1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của nữ vđv cầu mây trẻ 13 15 tuổi tỉnh đồng nai qua hai năm tập luyện

163 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 3,34 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình huấn luyện thể thao hiện nay, vấn đề đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên VĐV các cấp theo lứa tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu khác nhau c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

NGUYỄN XUÂN THANH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU MÂY TRẺ 13-15 TUỔI TỈNH ĐỒNG

NAI QUA HAI NĂM TẬP LUYỆN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

ĐỒNG NAI, NĂM 2016

Trang 2

LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

NGUYỄN XUÂN THANH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN CỦA NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU MÂY TRẺ 13-15 TUỔI TỈNH ĐỒNG

NAI QUA HAI NĂM TẬP LUYỆN

Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 5

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Nguồn gốc môn cầu mây 5

1.1.1 Khái quát về môn cầu mây 5

1.1.2 Nguồn gốc môn cầu mây 5

1.1.3 Cách thức chơi môn cầu mây 6

1.1.4 Lịch sử cầu mây tại Việt Nam 6

1.1.5 Khái quát về cầu mây tại Đồng Nai 7

1.2 Đặc điểm vận động và kỹ thuật môn cầu mây 9

1.2.1 Đặc điểm vận động môn cầu mây [10] 9

1.2.2 Đặc điểm kỹ thuật môn cầu mây 10

1.3 Đặc điểm sinh lý và quá trình cung cấp năng lượng cho vận động viên cầu mây 12

1.3.1 Các nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động: 12

1.3.2 Nguồn năng lượng Phosphagene: 12

1.3.3 Nguồn năng lượng yếm khí lactat [2], [17] 14

1.3.4 Nguồn năng lượng oxy hóa (ưa khí): 14

1.3.5 Chức năng tuần hoàn và máu: 15

1.3.6 Chức năng chuyển hóa năng lượng: 16

1.4 Khái niệm - các quan điểm đánh giá trình độ tập luyện 17

1.4.1 Các khái niệm, quan điểm về trình độ tập luyện 17

1.5 Đặc điểm tâm sinh lý và phát triển thể chất lứa tuổi 13 - 15 32

1.5.1 Đặc điểm giải phẩu và cấu trúc cơ thể VĐV lứa tuổi 13 - 15 33

1.5.2 Đặc điểm sinh lý cơ thể VĐV lứa tuổi 13 - 15 33

1.5.2.1 Sự phát triển hệ thần kinh 34

1.5.2.2 Trao đổi chất và năng lượng 35

1.5.2.3 Hệ hô hấp 35

Trang 4

1.5.3 Đặc điểm tâm lý VĐV lứa tuổi 13 - 15 38

1.5.4 Tuổi chuyên môn hóa và tuổi tối ưu hóa đạt thành tích cao [26], [27], [35], [48], [55] 39

1.5.4.1 Giai đoạn huấn luyện ban đầu: 40

1.5.4.2 Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu: 40

1.5.4.3 Giai đoạn huấn luyện chuyên sâu môn thể thao chính: 40

1.5.4.5.Giai đoạn hoàn thiện thể thao 41

1.6 Tổng hợp các công trình nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của các tác giả trong và ngoài nước 42

CHƯƠNG 2 46

PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 46

2.1 Phương pháp nghiên cứu 46

2.1.1 Phương pháp đọc phân tích và tổng hợp tài liệu 46

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn 46

2.1.3 Phương pháp kiểm tra nhân trắc 46

2.1.4 Phương pháp kiểm tra chức năng sinh lý 51

2.1.5 Phương pháp kiểm tra tâm lý 54

2.1.6 Phương pháp kiểm tra sư phạm 60

2.1.7 Phương pháp toán thống kê 66

2.2 Đối tượng nghiên cứu 67

2.3 Tổ chức nghiên cứu 67

2.3.1 Kế hoạch nghiên cứu 67

2.3.2 Địa điểm nghiên cứu: 68

CHƯƠNG 3 69

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 69

3.1 Nghiên cứu xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai 69

3.1.1 Xây dựng hệ thống các chỉ số, test đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai 69

Trang 5

luyện của VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai 69

3.1.1.2 Sơ bộ lựa chọn hệ thống các chỉ số, test đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai 70

3.1.1.3 Kết quả phỏng vấn về hệ thống chỉ số, test đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai 71

3.1.1.4 Kiểm nghiệm độ tin cậy của test qua hai lần kiểm tra 75

3.1.2 Bàn về sự lựa chọn các chỉ số, test của các chỉ tiêu để đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai 79

