2 Theo cách giải thích của GS Trần Lâm Biền thì Tam Phủ đƣợc hiểu là Thiên phủ, Địa phủ, Thoải phủ với những vị thần tính nam (chính là sự phân thân của Ngọc Hoàng) cai quản Và, theo ông thì hệ thống Tam Phủ
4.1. Nguyên nhân và biểu hiện xu hƣớng vận động của tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay
thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay
4.1.1. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự vận động của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay
Trong tác phẩm Về vấn đề nhà ở, Ăngghen viết: “Quan điểm duy vật của Đức về lịch sử dùng những điều kiện sinh hoạt vật chất, những điều kiện kinh tế của một thời kỳ lịch sử nhất định để giải thích tất cả những sự biến đổi và những khái niệm lịch sử, chính trị, triết học, tôn giáo.” [72, tr. 379] “Bản thân tôn giáo tự nó không có nội dung, các cội nguồn của nó không phải ở trên trời, mà là trên mặt đất”[74, tr. 603]. Theo cách lý giải đó của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác thì khi muốn tìm hiểu và giải thích về nội dung hay lý giải về sự biến đổi, phát triển của tôn giáo cần phải tìm ở trong những điều kiện sinh hoạt vật chất mà trong đó tôn giáo đang tồn tại và phát triển, chứ không phải là ở trong những khái niệm trừu tƣợng hay những yếu tố mang tính tinh thần.
Chính vì vậy, khi tìm hiểu về xu hƣớng phát triển của tôn giáo, tín ngƣỡng nói chung, tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt nói riêng, chúng ta phải xuất phát từ chính sự biến đổi của những yếu tố vật chất của đời sống xã hội của ngƣời Việt. Nói cách khác, đó chính là cái tồn tại xã hội mà tín ngƣỡng thờ Mẫu đang tồn tại trên đó và phản ánh nó. Tất nhiên, bên cạnh những yếu tố khách quan của đời sống vật chất đã trực tiếp quy định xu hƣớng phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu thì cũng không thể không nói đến
147
bản thân tính tự thay đổi (tự điều chỉnh, tự thích nghi) của tín ngƣỡng thờ Mẫu cũng đã tác động rất lớn đến xu hƣớng phát triển của nó.
Có thể thấy rằng, đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo nói chung của ngƣời Việt đã có sự thay đổi rất nhiều kể từ sau năm 1986 – khi chúng ta thực hiện công cuộc cải tổ và đổi mới đất nƣớc về kinh tế, xã hội và tƣ tƣởng. Sự thay đổi về tƣ tƣởng theo hƣớng cởi mở hơn, thông thoáng hơn cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng đề cao sự tự do cạnh tranh cùng với những biến đổi của tình hình thế giới hậu chiến tranh lạnh đã làm cho tình hình tôn giáo tín ngƣỡng nói chung, tín ngƣỡng thờ Mẫu nói riêng biến đổi mạnh mẽ. Chính điều kiện kinh tế - xã hội này đã định hình, chi phối đến xu hƣớng phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu trong thời gian vừa qua. Có thể chỉ ra một số yếu tố đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu nhƣ sau:
- Những năm dài trong hai cuộc chiến tranh, ngƣời dân Việt Nam đã phải dồn hết sức ngƣời, sức của để chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc nên dƣờng nhƣ nhu cầu tín ngƣỡng, tôn giáo của họ bị nén lại, thậm chí là lãng quên. Khi nƣớc nhà độc lập, đặc biệt là khi nền kinh tế của nƣớc ta hội nhập với kinh tế thế giới, đời sống vật chất của nhân dân đã đƣợc cải thiện, khi đó nhu cầu về văn hóa tinh thần mới tăng lên, trong đó có nhu cầu về tôn giáo, tín ngƣỡng. Hàng loạt hội làng, hội nƣớc đã đƣợc khôi phục, đình, chùa, miếu mạo đƣợc tu sửa, nhu cầu tìm lại gia phả, xây lại lăng mộ, từ đƣờng, nhà thờ ngày càng phổ biến, các hoạt động cúng bái, khấn lễ tại gia và tại cộng đồng đƣợc quan tâm chăm chút và chu đáo hơn.
- Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới về kinh tế, chính trị và tƣ tƣởng, chúng ta đã có một sự chuyển mình mạnh mẽ. Đất nƣớc bƣớc đầu thực hiện thành công công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển, bộ mặt của đất nƣớc và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Quy mô tổng sản
148
phẩm trong nƣớc (GDP) năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.168 USD. Đến năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng, năm 2010 đạt 40% tổng số lao động đang làm việc. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn dƣới 4,5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%; sức mạnh về mọi mặt đƣợc tăng cƣờng, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa đƣợc giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng cao; tạo tiền đề để nƣớc ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới [12]. Nhƣng bên cạnh những thành tựu mà công cuộc đổi mới đem lại, thì chúng ta cũng phải đối mặt và giải quyết rất nhiều vấn đề xã hội do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng đã gây ra.
Đó là sự suy thoái về mặt đạo đức nhƣ chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, coi đồng tiền là thƣớc đo của mọi chuẩn mực của xã hội, coi trọng và chạy theo lợi ích vật chất mà lãng quên hay xem nhẹ những giá trị tinh thần truyền thống….;
Là lối sống coi thƣờng pháp luật, tham ô, tham nhũng tràn lan. Bộ máy hành chính nhà nƣớc thì quan liêu, đội ngũ công chức còn cửa quyền, nhũng nhiễu dân, làm suy giảm niềm tin của ngƣời dân đối với nhà nƣớc và chế độ.
Nền kinh tế thị trƣờng làm cho nhiều ngƣời thoát khỏi sự thiếu thốn về mặt vật chất, nhƣng đồng thời nó cũng tạo ra sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch về mức sống giữa những tầng lớp dân cƣ và những vùng miền trong cả nƣớc. Nhiều cá nhân đã nhanh chóng giàu có, nhƣng cũng nhiều ngƣời đối mặt với nguy cơ phá sản, bần cùng hóa. Con ngƣời càng ngày càng phải đối mặt với nhiều rủi ro về vật chất hơn trong cuộc sống.
Nền kinh tế thị trƣờng làm cho cuộc sống diễn ra nhanh hơn, cạnh tranh khốc liệt hơn, nó buộc con ngƣời phải chạy theo guồng máy của xã hội, vắt
149
kiệt tâm trí và thể lực của con ngƣời. Điều này làm cho họ phải đối mặt nhiều hơn với những sức ép của tinh thần. Các bệnh liên quan đến tâm thần ngày càng nhiều (tâm thần phân liệt, tự kỷ, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc...). Tỷ lệ ngƣời tự tử do không chịu đƣợc sức ép của xã hội ngày càng tăng. Theo kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2008 thì trong số hơn 10.000 thanh thiếu niên đƣợc hỏi thì có tới 73% ngƣời trả lời từng có cảm giác buồn chán và hơn 4% từng nghĩ đến chuyện tự tử [128], còn theo bác sỹ Phạm Anh Tuấn (Bệnh viện Trƣng Vƣơng, thành phố Hồ Chí Minh) thì trong một năm, bệnh viện đã tiếp nhận 310 ca tự tử (tính ra, cứ 28,2 giờ lại có một ca tự tử) [86, tr. 82].
Tất cả những cái đó đã thúc đẩy con ngƣời đến với các hoạt động của tôn giáo, tín ngƣỡng.
- Bên cạnh những mặt trái mà nền kinh tế thị trƣờng đã gây ra đối với xã hội, con ngƣời ngày nay còn phải đối mặt với rất nhiều những bất ổn khác trong cuộc sống nhƣ môi trƣờng và nguồn thực phẩm bị nhiểm bẩn dẫn đến bệnh tật ngày càng gia tăng. Những bệnh nan y ngày càng nhiều; thiên tai, hỏa hoạn cũng nhƣ tình trạng tai nạn giao thông vẫn luôn rình dập và đe dọa cuộc sống của con ngƣời. Theo thống kê tại hội thảo quốc gia tổ chức tháng 10-2010 về ung thƣ, thì có khoảng 150.000 bệnh nhân mắc ung thƣ mới/năm [124]. Còn theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải, Quý I năm 2012, cả nƣớc xảy ra 2.746 vụ tai nạn giao thông, làm 2.426 ngƣời chết, 2.029 ngƣời bị thƣơng [117].
- Ngoài ra, sự biến đổi về kinh tế, chính trị và xã hội trên thế giới cũng phần nào tác động đến cuộc sống của ngƣời Việt. Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cũ và Đông Âu, tình trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo, sự can thiệp bằng quân sự của một số cƣờng quốc vào công việc nội bộ của các nƣớc nhỏ (với những lợi ích nhất định)… đã làm cho một bộ phận dân
150
chúng bị khủng hoảng niềm tin vào mô hình phát triển xã hội chủ nghĩa mà nƣớc ta đang tiến hành. Điều này làm cho họ phải tìm đến tôn giáo, tín ngƣỡng nhƣ những điểm tựa về tinh thần trong cuộc sống.
