Vận động viên ở lứa tuổi này là lứa tuổi bước vào giai đọan chuyên môn hóa sâu, giai đọan phát triển khả năng tối đa về chuyên môn tốc độ- sức bền, khả năng phối hợp vận động, sự ổn định
Trang 1ĐỀ TÀI NGHIỆM THU
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Điền kinh là môn thể thao cơ bản và không thể thiếu trong hệ thống thi đấu ở các kỳ Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới
Ở Việt Nam, môn Điền kinh được phát triển rôïng trên mọi miền đất nước Thành tích của các nội dung môn Điền kinh không ngừng được nâng cao Từ Sea games 16 đến Seagames 22 thành tích điền kinh nước ta đã có những bước tiến đáng kể, đặc biệt ở Seagames 23 tại Philippine, các VĐV đội tuyển điền kinh Việt Nam đã đạt 8 HCV trong đó có huy chương vàng ở cự ly chạy 100m của Vũ Thị Hương; nhảy cao của Bùi Thị Nhung, Nguyễn Duy Bằng v.v… và một số VĐV đạt trình độ cao, giành nhiều huy chương trong các giải quốc tế góp phần nâng trình độ Điền kinh Việt Nam lên tầm cao mới
Tuy nhiên thành tích của Điền kinh Việt Nam đạt được trong thời gian qua còn thấp so với thành tích ở Châu Á Việc nâng cao thành tích môn Điền kinh là hết sức cần thiết và cấp bách đòi hỏi người làm công tác quản lý và huấn luyện trong môn thể thao này đi sâu nghiên cứu trên nhiều mặt , trong đó trọng tâm là nâng cao trình độ tập luyện cho các VĐV trẻ
Thực hiện chiến lược phát triển Thể dục Thể thao tp Hồ Chí Minh thời kỳ 2001-2010 và quán triệt tinh thần nghị quyết 20-NQ/TU của Ban thường vụ Thành Uûy, công tác đào tạo vận động viên trẻ và năng khiếu của Thành phố Hồ Chí Minh xác định: “Đổi mới và cải tiến công tác đào tạo tài năng thể thao theo hướng trọng tâm hóa, đa dạng hóa, xã hội hóa và hiện đại hóa, tạo nên sự vượt ngưỡng, đột biến thành tích thể thao để nhanh chóng đạt được thành tích thể thao cao trong khu vực, tiếp cận Châu lục và Thế giới” Công tác xây dựng lực lượng vận động viên trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm vừa qua, hiện nay và ở những năm tiếp theo
Trang 3Điền kinh Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần lớn vào thành tích chung của Thể thao Việt Nam, trong đó có nhiều VĐV CLN - Nhảy cao đã tham gia đội tuyển điền kinh Quốc gia và đạt thành tích cao tại các giải thi đấu như: Nguyễn Đình Minh, Trịnh Đức Thanh, Lương Tích Thiện, Lâm Hải Vân, Trương Hòang Mỹ Linh, Trần Thị Phương Mai, Nguyễn Quang Vinh … Nhưng hiện nay trình độ VĐV trẻ lớp sau của TP HCM chưa đáp ứng việc bổ sung lực lượng cho đội trẻ Quốc gia Vận động viên ở lứa tuổi này là lứa tuổi bước vào giai đọan chuyên môn hóa sâu, giai đọan phát triển khả năng tối đa về chuyên môn (tốc độ- sức bền), khả năng phối hợp vận động, sự ổn định về thể lực ở mức cao, tinh thần và ý chí thi đấu v.v…
Muốn đánh giá trình độ năng lực thi đấu duy trì và nâng cao thành tích môn Điền kinh của Việt Nam nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, việc nâng cao trình độ tập luyện của VĐV trong đó đánh giá là việc làm thường xuyên hệ thống của các HLV cũng như các nhà quản lý TDTT
Tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên trẻ CLN - Nhảy cao về từng mặt : thể lực, tâm lý , hiønh thái, kỹ-chiến thuật … là vấn đề thực tiễn và cần thiết để thiết lập chỉ tiêu kiểm tra, so sánh trình độ tập luyện hiện tại và tìm giải pháp nâng cao phù hợp hơn cho huấn luyện VĐV CLN - Nhảy cao, góp phần nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình đào tạo dài hạn cho VĐV điền kinh trẻ ở TP HCM Đó là việc luôn thôi thúc các nhà chuyên môn, các HLV tìm ra cái mới, khoa học và hiệu quả hơn trong phương pháp huấn luyện cho VĐV chạy cự ly ngắn và nhảy cao
Để đóng góp phần vào việc nâng cao trình độ môn chạy cự ly ngắn - nhảy cao cho Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã xác định cách thức và phương pháp nghiên cứu phù hợp với tên đề tài sau:
“ Nghiên cứu trình độ tập luyện của vận động viên chạy cự ly ngắn và nhảy cao lứa tuổi 15 – 18 tại TP Hồ Chí Minh”
Trang 4* Mục đích của đề tài :
Nghiên cứu thực trạng và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên chạy cự ly ngắn và nhảy cao lứa tuổi 15 – 18 phù hợp với tình hình cụ thể của Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn chuyên môn hoá sâu nhằm góp phần vào việc tuyển chọn, đánh giá quá trình huấn luyện một cách khoa học và hệ thống
* Các nhiệm vụ : Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài nghiên cứu đã giải quyết các nhiệm vụ sau:
1 Nghiên cứu đánh giá thực trạng trình độ tập luyện của VĐV chạy cự ly
ngắn và nhảy cao lứa tuổi 15 - 18 của tp Hồ Chí Minh (thể lực, hình thái, chức năng, y- sinh, tâm lý)
2 Nghiên cứu độ tăng trưởng và xây dựng các tiêu chuẩn, đánh giá trình độ
tập luyện của VĐV chạy Cự ly ngắn và Nhảy cao sau hai tập luyện
3 Phân tích đánh giá kế họach huấn luyện VĐV chạy cự ly ngắn- nhảy cao
lứa tuổi 15 -18 theo chu kỳ năm và trên cơ sở đánh giá về trình độ tập luyện của VĐV, đề xuất nội dung, biện pháp huấn luyện phù hợp nhằm nâng cao trình độ tập luyện của VĐV chạy Cự ly ngắn và Nhảy cao ở tp Hồ Chí Minh
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :
1.1.1 Trình độ tập luyện của VĐV :
Trong quy trình đào tạo VĐV nhiều năm, việc đánh giá trình độ tập luyện (TĐTL) của VĐV các cấp theo độ tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu rất có nghĩa về mặt thực tiễn và lý luận, đặc biệt trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV.Theo TS.Nguyễn Thế Truyền và các cộng sự, TĐTL là một phức hợp gồm nhiều thành tố Y-Sinh, tâm lý, kỹ – chiến thuật, thể lực, ngày càng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp lâu dài của lượng vận động tập luyện và thi đấu cũng như các liệu pháp hỗ trợ ngọai sinh khác [40]
Khái niệm về quá trình biến đổi lâu dài của TĐTL luôn gắn liền với phạm trù “phát triển “ và”thích nghi” Phát triển là một quá trình biến đổi trạng thái của tất cả các thành tố tạo nên thực thể trong tự nhiên và xã hội diễn ra theo quy luật nhất định Sự biến đổi các thực thể đó có mối quan hệ tương hỗ về lượng và chất, tiùnh ngẫu nhiên, tính đa dạng của những biến đổi đó theo xu hướng chung và tồn tại lâu dài Sự phát triển TĐTL nhờ tác dụng lâu dài của lượng vận động tạo nên những biến đổi về chức năng và cấu trúc trong các cơ quan và các hệ thống cơ thể
“Thích nghi” là sự biến đổi của các hệ thống chức năng tâm lý và sinh lý lên một trình độ cao hơn và sự thích nghi với các điều kiện chuyên môn bên ngòai Sự thích nghi về sinh lý và tâm lý luôn được coi là một quá trình thống nhất”[40]
Quá trình phát sinh giai đọan thích nghi gần giống như sự phát triển TĐTL Song giữa trình độ huấn luyện và giai đọan thích nghi cũng có khác nhau Trình độ tập luyện là một trạng thái động, tạo cơ sở để phát triển không ngừng các thành tích thể thao Giai đọan thích nghi đánh dấu những kết quả đã đạt được của khả năng
Trang 6thích nghi của cơ thể ở mức độ ổn định cụ thể nào đó và giai đọan này nói lên cơ sở nâng cao lượng vận động cao hơn
Nhiều tác giả nghiên cứu về TĐTL như :
- Theo Novicov A.D và Matveep L.P : “ Khái niệm TĐTL thường được gắn chủ yếu với những biến đổi thích ứng về mặt sinh học (về chức năng và hình thái) xảy ra trong cơ thể VĐV dưới tác dụng của các lượng vận động trong tập luyện và được biểu hiện ở sự nâng cao năng lực họat động, TĐTL càng cao thì VĐV hòan thành một họat động nhất định càng có hiệu quả và hòan thiện hơn Do đó, TĐTL là thước đo mức thích ứng của cơ thể đối với một họat động cụ thể đạt được qua tập luyện”.[13]
- Theo Aulic I.V, cần phải để ý đến một trong những yếu tố cơ bản của TĐTL, là thành tích thể thao Aulic I.V cho rằng “TĐTL là năng lực tiềm tàng của VĐV để đạt được những thành tích nhất định trong môn thể thao được lựa chọn” Ông đã định nghĩa “TĐTL chính là mức độ thích ứng của cơ thể đối với một nhiệm vụ cụ thể, đạt được bằng con đường tập luyện” [12]
- Theo Sách giáo khoa bậc đại học về bóng bàn có nêu định nghĩa “ TĐTL là một hợp kim phức hợp nhiều thành tố, nhiều mặt về hình thái, chức năng, tâm lý, thể lực, hiểu biết”
