1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên thể dục thể hình tp.hcm

32 851 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 612,07 KB

Nội dung

Hàng lọat cải tổ để kiểm sóat vấn đề dopping trong bộ máy của IFFB được đưa ra, trong đó thành lập Ủy ban Y tế của IFBB và chịu sự hướng dẫn của Ủy ban Y học IOC cũng như ký cam kết tuân

Trang 1

SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ SỞ THỂ DỤC THỂ THAO

-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-

TÓM TẮT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN

VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ DỤC THỂ HÌNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS NGUYỄN THÀNH LÂM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2008

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Thể dục thể hình (TDTH) được manh nha và phát triển sơ khai trong khoảng thời gian từ 1880 đến 1930 Đến cuối thế kỷ thứ 19, nó được phát triển mang màu sắc là môn thể thao phô diễn về cơ bắp và thể chất con người do Eugen Sandow từ Prussia khởi xướng, ông được coi là cha đẻ của TDTH hiện đại Đến đầu thế kỷ 20, Berrar Macfadden và Charle Atlas tiếp tục nâng vị trí môn TDTH lên tầm thế giới Khoảng thời gian từ 1940 đến 1970 được coi là thời kỳ vàng son của TDTH, các quan niệm về thẩm mỹ về nét đẹp cơ bắp dựa trên nền tảng sự cân đối và các khái niện tương đối rõ ràng Năm 2000, IFBB chính thức trở thành thành viên chính thức của IOC và đang nỗ lực vận động đưa TDTH trong danh sách các môn thi đấu Olympic Hàng lọat cải tổ để kiểm sóat vấn đề dopping trong bộ máy của IFFB được đưa ra, trong đó thành lập Ủy ban Y tế của IFBB và chịu sự hướng dẫn của Ủy ban Y học IOC cũng như ký cam kết tuân thủ các qui trình thực hiện kiểm tra dopping trước và sau thi đấu và các hình phạt được qui định chặt chẽ.[58]

Thể dục thể hình có mặt ở Việt Nam khá lâu, nhưng trở thành môn thi đấu chỉ hơn 10 năm trở lại đây Phong trào tập luyện TDTH được đông đảo thanh niên

ưa thích, đặc biệt là nam thanh niên tìm đến môn thể thao này để mong muốn có một thân hình khoẻ mạnh, rắn chắc Tuy là môn thể thao trẻ, nhưng thành tích thi đấu của các lực sĩ Việt Nam lại có bộ sưu tập “đáng nể” so với các môn thể thao khác Hàng loạt các tên tuổi lớn trong làng thể hình Việt Nam gắn liền với các tấm huy chương thế giới, châu lục và khu vực : Lý Đức, Phạm Văn Mách, Nguyễn Văn Lâm, Lê Cổ Ngọc Bảo, Cao Quốc Phú Ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, phong trào tập luyện thể dục thể hình phát triển mạnh mẽ ở khắp các quận huyện Theo thông tin của Liên đòan Cử tạ – Thể hình thành phố, cho đến nay, số lượng người tập luyện thường xuyên thể hình tại các câu lạc bộ đã vượt qua con số 10.000 người

Công tác đào tạo vận động viên trẻ kế cận đang cần rất nhiều thông tin đúc kết từ đội tuyển Không chỉ gói gọn việc tuyển chọn chính xác hoặc thiết kế kế hoạch huấn luyện, các giáo án, các bài tập chuyên môn, các bài tập thể lực, các bài tập bổ trợ có hiệu quả cao, mà còn phải định kỳ kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình huấn luyện, vấn đề kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên luôn là một nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành một cách hệ thống, có khoa học nhằm thông tin chính xác, xác định hiệu quả huấn luyện để từ đó có thể kịp thời điều chỉnh quá trình huấn luyện đạt tới mục đích đặt ra Vấn đề đánh giá trình độ tập luyện của các vận động viên nhiều môn thể thao đã được các chuyên gia nước ngoài và trong nước nghiên cứu