3.2.1.1 Các chỉ số về hình thái: 83

3.2.1.2 Các chỉ số về chức năng: 86

3.2.1.3 Các giá trị về tâm lý: 87

3.2.1.4 Các giá trị thành tích về thể lực: 89

3.2.1.5 Các giá trị thành tích về kỹ thuật: 91

3.2.2 Đánh giá sự biến đổi hình thái, chức năng,tâm lý, thể lực và kỹ thuật của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện 94

3.2.2.1 Đánh giá sự biến đổi hình tháicủa nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện 94

3.2.2.2 Đánh giá sự biến đổi vềchức năng của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện 98

3.2.2.3 Đánh giá sự biến đổi tâm lýcủa nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện 101

3.2.2.4 Đánh giá sự biến đổi thể lựccủa nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện 105

3.2.2.5 Đánh giá sự biến đổi kỹ thuật của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện 109

3.2.3 Bàn về thực trạng và sự biến đổi hình thái, chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ thuật chuyên môn của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai 113

3.3 Xây dựng tiêu chuẩn và kiểm nghiệm đánh giá trình độ tập luyện cho nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua 02 năm tập luyện 118

Trang 6

VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua 02 năm tập luyện 118

3.3.2 Phân loại chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện cho nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua 02 năm tập luyện 127

3.3.3 Phân loại trình độ tập luyện của từng nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua 02 năm tập luyện 130

3.3.4 Dự báo tiềm năng phát triển thành tích của nữ VĐV cầu mây 13-15 tuổi 134

3.3.5 Kiểm nghiệm đánh giá tổng hợp trình độ tập luyện và dự báo khả năng phát triển thành tích của VĐV 137

3.3.6 Bàn luận về tiêu chuẩn và kiểm nghiệm đánh giá trình độ tập luyện của từng nữ VĐV cầu mây trẻ 13 -15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện 137

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 139

KẾT LUẬN 139

KIẾN NGHỊ 140

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 141

PHỤ LỤC 1 148

Trang 7

trung bình 70kg) (Theo Mensicop, 1986) [15, tr 172] Error! Bookmark not defined

Bảng 2.3 Bảng phân loại loại hình thần kinh 56

Bảng 3.4 Số lượng các chỉ số và test được chọn để đánh giá giá trình độ tập

Bảng 3.5 Hệ thống các test về tâm lý, thể lực và kỹ thuật được chọn để đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV cầu mây lứa tuổi 13 - 15 Đồng Nai 75

Trang 8

Bảng 3.14: Các giá trị thành tích của test về mặt thể lực qua 2 năm tập luyện của nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi Đồng Nai 101

Bảng 3.16: Số liệu so sánh về các chỉ số hình thái nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi Đồng Nai với Số liệu luận án cấp cơ sở - Trường ĐHTDTTT Bắc Ninh và Tiêu

Trang 9

Bảng 3.29 Phân loại từng yếu tố và tổng hợp các mặt trình độ tập luyện của nữ VĐV

Trang 10

Biểu đồ 3.5 Sự tăng trưởng các giá trị của test về mặt thể lực của nữ VĐV cầu

Biểu đồ 3.7 So sánh thực trạng một vài chỉ số hình thái, chức năng và tố chất thể lực

Trang 11

www.vkhtdtt.vn

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình huấn luyện thể thao hiện nay, vấn đề đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên (VĐV) các cấp theo lứa tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu khác nhau có ý nghĩa rất lớn đối với thực tiễn và lý luận, đặc biệt trong tuyển chọn và đào tạo VĐV trẻ Việc đánh giá trình độ tập luyện của VĐV được tiến hành bằng các phương pháp khách quan, sẽ giúp cho huấn luyện viên (HLV) có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết để điều khiển quá trình huấn luyện Thông qua việc đánh giá trình độ tập luyện một cách khoa học và hệ thống đối với các môn thể thao, cho phép nâng cao hiệu quả của công tác huấn luyện và đào tạo VĐV trẻ Trình độ tập luyện (TĐTL) thực chất đó chính là quá trình đào tạo cho con người thích nghi với hoạt động cơ bắp nhờ hoàn thiện sự điều khiển và phối hợp sự vận động giữa các hệ cơ quan trên cơ sở những biến đổi sâu sắc về cấu tạo, chức năng sinh lý và sinh hoá trong cơ thể Các môn thể thao khác nhau thì mức độ quan trọng của từng mặt năng lực thể thao trong TĐTL có khác nhau, mỗi môn thể thao đều có những yêu cầu cao có tính chất riêng đối với cơ quan hoặc hệ cơ quan trong cơ thể Vì vậy, mỗi môn thể thao đều có tác dụng hoàn thiện chủ yếu một hay một số chức năng hoặc cơ quan nhất định Vì vậy, việc đánh giá TĐTL của VĐV có

ý nghĩa quan trọng trong việc điều khiển và điều chỉnh quá trình huấn luyện một cách khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác tập luyện của VĐV Đồng thời, khắc phục tính chủ quan trong công tác huấn luyện