Đứng trƣớc sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội, Đảng và nhà nƣớc ta cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ về chính sách và luật pháp. Một loạt các chính sách, văn bản pháp luật đƣợc ban hành để điều chỉnh kịp thời những sự thay đổi của các quan hệ xã hội. Trong số đó, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nƣớc về tôn giáo, tín ngƣỡng đã thay đổi về căn bản theo chiều hƣớng mở rộng hơn, thông thoáng hơn trong việc thực hành niềm tin tín ngƣỡng, tôn giáo trong mỗi cá nhân cũng nhƣ thừa nhận nhu cầu phải bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong các loại hình tín ngƣỡng, tôn giáo ở cộng đồng. Điều này cũng góp phần rất lớn cho xu hƣớng bùng nổ các hoạt động tôn giáo trong thời gian vừa qua cũng nhƣ trong thời gian tới.
Tất nhiên, bên cạnh sự thay đổi của những yếu tố khách quan đã tác động đến sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động tôn giáo, tín ngƣỡng nói chung, tín ngƣỡng thờ Mẫu nói riêng thì cũng không thể không nhắc đến sự tự thích nghi và biến đổi của bản thân tín ngƣỡng thờ Mẫu.
Có thể thấy rằng, trong số các loại hình tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Việt thì tín ngƣỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngƣỡng có tính tích hợp và thích nghi với sự biến đổi của xã hội cao hơn cả. Trong lịch sử cũng nhƣ ở hiện tại, nội dung và sinh hoạt của tín ngƣỡng thờ Mẫu đã không cố định hay cứng nhắc trong niềm tin của mỗi tín đồ, nó có thể thay đổi theo từng không gian địa lý, theo từng nhu cầu của những ngƣời tìm đến cũng nhƣ theo thời gian mà nó đang hiện hữu. Điều này làm cho nó không bị lạc hậu so với sự thay đổi của xã hội, giúp nó bám kịp với hơi thở của cuộc sống. Từ đó, thỏa mãn nhu cầu của các tín đồ khi họ tìm đến với các vị Thánh Mẫu – với những nhu cầu luôn luôn đƣợc làm mới và rất phong phú.
151
4.1.2. Một số xu hướng vận động của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay
*. Xu hướng hiện đại hóa trong việc thực hiện nghi lễ thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu
Với khả năng tự biến đổi theo sự thay đổi của xã hội rất cao trong tín ngƣỡng thờ Mẫu cũng nhƣ mong muốn gia tăng hiệu quả và khả năng thu hút tín đồ nhiều hơn, trong các nghi lễ thờ cúng nói chung, đặc biệt trong lễ hầu đồng nói riêng, các ông đồng, bà đồng đã kết hợp và sử dụng nhiều phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại vào trong việc thực hiện nghi lễ của mình. Có thể kể đến nhƣ: hệ thống âm thanh (loa, míc...), ánh sáng, thiết bị tạo khói… trong nghi lễ hầu đồng; đồ lễ hay vàng mã dâng lên thần linh cũng có rất nhiều bóng dáng của các đồ vật hiện đại: thuốc lá, rƣợu, bia, bánh kẹo, nƣớc ngọt, nƣớc tinh khiết…., biệt thự, xe hơi, vàng, đô-la, tiền đồng (theo mẫu tiền pô-li- me)....
Không chỉ có các công cụ, phƣơng tiện phục vụ cho nghi lễ hầu đồng hay những lễ vật dâng cúng thần linh đƣợc hiện đại hóa, mà ngay cả hệ thống thần linh Tứ phủ cũng đƣợc bổ sung bởi những vị thần có lai lịch trong xã hội hiện đại nhƣ: Chủ tịch Hồ Chí Minh, các anh hùng liệt sĩ nói chung hay các liệt sĩ vô danh…
Nếu nhƣ trong quá khứ, các bài hát văn đƣợc dân gian sáng tác ra và lƣu truyền trong các nghi lễ của tín ngƣỡng thờ Mẫu thì nay dân gian tiếp tục bổ sung nội dung cũng nhƣ sáng tác ra những bài hát văn mới mang âm hƣởng và nội dung của xã hội hiện đại. Ví dụ; Văn thăm Mẫu tổ Âu Cơ, Phú – Xá thƣợng, Mùa xuân nhớ Bác, Qua sông nhớ bến nhớ ngƣời, Chầu văn Xá thƣợng… [30].