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cái nôi của thể dục thể hình Việt Nam, nhiều năm qua thành phố luôn dẫn đầu cả nước về thành tích đỉnh cao, song vài năm gần đây, một số đơn vị tỉnh thành khác cũng đầu tư trọng điểm và gặt hái được khá nhiều thành tích và trực tiếp tranh chấp với đội thành phố ở vài hạng cân Mục tiêu của thể dục thể hình thành phố là giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước, vươn ra

Trang 3

tầm châu lục và thế giới Vì vậy, đánh giá, phân tích sâu, toàn diện của đội thể dục thể hình nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao trình độ tập luyện cũng không nằm ngoài mục tiêu đó Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài:

Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện vận động viên thể dục thể hình thành phố Hồ Chí Minh

* Mục tiêu đề tài:

Dựa trên cơ sở phân tích các đặc điểm của thể dục thể hình hiện đại và hiện trạng trình độ tập luyện của vận động viên TDTH thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện cho vận động viên TDTH nam tại thành phố Hồ Chí Minh

Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi đề ra nội dung nghiên cứu sau:

1 Nghiên cứu và khảo sát hiện trạng trình độ tập luyện của vận động viên đội tuyển TDTH thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm các mặt hình thái, chức năng, thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, dinh dưỡng)

2 Xây dựng hệ thống bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên thể dục thể hình TP HCM

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN

Khái niệm về trình độ tập luyện:

Có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm trên trình độ tập luyện: Nôvicốp A.D và Mátvêép L.P, Aulic I.V, Dietrich Harre, Lê Văn Lẫm, Trịnh Trung Hiếu và Nguyễn Sỹ Hà, Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn, Lưu Quang Hiệp, Nguyễn Ngọc Cừ, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn Các tác giả nhìn nhận qua những luận điểm chính sau đây:

- Những biến đổi thích nghi về hình thái và chức năng diễn ra trong cơ thể vận động viên dưới tác động của lượng vận động tập luyện và lượng vận động thi đấu

- Trình độ tập luyện bao gồm nhiều mặt, nhiều thành phầân như: y sinh, tâm lý, trí tuệ, sư phạm, kỹ chiến thuật, thể lực, thi đấu Trong đó chức năng sinh học là nền tảng của trình độ tập luyện

- Trình độ tập luyện khơng phải là bất biến mà là một trang thái luơn luơn biến động trong quá trình tập luyện

- Thành tích thể thao được xem là yếu tố cơ bản và chung nhất của trình độ tập luyện

- Trình độ tập luyện được nâng cao thông qua con đường khổ luyện thể thao

Trang 4

Người ta phân biệt trình độ tập luyện chung và trình độ tập luyện chuyên môn như sau:

Trình độ tập luyện chung được biến đổi một cách hợp lý, dưới tác dụng củng cố sức khoẻ, nâng cao mức độ phát triển thể lực và các khả năng chức năng của cơ quan, tổ chức cơ thể trong các hoạt động cơ bắp khác nhau Trình độ tập luyện chuyên môn là kết quả hoàn thiện của một vận động viên trong hoạt động cụ thể được lựa chọn làm đối tượng chuyên môn hoá sâu

Theo khái niệm về cấu trúc nhiều thành phần của trình độ tập luyện, thành tích thể thao được xác định bằng cả một loạt yếu tố và có thể ghép chúng vào một số nhóm Chính vì vậy có thể nghiên cứu trình độ tập luyện theo các khía cạnh khác nhau như: sư phạm, tâm lý, y học, xã hội Về khía cạnh sư phạm của trình độ tập luyện có trình độ kỹ thuật và chiến thuật của vận động viên Về khía cạnh tâm lý của trình độ tập luyện cần kể đến các trạng thái tâm lý, các phẩm chất ý chí và đạo đức của vận động viên Về khía cạnh y học của trình độ tập luyện người ta xem xét đến các chỉ số hình thái sinh lý của cơ thể và tình trạng sức khoẻ Ta thấy rõ ràng rằng sức khoẻ tốt và khả năng chức phận cao của cơ thể là cần thiết để đạt được những thành tích xuất sắc trong thể thao Khía cạnh xã hội của trình độ tập luyện xác định ở vị trí của thể thao và của vận động viên trong xã hội, nó thể hiện