Đánh giá trình độ tập luyện của VĐV ở bất cứ môn thể thao nào đều phải được xem xét một cách toàn diện thông qua các chỉ số cả hình thái, chức năng, kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý của cơ thể VĐV theo một quy trình và trong một

hệ thống khoa học, chặt chẽ Trong những yếu tố cấu thành thành TĐTL ấy thì hình thái, chức năng sinh lý, tố chất thể lực là một bộ phận quan trọng, vì chỉ có thông qua sự biến đổi hình thái, chức năng sinh lý, yếu tố thể lực kết hợp với kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý mới đánh giá được TĐTL của VĐV

Cầu mây là một môn thể thao có nguồn gốc từ Đông Nam Á, cũng tương tự như cầu chuyền, ngoại trừ việc cầu mây sử dụng loại cầu làm bằng cây mây và chỉ cho phép cầu thủ sử dụng chân, đầu gối, ngực và đầu để chạm cầu Đây là một môn

Trang 13

thể thao nổi tiếng Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Lào, Philippines và Indonesia Thái Lan là quốc gia rất mạnh ở bộ môn cầu mây tại các đại hội thể thao Riêng ở môn cầu mây, do tính chất của môn thể thao mới được du nhập vào Việt Nam vì vậy mà số VĐV cũng như số đơn vị có đào tạo môn thể thao cầu mây là rất ít Cầu mây chỉ tập trung ở một số tỉnh thành có phong trào như: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Công an nhân dân, Đồng Nai Đồng Nai là một trong những đơn vị luôn quan tâm đầu tư phát triển cho môn cầu mây Nhiều năm liền là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước ở các giải thi đấu quốc gia và đây cũng là nơi cung cấp nguồn VĐV cho các đội tuyển quốc gia nam và nữ ở các lứa tuổi Trước những phát triển vượt bậc của môn cầu mây tại Việt Nam nói chung và tại các địa phương hiện nay, cần có những cơ sở khoa học đã được nghiên cứu từ thực tiễn để

có thể đánh giá và phát triển cầu mây một cách khách quan theo hướng khoa học và hiện đại tại các địa phương đào tạo VĐV cầu mây Trong đó một trong những nội dung cần được quan tâm hàng đầu là các yếu tố liên quan đến trình độ tập luyện của VĐV ở các nhóm lứa tuổi Cho đến nay, vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu

về sự biến đổi về hình thái, chức năng sinh lý, yếu tố thể lực và kỹ thuật trên đối tượng VĐV cầu mây nhằm cung cấp cơ sở đánh giá khoa học góp phần mang lại hiệu quả cho công tác đào tạo VĐV cầu mây, đặc biệt là nữ VĐV trẻ Thi đấu cầu mây cũng đã tổ chức được các giải thường xuyên như giải trẻ, giải vô địch nhằm mục đích cung cấp tuyển chọn VĐV cho các đội tuyển nam, nữ quốc gia Tuy vậy cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào được tiến hành trên đối tượng VĐV này, cũng như các báo cáo cụ thể mang tính khoa học về đánh giá trình độ tập luyện Các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện mang tính chất cảm tính, chủ quan dựa vào kinh nghiệm và thành tích thi đấu, có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ

về mặt lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn rất cao Kết quả nghiên cứu của đề tài làm tư liệu giúp các nhà quản lý, huấn luyện viên đánh giá một cách chính xác trình

độ tập luyện của các VĐV

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, việc “Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua hai năm tập luyện” là cần thiết được thực hiện nhằm cơ sở khoa học đánh giá

Trang 14

tại Trung tâm TDTT tỉnh Đồng Nai trong tương lai

Mục đích nghiên cứu:

Xác định các chỉ tiêu và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho

nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai, góp phần hoàn thiện quy trình kiểm tra, đánh giá TĐTL nữ VĐV cầu mây nhằm kiểm soát quá trình huấn luyện trong quá trình đào tạo VĐV của tỉnh sau 2 năm tập luyện

Mục tiêu nghiên cứu:

nữ VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai

Nai qua 02 năm tập luyện

VĐV cầu mây trẻ 13-15 tuổi tỉnh Đồng Nai qua 02 năm tập luyện

Giả thuyết khoa học của luận án:

Từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào được tiến hành trên đối tượng nữ VĐV cầu mây trẻ, cũng như các báo cáo cụ thể mang tính khoa học về đánh giá trình độ tập luyện cho đối tượng này Cách đánh giá trình độ tập luyện nữ VĐV cầu mây chỉ mang tính chất cảm tính, chủ quan dựa vào kinh nghiệm và thành tích thi đấu là chính chưa có cơ sở khoa học Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án

có thể là cơ sở khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn cao để đánh giá TĐTL của nữ VĐV cầu mây và bên cạnh đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác đào tạo

và huấn luyện VĐV nữ cầu mây của tỉnh nhà nói riêng và của quốc gia nói chung

Trang 15

www.vkhtdtt.vn

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cầu mây (Sepak Takraw) môn thể thao dân tộc phổ biến ở vùng Đông Nam

