2 Theo cách giải thích của GS Trần Lâm Biền thì Tam Phủ đƣợc hiểu là Thiên phủ, Địa phủ, Thoải phủ với những vị thần tính nam (chính là sự phân thân của Ngọc Hoàng) cai quản Và, theo ông thì hệ thống Tam Phủ
75 Quan Ngũ Hổ, Ông Lốt
- Quan Ngũ Hổ, Ông Lốt
Trong các điện Mẫu, Tam Toà Thánh Mẫu là bộ tƣợng phổ biến nhất và thƣờng đƣợc đặt ở nơi tôn nghiêm nhất, sâu nhất (hậu cung). Tam Toà là tối thƣợng thần, vạn vật hoá thân thành ba trong số bốn vị Thánh Mẫu gồm: Mẫu Thƣợng Thiên, Mẫu Thƣợng Ngàn, Mẫu Địa và Mẫu Thoải. Nhƣ đã trình bày ở phần trên, sự bài trí của bộ tƣợng Tam tòa đã có sự thay đổi tƣơng ứng với sự biến đổi của xã hội Việt Nam. Theo đó, thời kỳ đầu (tƣơng ứng với nền sản xuất nông nghiệp), bộ tƣợng Tam Tòa Thánh Mẫu bao gồm: Mẫu Thƣợng Thiên, Mẫu Địa và Mẫu Thoải. Khi nền kinh tế thƣơng mại phát triển thì Tam Tòa Thánh Mẫu chuyển thành Mẫu Thƣợng Thiên, Mẫu Thƣợng Ngàn và Mẫu Thoải.
- Mẫu Thƣợng Thiên - Mẫu Đệ Nhất trùm khăn đỏ ngồi giữa - là lực lƣợng sáng tạo và cai quản miền trời (Thiên phủ), làm chủ các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ mây, mƣa, sấm, sét;
- Mẫu Thƣợng Ngàn - Mẫu Đệ Nhị trùm khăn xanh nõn chuối là hoá thân của thánh Mẫu sáng tạo và ca quản miền rừng núi (Phủ Thƣợng Ngàn). Điện thờ Mẫu Thƣợng Ngàn đƣợc đặt nhiều ở các vùng núi, nhƣng có hai nơi thờ phụng chính là Suối mỡ (Hà Bắc) và Bắc Lệ (Lạng Sơn);
- Mẫu Thoải - Mẫu Đệ Tam, trùm khăn trắng, ngồi bên trái Mẫu Thƣợng Thiên, là lực lƣợng và trị vì các vùng sông suối (Thủy phủ). Có rất nhiều huyền thoại khác nhau về Mẫu Thoải, tuy nhiên giữa chúng đều có điểm chung đó là vị thần cai quản miền sông nƣớc, xuất thân từ dòng dõi Long Vƣơng và có liên quan đến cội nguồn của dân tộc Việt Nam;
- Mẫu Địa – Mẫu Đệ Tứ, trùm khăn màu xanh lam (hoặc màu vàng) là lực lƣợng cai trị vùng đất (Địa phủ).
Có thể thấy rằng, sự hình thành Tam tòa, Tứ phủ chính là kết quả của quá trình tiếp nhận những yếu tố thuộc Đạo giáo vào tín ngƣỡng thờ Mẫu của
76
ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ. Trong Đạo giáo Trung Hoa có quan niệm Tam Quan (Thiên Quan, Địa Quan, Thủy Quan) với đại diện là các nam thần, còn khi vào Việt Nam, nó chuyển thành nữ thần, với tƣ cách là những vị thần đứng đầu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ. Đặc biệt, với sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì Tam tòa dƣờng nhƣ có sự biến đổi linh hoạt hơn. Theo quan niệm dân gian thì Thánh Mẫu Liễu Hạnh đƣợc coi là thần chủ của điện thờ Mẫu, khi thì Bà đƣợc đồng nhất với Mẫu Đệ NhấtThƣợng Thiên, lúc thì hóa thân vào Mẫu Đệ Nhị Thƣợng Ngàn, khi khác thì lại là Đệ Tiên Thánh Mẫu (Mẫu Địa). Qua đó, có thể thấy tuy là Tam Tòa Thánh Mẫu nhƣng vẫn thuộc phạm vi Tứ phủ (Tam Tòa – Tứ Phủ).
