Islamism (Chủ nghĩa Islam)

Một phần của tài liệu Islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 38)

2.1.1. Thuật ngữ

Islam là một tôn giáo độc thần ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII (sau công nguyên), tại bán đảo Ả rập. Vị sứ giả thực hiện mặc khải của Allah để thành lập ra một nhà nước tôn giáo là Mohammad.

Tôn giáo này có tên gọi chính thức là Islam, theo nghĩa Ả rập là quy phục,

hay toàn tâm toàn ý với Allah. Người theo đạo Islam được gọi là Muslim.

Tuy nhiên có thời kỳ, một số học giả phương Tây đã gọi Islam là Chủ nghĩa Muhammad (Muhammadism). Nhưng, cách gọi này không được sự đồng tình của đa phần người Muslim. Bởi vì theo họ, Muhammad chỉ là sứ giả truyền lại những ý chỉ của Allah chứ không phải là người tạo ra những ý chỉ đó.

Việc định danh cho Islam theo cách tương tự như vậy một lần nữa lặp lại ở Trung Quốc. Trong lịch sử, Islam du nhập vào dân tộc Hồi Hột, dân ở đó đã theo tôn giáo này và nó được gọi là tôn giáo của người Hồi: “Hồi giáo”. Sau này, Trung Quốc đã phải đổi lại tên gọi Hồi giáo là Islam giáo.

Ở Việt Nam, khi Islam vào nước ta, ta đã theo cách gọi của Trung Quốc, là Hồi giáo.

Thời gian gần đây, nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đã trả lại tên gọi cho tôn giáo này là đạo Islam. Tuy nhiên, trên phương diện văn bản quy phạm của nhà nước, chúng ta vẫn chưa chính thức đổi lại cách gọi này. Vậy thiết nghĩ, trong xu hướng quan hệ đa phương, để thuận tiện chúng ta nên thống nhất tên gọi của tôn giáo này đúng như nó là: Islam.

Islamism là một thuật ngữ đã và đang gây ra những tranh luận khác nhau trong giới học giả và các nhà hoạch định chính sách.

Cũng như tình huống về Islam đã nêu trước đó, hiện tồn tại không ít ngờ vực về thuật ngữ Islamism; cụ thể là: phải chăng cụm từ "chủ nghĩa" chỉ đúng với văn hóa tư duy phương Tây?; nếu gọi như vậy có gây ra hiểu lầm về Islam hay không? Từ đó dẫn đến cách đặt vấn đề là: có nên tiếp tục sử dụng thuật ngữ này nữa hay không?

Trong khi những câu hỏi nghi vấn đang được đặt ra thì trên thực tế, thuật ngữ Islamism đang được sử dụng lan tràn và phổ biến trên các phương tiện truyền thông cũng như các tài liệu hữu quan, bên ngoài thế giới Islam. Các học giả nghiên cứu về Islam đã thừa nhận sự tồn tại của thuật ngữ này như một "thực tế". Tuy nhiên, luận giải nó như thế nào, thì cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thống nhất.

Để có cái nhìn nhất quán về Islamism, luận án tiến hành tổng kết hai cách nhìn nhận hiện nay: cách thứ nhất, là "nhìn từ bên ngoài" theo mô típ của phương Tây; và cách thứ hai, là "nhìn từ bên trong" - từ thực tiễn của Islam.

Trên cơ sở đó, luận án nỗ lực tìm kiếm những điểm tương đồng và khả

dĩ chấp nhận được từ hai cách nhìn nhận nói trên. Kế đó, luận án sử dụng

những điểm chung đã được rút ra làm dấu hiệu cơ bản để tiến hành định

nghĩa về khái niệm "Islamism"; và sử dụng khái niệm "Islamism" đã được

định nghĩa ấy cho các phần còn lại của nghiên cứu.