Á, hiện đã đưa vào thi đấu trong chương trình SEA Games và ASIAD Cầu mây là môn thể thao thi đấu đồng đội nên các VĐV phải có kỹ thuật cơ bản điêu luyện, để điều khiển chính xác nhằm phối hợp chiến thuật biến hóa phức tạp trong tấn công

và phòng thủ để giành điểm cho đội, nhưng phải tuân thủ theo luật thi đấu

Cầu mây là một môn thể thao tương tự như bóng chuyền, ngoại trừ việc cầu mây sử dụng loại cầu làm bằng cây mây và chỉ cho phép cầu thủ sử dụng chân, đầu gối, ngực và đầu để chạm bóng Đây là một môn thể thao nổi tiếng tại Việt Nam,

gia rất mạnh ở bộ môn cầu mây tại các đại hội thể thao Gần đây, Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc để tranh giành huy chương vàng với Thái Lan tại các giải đấu lớn

Thi đấu cầu mây được tiến hành giữa hai đội, mỗi đội có ba đấu thủ (trên sân) được dùng chân hoặc bất cứ bộ phận nào của cơ thể (trừ tay từ mỏm vai trở xuống) để đỡ cầu, chuyền cầu, tấn công và chắn cầu Mỗi đội được quyền chạm cầu

ba lần kể cả lần chạm cầu để đưa cầu sang sân đối phương và chắn cầu Một người được chạm cầu một hoặc hai, ba lần liên tiếp [12], [64]

Môn thể thao Takraw xuất hiện cách đây 500 năm về trước, nay là môn bóng

đá của người Xiêm La, đã vun đắp mối liên hệ mở rộng tầm quốc tế một cách chậm rãi qua lối tấn công đầy xông xáo và luôn luôn biểu hiện hành động di chuyển nhanh nhẹn Có môn thể thao Takraw đơn giản hơn mệnh danh Luk Takraw sử dụng quả bóng đan bằng cây mây, cũng ẩn chứa tinh thần sôi động vẫn tiềm tàng trong quá khứ của quốc gia Môn thể thao Luk Takraw diễn ra khắp các vùng đất nước, dành cho đàn ông cùng nhau tụ tập rèn luyện thân thể, sau khi công việc đồng

Trang 17

áng kết thúc hay thời gian rảnh rỗi Lối chơi môn này: trừ hai tay, sử dụng toàn bộ

cơ phận thân thể – hai chân, đầu gối, cùi chỏ, hai vai và đầu giữa quả bóng di chuyển trên không lần luợt qua các vận động viên, bằng lối chuyền bóng uyển chuyển [24], [71]

Có hai hình thức chính của môn thể thao Takraw Môn thể thao Takraw thứ nhất có lưới với hình thức tranh tài, rất giống quy tắc chơi bóng chuyền Môn thể thao Takraw thứ hai với biệt danh Regus, đội chơi bóng có bốn cầu thủ tranh tài với

thế, có sự khác biệt giữa môn thể thao Takraw có lưới và môn như bóng chuyền là mỗi bên được phép ba lần tiếp xúc bóng, sự kiện này có thể giữ bóng liên tiếp đối với bất kỳ cầu thủ nào Lưới cao một mét rưỡi, phân cách hai đội bóng trong lúc phát bóng đi gồm hai cầu thủ Đấu thủ phát bóng đi đứng cách xa làn trung tâm của

dùng chân đá quả bóng bay đi chính xác, giúp cầu thủ phát bóng gần chân đá của mình, di chuyển nhanh nhẹn Thái Lan và Mã Lai chiếm ưu thế về môn thể thao này Bằng nhịp độ chơi tiến triển chớp nhoáng hai quốc gia đã cùng nhau giao đấu chiếm vị trí tối cao về môn thể thao này trong nhiều năm qua [64]

Sau một quá trình hình thành và phát triển tương đối mạnh mẽ đặc biệt là những năm gần đây với nhiều thành tích vang dội tại đấu trường khu vực và châu lục, Liên đoàn Cầu mây Việt Nam đã được thành lập, khẳng định một bước phát triển mới cho môn Cầu mây ở Việt Nam Đồng thời đó cũng là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển vững chắc trong thời gian tới của môn thể thao này

Từ năm 1990, Cầu mây được du nhập vào Việt Nam và phát triển ở Hà Nội cùng một số địa phương khác, đến năm 1994, lần đầu tiên giải Vô địch các CLB toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội và tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 3, Cầu mây đã chính thức trở thành môn thi đấu của Đại hội