Theo PGS-TS Trịnh Trung Hiếu và TS.Nguyễn Sỹ Hà : “ TĐTL là trạng thái gắn liền với những biến đổi thích nghi của các đặc tính sinh học trong cơ thể VĐV Những biến đổi đó, xác định mức độ khả năng của các hệ thống chức năng cơ thể”.[10]
Theo PGS-TS Nguyễn Tóan và PGS-TS Phạm Danh Tốn : “ TĐTL của VĐV, đó là kết quả của việc tổng hợp giải quyết các nhiệm vụ trong thực tiễn huấn luyện thể thao TĐTL thể hiện ở mức độ nâng cao chức phận cơ thể, năng lực họat động chung và chuyên môn của VĐV ở mức hòan thiện các kỹ xảo thể thao phù hợp”.[28]
Trang 7Theo TS.Nguyễn Ngọc Cừ : “ TĐTL là phạm trù đa giá trị, có tính tương đối trừu tượng, tiềm ẩn, không thể nhận biết ngay được bằng trực quan, vì nó là tổng hòa những biến đổi thích nghi của vô số các yếu tố thuộc các lĩnh vực khoa học Y-Sinh, sư phạm và tâm lý diễn ra bên trong cơ thể của VĐV hợp lý, thông qua quá trình huấn luyện lâu dài, được biểu hiện ra bên ngòai bằng năng lực vận động và thành tích thể thao TĐTL được coi là tiền đề, là nền tảng cho sự sáng tạo các thành tích thể thao Nhưng không phải lúc nào TĐTL tốt cũng được biểu hiện một cách vô điều kiện ra ngòai bằng thành tích thể thao cao Bởi lẽ chúng ta không thể lường hết và cũng không thể điều tiết được tất cả những yếu tố cho phối tiêu cực đối với các cuộc thi đấu thể thao”.[8]
Theo Từ điển TDTT Trung Quốc xuất bản năm 1991 thì : “ TĐTL là mức đo khả năng thích nghi của cơ thể VĐV với vận động Do ảnh hưởng của lượng vận động trong tập luyện, tính thích nghi về mặt sinh học của cơ thể cũng thay đổi tức là nâng cao năng lực họat động chức năng của các tổ chức , cơ quan, hệ thống và năng lực tiềm tàng của VĐV, cũng cải thiện năng lực điều tiết của hệ thống thần kinh trung ương đối với chức năng của các tổ chức, cơ quan Trong họat động TDTT được biểu hiện ở mức độ phát triển tổng hợp về các mặt tố chất thể lực, kỹ thuật chiến thuật môn chính, trí tuệ và tố chất tâm lý TĐTL càng cao, năng lực thể thao càng mạnh, thành tích thể thao càng tốt Khi đánh giá TĐTL của VĐV, cần tổ chức kiểm tra chuyên môn và đánh giá theo các số liệu đã đo đạc được so với các tài liệu có liên quan TĐTL là thước đo đánh giá hiệu quả huấn luyện Tìm hiểu TĐTL có tác dụng quan trọng đối với việc khắc phục sự mù quáng, nâng cao tính tích cực tự giác của VĐV, điều khiển quá trình huấn luyện một cách khoa học”.[16]
Theo các định nghĩa trên, TĐTL bao gồm các nội dung chính sau đây:
- TĐTL là một trạng thái động
- Thành tích thể thao là yếu tố cơ bản của TĐTL
Trang 8- TĐTL bao gồm nhiều mặt, nhiều thành phần nhưng dựa trên nền tảng sinh học
- TĐTL được nâng cao thông qua con đường tập luyện thể thao
Trình độ tập luyện có TĐTL chung và TĐTL chuyên môn:
TĐTL chung được biến đổi một cách hợp lý, dưới tác dụng của các bài tập nhằm củng cố sức khỏe, nâng cao mức độ phát triển thể lực và các khả năng chức năng của cơ quan, tổ chức cơ thể trong các họat động cơ bắp khác nhau TĐTL chuyên môn là kết quả hòan thiện của một VĐV trong họat động cụ thể được lựa chọn làm đối tượng chuyên môn hóa sâu
Theo khái niệm cấu trúc nhiều thành phần của TĐTL, thành tích thể thao được xác định bằng cả một lọat các yếu tố và có thể ghép chúng vào một số nhóm Chính vì vậy, nghiên cứu TĐTL theo các góc độ khác nhau: sư phạm, tâm lý , y học, xã hội Về góc độ sư phạm của TĐTL có trình độ kỹ thuật và chiến thuật Về tâm lý của TĐTL có các trạng thái tâm lý, các phẩm chất ý chí và đạo đức của VĐV Về góc độ y học của TĐTL người ta xem xét đến các chỉ số sinh lý của cơ thể và tình trạng sức khỏe Sức khỏe tốt và khả năng chức phận cao của cơ thể là cần thiết để đạt được những thành tích xuất sắc trong thể thao Về mặt xã hội của TĐTL xác định ở vị trí của thể thao và của VĐV trong xã hội, thể hiện điều kiện sống của VĐV, động cơ và về những tính chất khác nhau của tính cách …
Nghiên cứu lý thuyết về trình độ tập luyện của VĐV cho thấy:
a Để đạt được thành tích cao trong một môn thể thao nào đó, VĐV phải có
những mặt cấu thành khác nhau của trình độ thi đấu và tập luyện gồm: mức độ và đặc điểm của sự phát triển thể lực ( chiều cao, cân nặng, sự phát triển cơ bắp, độ dài chân…)các tố chất vững vàng, chức năng từng lọai thể hình hay lọai xôma (bình thường, yếu đuối, khỏe mạnh), năng lực phối hợp vận động, thời gian tiềm phục của phản ứng vận động, trình độ kỹ thuật và chiến thuật, các phẩm chất tâm lý ý chí
…mà theo lý luận huấn luyện khoa học, những tố chất cấu thành của TĐTL
Trang 9b Nguyên tắc cơ bản cáo nhất là trạng thái sung sức thể thao , năng lực thi
đấu thể thao việc đánh giá TĐTL là tổng hợp Có thể dùng hai hay ba bài thử nghiệm đơn giản nhưng xác thực phản ánh được những mặt khác nhau nhưng là bản chất của TĐTL, sẽ cho lượng thông tin có ích hơn nhiều so với việc sử dụng thiết bị phức tạp và hàng chục chỉ số, khi những chỉ số nầy không thể hiện được những yếu tố bản chất chủ yếu
c Để đánh giá TĐTL phải kiểm tra TĐTL, của môn đó có là một ở những
giai đọan huấn luyện nhất định, dùng phương pháp và công cụ (dụng cụ và phương tiện) kiểm tra thích hợp, để nhận được những trị số phản ánh được TĐTL của VĐV, về hình thái và chức năng của cơ thể, tố chất vân động, kỹ thuật, chiến thuật, tri thức cơ bản về TDTT, lý luận môn chuyên sâu, tố chất tâm lý Kiểm tra phải đủ độ tin cậy, tính khách quan, tính hiệu quả phản ánh chính xác một mặt nào đó của TĐTL), tính khác quan (những người kiểm tra khác nhau cho kết quả như nhau trên cùng một đối tượng kiểm tra)
1.1.2 Trình độ tập luyện của VĐV chạy CLN và nhảy cao:
Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các nội dung đi bộ, chạy, nhảy ,ném đẩy và nhiều môn phối hợp Điền kinh được phân theo tính chất hoạt động có chu kỳ và hoạt động không có chu kỳ Nó là môn thể thao tổng hợp luôn lấy hình thái vận động là họat động tự nhiên của con người Chạy CLN là môn chạy chu kỳ có miền năng lượng averobic là chính còn nhảy cao thuộc sức mạnh tốc độ , hình thái vận động là chạy và nhảy
Đề tài nghiên cứu đánh giá TĐTL của VĐV chạy CLN và Nhảy cao trên hai mặt : sư phạm và y sinh (chức năng, hình thái)
Qua nghiên cứu những tài liệu trong nước và ngoài nước thấy : trong huấn luyện thể thao hiện đại, luôn coi trọng nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái, các tỉ lệ nhân trắc học, các tố chất cần thiết cho môn thể thao cụ thể, để tìm ra những
Trang 10phương pháp huấn luyện phù hợp nhằm nâng cao thành tích thể thao đạt kết quả tối
ưu [21]
Trong thực tiễn, huấn luyện các cự ly chạy, các nhà nghiên cứu đã xác định được các yếu tố chính tạo nên thành tích, đó là:
Thành tích chạy = Biên độ bước + Tần số bước
Biên độ bước có được nhờ cấu trúc giải phẫu của từng VĐV: chiều cao, cấu trúc hình của xương chậu, chiều dài chi dưới, tỉ lệ giữa các đoạn của chi dưới… thể hiện ở bước chạy
Dựa vào các chỉ số hình thể và kết quả thành tích các test kiểm tra thể lực của VĐV, đánh giá được trình độ hiện tại của VĐV về sự phát triển thể hình, các chỉ tiêu hình thái chuyên biệt cho môn chuyên sâu có phù hợp không; các tố chất thể lực có phát triển như mong đợi không
Nội dung nghiên cứu chỉ chú trọng phân tích các chỉ số chuyên biệt cho môn chạy CLN – nhảy cao về hình thể như: chiều cao, cân nặng, chỉ số Quetelet, chiều dài chân A, chiều dài chân B, chiều dài chân C, chiều dài chân H, chiều dài cẳng chân A, chiều dài gân Asin vòng cổ chân ;Về chức năng sinh học: hệ tim mạch, hệ hô hấp ; Phương pháp trắc nghiệm tâm lý: phản xạ đơn; Về tố chất thể lực thì chọn các test sư phạm đại diện cho tố chất chuyên biệt của môn chạy CLN- Nhảy cao chủ yếu: sức mạnh bật, tốc độ, sức bền tốc độ
Các chỉ tiêu hình thể với môn CLN – Nhảy cao rất quan trọng, đây là môn cần phát huy hết công suất để hoàn thành cự ly trong thời gian ngắn nhất Ngoài tốc độ và sức bền tốc độ , biên độ bước là yếu tố cần thiết để hạn chế công suất để thực hiện số bước trong quá trình hoàn thành cự ly thi đấu
Trên cơ thể con người nói chung và cơ thể vận động viên nó riêng, có rất nhiều kích thước (chỉ tiêu) để đo Xuất phát từ đặc thù của từng môn thể thao chuyên sâu và ở các vận động viên chạy CLN – Nhảy cao ta quan tâm tới các nhóm