* Cách nhìn thứ nhất - hệ quy chiếu của phương Tây

Cách nhìn này bắt nguồn từ các nhà nghiên cứu và quan sát của phương Tây, những người đã quen thuộc với những thuật ngữ: nhà nước thế tục, tôn giáo tách khỏi nhà nước, trả tôn giáo về cho đời sống cá nhân với những trải nghiệm và thức ngộ của cá thể…

Trong tư duy của phương Tây, dấu hiệu cơ bản dùng để nhận biết các cộng đồng người là quốc tịch (thuộc về Nhà nước - Dân tộc/ Nation State)

chứ không còn là religion (theo tôn giáo nào). Trong lòng xã hội của một Nhà

Trong khi đó, với những đặc thù lịch sử, dấu hiệu để nhận biết các cộng đồng người của những người theo Islam vẫn luôn là tôn giáo (Community - Religion). Tôn giáo mới là đặc trưng để phân biệt là người Muslim hay non - Muslim (không theo Islam); vì thế, sự khác biệt về dân tộc, sắc tộc hay khu vực… không còn là điều quan trọng với người Muslim.

Ngay từ thời Islam sơ kỳ, tôn giáo và nhà nước, thần quyền và thế quyền đã là một. Nói cách khác, Islam vừa là tôn giáo, vừa là phương cách sống của toàn bộ xã hội, từ giáo lí, giới luật, nghi lễ đến luật pháp, chính trị, nếp sống…đều thống nhất chặt chẽ trong một tôn giáo.

Bởi vậy, đối với tư duyphương Tây, sẽ thật khó để có thể hình dung ra một xã hội mà ở đó, đời sống tôn giáo và đời sống xã hội hòa nhập làm một. Từ đó dễ hiểu vì sao, phương Tây đã duy lý hóa Islam; song đồng thời cũng làm mất diện mạo của vốn có của nó.

Hơn nữa, cách tiếp cận này còn mang màu sắc chính trị rõ nét. Trên thực tế, có một số học giả và chính khách đã cường điệu mâu thuẫn trong lịch sử giữa phương Tây và Islam để thổi phồng quá mức xung đột tinh thần của hai tôn giáo này trong hiện tại. Từ đó, họ phân định ranh giới tuyệt đối giữa Islam và không Islam.

Xét về mặt học thuật, cách tiếp cận bên ngoài này đem lại hiệu quả đáng thất vọng và bản thân người Muslim cũng sẽ nổi giận, do họ bị hiểu sai. Cũng có nghĩa, muốn thực sự hiểu Islam và Islamism, phải xem xét nó trong hiện thực, mô tả đúng như những gì nó đã và đang là. Nếu không, sẽ chỉ đem lại một cách nhìn phiến diện, giáo điều về hiện thực Islam.

Cách tiếp cận thứ nhất này đã dẫn đến ba kết quả như sau về Islamism:

Một là, đồng nhất Islam (tôn giáo) với Islamism (chủ nghĩa, trào lưu) và Islam chính thống/Islamic Fundamentalism (chủ nghĩa, trào lưu). Đại biểu của cách tiếp cận này là Robert. H. Pelletreau, Graham Fuller [136] và Fred Halliday [137]. Tuy nhiên, sự quy giản này của một số nhà quan sát phương

Tây đã không nhận được sự đồng tình của chính những người trong giới nghiên cứu.

Martin Kremer, một biên tập viên và chuyên gia về Islam ở Trung Đông đã chỉ ra sai lầm của phương Tây, và cho rằng, sựđồng nhất Islam với Islamism của các học giả Mỹ là một sự xúc phạm đến Islam [107, tr.65 - 77]. Thật vậy, lịch sử đã chứng minh, Islam là một nền văn minh; từ trong quá khứ đến hiện tại, nền văn minh ấy đã in dấu ấn mạnh mẽ của nó lên các nền văn minh khác. Vì vậy, không thể đánh đồng một trào lưu tôn giáo với một nền văn minh [71, tr.50].