Trang 18

hiện là một trong những nước đứng đầu về Cầu mây nữ và thứ 6 về Cầu mây nam

Hiện tại, phong trào Cầu mây đã phát triển ở hơn 15 địa phương, ngành với

15 CLB và hơn 200 VĐV, 30 HLV, hướng dẫn viên các tuyến đội tuyển trẻ, năng khiếu Hệ thống thi đấu đã được hình thành ổn định với mỗi năm tổ chức 4 giải: vô địch, vô địch trẻ, cúp CLB, vô địch đồng đội và 1 giải quốc tế Hà Nội mở rộng

Sau một quá trình hình thành và phát triển tương đối mạnh mẽ đặc biệt là những năm gần đây với nhiều thành tích vang dội, việc thành lập Liên đoàn Cầu mây Việt Nam là vô cùng cần thiết Ngày 9/5/2009, Đại hội thành lập Liên đoàn Cầu mây Việt Nam nhiệm kỳ I đã được tổ chức Ban chấp hành nhiệm kỳ I đã bầu ông Nguyễn Duy Lượng - Phó Chủ tịch trung ương Hội nông dân Việt Nam giữ chức Chủ tịch Liên đoàn và ông Nguyễn Xuân Hạnh giữ chức Tổng thư ký Liên đoàn [13]

Ngày 13/8/2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2365/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thể dục, thể thao tỉnh Đồng Nai đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch phát triển ngành thể dục, thể thao tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên cơ sở thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu: nâng cao hiệu quả quản lý và chỉ đạo các hoạt động TDTT, bảo đảm sự phát triển nhanh, vững chắc, khắc phục tình trạng phân tán, lãng phí nguồn lực; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, phục vụ tốt cho công cuộc đổi mới và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Đổi mới và hoàn thiện

hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao; gắn kết quả đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; nâng cao dần thành tích thi đấu thể thao tại các giải quốc gia và quốc tế

Trang 19

Thể dục thể thao là bộ phận quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước, được cụ thể hóa trong quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao của từng địa phương; phát triển thể dục thể thao là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và mỗi người dân; đảm bảo hoạt động thể dục thể thao phát triển theo đúng hướng, ngày càng đa dạng, phong phú, vừa giữ gìn và phát huy các môn thể thao truyền thống, vừa tiếp thu những thành tựu mới về phát triển các môn thể dục thể thao mang tính khoa học, tiên tiến và hiện đại…xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất và trang thiết bị cho mạng lưới thể dục thể thao, phát triển các loại hình cơ sở đa chức năng, thực hiện xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước Đảm bảo các chính sách ưu đãi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế và dân cư đầu tư phát triển thể dục thể thao

Hệ thống thể thao thành tích cao của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ có 32 môn, trong đó cầu mây được đưa vào nhóm các môn thể thao trọng điểm loại 1 và một trong năm môn mũi nhọn được đẩy mạnh đầu tư [39]

Môn cầu mây mới được du nhập vào Đồng Nai vào những năm cuối thập niên 90 Đây là một trong số ít những môn được Ủy ban thể dục - thể thao quốc gia đầu tư để đào tạo vận động viên theo chương trình mục tiêu Đồng Nai có hai đội cầu mây nam và nữ đều ở hạng đội mạnh quốc gia, có 2 vận động viên được chọn vào đội tuyển quốc gia của tỉnh là Đoàn Văn Hòa và Huỳnh Trúc Phương, huấn luyện viên Lưu Ngọc Tuấn được cử làm huấn luyện viên phó đội cầu mây nữ quốc gia Năm 2006, Đồng Nai cũng đóng góp nhiều VĐV Cầu Mây nữ cho đội tuyển quốc qia như: Nguyễn Hải Thảo, Nguyễn Thúy An, Bích Thùy và Đỗ Thị Thu Hiền (dự bị) Tại ASIAD 15 vừa qua, cô gái người Đồng Nai này chính là nguồn cảm hứng, là chỗ dựa tinh thần cho toàn đội và đóng góp một vai trò hết sức nổi bật vào chiến tích 2 huy chương vàng ASIAD - một điều chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử môn thể thao vốn là của riêng Thái Lan này

Trong những năm gần đây, cầu mây Đồng Nai tham dự cả giải trẻ và giải vô địch quốc gia, mùa giải năm 1999, trong khuôn khổ giải vô địch, đội cầu mây nam Đồng Nai được xếp hạng 3 Giải vô địch cầu mây trẻ toàn quốc 2013: đội tuyển trẻ