Bên cạnh xu hƣớng hiện đại hóa về nghi lễ thì đội ngũ con công đệ tử của tín ngƣỡng thờ Mẫu cũng đang có sự biến đổi mạnh mẽ. Nếu nhƣ trƣớc
152
đây đối tƣợng mà tín ngƣỡng thờ Mẫu hƣớng đến là những ngƣời phụ nữ đã có gia đình và chủ yếu tồn tại ở nông thôn thì nay, không dừng ở đó, rất nhiều thanh niên nam nữ bây giờ cũng tham gia vào tín ngƣỡng thờ Mẫu, trở thành các con công đệ tử của các Ngài. Rất nhiều các ông đồng, bà đồng trẻ bắc ghế hầu thánh. Các con công đệ tử của thánh Mẫu bây giờ không chỉ là những ngƣời nông dân chân lấm tay bùn nữa mà còn có cả những công chức – viên chức của nhà nƣớc có trình độ học vấn cao, những ngƣời làm kinh doanh buôn bán nhỏ, vừa và lớn, thậm chí cả học sinh, sinh viên cũng tham gia vào loại hình tín ngƣỡng này.
*. Xu hướng trở thành một dạng dịch vụ tâm linh
Với sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội cũng nhƣ chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc trong việc điều chỉnh các hoạt động tôn giáo, tín ngƣỡng, tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ đã có sự phát triển nhanh chóng (sự mở rộng và gia tăng mạnh mẽ về số lƣợng tín đồ, phạm vi, tần suất và quy mô của các nghi lễ trong tín ngƣỡng thờ Mẫu). Theo thống kê thì lƣợng khách hành hƣơng về Phủ Dầy – nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh khoảng 1,5 triệu khách/năm [25], còn Phủ Tây Hồ Hà Nội vào những ngày đầu xuân năm mới trung bình có hàng vạn khách về lễ Mẫu mỗi ngày[132] hoặc đền bà Chúa Kho ở Bắc Ninh cũng thu hút hàng vạn lƣợt khách mỗi ngày vào những dịp đầu năm hay cuối năm. Còn theo thống kê chƣa đầy đủ của Ban Tôn giáo Chính phủ tại 26/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đại diện, tính đến tháng 5/2012 có khoảng 6675 cơ sở thờ Mẫu, bao gồm cả các di tích nằm trong cộng đồng dân cƣ và các cơ sở Đền, Điện, Am, Miếu thờ Mẫu của tƣ nhân. Có thể đánh giá về số liệu ngƣời theo thờ Mẫu, số lƣợng ngƣời đƣợc gọi là con nhang, đệ tử theo các cơ sở thờ Mẫu rất đông [3, tr. 71].
153
Đứng trƣớc sự gia tăng mạnh mẽ này, tín ngƣỡng thờ Mẫu đã và đang thay đổi theo xu hƣớng trở thành một dạng dịch vụ tâm linh. Theo đó, nhiều ông đồng, bà đồng hiện nay đã tích hợp trong mình rất nhiều các khả năng siêu nhiên để có thể đáp ứng những nhu cầu tâm linh khác nhau của tín đồ nhƣ: xem bói, trừ tà, xem phong thủy, xem ngày giờ, chữa bệnh... Không chỉ mở rộng phạm vi (lĩnh vực) có thể thỏa mãn nhu cầu tâm linh của tín đồ, các ông đồng, bà đồng còn không ngừng mở rộng quy mô cũng nhƣ chi phí để thực hiện các nhu cầu tâm linh này. Nếu nhƣ trƣớc đây, số lƣợng ngƣời tham dự các nghi lễ của tín ngƣỡng thờ Mẫu thƣờng không nhiều (chẳng hạn, trong nghi lễ hầu đồng năm 1996 chỉ có khoảng 5 – 7 ngƣời tham dự [76, tr 75]), thì hiện nay, có những nghi lễ mà số ngƣời tham dự lên đến hàng trăm ngƣời [76, tr. 75].
Cũng nhƣ vậy, trƣớc đây ngƣời dân tìm đến Phủ Mẫu khi có nhu cầu mà không đặt nặng vấn đề tiền bạc (chỉ cần chiếc khăn đỏ đã có thể hầu đồng, quà phát lộc là một chút hoa quả, bánh kẹo hay những đồng tiền mệnh giá nhỏ