Trang 11chỉ tiêu sau: Chiều cao ; Cân nặng ; Chỉ số Quetelet ; Dài chân A ; Dài chân B; Dài chân C ; Dài chân H ; Dài gân Asin ; Dài cẳng chân A ; Vòng cổ chân
Khi biết được trình độ toàn diện và điều kiện thể hình của vận động viên, huấn luyện viên có thể dự báo khá chính xác thành tích chuyên môn hẹp của họ Tầm vóc của vận động viên đóng vai trò đáng kể với thành tích của họ Rõ ràng vận động viên của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu này Chính vì thế, để có thành tích tốt trong các môn thể thao, phải triệt để khai thác các vấn đề trên
1.1.2.1 Cơ sở sinh lý môn chạy cự ly ngắn:
a Đặc điểm chung :
Môn chạy ngắn có các cự ly 60m, 100m, 200m, 400m Kỹ thuật môn chạy là động tác chu kỳ mang tính đôïng lực, cường độ tối đa, chủ yếu phát triển tốc độ và sức bền tốc độ Đặc điểm chung kỹ thuật chạy ngắn là tốc độ cao nhất, cường độ lớn nhất, thư giãn ngắn nhất Thành tích toàn cự ly phụ thuộc vào các nhân tố: tốc độ phản xạ, sự tăng tốc và năng lực duy trì tốc độ cao nhất, chất lượng thực hiện kỹ thuật tốt
b Đặc điểm sinh lý :
Trong chạy CLN hệ thần kinh có đặc điểm tính linh hoạt cao hơn do hoạt động thay nhau giữa cơ đối kháng và cơ co rút cần thay đổi nhau giữa quá trình hưng phấn và ứng chế ở trung khu vận động vỏ não, để nâng cao được tính linh hoạt thần kinh Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế, vì tốc độ chạy nhanh nhất với cường độ cao cho nên cơ quan cảm thụ bản thể bị xung động rất lớn và liên tục truyền đến vỏ não gây nên hưng phấn cao ở trung tâm vận động vỏ não và tất nhiên, quá trình hưng phấn cao hơn quá trình ức chế
Do quá trình hưng phấn cơ bắp cuả vận động viên cao nên đòi hỏi chức năng hoạt động cơ quan vận động rất cao, thời trị cơ bắp ngắn, thời trị cơ đối kháng ngắn và cơ co gần giống nhau Lượng oxy tiêu thụ không nhiều, ví dụ: trong cự ly 100m –
Trang 12thời gian 10 giây nhu cầu oxy là 7 lít (khoảng 40lít/phút), nhu cầu oxy / phút vào
khoảng 35 – 40 lít là môn thể thao có lượng nhu cầu oxy lớn
Ta biết chạy CLN có cường độ tối đa nên nhu cầu oxy rất lớn, do vậy, trong
khi vận động không thể thoả mãn được nhu cầu oxy và gây nên nợ oxy Chức năng
hô hấp và tuần hoàn phải qua 3 – 5 phút mới phát huy hết khả năng, song vận động
viên CLN chỉ hoạt động phải hoàn thành cự ly trong thời gian ngắn 9 – 47 giây Do
đó, trong vận động công năng tim – phổi thay đổi không lớn nhưng phải hoạt động
trong trạng thái yếm khí – phải nợ oxy CLN từ 90 % trở lên Tuy nhiên, vì thời gian
chạy kết thúc ngắn nên trị số nợ oxy không cao, cự ly 100 m: nợ oxy 6,3 lít; 200 m
(13lít) ; 400 m (20lít)
Chức năng hô hấp thay đổi không lớn, nhưng sau khi kết thúc cự ly, chức
năng hô hấp lại nâng cao rõ rệt, tần số hô hấp đạt 35 lần / phút, thông khí phổi đạt
70 – 80 lít / phút
Sự thay đổi chức năng tuần hoàn không nhiều, nhưng sau khi chạy sẽ tăng
nhanh, mạch đập từ 140 lần – 160 lần / phút đến 200 lần / phút, huyết áp tối đa từ
150 – 180 mmHg đến 200 mmHg, huyết áp tối thiểu giảm 10 – 20 mmHg, lượng
tâm thu / phút đạt 8 – 10 lần / phút, axit lactic trong máu tăng 100 – 200 mg% (lúc
yên tĩnh 9 – 15 mg%).[28]
Các hệ thống cung cấp năng lựơng tham gia vào quá trình luyện tập các môn
chạy điền kinh như sau:[20]
Tỉ lệ nguồn cung cấp năng lượng Môn điền kinh Hệ Phosphagène
và glycolyzis Hệ glycolyzis và Oxy hoá Hệ Oxy hoá
Trang 13Qua bảng hệ thống năng lượng môn điền kinh, thấy rõ hệ năng lượng Phosphagène (ATP, CP – yếm khi phi lactat) và hỗn hợp Phosphagène và glycolyzis (đường phân – yếm khí lactat) tham gia vào những hoạt động trong CLN chiếm tỉ lệ phầm trăm rất cao
Qua bảng phân loại ưa – yếm khí, thời gian và năng lượng cung cấp sau đây sẽ thuyết minh chi tiết bảng trên:[28]
Phân loại
( Yếm khí – Ưa khí ) Thời gian Năng lượng cung cấp
Yếm khí không axit lactic 1 – 4 giây ATP
Yếm khí không axit lactic 4 – 20 giây ATP + CP
Yếm khí không axit lactic
+ Yếm khí có axit lactic 20 – 45 giây ATP + CP + Glucogen trong cơ Yếm khí có axit lactic 45 – 120 giây Glucogen trong cơ
Ưa khí + yếm khí 120 – 140 giây Glucogen trong cơ
Ưa khí 240 – 600 giây Glucogen trong cơ + lipit Các công trình nghiên cứu của Saltin (1986), Hultman (1990) và nhiều tác giả khác về năng lực của các hệ thống trao đổi chất trong cơ thể VĐV các môn TT, đã lượng hoá được các yếu tố cấu thành của chúng, gồm mức dự trữ vật chất mang năng lượng như: ATP, CP, Glucogen, Lipit trong cơ bắp Tốc độ phân giải, công suất tố i đa, hiệu suất sinh hoá, thời gian tối đa có thể cung cấp năng lượng và khả năng tái tổng hợp các liên kết cao năng lượng trong phân tử ATP của vật chất mang năng lượng nêu trên
Có 2 hệ thống trao đổi chất và mối quan hệ chặt chẽ giữa năng lực trao đổi chất và năng lượng vận động của cơ thể như sau:
1 Hệ thống trao đổi chất yếm khí
2 Hệ thống trao đổi chất ưa khí
Trong 2 hệ trao đổi chất trên, hệ thống trao đổi chất yếm khí tham gia chính
vào sự cung cấp năng lượng cho môn CLN
Hệ thống trao đổi chất yếm khí:
Trang 14- Miền cung cấp năng lượng phosphagène: bao gồm 2 hợp chất mang năng
lượng là ATP, CP thuộc hệ năng lượng yếm khí phi lactat (không sản sinh ra acid lactic khi phân giải)
Hệ phosphagène có lượng dự trữ thấp nhất Tổng cộng cả ATP và CP chỉ khoảng 100 mili phân tử gam trong 1 kg trọng lượng cơ khô, ký hiệu là mmol.kg-1D, nhưng lại có tốc độ và công suất phân giải cao nhất Tốc độ phân giải tối đa là 4.4 phân tử gam ATP trong 1 phút (ký hiệu là ~p.mol.min1) Công suất tối đa của ATP là 11.2, CP là 8.9 mili phân tử gam trên 1kg trọng lượng cơ khô trong 1 giây Thời gian đạt công suất tối đa chưa đến 1 giây và thời gian tối đa cung cấp năng lượng cho hoạt động với cường độ cực hạn của ATP và CP trong khoảng 6 Ỉ 8 giây là cạn kiệt
Như trên, hệ phosphagène không có khả năng thoả mãn đủ nhu cầu năng lượng cho những hoạt động thể lực yếm khí có tốc độ quá 10m/giây, kéo dài trong vòng 10 giây như chạy 100m
Tuy vậy, hệ phosphagène là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và có hiệu quả cao cho những loạt hoạt động với động tác mà kỹ chiến thuật đòi hỏi tốc độ cực hạn, sức mạnh tốc độ tối đa (sức mạnh bộc phát) kéo dài không quá 6 Ỉ 8 giây
Các hệ thống trao đổi
chất
Năng lượng
Lượng dự trử (mmol.kg -1 D)
Khả năng tái tạo ATP (mmol.kg -1 D)
Thời gian tối đa có thể cung cấp năng lượng (cường độ cực hạn) Trao đổi chất yếm khí:
- Hệ thống phosphagène
ATP
CP
- Hệ thống glycolyzis
Glycogen trong cơ
6 Ỉ 8 giây
1 Ỉ 3 phút
Trao đổi chất ưa khí:
- Glycogen trong cơ
- Lipit (mỡ, acid béo)
365
49
13000 không hạn chế
1 Ỉ 2 giờ nhiều giờ
Trang 15- Miền cung cấp năng lượng glycolyzis: là hệ cung cấp năng lượng yếm khí
do quá trình phân giải của đường glucose và glucogen tạo ATP cho cơ thể hoạt động Đặc điểm chủ yếu của quá trình đường phân yếm khí là tạo ra axit lactic, vì thế hệ glycolyzis còn gọi là hệ yếm khí lactat
Bảng tốc độ phân giải và công suất tối đa của các vật chất mang năng lượng
Quá trình trao đổi chất
ATP
CP
Glycolyzis
11.2 8.6 5.2
> 1 giây
> 1 giây
> 5 giây
0.0 0.0 0.0 Quá trình ưa khí:
Glycose Ỉ CO2 + H20
Acid béoỈ CO2 + H20
2.7 1.4
sau 3 phút sau 30 phút
0.167 0.177
Trong thực tiễn hoạt động thể thao gần như không có cự ly hoặc môn nào huy động đơn độc một hệ năng lượng, mà thường là cung cấp năng lượng hỗn hợp của 2 hoặc 3 hệ Năng lượng hỗn hợp phosphagène – glycolyzis tạo ra công suất gần bằng ATP, CP và để cung cấp năng lượng cho hoạt động kéo dài từ 15 giây Ỉ 30 giây thuộc vùng cường độ cực hạn, và 3 Ỉ 5 phút vùng cường độ dưới cực hạn Vì vậy, hệ thống năng lượng hỗn hợp phosphagène – glycolyzis thực sự là cơ sở vật chất quyết định năng lượng vận đông và thành tích của VĐV CLN.[27]
Như vậy, trong huấn luyện năng lực chuyên môn cho môn chạy CLN luôn đưa ra những bài tập hoạt động trong khoảng từ 1 giây Ỉ 45 giây nhằm nâng cao khả năng hoạt động của cơ thể thích nghi với hệ thống cung cấp năng lượng này Đó là những bài tập xếp vào dạng SM bộc phát, SM tốc độ, SB tốc độ
1.1.2.2 Cơ sở sinh lý của môn nhảy cao:
a Đặc điểm chung:
Môn nhảy bao gồm: nhảy cao, nhảy xa, nhảy 3 bước và nhảy sào Môn nhảy thuộc các bài tập hỗi hợp, trong đó có các giai đọan có chu kỳ như trong kỹ thuật chạy đà, có giai đọan họat động không chu kỳ như kỹ thuật dậm nhảy và giai đọan
Trang 16trên không Các tố chất tổng hợp thể hiện qua kỹ năng nhảy của vận động viên Thành tích môn nhảy phụ thuộc vào tốc độ, gốc dậm nhảy, sức bật bộc phát Nhiều tác giả nghiên cứu thành tích nhảy xa được xác định theo công thức sau:
V : tốc độ trung bình đà
Vo : tốc độ ban đầu
∀ : góc dậm nhảy
h : h chiều cao từ trọng tâm cơ thể với mặt đất
b Đặc điểm sinh lý:
* Hệ thần kinh:
Tính mẫn cảm của hệ thần kinh cao Bởi vì môn nhảy có kỹ thuật chủ yếu là dậm nhảy, bay trên không, qua xà và rơi xuống là tổ hợp với các đôäng tác không chu kỳ tổ hợp lại
* Vai trò, chức năng của giác quan:
+Vai trò, chức năng cơ quan cảm thụ bản thể trong các giai đọan kỹ thuật trên không, qua xà yêu cầu vị trí đầu phải chính xác
Vì vị trí đầu chính xác có vai trò mấu chốt định hướng không gian khi qua xà, nên vị trí đầu thay đổi ảnh hưởng rõ đến cơ quan cảm thụ, gây phản xạ căng thẳng
cơ thể, ảnh hưởng đến động tác toàn thân
+Tác dụng của cơ quan cảm giác tư thế
Do động tac nhảy kích thích cơ quan cảm thụ, sự phản xạ gây phản xạ điều chỉnh cân bằng khi chạm đất, do vậy môn nhảy nâng cao chức năng cơ quan tiền đình cơ thể
Trang 17Vai trò của cơ quan thị giác: vân động viên môn nhảy trước khi thực hiện kỹ thuật cần phải quan sát chính xác bước nhảy và bước dậm nhảy và phán đoán chính xác độ cao của xà, góc độ dậm nhảy Do vậy khả năng phán đoán thời gian và không gian của thị giác của vận động viên phải được nâng cao
* Sự thay đổi hệ thần kinh thực vật:
Mỗi lần nhảy thời gian tương đối ngắn, sau đó được nghỉ, nên sự thay đổi chức năng các cơ quan không lớn Nhưng khi xà càng cao, chức năng tim- phổi cũng thay đổi tương ứng
* Thời gian hồi phục;
Khả năng hồi phục nhanh
1.1.3 Cơ sở lý luận của huấn luyện tố chất sức mạnh, tốc độ, sức bền tốc độ, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động:
Trang 18Việc giảm cường độ chạy ở giai đoạn huấn luyện chung không là cách giải quyết tốt nhất để nâng cao tốc độ chạy Việc giữ cường độ luôn ở mức tương đối cao trong các giai đoạn huấn luyện là cách nâng cao thành tích chạy 100m, 200m
Chạy 50m, 100m là biện pháp cơ bản để hoàn thiện kỹ thuật của VĐV CLN Chạy các cự ly này còn góp phần giải quyết nhiệm vụ phát triển vượt ngưỡng tần số và độ dài bước Các VĐV CLN xuất sắc Thế Giới là những người có khả năng tập trung duy trì cả tần số và độ dài bước chạy lại thực hiện trong quá trình chạy rất căng thẳng ở các cuộc thi đấu quan trọng Các VĐV có kinh nghiệm, khi chạy 100m đều có không dưới 3 Ỉ 4 lần điều chỉnh tần số và độ dài bước, mục đích duy trì tốc độ có được cho đến hết cự ly
Dựa vào cơ sở y sinh học, hoạt động cơ thể của VĐV CLN trong thi đấu chủ yếu diễn ra từ 1 giây đến 45 giây Vì thế, việc huấn luyện cũng chỉ đưa vào kế hoạch những bài tập hoạt động với cường độ tối đa trong khoảng thời gian đó, nhằm nâng cao năng lực VĐV Những bài tập trong thời gian trên, là những loại bài tập về sức mạnh, sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ
Theo tài liệu “Tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao” của TS Lâm Quang Thành và ThS Bùi Trọng Toại, mối quan hệ giữa các tố chất vận động được mô hình hoá như sau:[36]
Sức mạnh Bền
-Sức mạnh Tốc độ
Sức bền tốc độ Sức nhanh Khả năngdi động
Sức mạnh
tối đa
Sức bền yếm khí
Sức bền
ưa khí
Tốc độ tối đa
Khả năng phối hợp tối
Biên độ tối đa của động tác
Khả năng phối hợp
Trang 19Tố chất trội của môn chạy CLN được biễu diễn dưới dạng tam giác có 3 đỉnh đại diện cho 3 tố chất trội cần thiết cho môn thể thao chuyên biệt
F Sức mạnh
Tốc độ S E Sức bền
Như vậy, trong huấn luyện CLN chỉ tập trung vào huấn luyện sức mạnh, tốc độ, sức bền tốc độ thì thành quả của nó sẽ sức nhanh – Đó là thành tích CLN
¾ Phương pháp huấn luyện sức mạnh đối với VĐV chạy cự ly ngắn (100M) :
Huấn luyện sức mạnh bằng hình thức của lượng vận động phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao sức mạnh tối đa, sức mạnh – nhanh và sức mạnh – bền Ngoài ra, các năng lực sức mạnh này cũng được hoàn thiện khi giải quyết có trọng điểm các nhiệm vụ khác của huấn luyện TT, nếu cường độ vận động của các hình thức vận động đặt ra đủ lớn
Có 2 hình thức huấn luyện sức mạnh:
- Huấn luyện sức mạnh tĩnh lực
- Huấn luyện sức mạnh động lực
Huấn luyện sức mạnh chạy CLN chủ yếu theo hình thức động lực, trong huấn luyện sức mạnh động lực có 3 hình thức vận động: khắc phục, nhượng bộ và phối hợp giữa khắc phục và nhượng bộ
- Hình thức vận động khắc phục: hình thức vận động, nội lực khắc phục được ngoại lực với tốc độ nhanh nhất tương ứng với độ lớn của lực cản lựa chọn Hình thức vận động khắc phục đặc biệt thích hợp với huấn luyện SM các môn thể thao ưu thế về chế độ hoạt động khắc phục của hệ thần kinh cơ, trong đó tiến trình lực –
S
Trang 20thời gian cần phải phù hợp rộng rãi với yêu cầu và nhiệm vụ thi đấu chuyên môn CLN những bài tập như kéo bánh xe, chạy có người kéo
- Hình thức vận động nhượng bộ: trong huấn luyện SM tối đa, ngoại lực có thể nhiều hơn 100% năng lực SMTĐ Tác dụng lực vượt mức này xuất hiện khi nội lực cao nhất được sử dụng, trong đó cường độ co cơ tối đa cần thiết cho toàn bộ phạm vi biên độ động tác Ngoài ra, tốc độ vận động nhỏ cũng thích hợp trong huấn luyện SM tối đa, nên cần bảo đảm cường độ vận động tối đa trong thời gian co cơ tối ưu
Trong huấn luyện CLN, cách huấn luyện theo chế độ nhượng bộ được áp dụng để phát triển sức bật: bật 1,3,5,10 bước ;bật rào ;bật bục ;bật tại chổ trong hố cát, bật cóc……
SM tối đa là nền tảng cho SMTĐ Thường những bài tập phát triển SM tối đa tập với tạ (khoảng từ 80 Ỉ100 % trọng lượng tối đa), trong đó mỗi đợt tập có thể lặp lại từ 2 Ỉ 8 lần
Phát triển SM tối đa với các phụ trọng nặng là một hình thức huấn luyện SM hiện đại và hợp lý cho VĐV trình độ cao Huấn luyện SM tối đa bổ trợ cho lực đạp sau khi xuất phát cũng như trong từng bước chạy nhằm đạt được tốc độ cao trong CLN
Việc giáo dục các năng lực cho VĐV chạy ngắn nhằm :
- Phát huy và duy trì sức mạnh đối với các cơ
- Biểu hiện nỗ lực tối đa trong khoản thời gian ngắn
- Hình thành kỹ năng tập trung sức mạnh vận động vào bộ phận nhất định của động tác
- Nâng cao năng lực biểu hiện nỗ lực tối đa vào thời điểm chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác nhau
Trong thi đấu chạy ngắn năng lực sức mạnh được thể hiện rõ nét là sức mạnh nhanh (sức mạnh tốc độ), sức bền, sức mạnh đơn thuần
Trang 21¾ Phương pháp huấn luyện sức nhanh (Tốc độ) đối với VĐV chạy ngắn (100m):
Sức nhanh là một trong những tố chất quan trọng của VĐV điền kinh, là khả năng hoạt động với tốc độ cực hạn, sức nhanh là khả năng thực kiện động tác trong thời gian ngắn nhất
Các hình thức biểu hiện của sức nhanh: Phân biệt sức nhanh được biểu hiện dưới 3 hình thức:
+ Sức nhanh phản ứng vận động: Là khả năng nhanh chóng đáp lại những tín hiệu kích thích của VĐV
+ Sức nhanh động tác : Là năng lực hoàn thành động tác trong một thời gian ngắn của VĐV
+ Sức nhanh tần số động tác : Là khả năng hoàn thành nhiều lần lặp lại động tác trong thời gian ngắn
Với chạy ngắn (100m) thì sức nhanh động tác là một trong các cơ sở quyết định thành tích thể thao
Để huấn luyện VĐV chạy ngắn chúng ta cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản để nâng cao thành tích thể thao đối với môn chạy ngắn
- Phát triển sức nhanh phản ứng vận động đơn giản
- Phát triển sức nhanh động tác và tần số động tác
Sự phát triển huấn luyện SM – nhanh đòi hỏi không những phải nâng cao tốc độ co cơ mà còn nâng cao SM tối đa Ý nghĩa của SM tối đa với năng lực SM nhanh phụ thuộc vào các yêu cầu của cấu trúc thành tích môn thi đấu Trong những môn
SM tối đa là cơ sở quyết định tốc độ vận động tối ưu, phải phối hợp huấn luyện SM tối đa cả SM nhanh với nhau Đó là phương pháp huấn luyện đặc biệt Việc huấn luyện này phải đảm bảo sự biến đổi một cách tốt nhất năng lực SM – nhanh Hiện nay vấn đề này đang gây ra những khó khăn và người ta còn chưa nhận rõ đầy đủ về phần đóng góp của năng SM tối đa vào thành tích SM – nhanh và tỷ lệ tối ưu giữa huấn luyện SM tối đa và SM nhanh cho các môn thi đấu riêng biệt