Trang 20

cầu mây Đồng Nai đoạt 1 HCB, 2 HCĐ Giải vô địch cầu mây trẻ toàn quốc năm

nữ và 3 HCĐ ở các nội dung: đồng đội đôi nữ, đội tuyển nam và đôi nam Giải cầu mây đội tuyển toàn quốc năm 2015: Đồng Nai giành được 1 HCB, 2 HCĐ Hiện Trường phổ thông Năng khiếu thể thao Đồng Nai đang đào tạo vận động viên (VĐV) năng khiếu 10 môn thể thao là bóng đá, bóng bàn, điền kinh, cầu lông, bơi lội, cầu mây, bóng bàn, Vovinam, Karatedo và Taekwondo Chính đây là nguồn VĐV để thành lập các đội tuyển trẻ và đội tuyển của tỉnh tham dự các giải khu vực

và toàn quốc [39]

Hiện nay có rất nhiều loại hình thi đấu môn cầu mây, nhưng phổ biến nhất hiện nay vẫn là loại hình thi đấu REGU Mỗi đội có 5 người, 3 người thi đấu trên sân, 2 người dự bị Có 3 vị trí thi đấu chính là vị trí tấn công, vị trí phát cầu và vị trí chuyền 2 Mỗi vị trí sẽ có một VĐV đảm nhận riêng biệt, cho nên đặc thù vận động của 3 vị trí cũng hoàn toàn khác nhau, kỹ thuật cũng khác nhau

Theo luật thi đấu mới của ISTAF (Liên đoàn cầu mây quốc tế) áp dụng cho loại hình thi đấu REGU thì các đội sẽ thi đấu 3 hiệp, đội nào giành chiến thắng 2 hiệp là đội thắng cuộc Mỗi hiệp đấu có 21 điểm, đối với trường hợp 2 đội hòa 20 –

20 thì đội nào thắng cách biệt 2 điểm trước, hoặc đội nào giành được 25 điểm trước

sẽ giành thắng cuộc

Phát cầu: Trong môn cầu mây hiện nay có rất nhiều cách để phát cầu Phát cầu trong loại hình thi đấu REGU hiện nay là yếu tố mang tính quyết định ăn điểm chính trong trận đấu Do vậy, cách phát cầu được phát triển rất mạnh, và được nghiên cứu rất kỹ Kể đến cách phát cầu phổ biến hiện nay như Horse-Kick được người Thái nghiên cứu và phát triển cách đây rất lâu từ 15 – 20 năm, đây là một trong những cách phát cầu đòi hỏi kỹ thuật rất khó, do nó mang lại lợi thế lớn khi thực hiện phát cầu thành công trong một pha cầu Với những lợi thế lớn khi phát cầu như vậy ISTAF đã có luật giới hạn trong việc phát cầu, như trước đây, một đội

Trang 21

sẽ liên tiếp phát cầu nếu đội nhà liên tục giành điểm Hiện nay, các đội sẽ luân phiên phát cầu, nếu một đội giành 3 điểm liên tục, thì lượt thứ tư sẽ được đội bạn phát cầu, cứ như vậy luân phiên Tránh trường hợp lợi thế lớn khi thực hiện phát cầu liên tục

Chuyền cầu: Mỗi đội có 3 lần chạm cầu, thường thì các VĐV chuyền 2 hoặc phát cầu nhận cầu với tối thiểu 2 lần chạm cầu rồi chuyền cầu cho VĐV tấn công, đặt VĐV tấn công vào vị trí thuận lợi để thực hiện tấn công

Tấn công và Smashes: Không giống như kỹ thuật phát cầu, kỹ thuật tấn công, thực hiện một cú Smashes được nghiên cứu và phát triển liên tục Kỹ thuật tấn công smashes phổ biến hiện nay là kỹ thuật Sunback Đây là kỹ thuật hiện nay được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, đây cũng là một trong những kỹ thật khó nhất trong cầu mây VĐV tấn công nhận được cầu sau 2 lần chạm cầu đúng luật của đồng đội, thực hiện một pha bật cao, lộn ngược người, lưng đồi diện lưới, chân cao hơn lưới, đá móc ngược sao cho cầu vào phần sân đối phương, và khiến cho VĐV đối phương không thể đỡ được Dĩ nhiên pha tấn công đó của VĐV tấn công chỉ được một lần chạm Tất cả các kỹ thuật phức tạp khi tấn công đó diễn ra rất nhanh

và chỉ được chạm cầu 1 lần [76]