Tiếp theo ban thờ Tam Toà là ban thờ Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng vốn dĩ không phải là vị thần xuất thân từ tín ngƣỡng Mẫu mà là vị “thần chủ” của Đạo giáo Trung Quốc. Trong tâm thức dân gian cũng nhƣ trong quan niệm của Đạo giáo, Ngọc Hoàng là ngƣời đứng đầu “Thiên đình” cai quản toàn vũ trụ, có quyền lực rất lớn. Nhƣng khi xâm nhập vào tín ngƣỡng Mẫu, vai trò và quyền lực của Ngọc Hoàng lại rất mờ nhạt so với các vị thánh Mẫu (điều đó cho thấy màu sắc Đạo giáo đã bị tín ngƣỡng Mẫu Việt hoá rất nhiều). Thậm chí, để cho gần gũi và thân thiện hơn đối với ngƣời dân, Ngọc Hoàng đã đƣợc chuyển hoá thành “Cha” - tƣơng ứng với “Mẹ” ở trong điện Mẫu. Có nhiều nơi Đức Vua Cha (Ngọc Hoàng) đã hoá thân thành Tam vị để thích ứng với Tam Toà Thánh Mẫu nhƣ Vua Cha Bát Hải (Thuỷ phủ - nƣớc ); Vua Cha Ngọc Hoàng (Thiên phủ - trời); Vua Cha Diêm Vƣơng (Địa phủ - đất).
Một điều đặc biệt là Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu mặc dù đƣợc thờ trong điện thờ Mẫu nhƣng lại không bao giờ giáng đồng giống nhƣ các vị thánh khác trong điện thờ.
Ban thờ Ngọc Hoàng thƣờng đƣợc ghép chung với ban thờ các ông Hoàng. Cũng có những điện thờ, do diện tích không đƣợc rộng nên trên ban
77
thờ Ngọc Hoàng cũng có cả tƣợng thờ của Ngũ vị Quan Ông. Thƣờng thì ban thờ Ngũ vị Quan Ông đƣợc lập riêng và đặt ở bên trái, còn ban thờ Tứ phủ Chầu bà đƣợc đặt ở bên phải ban thờ chính.
Ngũ Vị Quan Ông gồm có năm vị thuộc về Tứ Phủ, mỗi vị khi giáng đồng thƣờng mặc trang phục có màu sắc theo màu phủ mà mình cai quản. Chẳng hạn Quan Lớn Đệ Nhất là phái viên của Thánh Mẫu Thƣợng Thiên nên mặc áo màu đỏ; Quan Lớn Đệ Nhị (Quan Giám sát) là phái viên của Thánh Mẫu Thƣợng Ngàn nên mặc áo màu xanh; Quan Lớn Đệ Tam là con của Vua Bát Hải Long Vƣơng thuộc về Thủy phủ khi lên giá đồng thƣờng mặc áo choàng màu trắng; Quan Lớn Đệ Tứ (Quan Khâm Sai) là phái viên của Mẫu Địa có trách nhiệm đi khâm sai các vùng dân cƣ sinh sống, giữ thái bình, an lành cho xã hội loài ngƣời, khi giáng đồng mặc áo màu vàng; Quan Lớn Đệ Ngũ (hay còn gọi là Quan Tuần Tranh) thuộc về Thoải Phủ, mặc áo màu xanh nƣớc biển khi giáng đồng.
Cùng với Ngũ Vị Quan Ông là ban thờ Tứ Phủ Chầu Bà. Tứ Phủ Chầu Bà đƣợc coi nhƣ hóa thân, phục vụ trực tiếp của Tứ Vị Thánh Mẫu. Có tất cả là 12 vị Chầu Bà đại diện cho Tứ Phủ, nhƣng trong số đó, các Chầu Bà từ Đệ Nhất đến Chầu Lục và Chầu Bé thƣờng giáng đồng nên đƣợc mọi ngƣời biết rõ thần tích, có nơi thờ tự riêng, còn lại thì ít giáng đồng và không mấy ngƣời biết tới [107, tr. 73]. Trong đó, Chầu Đệ Nhất thuộc về Thiên Phủ; Chầu Đệ Nhị, Chầu Lục, Chầu Bé và Chầu Mƣời thuộc về Nhạc Phủ; Chầu Đệ Tam thuộc về Thoải Phủ; Chầu Đệ Tứ thuộc về Địa Phủ (Bà là ngƣời giữ vai trò khâm sai Tứ Phủ). Tuy Chầu Đệ Tứ thuộc về Địa Phủ (mặc áo màu vàng) nhƣng khi giáng đồng có lúc Bà lại hóa thân dƣới dạng Chầu Thoải Phủ, mặc áo màu trắng, múa mái chèo, có khi lại hóa thành Thánh Mẫu Thiên Phủ, mặc áo đỏ, múa quạt (Chầu Đệ Tứ khâm sai Thƣợng Thiên) [107, tr. 74]. Nhìn chung các vị thánh hàng Chầu đều có nguồn gốc là ngƣời dân tộc ở vùng núi -
78
dòng Tiên, đối lập với các vị Tôn ông thuộc dòng Long Vƣơng - vùng sông nƣớc. Chầu Đệ Nhị - đƣợc coi là hoá thân của Mẫu Thƣợng Ngàn là ngƣời Mán ở Động Cuông - Yên Bái; Chầu Bé, Chầu Lục xuất thân từ ngƣời Nùng ở Hữu Lũng Lạng Sơn; Chầu Mƣời có gốc từ ngƣời Thổ - tƣơng truyền đã có công giúp Lê Lợi đánh tan quân Liễu Thăng. Khi các vị Chầu bà này giáng đồng thƣờng ăn mặc theo trang phục các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc nhƣ: Tày, Nùng, Dao, Mƣờng, âm nhạc thể hiện trong các buổi chầu cũng mang đặc trƣng của miền núi [107, tr. 74].