Hai là, coi Islamism là trào lưu Islam chính thống (Islamic Fundamentalism). Nhóm ủng hộ quan điểm này gồm có: John Esposito, Robert. H. Pelletreau, Fred Halliday, Olivier Roy, Daniel Pipes, Gills Kepel, Graham Fuller…(lưu ý, sự liệt kê chỉ có tính tương đối, vì trên thực tế, một học giả có thể đứng trên hai quan điểm trong cùng một vấn đề).

Theo Global Oneness, “Islamism” dùng để chỉ một tập hợp các tư tưởng chính trị xuất phát từ các quan điểm khác nhau của trào lưu chính thống Islam (Islamic Fundamentalism), trong đó cho rằng Islam không chỉ là một tôn giáo, mà còn là một hệ thống chính trị chi phối những mệnh lệnh pháp lý, kinh tế và xã hội của nhà nước [138]. Từ đó, Tarek Osman nhận xét, Islamism như một tiếng kèn báo hiệu và đối với những người muốn tìm kiếm một bản sắc, một sự khác biệt so với văn hóa phương Tây, sự giàu có, tự do…thì đã đến lúc phải quay trở lại với tôn giáo thuần túy [139].

Cũng đi theo hướng tiếp cận trên, Daniel Pipes lý giải thêm về Islamism hiện nay. Theo ông, Islamism được coi là sự trở về với truyền thống, nhưng thực tế lại không như vậy. Nếu Islam truyền thống là sự mặc khải của Allah cho sứ giả của Người là Mohammad, thì Islamism là ý thức hệ chính trị dựa trên Chủ nghĩa Toàn trị - Chế độ Cực quyền [120, tr.25].

Không quá phức tạp trong cách định nghĩa, vẫn có hai học giả Islam đồng quan điểm với các học giả phương Tây khi cho rằng, Islamism là Islam chính thống (Islamic Fundamentalism), là sự thức tỉnh đức tin [136].

Trước hết, cần phải hiểu thuật ngữ “Fundamentalism” được dùng ở đây là có sự khác nhau trong cách hiểu của tín đồ Kitô giáo và tín đồ Muslim. Đối với người Kitô giáo, chữ “fundamentalism” dùng để chỉ những nhóm người muốn chống lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn của thần học tự do; và niềm tin của họ vào nguồn gốc không thể sai lầm của Kinh Thánh. Họ diễn giải kinh sách theo nghĩa đen mà không cần xem xét hoàn cảnh ra đời của câu kinh đó. Vì vậy, thuật ngữ này có ý chỉ trích, mỉa mai những người bảo thủ trong tôn giáo.

Ngược lại, về nguyên tắc, tất cả những tín đồ Muslim tin vào nguồn gốc của Kinh Qur’an và Sunnah. Sự khác biệt giữa các nhóm, tổ chức và các trào lưu chỉ thấy trong triết học kinh viện và luật pháp của Islam. Vì vậy, với họ, nội dung của thuật ngữ này không xấu xa, như cách hiểu của phương Tây [23, tr.9].

Đối với tín đồ Muslim, Thiên Kinh Qur’an và Sunnah là nền tảng thần học và pháp học Islam giáo. Nhóm tín đồ nào dựa trên hai nguồn này làm điểm tham chiếu và xuất phát điểm của các tín điều thì được gọi là Islamic Fundamentalism.

Vì vậy, nếu ở Kitô giáo, đó là điều cần phê phán, thì ở Islam, nó dường như là một sự quy phục hoàn toàn Đấng Tối Cao, bằng việc thừa nhận tính tuyệt đối của Kinh Qur‘an. Tuy nhiên, họ có duy trì nguyên văn tinh thần của Kinh Qur’an hay không lại là chuyện khác. Đây chính là vấn đề mà Trào lưu Islam chính thống (một trong hai hình thái căn bản của Islamism) đã gặp phải. So sánh trên đây cho thấy, nếu dùng hệ quy chiếu của phương Tây để lý giải hiện tượng Phương Đông, trong đó có Islam, ắt hẳn sẽ gặp phải những chướng ngại để tìm ra bản chất của Islam.