ở điều kiện sống của vận động viên, động cơ và về những tính chất khác nhau của tính cách…-[19]

Khi đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên cấp cao trong huấn luyện chúng ta nhất định phải định lượng được những thành tố tiềm tàng bên trong cơ thể, đó là chỉ tiêu y sinh gồm: hình thái, sinh lý, sinh hoá, sinh cơ đồng thời xác định những thành tố biểu hiện bên ngoài gồm các chỉ số sư phạm về thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ chiến thuật và những phẩm chất tâm lý của từng vận động viên vào các thời điểm sung mãn nhất (tức là trước các cuộc thi đấu quan trọng) [36]

* Tóm lại, “trình độ tập luyện là phạm trù đa giá trị, nó là tổng hoà những biến đối thích nghi của vô số các yếu tố thuộc các lĩnh vực khoa học y – sinh, sư phạm, tâm lý, thông qua huấn luyện lâu dài, được biểu hiện ra ngoài bằng năng lực vận động và thành tích thể thao

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên trên ba khía cạnh: sư phạm, y sinh và tâm lý

1.2 ĐẶC ĐIỂM MÔN THỂ DỤC THỂ HÌNH

1.2.1 Đặc điểm chung:

- Thể dục thể hình là môn thể thao cá nhân, mang tính kỹ thuật biểu diễn Thi đấu được tổ chức theo từng vòng và hạng cân riêng biệt: vòng lọai, vòng trình diễn tự do, vòng chung kết so sánh xếp hạng

Trang 5

- Mục đích của thi đấu TDTH là tìm ra được người có thân hình đẹp nhất, cân đối nhất, biểu đạt được sức mạnh qua các động tác trình diễn và khả năng nhạc cảm khi phối hợp biểu diễn với nhạc ở vòng chung kết

1.2.2 Đặc điểm thi đấu:

Thi đấu (Competition) :

Trong quá trình thi đấu, các VĐV thể hình luôn thể hiện một cách thẩm mỹ các cơ bắp săn chắc và vóc dáng cân đối của họ thông qua 5 tư thế cho nữ và 7 tư thế cho nam mà họ đã tập luyện thuần thục

Đối với các VĐV thể hình, chỉ số hình thể quan trọng hơn cân nặng Môn thể thao này thường bị nhầm lẫn giữa thể hình và cử tạ Môn cử tạ sử dụng sức mạnh bộc phát, còn môn thể hình thì sử dụng kết hợp giữa sức mạnh và kỹ thuật

Thi đấu TDTH được chia ra các hạng cân riêng biệt cho nam và nữ

- Nam : 60kg, 65kg, 70kg, 75kg, 80kg, 85kg, 90kg, trên 90kg

- Nam trẻ dưới 21 tuổi: 70kg và trên 70kg

- Nữ: 46kg, 49kg, 52kg, 55kg, 58kg, trên 58kg

- Đôi nam, nữ phối hợp

Các căn cứ để chấm điểm cho nam:

Cơ bắp: sự phát triển là căn cứ hàng đầu: xem xét độ lớn cơ, sự cắt nét cơ, chẻ tách từng nhóm cơ, khả năng thể hiện lực (sức mạnh) và mật độ dùng lực, chiếm khỏang 70% tổng điểm

Sự cân đối: khung xương ngay ngắn, tương xứng, bố cục đẹp đẽ, đối xứng cân đối Chiếm khỏang 10% tổng điểm

Trình diễn: Các động tác thể hiện năng lực khống chế, bộc lộ được các nhóm cơ tốt nhất Động tác qui định phải thực hiện chính xác, mẫu mực, động tác tạo hình tự do phải liên tục, thể hiện phong cách nghệ thuật truyền cảm Phải kết hợp chặt chẽ với âm nhạc; tòan bài biểu diễn phải độc đáo Chiếm khỏang 10% tổng điểm