Trang 22Nhiệm vụ chủ yếu của VĐV CLN là mau chóng đạt được tốc độ tối đa và duy trì đến hết cự ly Trong đó, tần số và độ dài bước có mâu thuẫn với nhau ở mức nhất định Việc tăng độ dài bước chạy sẽ làm giảm tần số bước và ngược lại Vì vậy, trong thực tế, VĐV CLN không thể chạy với độ dài bước tối đa hoặc tần số bước tối đa, mà chỉ có thể chạy với tần số và độ dài bước nào đó để không làm giảm tốc độ chạy
Người ta thấy việc tăng 1 yếu tố nào trong khi duy trì được độ lớn của yếu tố kia, hoặc đồng thời tăng được cả hai, là việc rất phức tạp Thực tế cách giải quyết nhiệm vụ trên là tăng đến mức tối đa vai trò các thành phần của tốc độ trong mối quan hệ giữa chúng Sử dụng các bài tập chuyên môn để phát triển tần số và độ dài bứơc Tốc độ chạy khi đó không đạt mức tối đa, nhưng tăng được các thành phần của tốc độ chạy và tiếp theo sẽ tạo khả năng để VĐV phối hợp độ dài bước ở mức cao hơn, để nâng được tốc độ chạy
Phương pháp tổ chức có hiêïu quả nhất nhằm huấn luyện SM nhanh (tốc độ) và sự phối hợp với biên đôï bước cho CLN, thường sử dụng những bài tập: gánh tạ đạp sau nhanh, chạy có người kéo, lặp lại những bài 30m, 60m tốc độ cao…
¾ Phương pháp huấn luyện sức bền, sức bền tốc độ đối với VĐV chạy ngắn (100):
Sức bền không chỉ cần cho VĐV khi tham gia thi đấu mà cần khi thực hiện khối lượng tập luyện
Chạy ngắn có những đặc điểm tiêu biểu là lượng vận động và thi đấu cũng như nhịp độ thi đấu cao và căng thẳng, đòi hỏi VĐV phải có sức chịu đựng và duy trì về hệ thống thần kinh, cơ bắp, ý chí Do đó cần phải phát triển sức bền cho VĐV chạy ngắn, cụ thể làsức bền chung và sức bền chuyên môn
Sức bền chung được sử dụng trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV, được phát triển thông qua các bài tập thể lực được đưa vào HL Phát triển sức bền chung tốt nhất là cho VĐV chạy với cự ly dài với cường độ điều hoà, như vậy để cho các cơ quan hệ thống trong cơ thể được hoàn thiện hơn
Trang 23Sức bền chuyên môn được sử dụng nhiều trong thời kỳ tập luyện cho thi đấu nó được xác định bởi mức độ HL chuyên môn của tất cả các cơ quan hệ và hệ thống, bởi mức độ khả năng thể lực và tâm lý phù hợp với môn diền kinh tự chọn Sức bền chuyên môn có liên quan với tính hợp lý và tiết kiệm trong kỹ thuật và chiến thuật
Những điều kiện cơ bản trong huấn luyện sức bền tốc độ là thực hiện khối lượng vận động lớn tới mức cho phép với một lực cản được nâng cao hơn với những điều kiện thi đấu Tuy các năng lực sức bền tốc độ cần thiết cho thành tích thể thao cũng được phát triển thông qua các hình thức của lượng vận động để huấn luyện sức nhanh và sức bền Điều này đặc biệt quan trọng với các môn TT mang tính chất sức bền như chạy 200m, 400m
Trước hết huấn luyện sức bền tốc độ được tiến hành bằng các bài tập chuyên môn Gắn liền với hình thức vận động của môn thi đấu Trong CLN thường sử dụng những bài tập lặp lại cự ly : 200m, 300m nhiều lần với thời gian nghỉ vừa, mạnh đập
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong các bài tập phát triển khả năng mềm dẻo là phương pháp lập lại: Việc tập luyện mềm dẻo phải diễn ra liên tục và hệ thống, tốt nhất là tập hàng ngày và nên tập buổi sáng, sau khi khởi động Trong các buổi tập chính, bài tập dẻo được đưa vào phần chuẩn bị mà không đưa vào phần cuối của buổi tập, vì cơ thể đã mệt mỏi cần đưa các bài tập chuyên môn phát triển sức nhanh vào chương trình huấn luyện khả năng mềm dẻo Việc lựa chọn các bài
Trang 24tập phát triển năng lực mềm dẻo cần xuất phát từ yêu cầu của môn thể thao chuyên sâu, cần căn cứ vào đối tượng lứa tuổi và trình độ tập luyện của người tập
b Khả năng phối hợp vận động :
Là một trong những tố chất quan trọng, nếu như các năng lực sức mạnh, sức bền dựa trên cơ sở thích ứng về mặt lượng thì khả năng phối hợp vận động phụ thuộc chủ yếu và các quá trình điều khiển hành vi vận động
Trong chạy ngắn khả năng phối hợp vận động là thực hiện những động tác phức tạp, cũng như khả năng giữa giải quyết nhanh và chính xác các nhiệm vụ vận động và khả năng điều chỉnh vận động tương ứng với từng giai đoạn kỹ thuật từ lúc xuất phát cho đến lức về đích
Khả năng phối hợp vận động là một tố chất tổng hợp bao gồm trong mình nhiều năng lực thành phần, để tạo khả năng phối hợp vận động cao, có nhiều tác giả nghiên cứu về bản chất của tố chất này như: Hiz 1973, Bdume 1978, Hase 1979
… thông qua các tác giả thì khả năng phối hợp vận động là một tổ chất tổng hợp hữu
cơ biểu hiện trình độ cao về sức mạnh và sức nhanh đối với khả năng phối hợp vận động và đảm bảo độ chính xác của VĐV đó
Khả năng phối hợp vận động là năng lực hoàn thành các động tác chính xác, linh hoạt và nhịp nhàng của VĐV trong các điều kiện biến đổi phức tạp
Khả năng phối hợp vận động của chạy ngắn thường biểu hiện dưới dạng năng lực
- Năng lực liên kết vận động
- Năng lực phản ứng
- Năng lực phân biệt vận động
Các phương pháp nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động rất phong phú, có thể phối hợp chúng với nhau hoặc thực hiện một cách có trọng điểm từng phương pháp Thường xuyên nâng cao độ khó phối hợp vận động của bài tập, vì chỉ có nâng cao kích thích đối với cơ thể mới tạo được trình độ thích ứng cao hơn
Trang 25b VĐV nhảy cao:
Kỹ thuật nhảy cao được xây dựng trên cơ sở tố chất thể lực Tố chất thể lực tốt là tiền đề thuận lợi cho việc năm vững kỹ thật nhảy cao, chịu đựng lượng vận động lớn trong tập luyện và trong thi đấu Thể lực chuyên môn bao gồm: tốc độ chuyên môn, sưc mạnh chuyên môn, sức bền chuyên môn, độ mềm dẻo và năng lực phối hợp vận động
- Tốc độ là tố chất của VĐV được đặc trưng bởi thời gian tiềm tàng của phản ứng, tần số động tác, tốc độ của một động tác riêng lẻ Tốc đô trong nhảy cao có thể chia ra như sau: tốc độ chạy đà, tốc độ giậm nhảy, tốc độ qua xà (trong tốc độ có tốc độ chạy đoạn đường thẳng, tốc độ chạy đường vòng)
- Sức mạnh chuyên môn là yếu tố cơ bản của nhảy cao là cơ sở để phát riển các tố chất khác, là nhân tố để hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích Trong nhảy cao sức mạnh đặc trưng nhất là sức mạnh bộc phát
- Sức bền chuyên môn trong nhảy cao giúp cho VĐV khi tập luyện, thi đấu trong thời gian dài vẫn đủ năng lực, duy trì được cường độ lớn hoặc cường độ cự hạn khi nhảy
- Mềâm dẻo và năng lực phối hợp, kỹ thuật nhảy cao “lưng qua xà” đòi hỏi VĐV
đôï mềm dẽo và năng lực phối hợp cao Độ mềm dẽo và khả năng phối hợp không chỉ năng cao hiệu lực điều khiển, khống chế cơ bắp của VĐV, giúp cho hoàn thiện và cải tiến động tác kỹ thuật mà còn tăng cường khả năng tự bảo vệ và là biện pháp có hiệu quả phòng ngừa chấn thương cho VĐV Trong huấn luyện thể lực cho VĐV nhảy cao các HLV cần sắp xếp huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn tuỳ theo chu kỳ huấn luyện hay giai đoạn huấn luyện Quan điểm cần chú ý trong quá trình hình thành và phát triển các tố chất thể lực luôn có mối quan hệ chặt chẽ vơi sự hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động, mức độ phát triển của các cơ quan và hệ cơ trong cơ thể Sự phát triển các tố chất xảy ra không đồng bộ, mỗi tố chất phát triển theo một nhịp độ riêng theo những thời kỳ và các giai đọan khác nhau
Trang 26- Thể lực chung: được phát triển một cách toàn diện tất cả các tố chất nhanh,
mạnh, bền, mềm dẽo- khéo léo
- Thể lực chuyên môn: Qua việc phân tích các nguyên lý kỹ thuật nhảy cao cho
ta thấy: tốc độ chạy đà, sức mạnh dậm nhảy và kỹ thuật qua xà là những yếu tố
quyết định nhất, mà tốc độ chạy đà phụ thuộc chủ yếu vào sức nhanh, sức mạnh
giậm nhảy phụ thuộc chủ yếu vào sức mạnh tốc độ, kỹ thuật qua xà phụ thuộc chủ
yếu vào khả năng phối hợp vận động Vì vậy có thể nói rằng: Sức nhanh, sức mạnh
tốc độ, khả năng phối hợp vận động là những tố chất thể lực quyết định chủ yếu
đến thành tích của VĐV nhảy cao
Các bài tập chuyên môn với cường độ lớn là phương pháp hiệu qủa nhất
trong việc nâng cao thể lực và năng lực chuyên môn Tốc độ chuyên môn bao gồm:
Tốc độ chạy đà, tốc độ lăng chân, tốc độ đánh tay, tốc độ vươn lên của chân giậm
