Các phong trào và nhân vật tiêu biểu trong Islamism

Một phần của tài liệu Islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 48)

Trong lịch sử hiện đại, Islamism được thể hiện ra với nhiều phong trào, tổ chức và các nhân vật có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới Islam và các nền văn minh khác.

Trong hiện thực, Islamism có khuynh hướng, tổ chức và phương pháp không thống nhất. Islamism gồm những trào lưu cơ bản sau: Liên đoàn Islam Ấn độ, Anh em Islam, Jamaat - e -Islami, Hizb - ut - Tahrir, phong trào cách mạng Iran, Islam Hadhari, Salafi, Taliban, Hamas, AKP, Mili Gorus, Wahhabi…

Islam và nhân loại trong mấy thập kỷ gần đây. Chúng có thể đi theo đường lối ôn hòa, có thể là cực đoan, có thể là thế tục hóa, có thể là bảo thủ, có thể là sự pha trộn một vài khuynh hướng.

Song, có một vấn đề đặt ra, khuynh hướng nào sẽ trở thành đại diện cho Islam trong những thế kỷ về sau? [23]. Đây cũng chính là câu hỏi quan trọng nhất của thế giới Islam; và cả thế giới đang chờ đợi câu trả lời từ chính những người trong cuộc.

Những nhân vật và phong trào tiêu biểu cho Islamism bao gồm:

1. Muhammad bin Abd al -Wahab (1702-1792) là học giả có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào Wahhabi; đây là một nhánh Islam giáo cực đoan. Tư tưởng chủ đạo của tổ chức này là: quay trở lại các nguyên lý cơ bản của Islam và giải thích Thánh Kinh theo nghĩa đen.

2. Jamal-al-Din al-Afghani (1838 - 1897), Muhammad Abduh (1849 - 1905), Muhammad Rashid Rida (1865 -1935) là những học giả nổi tiếng của phong trào Salafi. Ý tưởng của họ là tạo ra một xã hội thực sự Islam theo luật Shariah và từ chối xã hội thế tục - cái mà họ tin rằng đang đi chệch hướng khỏi Islam. Salafi cũng nhấn mạnh sự phục hồi của các chế độ Caliphate.

3. Các học giả Islam và Hassan al - Banna (1906 - 1949), những người đã sáng lập Phong trào Anh em Islam (Muslim Brotherhood) vào năm 1928. Đây được cho là tổ chức đầu tiên, lớn nhất và có ảnh hưởng nhất đến các tổ chức tôn giáo, chính trị Islam và là tổ chức chính trị đối lập lớn nhất tại nhiều quốc gia Ả rập. Tổ chức này như Chủ nghĩa liên Islam, gồm các phong trào tôn giáo, chính trị và phong trào xã hội. Quan điểm cơ bản của Anh em Islam là: lấy Thiên Kinh Qur’an và Sunnah làm điểm tham chiếu duy nhất để tổ chức cuộc sống của các gia đình, cá nhân và xã hội Islam. Phong trào này phản đối việc sử dụng bạo lực, thánh chiến và theo đuổi các cuộc bầu cử và các tính năng khác của nền dân chủ (mặc dù trong phong trào đã có thành viên tham gia vào vụ ám sát đối thủ chính trị, như vụ ám sát thủ tướng Ai cập

Pasha). Do vậy hướng đi của phong trào được rất nhiều người trong thế giới Islam ủng hộ [139].

Khởi đầu, "Anh em Islam" vốn dĩ là một phong trào, mà không phải là một đảng phái chính trị. Với tư cách là một phong trào tôn giáo xã hội, "Anh em Islam" tổ chức rao giảng đạo Islam, dạy người không biết chữ, thiết lập các bệnh viện và thậm chí còn mở ra các doanh nghiệp thương mại.

Nhưng sau này, một bộ phận thành viên của nó đã tách ra và tạo dựng nên các đảng chính trị ở một số nước, chẳng hạn như Mặt trận Hành động Islam ở Jordan, ở Ai cập, và tổ chức Hamas ở dải Gaza và Bờ Tây sông Jodan. Và khi đó, cương lĩnh chính trị của họ đã phát triển theo đường hướng hoàn toàn ngược lại so với thời kỳ còn là phong trào, khi tuyên bố rằng: "Allah là mục tiêu của chúng tôi; Kinh Qur'an là luật pháp của chúng tôi, Nhà tiên tri là lãnh đạo của chúng tôi; Thánh chiến (Jihad) là phương pháp của chúng tôi; Và cái chết, vì lợi ích của Allah là khát vọng cao nhất của chúng tôi" [134].

4. Sayyid Qutb (1906 - 1966) là thành viên nhóm Anh em Islam Ai cập (Ikhwan Islamiyya) được coi là cha đẻ và là nhà dẫn dắt tinh thần cho các chiến binh thánh chiến hiện đại kiểu như Osama Bin Laden.