Môn cầu mây được thi đấu trong sân đấu nhỏ, cùng với kích thước sân môn cầu lông Quá trình thi đấu của môn cầu mây được áp dụng luật tương tự như môn bóng chuyền, chỉ khác ở VĐV không được sử dụng cánh tay và bàn tay Trong sân đấu có 3 VĐV, với 3 vị trí là: 1 - VĐV phát cầu, đứng tại vòng tròn giữa sân, phát qua lưới vào phần sân đối phương, với mục tiêu là ăn điểm trực tiếp hoặc gây khó khăn cho đối phương đỡ cầu phòng thủ 2- VĐV đứng bên trái sân có nhiệm vụ phòng thủ, VĐV này kiểm soát cầu hầu hết thời gian trận đấu, họ cũng có thể dứt điểm tùy từng pha cầu giống như VĐV tấn công, họ cũng có tốc độ, nhanh nhẹn, linh hoạt giống với VĐV tấn công 3- VĐV đứng bên phải sân có nhiệm vụ tấn công, họ thường thực hiện những pha dứt điểm với những kỹ thuật khác nhau tùy từng tình huống, họ cũng là người thực hiện những pha cản trở đối phương khi đối

Trang 22

phương thực hiện những pha tấn công Trong quá trình thi đấu, các VĐV có thể luân phiên trách nhiệm cho nhau Thời gian thi đấu của môn cầu mây kéo dài trung bình 40 phút, các pha cầu với cường độ cao chỉ kéo dài từ 4 đến 8 giây Do đó, quá trình hoạt động của môn cầu mây chỉ nằm ở vùng cường độ trung bình

Trong cầu mây có những kỹ thuật cơ bản đòi hỏi VĐV phải nhuần nhuyễn trước khi thực hiện những kỹ thuật phức tạp hơn Các kỹ thuật cơ bản này đều xoay quanh khả năng kiểm soát cầu một cách tốt nhất, chuẩn xác nhất có thể Hầu hết các

bộ phận trên cơ thể VĐV đều có thể sử dụng để kiểm soát cầu trừ cánh tay và bàn tay, do đó các kỹ thuật kiểm soát cầu trên các bộ phận đều rất khó Dưới đây là những kỹ thuật cơ bản nhất trong môn cầu mây:

Kỹ thuật kiểm soát cầu bằng lòng trong bàn chân: kỹ thuật này mặc dù là cơ

bản nhưng nó được sử dụng nhiều nhất trong quá trình kiểm soát cầu trong trận đấu

Kỹ thuật này được sử dụng trong quá trình kiểm soát cầu theo ý muốn khi đối phương thực hiện những quả “ vô lê ” tấn công, hoặc sử dụng để chuyền cho đồng đội tấn công Ở mức khó hơn, kỹ thuật này còn được phát triển dùng để thực hiện

những quả vô lê tấn công bằng lòng trong bàn chân

Kỹ thuật cứu cầu bằng mũi giày: kỹ thuật này không được sử dụng để kiểm

soát cầu Kỹ thuật này cũng được sử dụng ở những pha cầu nảy cao vượt qua tầm đầu, và đón cầu trong những tình huống với Kỹ thuật này được sử dụng chậm rãi

không dùng lực quá nhiều

Kỹ thuật sử dụng đầu: đây cũng là một trong những kỹ thuật nòng cốt thiết

yếu của môn cầu mây Ở kỹ thuật này, phần tiếp xúc của đầu và trái cầu thường là trán, vì ở vị trí đó, VĐV dễ kiểm soát cầu hơn và dễ thực hiện những pha đánh đầu tấn công tùy vào từng trường hợp Kỹ thuật này thường được sử dụng ở trường hợp

cầu tiến đến phía trước và trên phần thắt lưng của VĐV

Kỹ thuật sử dụng đầu gối và đùi để kiểm soát cầu, kỹ thuật này được sử dụng

để nhận cầu từ những đường chuyền của đồng đội hoặc phòng thủ từ những pha tấn công của đối phương Kỹ thuật này thường được sử dụng khi cầu đến sát người,

hoặc cầu đến tầm phần đùi và thắt lưng

Trang 23

Kỹ thuật dứt điểm: dứt điểm một pha cầu rất đa dạng và tùy vào từng pha cầu

mà sử dụng bộ phận cơ thể tương ứng với từng kỹ thuật thích hợp Thường trong thi đấu, các VĐV cố gắng dứt điểm gây khó khăn nhứt cho đối thủ không thể đỡ được

và ghi điểm, các pha cầu đó thường nhanh và mạnh nhất Do đó, các VĐV thường

áp dụng những pha tấn công thuận và tấn công nghịch sử dụng những cú “vô lê” nghịch bằng mu bàn chân, lòng trong bàn chân và thập chí là những pha đạp vẫy cầu rất đẹp mắt Những kỹ thuật dứt điểm đó đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, độ chính xác cao

Các kỹ thuật khác: Trong quá trình thi đấu, trừ bàn tay và cánh tay ra thì các

bộ phận khác trên cơ thể đều được sử dụng, trong đó có kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực

và vai Những kỹ thuật này chỉ được áp dụng trong quá trình khống chế cầu trong những tình huống bắt buộc phải sử dụng, các kỹ thuật này không được dùng trong quá trình tấn công

viên cầu mây:

