vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Hơn nữa, những nghiên cứu về thuật ngữ Islamism thì hầu như vắng bóng.

* Hướng nghiên cứu về Islamism của luận án

Từ sự phân tích trên cho thấy, cần thiết phải có những công trình nghiên cứu chuyên sâu nhằm góp phần nhận diện đúng về Islamism, từ tên gọi đến động cơ và phương tiện để khuếch tán hệ tư tưởng này.

Để làm được việc này, tác giả sẽ chỉ ra các nguyên nhân về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và tôn giáo, cũng như động cơ bên trong của sự hình thành Islamism. Do đó, việc so sánh tư tưởng của Islamism với giáo lý Islam và hiện thực sẽ được thực hiện trong luận án này.

Vì vậy, có thể khẳng định việc lựa chọn vấn đề “Islamism trong bối

cảnh toàn cầu hóa” làm đề tài nghiên cứu của luận án là không trùng lặp và có tính hữu ích.

Chương 2

Một phần của tài liệu Islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)