Ba là, coi Islamism là khuynh hướng Islam Cấp tiến (Islamic Radical), Islam Cực đoan (Islamic Extreme) và gần với hệ tư tưởng phát xít [140]. Đại biểu cho quan điểm này là Pelletreau [121], Maha Azzam [153] và Daniel Pipes.

Ba vị này khẳng định, Islamism khác với các hệ tư tưởng của thế kỷ XX [120, tr.24], đó là ý thức hệ chính trị dựa trên Chủ nghĩa Toàn thống (totalitarianism) [120, tr.25]. Islamism như hệ tư tưởng phát xít của thế kỷ XX [120, tr.24]; không những thế, nó còn gắn liền với chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố [153].

Một lần nữa, những cách nhìn nhận này đã bị phản đối ngay ở phương Tây. Martin Kremer vạch trần sự phân chia lập lờ có chủ đích của Pelletreau, là mang dụng ý:được lá phiếu bầu cho ông ta khi tỏ ra chống Islam cực đoan; song việc cố tình chia cắt Islam như vậy đã đặt ra ngoài lề luật pháp phong trào Islam khiến cho nó “buộc phải cực đoan” [107, tr.65 - 77].

Quan điểm của Pipes cũng bị học giả Islam là Khaled Abou El Fadl phản đối. Ông cho rằng, việc đưa thần học và pháp học Islam vào đời sống không có nghĩa là đem cả thần quyền (Theocray) hay áp dụng chính sách áp bức và độc đoán trong xã hội; mà đạo đức và luân lý của Islam chỉ áp dụng trong những trường hợp cần thiết [23, tr.11].

Tương tự với Fadl, Francois Burgat cho rằng, những lí lẽ của Pipes độc địa và nguy hiểm [101, tr.178]. Amartya Sen, một trong những bậc thầy của tư tưởng đương đại đã lật đổ “lẽ phải thông thường“ của một số học giả phương Tây trong cách nhìn nhận về Islam. Ông cho rằng, thật kỳ quái khi những người đang muốn vượt qua những căng thẳng và xung đột gắn với Islam Chính thống lại dường như không thể xem người Muslim bằng chính con người Muslim của họ [71, tr.50 - 51]. A.Sen lập luận, ngay cả phương Tây khi tìm kiếm một cách điên rồ cái “Islam ôn hòa”, cũng cứ lẫn lộn giữa sự ôn hòa trong niềm tin chính trị với tính ôn hòa của đức tin [71, tr.52].

Từ phân tích trên cho thấy, những cách tiếp cận về Islamism hiện nay không có sự thống nhất về mặt luận giải.

Bernard Lewis, nhà sử học hàng đầu về Islam cho rằng, thuật ngữ Islamism có thể gây ra sự hiểu nhầm [136]. Theo ông, cách gọi “trào lưu

chính thống” chỉ nên dùng trong phạm vi của Kitô giáo. Tuy nhiên, Lewis cũng không đưa ra được định nghĩa nào thay thế cho thuật ngữ Islamism.

Sau này, John Esposito đã tránh sử dụng thuật ngữ “Islamism”. Theo ông, nếu có nói về Islam, thì đó chỉ là sự thức tỉnh đức tin và các hoạt động Islam chứ không phải Islamism [107, tr.65 - 77]. Vì vậy, trong một cuốn sách được xuất bản năm 1999, John Esposito đã đặt tiêu đề “The Islamic Threat: Myth or Reality?” (Mối đe dọa từ Islam: Chuyện hoang đường hay có thực?)

để khẳng định sự mơ hồ của các nhà nghiên cứu về thuật ngữ này [104].