Qutb cho rằng, tình trạng hiện nay của cộng đồng Islam là vô thần (ngu muội và đen tối như thời tiền Islam); và để loại bỏ nó phải thiết lập luật Islam, luật Shariah; đồng thời phải ngăn ngừa cả những tư tưởng tàn bạo và tham nhũng như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa thế tục [135]. Người Islam phải tham gia vào hai công việc sau: rao giảng Islam một cách hòa bình và cũng có thể tiến hành thánh chiến để loại bỏ những cấu trúc quyền lực của vô thần, không chỉ trên mảnh đất của Islam mà còn trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, cả đời Sayyid Qutb lại sống như một người ôn hòa và đã để lại nhiều nghiên cứu có giá trị về Islam. Ông bị chính quyền tổng thống Nasser ở Ai cập kết án tử hình vì tư tưởng chứ không phải sự bạo động mà

ông thi hành. Cái chết của ông được nhiều người Muslim xem như hành động tử vì đạo [23, tr.68].

5. Sayed Abul al- Ala al Maududi (1903 - 1979), là nhân vật quan trọng hàng đầu thế kỷ hai mươi, trong sự hồi sinh Islam ở Ấn độ và sau đó là Pakistan. Maududi sáng lập Jamaat - e - Islami năm 1941. Ông tin rằng, xã hội không thể là Islam nếu không có Shariah; và yêu cầu thành lập một nhà nước Islam (Islamic State). Ông cho rằng, xã hội hiện tại đã bị thoái hóa, ngu muội như thời kỳ tiền Islam (cùng tư tưởng với Sayyid Qutb). Và nhà nước Islam ấy phải là một nhà nước dân chủ dựa trên các nguyên tắc: hiệp ước của Allah, cuộc đời của Tiên tri và chế độ Caliphate4.

Quan điểm của Maududi không thiên về bạo động, nhưng ông chủ trương xây dựng một phong trào rộng lớn tại Pakistan, nhằm kêu gọi quần chúng thực hiện cuộc cách mạng lật đổ chính quyền và nắm chính quyền. Tuy nhiên, việc Maududi kêu gọi tiến hành cách mạng xã hội để lập ra một chính quyền mới là ý tưởng từ phương Tây chứ không hoàn toàn mang màu sắc của Islam.

6. Ayatollah Khomeini (1902 - 1989), thuộc dòng Shi’ah - người đã lãnh đạo cuộc cách mạng Islam Iran năm 1979, lật đổ chế độ quân chủ, thế tục, thân phương Tây, do Muhammad Reza Pahlavi cai trị; và xây dựng lên nhà nước Islam hiện đại đầu tiên (Islamic State) Cộng hòa Islam Iran. Đây là một nhà nước nằm dưới sự giám hộ của các luật gia dòng Shi’ah.

7. Ayman Zawahari (Sinh năm 1951), là học trò của Sayyid Qutb, sáng lập ra Thánh chiến Islam Ai cập (Jihad), khoảng năm 1980; sau này trở thành người cố vấn tư tưởng của Osama Bin Laden. Sau khi O. Bin Laden bị đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt, Al - Qaeda tuyên bố chọn Zawahari lên làm thủ lĩnh mạng lưới khủng bố này (tháng 6/2011).

8. Tổ chức vũ trang Hamas là một tổ chức Islam chính thống ở

4

Palestine. Nó đã kết hợp các yếu tố chính trị, xã hội và quân sự vào trong bản thân. phương Tâyđã coi đây là một tổ chức khủng bố. Tổ chức này được coi như một nhánh của phong trào Islam Anh em, chịu trách nhiệm đối với nhiều cuộc tấn công chống lại dân thường và binh lính Israel cùng với các cuộc tấn công tên lửa và đánh bom tự sát ở Palestine.

9. Các nhóm Islam cực đoan như: Hezbollah ở Libăng, Al-Qaeda, Taliban… hoàn toàn từ chối dân chủ và tự xưng là tín đồ Islam; họ rao giảng bạo lực và thánh chiến, tiến hành các cuộc tấn công trên cơ sở tôn giáo.

Tóm lại, hiện nay, Islamism hàm chứa bên trong bản thân nó nhiều phong trào và hình thái khác nhau với một loạt các chiến lược và chiến thuật không giống nhau. Nhưng tất cả đều có chung đặc điểm: hoặc bảo thủ về lý thuyết, hoặc cực đoan về phương tiện. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, những xu

hướng này càng có cơ hội để gia tăng sự ảnh hưởng của chúng và gây nên sự

bất ổn cho phần còn lại của thế giới.

Một phần của tài liệu Islamism trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)