Da: Da dẻ tòan thân phải lành mạnh, không có nếp nhăn, không có vết sẹo loang lổ, vết xăm dị hình, màu sắc rám nắng, chiếm 10% tổng điểm

Các căn cứ để chấm điểm cho nữ:

Thể chất phải mạnh khỏe, cường tráng Chiếm 20% tổng điểm

Khung xương cân xứng, hài hòa Chiếm 20% tổng điểm

Cơ bắp phát triển, đường nét nổi bật, tứ chi có tỷ lệ thích hợp, cơ bắp phân phối đều đặn Chiếm khỏang 40% tổng điểm

Khí chất tao nhã, đoan trang, duyên dáng Chiếm khoảng 20% tổng điểm

Trang 6

Các căn cứ để chấm điểm cho nội dung đôi nam nữ phối hợp:

Thể hình và co bắp phát triển hài hòa, cân đối

Bình xét các phương diện: tư thế, nhịp điệu, biên độ (rộng hẹp khi thực hiện động tác), khả năng tạo hình, khí thế biểu diễn, phong cách biểu diễn

Hoàn thành chuẩn xác các động tác qui định, thực hiện các động tác phới hợp ăn ý

Hiệu quả của các hoạt động thi đấu gắn liền với các chỉ tiêu về thể lực và chức năng của cơ thể cũng như khả năng tạo hình và thẩm âm của VĐV Các lực sĩ không thể vận lực tốt để phô diễn cơ bắp nếu không có quá trình tập luyện sức mạnh lâu dài và có hệ thống Mỗi động tác gồng, tăng trương lực cơ tĩnh thực hiện trong khoảng 5 - 10 giây và thông thường phải thực hiện 7 động tác qui định một cách gần như liên tục ở mỗi vòng đấu

Tính ganh đua của các vận động viên, sự cố gắng thể hiện các động tác qui định, các bài vũ đạo hay chiếm vị trí mong muốn để so sánh trực tiếp với nhiều đối thủ trong từng hạng cân làm tiêu hao năng lượng rất lớn

Bản chất của thi đấu sẽ không được xác định đầy đủ nếu không tính đến sự căng thẳng của hệ thần kinh, sự cần thiết phải nỗ lực về ý chí để giành chiến thắng

Sau giải đấu, vận động viên mất khoảng 2 – 5kg trọng lượng cơ thể Sự tiêu hao năng lượng ở từng vận động viên có khác nhau do phụ thuộc vào trình độ chuyên môn

Xu thế phát triển của thể dục thể hình hiện đại

Để đạt được sự phát triển toàn diện về cơ bắp, VĐV thể hình phải tuân theo

3 nguyên tắc cơ bản sau:

- Duy trì chế độ tập luyện;

- Tuân theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt Kết hợp giữa lượng protein cao và các chất bổ sung cần thiết;

- Nghỉ ngơi hợp lý

Có thể đúc kết các thành tố cơ bản mang tính quyết định đối với sự thành công của tập luyện và thi đấu TDTH: Chiến lược (Strategy), Tải trọng trong huấn luyện (Resistance weight training), Cường độ tập luyện (Intensity), Tính chu kỳ (Periodization), Dinh dưỡng (Nutrition), Nghỉ ngơi (Rest)

KẾT LUẬN:

Với xu thế phát triển như hiện nay, TDTH không chỉ là môn thể thao được

ưa chuộng trong thanh niên mà còn là môn thể thao có mặt ở nhiều cuộc thi quốc tế Liên đòan thể hình quốc tế đang nỗ lực đưa TDTH trở thành môn thi đấu Olympic bên cạnh việc đề ra các biện pháp mạnh để xua tan nỗi ám ảnh về doping

Trang 7

ở môn thể thao này Thể hình Việt Nam đã có những thành tích khả quan trên đấu trường quốc tế, đang rất cần các công trình nghiên cứu mang tính chất tổng kết và học thuật để phục vụ cho công tác huấn luyện và phong trào chung

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.1.1 Phương pháp tổng hợp tư liệu