* Cách nhìn thứ hai, tiếp cận từ thực tiễn Islam

Với cách nhìn này, Islamism được xem xét đa dạng hơn so với cách tiếp cận thứ nhất. Theo đó, Islam được thừa nhận không chỉ là một tôn giáo, mà còn là toàn bộ phương cách sống của cộng đồng và cá nhân, không phân biệt. Còn Islamism được nhìn nhận như là phong trào phái sinh từ Islam (tôn giáo), và gây ảnh hưởng trực tiếp lên thực thể xã hội của các tín đồ đi theo tôn giáo này. Với cách nhìn có phổ rộng như vậy nên kết quả của nhận thức cũng đem lại được khá nhiều nội dung phong phú về Islamism.

Thứ nhất, Islamism là tập hợp ý thức hệ chính trị, hướng dẫn toàn bộ đời sống xã hội. Với quan niệm cho rằng: khôi phục những giá trị của Islam trong đời sống chính trị - xã hội là cần thiết, cho dù phải sử dụng bạo lực.

Đại biểu cho quan điểm này là Berman [135] và Fred Halliday. Hai vị này cho rằng, Islamism là cách giải quyết các vấn đề chính trị hiện đại bằng việc tham khảo các văn bản gốc của Islam [106]. Chẳng hạn như: phong trào Anh em Islam, Hasan al - Banna và Sayyid Qutb, Shukri Mustafa, Khomeini, Maududi [119, tr.17 - 33]...

Tương tự, theo một số học giả, Islamism là chính trị, truyền giáo và thánh chiến [145]. Jacques Rolleet, giảng viên khoa chính trị, Đại học Tổng hợp Rouen (Pháp) cho rằng, Islamism là phong trào thức tỉnh đức tin để tiếp thêm sức sống cho cộng đồng Islam, bằng cách củng cố mối liên hệ chặt chẽ giữa tôn giáo và

chính trị, biến những tín đồ thành những chiến binh của Islam [141].

Như vậy, Islamism là hệ tư tưởng chính trị mà những tín đồ có thể áp dụng vào các hoạt động cai trị và chính trị, đồng thời họ có thể truyền bá thông qua các hoạt động xã hội [5, tr.31].

Thứ hai, Islamism là sản phẩm của thời kỳ thuộc địa; là trào lưu chính

trị khẳng định bản sắc; là phản ứng của người Muslim chống lại tiến trình hiện đại hóa và những ảnh hưởng từ phương Tây [128].

Oliver Roy nhấn mạnh, các trào lưu chính thống (fundamentalism) kịch liệt phản đối những sự liên hệ hay ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, tránh xa những gì thuộc về phương Tây. Theo Francois Burgat, Islamism là sự tìm kiếm sự khác biệt văn hóa với phương Tây bằng cách quay trở lại với những biểu tượng văn hóa thời kỳ tiền thuộc địa [135]. Daniel Pipes cho rằng, Islamism xuất hiện là minh chứng tất yếu cho vết thương thời hiện đại. Theo ông, Islam đã phát minh ra ba phản ứng để đối phó với hiện đại: chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa cải lương và Islamism. Mà trong đó, ông cho rằng, Islamism có ba nội dung chính: một là sự sùng kính thiêng liêng pháp luật Shariah, hai là từ chối ảnh hưởng của phương Tây và ba là chuyển đổi đức tin thành ý thức hệ chính trị [120, tr.23].

Thứ ba, Islamism là một tập hợp những phong trào chính trị đem lại sắc

diện mới cho thế giới Islam: nhà nước Islam thế tục. Đại diện có học giả như: Margot Badran [9], Oliver Roy, Francois Burgat, Eli Berman, Anthony J. Dennis [136].

Trong các cách giải thích thuật ngữ “Islamism” theo cách tiếp cận thứ hai, cách hiểu này xem chừng dễ chấp nhận hơn đối với người ngoài Islam; nhưng ngược lại, đa phần những người Muslim và Islamist lại không đồng tình với họ.

Nhiều người trong số này phản đối việc sử dụng các thuật ngữ của

Một phần của tài liệu Islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)