Dƣới Ngũ vị Quan Ông và Tứ phủ Chầu Bà là hàng các Ông Hoàng. Theo quan niệm của tín ngƣỡng thờ Mẫu, Ông Hoàng là những vị thần có gốc tích từ hồ Động Đình, hoặc cũng có thể là những ngƣời có công đánh giặc, khai phá đất đai mở mang bờ cõi cho đất nƣớc. Có tất cả là mƣời Ông Hoàng với tên gọi theo thứ tự từ Ông Hoàng Đệ Nhất đến Ông Hoàng Mƣời. Cũng giống nhƣ hàng Chầu, trong số mƣời Ông Hoàng thì có bốn Ông là thƣờng đƣợc nhắc đến, tín đồ gọi là Tứ Phủ Ông Hoàng. Bốn Ông Hoàng này thuộc về bốn phủ tƣơng ứng với bốn màu áo mà các Ông mặc khi giáng đồng. Ông Hoàng Đệ Nhất thuộc về Phủ Thƣợng Thiên, Ông Hoàng Đệ Nhị thuộc về Phủ Thƣợng Ngàn, Ông Hoàng Đệ Tam thuộc về Thoải Phủ và Ông Hoàng Đệ Tứ thuộc về Địa Phủ.
Cuối cùng là hàng Cô (Vƣơng Cô), hàng Cậu (Cậu Quận) - gồm những ngƣời làm nhiều điều tốt lành sau khi chết đƣợc hầu hạ Mẫu hay các ông Quan, ông Hoàng; hoặc là những ngƣời chết trẻ, sau đó hiển linh thành các bé Thánh. Có từ 10 đến 12 vị thánh thuộc hàng Cô và hàng Cậu.
Mƣời hai Vƣơng Cô (Thập Nhị Vƣơng Cô). Đây đều là các thị nữ của Thánh Mẫu và các Chầu. Có 12 Cô với tên gọi theo thứ tự từ Cô Đệ Nhất đến cô thứ 12 (Cô Bé). Trong đó Cô Đệ Nhất là thị nữ giúp việc cho Mẫu Thƣợng Thiên; Cô Đôi là thị nữ giúp việc cho Mẫu Thƣợng Ngàn; Cô Bơ (Ba) thuộc
79
Thủy Phủ giúp việc cho Mẫu Thoải; Cô thứ tƣ là thị nữ của Chầu Đệ Tứ; Cô thứ năm thuộc Chầu Đệ Ngũ nhƣng cũng có khi hóa thân vào vai trò là thị nữ của Mẫu Thƣợng Ngàn hay Thƣợng Thiên; Cô Sáu thuộc Phủ Thƣợng Ngàn; Cô Chín là thị nữ của Mẫu Thƣợng Ngàn… Khi giáng đồng, tuỳ thuộc vào vai trò và vị trí của các cô mà cách ăn mặc, đi đứng, nói năng là khác nhau. Cô Đôi giáng đồng với hai bông hoa cài trên tóc; Cô Ba thì mặc y phục màu trắng, thắt lƣng hồng và múa điệu chèo đò, Cô Chín thì thƣờng nói tiếng Mán, tiếng Mƣờng khi giáng đồng, v.v.