nhảy, tốc độ phản ứng trong quá trình bật nhảy … các bài tập thường dùng chạy 30
m tăng tốc trên đường vòng, chạy 30 đến 60 m bấm giờ, chạy toàn đà tính thời gian
Các chỉ tiêu chuyên môn đặc trưng quyết định chủ yếu đến thành tích nhảy cao bao
gồm: chạy 30m xuất phát cao, chạy 100m xuất phát cao, bật cao tại chỗ, bật cao có
đà, bật xa tại chỗ, gánh tạ đứng lên ngồi xuống (vơi trọng lượng tạ bằng 70% trọng
lượng cơ thể), hất tạ qua đầu ra sau, nhảy cao với ba bước đà Sau đây xin giới thiệu
thành tích kiểm tra thể lực chuyên môn của VĐV nhảy cao ưu tú Chậu Kiến Hoa
(nam sinh năm 1963, chiều cao 1,94m; cân nặng 70kg) như sau:
Tuổi
Chạy đà giậm nhảy chạm đầu vào vật cao (m) 3,12 3,20
Chạy đà giậm nhảy chậm gối vào vật cao(m) 2,71 2,73
Trang 27• Đặc điểm kỹ thuật các môn nhảy:
1 Nguyên lý kỹ thuật các môn nhảy:
Các môn nhảy có đặc điểm chung là kéo dài giai đoạn bằng cách lấy đà và giậm nhảy Quỹ đạo bay của trọng tâm cơ thể phụ thuộc vào từng môn nhảy, các môn nhảy trong Điền kinh có thể chia làm hai nhóm chính:
Nhóm 1: Gồm tất cả các môn nhảy có đà trong chương trình thi đấu chính
theo điều lệ đã được ban hành( nhảy cao, nhảy xa, nhảy 3 bước, nhảy sào)
Nhóm 2: Gồm các môn nhảy không đà, có ý nghĩa như các bài tập được sử
dụng trong huấn luyện hoặc để kiểm tra sư phạm ( bật xa tại chổ, bật cao tại chổ…)
Thành tích các môn nhảy phụ thuộc tốc độ bay, góc độ bay và xác định được bởi công thức sau:
V 02 Sin 2 α (1) S = -
S : Khoảng cách bay xa của trọng tâm cơ thể
H : Độ cao của quỹ đạo trọng tâm cơ thể
V0 : tốc độ bay ban đầu
α : Góc độ bay của trọng tâm cơ thể
g : Gia tốc rơi tự do
h : Độ cao trọng tâm cơ thể khi kết thúc giậm nhảy
Trang 28Kỹ thuật nhảy cao là một quá trình động tác liên tục, nhưng để thuận tiện cho việc giảng dạy, huấn luyện, nghiên cứu, chia kỹ thuật các môn nhảy làm bốn giai đoạn chính:
- Chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy : được tính từ khi bắt đầu chạy đà đến thời điểm đặt chân giậm nhảy vào vị trí giậm nhảy
- Giậm nhảy : kể từ lúc đặt chân giậ nhảy vào vị trí giậm nhảy đến thời điểm chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất
- Bay trên không: bắt đầu khi giậm nhảy rời mặt đất đến khi toàn bộ cơ thể mới vừa chạm mặt đất
- Rơi xuống đất (cát, đệm…): tính từ khi mật bộ phận chạm đất đến lúc kết thúc hoạt động
Trình tự bốn giai đoạn nối tiếp này liên quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau Mỗi một giai đoạn có cấu trúc hoạt động và nhiệm vụ riêng được thực hiện theo một trình tự nhất định
Giậm nhảy là giai đoạn quan trọng và quyết định Hiệu quả giậm nhảy phụ thuộc vào sức mạnh nhóm cơ cũng như tốc độ giậm nhảy Sự phối hợp giữa sức mạnh, tốc độ giậm nhảy và kỹ năng thực hiện, sự phối hợp đó song cần thiết là đặc điểm đặc trưng trong các môn nhảy nói chung và trong nhảy cao nới riêng
Ngoài nhiệm vụ hoàn thiện kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy VĐV nhảy cao còn phải hoàn thiện kỹ thuật trên không đây cũng là vấn đề then chốt quyết định VĐV có vượt qua độ cao cần thiết hay không
Trong giai đoạn trên không VĐV không chỉ hình thành những cảm giác không gian, thời gian mà còn phải thực hiện hàng loạt những động tác phức tạp trên không một cách có hiệu quả Điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua quá trình huấn luyện lâu dài trên cơ sở giải quyết triệt để các nhiệm vụ huấn luyện của mỗi buổi tập Tập luyện hoàn thiện kỹ thuật là nhịêm vụ thường xuyên trong giảng dạy, huấn luyện nhảy cao nó không tách rời quá trình phát triển các tố chất thể lực
Trang 29và nhất là các tố chất đặc thù của VĐV nhảy cao (tốc độ, sức bật, mềm dẽo, khả năng cảm giác không gian thời gian tốt )
Hiện nay kỹ thuật nhảy cao trong môn Điền kinh hiện nay có 5 kiểu kỹ thuật khác nhau Tên gọi của mỗi kỹ thuật theo tiếng Việt cho ta thấy đặc điểm qua xà
của từng kiểu kỹ thuật, đó là: “bước qua”, “cắt kéo”, “nằm nghiêng”, “úp bụng” và kiểu kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay là “lưng qua xà” Thực tế cho thấy kỹ thuật “lưng qua xà”là tiên tiến nhất Các VĐV giữ kỹ lục Đông Nam Á,
Châu Á, Thế giới thường sử dụng kỹ thuật này Tuy nhiên, người ta không ứng dụng
kỹ thuật “lưng qua xà”nếu hố nhảy không có đệm tốt
2 Đặc điểm hoạt động của môn nhảy cao:
Đặc điểm chủ yếu của nhảy cao là VĐV sử dụng tốc độ chạy đà, giậm nhảy để vựơt qua chướng ngại thẳng đứng Kết cấu động tác của nhảy cao là kết hợp giữ vận động mang tính chu kỳ với vận động không mang tính chu kỳ Về tính chất hoạt động cơ bắp nhảy cao là môn thuộc dạng tốc độ – sức mạnh kết hợp, kỹ thuật, các tố chất thể lực bao gồm các đặc điểm sau:
+ Chạy đà trong nhảy cao dựa trên kỹ thuật chạy ngắn xong phải chú ý đến nhịp điệu, độ dài bước chạy đà tốc độ chạy đà ở đường thẳng và đường cong được thực hiện chính xác Điều này chỉ ra tốc độ chạy đà phải phù hợp với sức mạnh giậm nhảy và kỹ thuật giậm nhảy của VĐV VĐV muốn nâng cao thành tích phải nâng cao tốc độ chạy đà để thúc đẩy tốc độ giậm nhảy và kỹ thuật giậm nhảy của VĐV đạt tới sự phát triển tương ứng với tốc độ chạy đà Hiệu quả của sự thích ứng này được biểu hiện là thành tích VĐV tăng lên, việc nâng cao thành tích nhảy cao
được thực hiện trong quá trình “thích ứng- không thích ứng- thí−ch ứng” hoặc quá trình “cân bằng- không cân bằng- cân bằng”
+ Giậm nhảy của nhảy cao phải dựa trên cơ sở tận dụng đầy đủ tốc độ tạo ra trong chạy đà trong khoản thời gian tương đối ngắn (khoảng 0,15-0,23 giây), phát huy cực đại trong mọi khả năng sức mạnh tốc độ bật lên cao Tiêu chí chủ yếu của
Trang 30hiệu quả giậm nhảy là mức độ phù hợp với góc độ bật lên và tốc độ bật thẳng lên lớn Tính hợp lý của kỹ thuật giậm nhảy với sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa động tác đặt chân giậm và động tác bật lên là nhân tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu qủa giậm nhảy
+ Sau giậm nhảy, ngay trước khi cơ thể rời đất, trọng tâm cơ thể đã ở độ cao và tiếp tục bay lên tới độ cao, khoảng cách giữa độ cao trọng tâm cơ thể với độ cao của xà ngang phụ thuộc vào hiệu quả kỹ thuật qua xà Độ cao rời đất phụ thuộc nhiều vào chiều cao thân thể của VĐV, tỷ lệ giữa độ dài chân và cơ thể Và chịu ảnh hưởng của biên độ đá lăng và tốc độ vung tay lên cao khi giậm nhảy Việc đá lăng và việc vung ta đúng lúc có thể nâng cao trọng tâm cơ thể lên khoảng 10% Ngoài ra, khi giậm nhảy biết duỗi hết các khớp của chân giậm cũng góp phần làm tăng thêm độ cao Độ cao bay lên phụ thuộc vào chiều cao thân thể, tố chất cơ thể của VĐV (như tốc độ, sức manh, độc mềm dẽo và năng lực phối hợp
+ Ngay sau khi rời đất, thân người phải cố gắng duy trì được trạng thái thẳng đứng và bất kỳ động tác nào làm thân thể đổ về phía xà ngang đều là sai sót Sau đó do ảnh hưởng của tốc độ chạy đà, tốc độ giậm nhảy và quán tính trong giậm nhảy, cơ thể người sau khi bay lên tất sẽ tiến vào xà ngang
+ Khi bay trên không, bất kỳ động tác nào của VĐV cũng đều không thể làm thay đổi được quỹ đạo của trọng tâm cơ thể Lúc này VĐV chỉ có thể lợi dụng các chuyển động bù trừ để cho phần cơ thể đã qua xà hạ xuống, làm cho cơ thể sẽ qua xà hoặc đang qua xà nâng lên để làm tăng hiệu quả qua xà
+ Lợi dụng chính xác được tốc độ chuyển động của cơ thể trên không có thể giúp cho việc chuyển các bộ phận của cơ thể qua xà hợp lý làm giảm khả năng chạm xà và tận dụng tối đa độ cao bay lên của cơ thể
+ Kiểu nhảy “lưng qua xà” hiện đại yêu cầu phải có tốc độ chạy đà, tốc độ
giậm nhảy và tốc độ khi qua xà Đây là kiểu nhảy đòi hỏi sự kết hợp giữa sức mạnh và tốc độ, phát huy đầy đủ và khai thác tiềm lực tố chất tốc độ của VĐV
Trang 31+ Muốn thi đấu đạt kết quả VĐV phải luyện tập toàn diện rồi trên cơ sở đó mới tập chuyên môn Phải lấy tốc độ làm hạt nhân phát triển sức mạnh của VĐV, phải chú ý phát triển khả năng mềm dẻo và sự phối hợp hài hoà Vĩ kỹ thuật nhảy cao tương đối phúc tạp, độ cao của xà gây áp lực tâm lý đối với VĐV nên trong hi huấn luyện phải coi trọng đến việc rèn luyện tâm lý, bồi dưỡng tinh thần hăng hái, nâng cao năng lực tự khống chế sao cho VĐV có thể phát huy được trình độ cao nhất trong thi đấu