2.1.2 Phương pháp kiểm tra sư phạm: Lực tay, lực chân, lực lưng, nằm ngửa gập

bụng 1 phút, nằm ngửa đẩy tạ, gánh tạ, chạy co thoi

2.1.3 Phương pháp kiểm tra y sinh đánh giá chức năng: Đạp xe lực kế 30 giây,

công năng tim, dung tích sống, một số chỉ tiêu sinh hóa máu (công thức máu)

2.1.4 Phương pháp nhân trắc: cao đứng, cân nặng, nếp mỡ dưới da, thành phần

cơ thể (qua máy Inbody 3.0)

2.1.5 Khảo sát dinh dưỡng : qua 2 giai đoạn tập luyện, mỗi giai đoạn thống kê

trong 1 tuần và lấy giá trị trung bình

2.1.6 Phương pháp kiểm tra tâm lý: Phân loại thần kinh, đánh giá khả năng tiếp

thu tiết tấu nhịp điệu

2.1.7 Phương pháp toán thống kê

2.2 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu :

- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là : Đội dự tuyển thể hình nam TP.HCM gồm 12 vận động viên

2.2.2 Thời gian nghiên cứu:

Đề tài tiến hành trong 24 tháng(từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 10 năm 2007)

2.2.3 Địa điểm nghiên cứu:

Sở TDTT TP.HCM, Liên địan Cử tạ - Thể hình TP.HCM, Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM, Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia TP HCM

Trang 8

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN

VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ DỤC THỂ HÌNH

3.1 Xác định các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV Thể dục thể hình TP.HCM

Xác định các test đánh giá trình độ tập luyện theo các bước sau:

3.1.1 Bước 1: Tổng hợp các test thơng qua tham khảo tài liệu

Qua tham khảo các tài liệu về đánh giá trình độ tập luyện của VĐV các mơn thể thao mang tính biểu diễn, các tác giả thường dùng các chỉ tiêu sau đây để đánh giá:

- Chiều cao, Cân nặng, Chỉ số Quetelet, vịng ngực, vịng bụng, vịng mơng, vịng đùi, vịng cánh tay, vịng cẳng chân, vịng cổ chân, rộng vai, rộng ngực, dày ngực, rộng hơng, các chỉ số nếp mỡ

- Sơ đồ hình thái theo mạng Heath Cater

- Chạy 30m xuất phát cao, Chạy 60m xuất phát cao hoặc thấp,chạy 100m xuất phát cao hoặc thấp, chạy 1500m, chạy con thoi, bật xa tại chỗ, gập cơ bụng, lực bĩp tay, lực chân, lực lưng, nằm đẩy tạ 1RM, gánh tạ 1RM

- Cơng năng tim, dung tích sống

- Các chỉ số huyết học: cơng thức máu

-Các chỉ số sinh hĩa niệu: protein, creatinin

- Phản ứng đơn, phản ứng phức

- Lọai hình thần kinh; Động cơ tập luyện; Test tiết tấu, nhịp điệu

3.1.2 Bước 2: Chọn test đánh giá trình độ tập luyện của VĐV TDTH

Để xác định các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện của VĐV TDTH, trước hết thơng qua phân tích tài liệu cĩ liên quan, thứ đến là qua quan sát các buổi tập, qua thực

tế tập luyện và huấn luyện mơn TDTH để tìm hiểu các test đựơc sử dụng đánh giá trình độ tập luyện, sau đĩ tiến hành phỏng vấn để thu thập các ý kiến của HLV và VĐV

Qua kết quả thu được từ phiếu phỏng vấn, chỉ chọn những chỉ tiêu cĩ ý kiến đánh giá ở mức 70% trở lên, qua cả hai lần phỏng vấn

Các test đánh giá được trình bày ở bảng 3.1

Trang 9

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các test( chỉ tiêu) đánh giá trình độ tập luyện

của VĐV thể dục thể hình

Vòng cẳng chân

Tỷ lệ mỡ( Fat%)