Cậu Quận là những ngƣời chết trẻ, từ 1-9 tuổi, hiển linh thành các bé Thánh sống cạnh các cô tiên và là phụ tá giúp việc cho các Ông Hoàng. Có tất cả là 10 hay 12 vị thuộc hàng Cậu, nhƣng mọi ngƣời biết đến Tứ Phủ Thánh Cậu nhiều hơn (gồm: Cậu Hoàng Cả; Cậu Hoàng Đôi; Cậu Hoàng Bơ; Cậu Hoàng Tƣ). Trong đó khi giáng đồng thì hai giá là Cậu Bơ và Cậu Bé là hay giáng nhất với những hành động mang tính phóng khoáng, tinh nghịch đi kèm với những lời nói kiểu trẻ em.
Trong Điện Mẫu còn có sự hiện diện của hai vị thần là động vật. Đó là thần rắn, còn đƣợc gọi là Ông Lốt (bao gồm 2 con rắn, một con màu trắng (Bạch xà) và một con màu xanh nhạt (Thanh xà) nằm vắt ngang phía trên điện thờ chính. Thần Hổ, còn gọi là Quan Ngũ Hổ hay Ông Hổ, đƣợc thờ ở hạ ban phía dƣới của ban thờ Công đồng. Quan Ngũ Hổ và Ông Lốt rất hiếm khi giáng đồng. Một số ông đồng, bà đồng có căn Quan Ngũ Hổ, khi hầu giá Ông Hổ thƣờng có các động tác nhƣ phun lửa, nhai bó hƣơng cháy hay làm các động tác nhƣ hổ ngồi, hổ vồ mồi…
Ngoài hệ thống thần linh mang tính phổ biến trên, trong nhiều điện Mẫu còn có ban thờ Đức Thánh Trần cùng các thuộc hạ của ngài, mặc dù, về bản chất, dòng thờ Đức Thánh Trần (Thanh đồng) khác với dòng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh (đồng cốt). Nhƣ vậy, có thể thấy rằng dân gian với nhu cầu
80
tâm linh đa dạng và phong phú của mình đã đƣa Đức Thánh Trần vào điện Mẫu và biến ông trở thành một trong những vị thần quan trọng của Tứ phủ. Tuy nhiên, nhƣ GS. Ngô Đức Thịnh đã nhận xét: về hàng bậc cũng nhƣ phủ của ông trong Tứ phủ lại không dễ xác định. Ông là một nam thần. Ông thƣờng đƣợc quy về dòng Long Vƣơng, Bát Hải Đại Vƣơng, thậm trí còn đƣợc đặt riêng ra thành một phủ - phủ nhân thần, phủ Trần Triều. Về hàng bậc, có lúc ông đƣợc đồng nhất với Vua Cha trong đối sánh với Thánh Mẫu. Nơi thờ Ông ở Kiếp Bạc, có hai ngọn núi xòe rộng ra ôm lấy thung lũng trƣớc mặt là núi Nam Tào và Núi Bắc Đẩu. Nhƣ vậy, trong tâm thức dân gian, nghiễm nhiên ông đƣợc coi nhƣ Ngọc Hoàng, một loại Vua Cha cao hơn, bên trên cả Thánh Mẫu. Nhƣng Ông lại khác Vua Cha Ngọc Hoàng hay Vua Cha Bát Hải ở chỗ các vị không giáng đồng, còn Ông thì lại giáng, nhập đồng để trừ tà ma, chữa bệnh. Trong thứ tự của giáng đồng của những ngƣời có căn Trần Triều thì giá Đức Thánh Trần xuất hiện sau giá các vị Thánh Mẫu và trƣớc giá hàng Quan [107, tr. 78].
*. Một số nghi lễ cơ bản trong tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ
Trong hệ thống các nghi lễ và lễ hội của tín ngƣỡng Mẫu thì lễ Tôn nhang (lễ Đội bát nhang) và lễ Lên đồng (Hầu đồng, Hầu bóng) là điển hình và mang nhiều nét đặc trƣng nhất.
- Lễ Tôn nhang
Trong niềm tin đa thần trong dân gian, có rất nhiều các vị thần linh khác nhau, mỗi vị thần linh lại chịu trách nhiệm vê một khía cạnh nhất định chi phối tới đời sống của con ngƣời. Vì vậy, khi có bất kỳ một sự cố nào xảy ra trong đời ngƣời (nhƣ: ốm đau, dịch bệnh, mất của v.v.) thì họ nghĩ ngay đến những vị thần cai quản vấn đề đó. Họ cho rằng sở dĩ mình mắc phải những “hạn” đó là do mình hoặc ngƣời thân của mình đã phạm một lỗi gì đó
81
với các vị thánh thần nên đã bị các vị đó “hành”. Để thoát khỏi tình trạng đó thì thƣờng phải nhờ đến các ông thầy cúng để dâng lễ giải hạn.