+ Tập luyện nhảy cao có thể phát triển toàn diện tố chất thân thể con người, nâng cao được năng lực hoạt động, đặc biệt là bồi dưỡng phẩm chất ý chí khắc phục khó khăn, có tác dụng quan trọng xây dựng cho mình năng lực tự khống chế, tâm lý ổn định tực tin và quyết đoán
3 Đặc điểm Kỹ thuật nhảy cao kiểu“lưng qua xà” :
Để tiện cho việc phân tích những điều cần thiết về kỹ thuật và giảng dạy, có
thể chia kỹ thuật nhảy cao kiểu “lưng qua xà” ra làm bốn phần: chạy đà, giậm
nhảy, trên không và tiếp đất Tuy vậy cần phải hiểu là bốn giai đoạn kỹ thuật của
môn nhảy cao “lưng qua xà” luôn có liên quan chặt chẽ với nhau mà không thể chia
rời ra được, đồng thời phải đem quan điểm đó ứng dụng quán xuyến trong học tập và tập luyện kỹ thuật
@ Chạy đà:
Chạy đà trong nhảy cao “lưng qua xà” nhằm đạt được tốc độ cần thiết trước
khi giậm nhảy, kịp thời điều chỉnh kết cấu và nhịp điều động tác, đạt được tư thế thân thể hợp lý để di chuyển sang giậm nhảy và tạo tiền đề thuận lợi cho động tác qua xà
Cự ly chạy đà:
Căn cứ vào năng lực tốc độ, năng lực giậm nhảy và trình độ kỹ thuật của VĐV, chạy đà khoảng 8-12 bước hay 9-13 bước và cự ly chạy đà dài nhất 30m, hương chạy đà từ bên phía chân lăng Thí dụ: như VĐV Châu Kiến Hoa chạy đà
Trang 32đọan đầu 5 buớc đoạn sau 4 bước VĐV Cu Ba Xôtômayor chạy đà đoạn đầu 4 bước đoạn sau 5 bước, toàn đà là 9 bước Người mới luyện tập, khi chọn khoảng cách chạy đà chớ nên vợi vã tham “dài” mà phải nắm vững kỹ thuật chạy cự ly ngắn và trên cơ sở đó, sãi dài bước chạy sao cho thích hợp với trình độ kỹ thuật và tập luyện của bản thân
Đường chạy đà:
Đường chạy đà trong kiểu nhảy cao “lưng qua xà” do hai đoạn thẳng và cong
kết hợp lại mà thành Đoạn đường cong, căn cứ vào thói quen cá nhân, gồm từ 3-5 bước Phần lớn các VĐV hay dùng đường chạy đà cong hình chữ “J” với ưu điểm dẽ tăng gia tốc độ và phát huy được tốc độ hơn nữa độ cong chuyển từ ít đến nhiều làm độ nghiêng thân thể vào rong cũng dần dần tăng lên, có lợi cho việc chuyển sang giậm nhảy Khi xác định cụ thể đường cong chạy đà, VĐV phải nhất định phải suy nghĩ đến đặc điểm kỹ thuật và tốc độ chạy đà của cá nhân mình VĐV có tốc độ nhanh thì đường cong có đợ cong lớn hơn một chút, nếu tăng thêm độ dài và số bước chạy VĐV phải tự chọ độ cong đường chạy đà thích hợp với mình
Chonï đường cong trong chạy đà có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nhảy
cao kiểu “lưng qua xà” Khi chạy theo đường cong, để khắc phục ảnh hưởng của lực
ly tâm, thân mình phải nghiêng vào trong một cách tự nhiên
Phần chạy đà đường thẳng, tạo thành một góc 700 – 900 so với xà ngang Ở bước cuối tạo với xà một góc xấp xỉ 300 Kỹ thuật chạy đà vòng cung giống kỹ thuật chạy đà đường vòng Ở các bước cuối cùng cũng phải hạ thấp trọng tâm Bước cuối cùng ngắn hơn so với bước trước đó và có thể đạt tốc độ 7,6 – 7,8 m/giây
Chuẩn bị đến chạy đà:
Chuẩn bị đến chạy đà có 2 cách: tại chỗ và di động (đi hoặc chạy nhẹ nhàng) Cách tại chổ co ưu điểm là dễ chuẩn xác nhưng động tác tương đối gấp gáp,
Trang 33tăng tốc chậm Cách di động thì tăng tốc nhanh, động tác thả lỏng song lại ảnh hưởng đến tính chuẩn xác của việc chạy đà
Nhịp điệu chạy đà:
Cả quá trình chạy đà phải có nhịp điệu tăng tốc rõ ràng.”Nhịp điệu chạy đà”
là chỉ đặc trưng về thời gian, không gian của chạy đà Nói chung là chỉ sự thay đổi độ dài của bước chạy đà và tần số bước nhảy như thế nào Nhịp điệu chạy đà trong nhảy cao phải rõ ràng, ổn định, đặc biệt là trong 3-5 bước chạy cuối cùng trước khi giậm nhảy, sự thay đổi độ dài của bước chạy phải nhỏ, nhịp điệu phải tự nhiên tăng nhanh dần mà bước chạy cuối cùng phải tăng nhanh nhất
Yêu cầu của chạy đà:
Chạy đà trong nhảy cao nhìn chung tương tự như kỹ thuật chạy cự ly ngắn Chủ yếu là trong khi chạy phải giữ cho trọng tâm cơ thể ở độ cao ổn định và thân trên hơi ngã về trước ở mức thoả đáng, đạp sau phải có lực, lăng trước phải tích cực nâng chân lên, hai tay phải phối hợp đánh với biên độ rộng Khi vào đoạn đường
cong thì thân mình phải nghiêng dần vào trong Tóm lại, trong nhảy cao “lưng qua xà” cần phải tận dụng tốc độ chạy đà, hình thành nên nhịp điệu chạy đà chính xác
nhất
Đặc điểm kỹ thuật của bước chạy đà cuối cùng:
Bước cuối cùng trong chạy đà là mấu chốt kết hợp giữa chạy đà và giạm nhảy, giũa hiệu quả hoàn hoàn thành kỹ thuật giậm nhảy với chất lượng thực hiện bước cuối cùng có mối tương quan rất chặt chẽ
Trong bước chạy trước bước cuối cùng, việc đưa tích cực bàn chân của chân lăng sẽ tạo điều kiện cho việc hoàn thành đúng nhịp điệu (bước cuối cùng) và bảo đảm việc đặt đúng chân giậm lên vị trí giậm nhảy
Việc chuyển qua chân lăng là một trong những giai đoạn chủ yếu trong việc chuẩn bị giậm nhảy VĐV khi di chuyển qua chân lăng thì thân trên giữ thẳng và ở
tư thế cao hơn so với kỉeu nhảy úp bụng Góc khớp gối chân lăng khi qua phương
Trang 34thẳng đứng ở nhảy “lưng qua xà” bằng 100 –1500 Khác với kiểu “nhảy úp bụng”, trong kiểu nhảy “lưng qua xà” , việc giậm nhảy không đòi hỏi sự thay đổi đặc thù
cấu trúc động tác mà nó được hoàn thành tự nhiên sau chạy đà
@ Giậm nhảy:
Giậm nhảy là kỹ thuật then chốt trong kỹ thuật nhảy cao kiểu “lưng qua xà”
Nhiệm vụ của giậm nhảy là mau chóng thay đổi phương hướng vận động của cơ thể, bằng mọi khả năng lớn nhất tạo nên tốc độ bật thẳng đứng, tạo nên góc bay hợp lý để tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho việc qua xà
Xuất phát từ sự hoàn chỉnh của kỹ thuật nhảy cao thì chạy đà là sự chuẩn bị cho giậm nhảy và giậm nhảy là bước kế tiếp của chạy đà Nhận thức này nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa chạy đà và giậm nhảy
Sự tiếp đất và hoãn xung (đệm) của chân giậm nhảy:
Ở bước chạy đà trước bước cuối cùng, sau khi trọng tâm cơ thể chuyển qua vị trí thẳng đứng, chân giậm nhảy nhanh chóng đặt vào điểm giậm nhảy Lúc này phải duy trì tư thế nghiêng vào trong của cơ thể, đẩy hông ra trước sao cho mé hông bên chân giậm vượt trước mé hông bên chân lăng trong khi giữ trục vai dường như vuông góc với xà, trục hông tạo thành góc khoảng 450 với xà ngang Châm giậm nhảy phải dùng phần gót phía ngoài tiếp xúc với mặt đất, tiếp đố thông qua sự lăng vượt của cạnh ngoài bàn chân thì tiếp đất bằng cả bàn còn đầu ngón chân theo hướng tiếp tuyến với đường cong của đoạn chạy đà
Trong thoáng chốc tiếp đất của chân giậm nhảy, lực phản của mặt đất trở lại mà chân giậm phải chịu đựng có thể đạt tới 600- 800kg, do đó tất nhiên sẽ dần đến sự co gập gối của chân giậm nhảy để hoãn xung và nhanh chóng thay đổi phương hướng hoạt động Góc độ gập gối của chân giậm nhảy lớn hay nhỏ và tư thế nhảy cao mà VĐV chọn dùng cùng với loại hình kỹ thuật, tố chất thân thể và trình độ kỹ thuật giậm nhảy của VĐV có quan hệ chặt chẽ với nhau Góc độ gập gối của các
VĐV thế giới ở kiểu “lưng qua xà” từ 140 –1800
Trang 35 Sức mạnh giậm nhảy:
Giậm nhảy trong nhảy cao là một quá trình phức tạp thông qua sự nổ lực của
cơ thể tạo ra lực phản từ mặt đất để đẩy cơ thể người bay lên cao
+ Sức mạnh chống đỡ của chân giậm nhảy:
Năm 1971, một nhà nghiên cứu Thuỵ Điển qua thực nghiệm đã xác nhận là sau khi cơ bắp bị kéo dài thì ngày sau đó có khả năng co rút lại và có thể phát huy được sức mạnh cực đại
Trong quá trình giậm nhảy, khi chân giậm nhảy tiếp đất, dưới tác dụng phản lực của mặt đất, các khớp của chân giậm nhảy co lại làm các cơ bị kéo dài tạo ra một pha co rút nhường bộ và đó chính là giai đoạn tích tụ của cơ bắp để sau đó phát huy sức mạnh bật lên khi giậm nhảy
+ Sức mạnh bật lên của chân giậm nhảy:
Hiệu quả bật lên của giậm nhảy trong nhảy cao là do sức mạnh giậm nhảy và tốc độ giậm nhảy quyết định Sức mạnh và tốc độ giậm nhảy lại phụ thuộc vào khả năng hoạt động,vận động của các nhóm cơ chủ trong động tác giậm nhảy Chỉ có nâng cao sức mạnh cơ bắp và tốc độ co rút cơ bắp mới có thể làm cho cơ bắp trong thời khắc tăng cao nâng được giá trị công suất bộc phát lên cao để từ đó làm tăng hiệu quả của giậm nhảy Nâng cao sức mạnh bộc phát lên cũng như nâng cao sức mạnh bật lên đều trọng yếu như nhau, nhưng vì điều kiện thực tế của VĐV có khác nên trong huấn luyện phải có sự phân tích cụ thể và xử lý cụ thể khác nhau