Công suất yếm khí

Công suất ưa khí

Nằm ngữa gập bụng 1 phút

Nằm đẩy tạ 1 RM

Cơ cánh tay nhìn từ phía trước

Cơ cánh tay nhìn từ phía sau

Bề cạnh của ngực nhìn nghiêng

Toàn thân phía trước

Toàn thân phía sau

Cơ bắp cánh tay sau

Bụng và đùi

Chọn dầu thoa da

Chọn vũ đạo và nhạc phù hợp

Đánh giá động cơ tập luyện

Đánh giá trạng thái tâm lý

Loại hình thần kinh

VII

32

33

THẨM MỸ

Cảm thụ tiết tấu âm nhạc

Cảm thụ vũ đạo biểu diễn

VIII

34

35

DINH DƯỠNG

Năng lượng tiêu hao

Tỷ lệ các chất dinh dưỡng

Trang 10

3.2 Đánh giá trình độ tập luyện của VĐV TDTH

3.2.1 Giai đoạn Nở cơ

Kiểm tra 2 lần trong 2 giai đoạn huấn luyện nở cơ theo kế hoạch huấn luyện năm Kiểm tra lần 1 vào tháng 4 năm 2005, kiểm tra lần 2 vào tháng 3 năm 2006

Nhóm hạng cân được kiểm tra: < 70kg, < 80kg, < 90kg và >90kg

* HẠNG CÂN < 70kg

+ Về thể lực- chức năng - hình thái

Bảng tổng hợp giai đoạn nở cơ năm 2005 và 2006

Hạng cân dưới 70kg

P

1 Lực tay thuận (kg) 47.6 4.28 0.09 54.1 3.60 0.07 12.7% 9.111 < 0.05

2 Lực lưng (kg) 134.4 7.64 0.06 136.0 9.50 0.07 1.2% 1.524 > 0.05

3 Lực duỗi chân (kg) 138.5 10.00 0.07 141.3 10.20 0.07 2.0% 2.457 < 0.05

4 Nằm gập bụng 1' (lần) 40.0 1.98 0.05 44.0 2.10 0.05 9.5% 7.810 < 0.05

5 Nằm đẩy tạ 1RM

Trang 11

Nhìn chung, thể lực có sự cải thiện nhất định, tuy nhiên chỉ tiêu lực lưng có tăng tiến nhưng chưa có giá trị thống kê (p<0.05) Chức năng có sự cải thiện nhất định, tuy nhiên chỉ tiêu dung tích sống có tăng tiến nhưng chưa có giá trị thống kê (p<0.05) Hình thái có sự cải thiện nhất định, tuy nhiên có 6 chỉ tiêu sự tăng tiến chưa có giá trị thống kê (p<0.05): hiệu số vòng cánh tay, vòng mông, vòng đùi, vòng cẳng chân, tỉ lệ mỡ, khối nạc