Đối với những ngƣời tin vào tín ngƣỡng thờ Mẫu, những vị thần, thánh cai quản những yếu tố liên quan đến cuộc sống của bản thân bên trên chính là những quân gia, thị thần của các vị Thánh Mẫu . Vì vậy, khi học gặp bất kỳ một sự khó khăn, bệnh tật, khúc mắc nào trong cuộc sống thì cần phải đến điện Mẫu để cầu khấn mong đƣợc giải “hạn”. Trong trƣờng hợp tín đồ đã cầu khấn mà vẫn chƣa “tai qua nạn khỏi” - chƣa thoát khỏi “hạn”, thì tín đồ bị coi là ngƣời có “căn số” nặng (nặng căn). Với những ngƣời nặng căn, cần phải thực hiện một nghi lễ đặc biệt - đó là lễ “Đội bát nhang” thì mới có thể hy vọng giải hạn đƣợc.
Lễ Tôn nhang (Đội bát nhang) là lễ bốc và đặt bát hƣơng - bát nhang thờ những vị quân gia, thị thần của Thánh Mẫu đang cai quản bản mệnh cho những ngƣời đƣợc coi là “cao căn, số nặng”. Ngƣời đƣợc bốc bát nhang đƣợc gọi là “con nhang”.
Con nhang sau khi bốc bát nhang thƣờng đặt bát nhang của mình tại điện Mẫu - nơi đã tiến hành việc bốc bát nhang. Vào những ngày lễ tết, những dịp mà bản điện có công việc thì con nhang phải đến điện Mẫu để thắp hƣơng làm lễ cúng các Thánh. Những con nhang này tin tƣởng rằng, sau khi cầu cúng những vị thần nắm bản mệnh của mình rồi thì các vị này sẽ không còn hành mình nữa mà ngƣợc lại sẽ phù hộ và bảo vệ cho mình trong cuộc sống. Trong trƣờng hợp con nhang đã thực hiện nghi lễ đội bát nhang một cách đầy đủ nhƣng vẫn không đem lại kết quả nhƣ họ mong muốn, thì họ một lần nữa phải đến điện Mẫu để xin các vị thánh Mẫu xem xét thông qua một nghi lễ khác, quan trọng và linh thiêng hơn, đó là “Lễ mở Phủ”. Sau khi thực hiện nghi lễ này, họ sẽ chính thức trở thành một đệ tử thực sự của tín ngƣỡng Mẫu. Lúc này, thay vì họ phải đến các điện Mẫu để cầu cúng thì họ sẽ rƣớc
82
Mẫu và các vị Thánh thần về nhà, mở phủ tại gia đình để tiến hành cầu cúng. Họ sẽ giao tiếp trực tiếp với các vị Thánh thông qua hoạt động Hầu đồng (lên đồng) - ở đó, những rối nhiễu về tinh thần của họ sẽ đƣợc giải quyết.
- Hầu đồng
Nghi lễ Hầu đồng đƣợc coi là một nghi lễ tiêu biểu và đặc trƣng nhất của tín ngƣỡng thờ Mẫu. Đây là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh vào thân xác của các ông Đồng, bà Đồng. Thông qua thân xác của ông Đồng, bà Đồng mà Thánh sẽ phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho các tín đồ.
Theo nghĩa Hán - Việt, Đồng là từ dùng để chỉ ngƣời con trai dƣới 10 tuổi (cũng có tài liệu chép là dƣới 15 tuổi [107, tr.86]) còn ngây thơ, trong trắng để thần linh nhập vào thông qua việc khấn vái. Dần dần sau này, các cô con gái, các bà và thậm chí cả các ông cũng tham gia vào nghi lễ này. Ngƣời ta gọi những ngƣời này là ông Đồng, bà Đồng (đồng cô, đồng cậu).
Ngoài ra, chữ “đồng” cũng có nghĩa là cùng, tức là con ngƣời cùng với thần thánh hoà nhập làm một. Ở đây, linh hồn (bóng linh hồn) của những vị thần linh đã mƣợn xác của ông Đồng, bà Đồng để hiện thân - ngƣời ta gọi đó là “đồng bóng” (Hầu bóng). Ông đồng, bà Đồng khi đó chỉ là những ngƣời hầu hạ cho cái bóng của thần linh, chỉ là cái ghế đế bóng của thần linh ngồi