+ Đặc điểm tác dụng của kỹ thuật lăng chân đánh tay khi giậm nhảy:
Trong quá trình giậm nhảy, động tác lăng chân và đánh tay phải phối hợp nhịp nhàng với động tác tiếp đất và bật lên của chân giậm nhảy Các nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô (cũ ) đã cho thấy lực thành phần thẳng đứng khi giậm nhảy có 35 –45% được sinh ra từ động tác lăng chân và vung tay Kết quả
nghiên cứu của Mỹ cho rằng nhảy cao kiểu “lưng qua xà” , khi giậm nhảy tác dụng
của chân lăng chiếm 20% Các chuyên gia Canada cho rằng tác dụng của lăng chân
Trang 36và đánh tay đạt tới 65 – 70% Qua đó có thể thấy động tác chân lăng và đánh tay trong giậm nhảy có tác dụng rất quan trọng
+ Tư thế của cơ thể trong quá trình giậm nhảy:
Trong quá trình giậm nhảy, tư thế của cơ thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc hoàn thành chuẩn xác các kỹ thuật giậm nhảy
Ngay khi chân giậm nhảy chạm đất trục quay với xà ngang dường như vuông góc với nhau, trục hông tạo với xà một góc khoảng 450
Do chạy đà theo một đường cong khiến cho trọng tâm cơ thể tự nhiên hạ
xuống, nên ở kiểu nhảy “lưng qua xà” người ta không dùng bước giậm như ở kiểu nhảy úp bụng Vì vậy trong quá trình giậm nhảy, ở kiểu nhảy “lưng qua xà” , tốc độ
nằm ngang giảm đi tương đối nhỏ, tốc độ bật lên cũng nhanh hơn, bảo đảm hoàn thành cho động tác giậm nhảy mau
Ở bước đà cuối, chân giậm nhảy đặt cả bàn chân, sau đó khuỵu gối một góc
1400 – 1600 Chân giậm đặt vào điểm giậm nhảy cách xà 90 –100cm, để hổ trợ cho động tác giậm nhảy, chân lăng sau khi rời đất, gập gối và dùng sức đá lăng nâng đùi lên cao, hướng đầu gối hơi ra phía ngoài xà Hai tay cũng được đánh tích cực từ sau ra trước lên trên Tay cùng bên chân lăng đánh tích cực hơn, cao hơn tay bên kia và hơi hướng khuỷu tay ra ngoài xà tạo thuận lợi để xoay lưng hướng vào xà Ơû kiểu nhảy này do trọng tâm cơ thể không hạ thấp nhiều nên thời gian hoàn thành giậm nhảy rất nhanh chỉ trong khoảng thời gian từ 0,14 – 0,17 giây Tốc độ bay thẳng đứng ban đầu của trọng tâm cơ thể có thể đạt tới 4,1 – 4,3m/ giây với góc bay là 750
Dạy kỹ thuật giậm nhảy thông qua các biện pháp sau:
- Phân tích và làm mẫu kỹ thuật
- Tại chổ tập đặt chân giậm nhảy vào điểm giậm nhảy (chú ý tư thế chân lăng thân người và tay)
Trang 37- Vịn tay phía chân giậm vào thang gióng (hoặc vật cố định), tập đặt chân giậm nhảy và đá lăng
- Tại chổ, đi bộ, chạy nhẹ nhàng 2-3 bước tập phối hợp giậm nhảy đá lăng rơi xuống đất bằng chân giậm
- Chạy đà ngắn 3-5 bước giậm nhảy đá lăng đùi lênvật chuẩn
- Chạy đà 3 bước nhảy qua xà như tư thế nhảy bước qua
- Chạy đà theo đường vòng 3-5 bước đà giậm nhảy
- Chạy đà theo đường vòng 5-7 bước đà giậm nhảy lưng hướng vào xà Qua giảng dạy kỹ thuật chạy đà, kỹ thuật giậm nhảy phải được thông qua các biện pháp sau:
o Phân tích và làm mẫu kỹ thuật (hoặc xem phim, ảnh kỹ thuật)
o Chạy tăng tốc độ theo đường vòng (đường kính 10 –15m)
o Chạy đà theo đường vòng, tăng tốc độ ở 3 –5 bước cuối
o Chạy đà 5 –7- 9 bước theo đường vòng kết hợp giậm nhảy lưng hướng xà
@ Kỹ thuật trên không, qua xà và rơi xuống đất:
Trong quá trình giậm nhảy của kiểu nhảy “lưng qua xà”, trong rất nhanh do
tác dụng của lực quán tính và động tác lăng chân, đánh tay, thân thể không chỉ xoay theo trục thẳng đứng làm cho lưng quay vào xà ngang mà còn hình thành tư thế nằm ngửa vượt qua xà ngang Trình tự các bộ phận cơ thể vượt qua xà là: đầu, vai, tay xong đến thân mình, mông, đùi, và cẳng chân Để lợi dụng một cách triệt để nhất độ cao của trọng tâm cơ thể trên không, các bộ phận cơ thể đã qua xà và cả nhưnõg
phần cơ thể chưa qua xà phải cố găng hạ xuôi xuống, hình thành “cầu” lưng ở phía
trên xà( ưỡn lưng cong như cây cung) Sau khi phần mông đã qua được xà rồi phải thuận thế gập bụng lại, rồi nâng hai đùi lên và khi gối cùng cẳng chân đang ở phía trên xà thì đá cẳng chân lên cao đẩy cho vai lưng mau rơi xuống đệm Có người gọi
đây là tư thế qua xà hình chữ “L”
Trang 38 Qua xà:
Kết thúc động tác giậm nhảy, cơ thể bay lên, lưng hướng vào xà Lực ly tâm sinh ra do chạy đà theo đường vòng cùng với lực giậm nhảy gíp cho cơ thể bay lên cao và vượt qua xà Các bộ phận của cơ thể sau khi được nâng cao hơn xà đều phải được chủ động hạ xuống thấp để tạo điều kiện cho các bộ phận còn lại tiếp tục được nâng cao và chuyển qua xà thuận lợi Các VĐV cần phải nâng hông, ưỡn lưng sau đó nâng và hất nhẹ hai đùi và cẳng chân lên trên để dễ đưa hông và hai chân qua xà
Rơi xuống:
Để đảm bảo an toàn, khu vực rơi xuống cần có đệm dạy và xốp đệm phải đúng kích thước đủ rộng để bảo hiểm cho VĐV tránh được những tai nạn đáng tiếc xảy ra Trước khi chạm đệm cần gập cổ để tiếp xúc với đệm bằng cả hai bả vai, hai tay và lưng lần lượt rơi xuống và tiếp xúc với đệm Không được thực hiện nhảy
kiểu “lưng qua xà” ở hố cát rất nguy hiểm
Dạy kỹ thuật qua xà và rơi xuống thông qua các biện pháp
+ Phân tích và làm mẫu kỹ thuật
+ Đứng quay lưng vào phía đệm, thực hiện bật lên phối hợp hai tay đánh lên Ngưả người ra sau, cẳng chân gập lại, hất hai chân lên cao
+ Chạy nhẹ nhàng 2-3 bước bật lên với xà thấp
+ Nhảy qua xà có đà và xà tăng dần
Trong giai đoạn hoàn thiện kỹ thuật thường dùng các biện pháp sau:
o Tập hoàn thiện các giai đoạn kỹ thuật
o Nhảy qua xà với việc đà tăng dần, chiều cao của xà cũng tăng dần, chú ý ổn định nhịp điệu động tác
o Kiểm tra, thi đấu đánh giá kết quả
Trang 391.1.4 Các đặc điểm mẫu của VĐV chạy CLN và nhảy cao :
- Mức thứ hai: Các đặc tính mẫu của những mặt chuẩn bị chủ yếu Điều này trước hết là giá trị định lượng của trình độ chuẩn bị chuyên môn: các đặc tính tốc độ – sức mạnh của những nhóm cơ riêng, các chỉ số về độ mềm dẻo, sức bền tốc độ
- Mức thứ ba: Các đặc điểm tình trạng chức năng của các hệ thống trong cơ thể Trong phần này cần nghiên cứu các cơ chế bên trong bảo đảm cho VĐV đatï thành tích cao, dung lượng và công suất của hệ thống đảm bảo năng lượng, chất lượng sợi cơ, đặc điểm diễn biến các quá trình thần kinh và những đặc điểm tâm sinh lý khác Rõ ràng là năng lực thể thao của VĐV chạy CLN, ở một mức độ đáng kễ, được xác định bởi chính các mức của sơ đồ tổng quát này
Trong chạy cự ly ngắn, các VĐV có chiều cao và trọng lượng khác nhau đều đã đạt được những thành tích cao, thí dụ ở nam
Karlox (Mỹ) cao 193 cm, thành tích chạy 100m là 10 giây
Uyliam (Mỹ) cao 192 cm, thành tích chạy 100m là 9,9 giây
Mertrixơn (Mỹ) cao 198 cm, thành tích chạy 100m là 11”20
Krepkina ( Liên Xô) cao 185 cm, thành tích chạy 100m là 11”30
Như vậy, nếu theo các số liệu về chiều cao và trọng lượng cơ thể thì khó làm rõ tố chất của VĐV chạy CLN, song nếu xem xét tỷ lệ cơ thể thì các VĐV chạy CLN rõ ràng vượt trội các đại diện của những môn thể thao khác Thí dụ, tương
Trang 40quan giữa độ dài chân và chiều cao nói chung của cơ thể vận động viên chạy ngắn cấp cao là 54 –55%
Trong các giai đoạn tuyển chọn ban đầu để đưa VĐV vào chuyên môn hoá chạy CLN, sẽ hợp lý nếu chú ý đến mối tương quan của các bộ phận riêng, đặc biệt là của chân Thường thì các VĐV chạy ngắn có thành tích cao, có độ dài cẳng chân và đùi lớn Các số lượng chủ yếu về tỷ lệ cơ thể có thể dùng tuyển chọn được trình bày ở bảng giá trị trung bình về tỷ lệ cơ thể của các VĐV chạy CLN cấp cao như sau:
Những nghiên cứu chuyên môn ở trẻ em cho thấy rằng đối với phần lớn trong số trẻ, khi chạy nhanh hết mức, việc đạp sau diễn ra trong khỏang 150 – 160 miligiây Những vận động viên chạy trình độ cao – chỉ trong khỏang 110 -130 miligiây Đồng thời cũng có những thiếu niên có khả năng vượt trội những bạn đồng lứa Thời gian đạp sau của chúng từ 80 -90 miligiây Những em như vậy khi so sánh về kỹ thuật thể thao sự đúng đắn và hợp lý cũng như nhịp điệu chạy không thua kém VĐV chạy ngắn ưu tú, vì vậy có những điều kiện cần thiết để chuyên môn hóa đạt được kết quả cao trong môn thể thao này
Việc phân tích thành tích tốt nhất của VĐV chạy ngắn ưu tú cho thấy lứa tuổi VĐV đạt được kỷ lục cao nhất trung bình ở nữ trên cự ly 100m là 23,1 ± 2,3 tuổi;