* HẠNG CÂN <80kg

+ Về thể lự c- chức năng - hình thái

Bảng tổng hợp giai đoạn nở cơ năm 2005 và 2006

Hạng cân dưới 80kg

4 Nằm gập bụng 1' (lần) 37.0 3.40 0.09 40.0 3.50 0.09 7.8% 4.504 < 0.05

5 Nằm đẩy tạ 1RM (kg) 105.5 12.80 0.12 110.4 12.20 0.11 4.5% 3.865 < 0.05

6 Gánh tạ 1RM (kg) 135.5 20.50 0.15 146.7 25.00 0.17 7.9% 6.549 < 0.05

7 Công năng tim (HW) 8.2 0.34 0.04 7.5 0.43 0.06 -8.9% 3.146 < 0.05

8 Dung tích sống (lít) 3.7 0.43 0.12 4.0 0.35 0.09 7.8% 1.338 > 0.05

9 Công suất tối đa (kg/m/min) 5269.7 326.6 0.06 5292.0 332.0 0.06 0.4% 3.430 < 0.05

10 Khả năng yếm khí

(kg/m/min) 2318.2 136.4 0.06 2351.0 155.6 0.07 1.4% 7.582 < 0.05

11 Công năng tim (HW) 8.2 0.34 0.04 7.5 0.43 0.06 -8.9% 3.146 < 0.05

12 Dung tích sống (lít) 3.7 0.43 0.12 4.0 0.35 0.09 7.8% 1.338 > 0.05

13 Công suất tối đa (kg/m/min) 5269.7 326.6 0.06 5292.0 332.0 0.06 0.4% 3.430 < 0.05

14 Khả năng yếm khí (kg/m/min) 2318.2 136.4 0.06 2351.0 155.6 0.07 1.4% 7.582 < 0.05

Trang 12

22 Fat (%) 10.2 1.42 0.14 10.5 1.00 0.10 2.7% 0.721 > 0.05

23 Khối mỡ (kg) 7.69 1.06 0.14 8.15 1.09 0.13 5.8% 1.238 > 0.05

24 Khối nạc (kg) 67.6 1.83 0.03 69.5 1.57 0.02 2.7% 3.938 < 0.05 (t0,05 = 2.262.)

Nhìn chung chức năng có sự cải thiện nhất định, tuy nhiên chỉ tiêu dung tích sống có tăng tiến nhưng chưa có giá trị thống kê (p<0.05)

* HẠNG CÂN <90kg

+ Về thể lự c- chức năng - hình thái

Bảng tổng hợp giai đoạn nở cơ năm 2005 và 2006

Hạng cân dưới 90kg

P

1 Lực tay thuận (kg) 57.5 8.50 0.15 62.7 7.50 0.12 8.7% 5.127 < 0.05

2 Lực lưng (kg) 160.4 14.40 0.09 165.0 14.30 0.09 2.8% 3.387 < 0.05

3 Lực duỗi chân (kg) 170.0 28.28 0.17 175.0 29.36 0.17 2.9% 2.597 < 0.05

4 Nằm gập bụng 1' (lần) 33.0 2.83 0.09 36.0 2.66 0.07 8.7% 5.052 < 0.05

5 Nằm đẩy tạ 1RM (kg) 122.0 14.83 0.12 130.0 13.20 0.10 6.3% 5.959 < 0.05

6 Gánh tạ 1RM (kg) 148.5 27.02 0.18 150.0 28.40 0.19 1.0% 0.795 > 0.05

7 Công năng tim (HW) 8.6 0.44 0.05 8.0 0.43 0.05 -7.2% 2.537 < 0.05

8 Dung tích sống (lít) 4.0 0.43 0.11 4.4 0.55 0.13 9.5% 1.592 > 0.05

9 Công suất tối đa (kg/m/min) 5167.3 546.6 0.11 5204.0 432.0 0.08 0.7% 4.627 < 0.05

10 Khả năng yếm khí (kg/m/min) 2300.2 166.1 0.07 2331.0 185.6 0.08 1.3% 6.488 < 0.05

Trang 13

Nhìn chung chức năng có sự cải thiện nhất định, tuy nhiên có 3 chỉ tiêu Fat%, khối mỡ, khối nạc có tăng tiến nhưng chưa có giá trị thống kê (p<0.05)

* HẠNG CÂN >90kg

+ Về thể lực- chức năng - hình thái

Bảng tổng hợp giai đoạn nở cơ năm 2005 và 2006

Hạng cân trên 90kg

9 Công suất tối đa (kg/m/min) 5057.3 366.6 0.07 5124.2 362.0 0.07 1.3% 9.775 < 0.05

10 Khả năng yếm khí (kg/m/min) 2285.2 166.1 0.07 2301.1 185.6 0.08 0.7% 3.354 < 0.05

Trang 14

+ Về thể lực- chức năng - hình thái

Bảng tổng hợp giai đoạn cắt nét năm 2005 và 2006

Hạng cân dưới 70kg

P

1 Lực tay thuận (kg) 45.6 2.80 0.06 52.3 2.31 0.04 13.6% 11.622 < 0.05

2 Lực lưng (kg) 132.8 6.65 0.05 134.5 6.90 0.05 1.3% 1.821 > 0.05

3 Lực duỗi chân (kg) 135.5 9.50 0.07 140.1 8.80 0.06 3.3% 4.241 < 0.05

4 Nằm gập bụng 1' (lần) 40.0 1.71 0.04 42.0 2.04 0.05 4.9% 4.073 < 0.05

5 Nằm đẩy tạ 1RM (kg) 96.8 10.72 0.11 100.7 9.11 0.09 3.9% 3.425 < 0.05

Trang 15

*Ở HẠNG CÂN DƯỚI 80KG:

+ Về thể lực- chức năng - hình thái

Bảng tổng hợp giai đoạn cắt nét năm 2005 và 2006

Hạng cân dưới 80kg

P

1 Lực tay thuận (kg) 57.2 6.59 0.12 60.9 6.94 0.11 6.3% 3.968 < 0.05

2 Lực lưng (kg) 143.3 16.27 0.11 154.8 14.97 0.10 7.8% 8.174 < 0.05

3 Lực duỗi chân (kg) 158.0 28.68 0.18 169.7 28.29 0.17 7.1% 6.096 < 0.05

4 Nằm gập bụng 1' (lần) 34.0 2.54 0.07 35.1 2.04 0.06 3.2% 2.027 > 0.05

5 Nằm đẩy tạ 1RM (kg) 110.0 18.10 0.16 118.3 16.02 0.14 7.3% 5.627 < 0.05

* HẠNG CÂN DƯỚI 90 KG:

+ Về thể lực- chức năng - hình thái

Trang 16

Bảng tổng hợp giai đoạn cắt nét năm 2005 và 2006

Hạng cân dưới 90kg

P

1 Lực tay thuận (kg) 57.2 6.59 0.12 60.9 8.94 0.15 6.3% 3.703 < 0.05

2 Lực lưng (kg) 143.3 16.27 0.11 154.8 14.97 0.10 7.8% 8.174 < 0.05

3 Lực duỗi chân (kg) 158.0 28.68 0.18 169.7 30.63 0.18 7.1% 5.975 < 0.05

4 Nằm gập bụng 1' (lần) 34.0 2.54 0.07 35.4 3.08 0.09 4.0% 2.329 > 0.05

5 Nằm đẩy tạ 1RM (kg) 110.0 18.10 0.16 118.3 16.02 0.14 7.3% 5.627 < 0.05

6 Gánh tạ 1RM (kg) 142.0 22.03 0.16 147.7 26.39 0.18 3.9% 3.212 > 0.05 Công năng tim (HW) 9.9 0.44 0.04 9.5 0.51 0.05 -4.1% 1.616 < 0.05 Dung tích sống (lít) 3.7 0.43 0.12 4.3 0.41 0.10 15.7% 2.703 > 0.05 Công suất tối đa

(kg/m/min) 5124.3 425.6 0.08 5216.0 429.0 0.08 1.8% 12.372 < 0.05 Khả năng yếm khí

(kg/m/min) 2275.2 160.1 0.07 2311.0 177.6 0.08 1.6% 7.694 < 0.05 (t0,05 = 2.447)

*HẠNG CÂN TRÊN 90KG

+ Về thể lực- chức năng - hình thái

Bảng 3.22: Bảng tổng hợp thể lực giai đoạn cắt nét năm 2005-2006

Hạng cân dưới 90kg

P

1 Lực tay thuận (kg) 52.8 1.89 0.04 57.6 1.46 0.03 8.6% 10.286 < 0.05

2 Lực lưng (kg) 161.3 14.15 0.09 168.5 12.78 0.08 4.3% 5.447 < 0.05

3 Lực duỗi chân (kg) 175.0 16.20 0.09 181.0 15.30 0.08 3.4% 4.216 < 0.05

4 Nằm gập bụng 1' (lần) 33.3 1.53 0.05 34.0 3.80 0.11 2.0% 1.139 > 0.05

5 Nằm đẩy tạ 1RM (kg) 132.0 11.16 0.08 140.0 18.30 0.13 5.9% 5.813 < 0.05

Ngày đăng: 09/02/2015, 03:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w