Theo tài liệu của Đặng Quốc Bảo và cộng sự (2010) [2], Nguyễn Ngọc Cừ và cộng sự (1998) [9], Lưu Quang Hiệp (2005) [17], Lưu Quang Hiệp và cộng sự (2002) [16], Trịnh Hùng Thanh và Lê Nguyệt Nga (1993) [44], Lê Quý Phượng (2007) và cộng sự [36], Nguyễn Thế Truyền (2002) và cộng sự [53], Jack và cộng

sự (1999) [69], William và cộng sự (2000) [79]… đã đề cập đến sự chuyển hóa năng lượng và các nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động như sau:

Cơ thể hoạt động được là nhờ được cung cấp năng lượng sinh học từ các hợp chất giàu năng lượng ATP và CP được cung cấp từ 3 nguồn: phosphagene, đường phân yếm khí và ưa khí

Nguồn năng lượng phosphagene còn gọi là nguồn năng lượng dự trữ ATP và

CP, vì các chất này có sẵn trong tế bào cơ Khi vận động ATP và CP dự trữ được

Trang 24

nó có thể huy động năng lượng lớn gấp 3 lần so với hệ lactic và lớn gấp 4 - 10 lần

Số năng lượng giải phóng (KJ/kg)

mà các môn thể thao tốc độ chạy 100m, bơi 25m, cử tạ và trong xe đạp với các pha bức phá, chạy nước rút về đích… rất cần phát triển nguồn năng lượng yếm khí này Tuy nhiên dùng lượng ATP và CP không lớn, chỉ dự trữ trong một giới hạn nhất định, số lượng dự trữ ATP trong cơ thể mỗi người vào khoảng 80 - 100g, chỉ đủ cung cấp năng lượng cho thực hiện bài tập cường độ tối đa trong vài giây là cạn kiệt Vì vậy, nếu vận động kéo dài hơn thì việc cung cấp năng lượng không thể chỉ

Trang 25

bằng dự trữ ATP - CP mà phải có sự bổ sung, hỗ trợ của các nguồn năng lượng khác như nguồn yếm khí lactate, ưa khí

Nguồn ATP được cung cấp từ phản ứng tách đôi phân tử glucoza sản phẩm

là axit lactic không có sự tham gia của oxy nên gọi là đường phân yếm khí lactat

Sự phân giải glucoza yếm khí này xảy ra ngay từ khi bắt đầu hoạt động cơ và đạt công suất lớn nhất sau vận động 30 - 40 giây Vì vậy, quá trình đường phân yếm khí

mạnh, tốc độ kéo dài từ 20 giây đến vài phút Công suất trung bình của hệ lactic này vào khoảng 12 kcal/phút, nhỏ hơn hệ Phosphatgen 3lần nhưng lớn hơn hệ oxy 1.5 lần Tuy nhiên, dung lượng năng lượng của hệ cung cấp ATP đường phân bị hạn chế bởi chính axit lactic là sản phẩm của phản ứng phân giải những phân tử glucoza

để tái tạo ra ATP mà không cần oxy tham gia Phản ứng này có men Lactate Dehydrogenaza (LDH) xúc tác

Nồng độ axit lactic tăng cao trong cơ gây ức chế các men phân giải glucogen

và glucoza Trong thực tế, nếu axit lactic tích tụ trong cơ và máu vượt quá sức chịu đựng của cơ thể sẽ là một trong những nguyên nhân gây mệt mỏi Vì vậy, muốn tận dụng nguồn năng lượng yếm khí nhanh chóng này cơ thể VĐV phải thích nghi tốt với điều kiện tăng hàm lượng axit lactic trong máu So sánh giữa 2 đối tượng VĐV tập luyện sức mạnh - tốc độ và người không tập luyện cũng thực hiện một bài tập giống nhau, người ta thấy rằng: Hàm lượng axit lactic trong máu của VĐV cao hơn người không tập luyện tơi 20 -30%

Trong tập luyện có VĐV có hàm lượng lactac máu vượt trên 15 mmol/l vẫn chưa thấy cảm giác mệt mỏi, trong khi đó người không tập luyện hàm lượng lactac máu chỉ ở mức 5 mmol/l đã thấy cảm giác mệt mỏi rã rời và chuột rút không thể tiếp tục bài tập được nữa Do đó, với VĐV thì khả năng chịu đựng nồng độ axit lactic cao trong máu tốt hơn

Trang 26

Mặc dù, năng lượng từ nguồn dự trữ ATP - CP và từ quá trình đường phân cung cấp rất nhanh, nhưng không đủ cung cấp cho hoạt động kéo dài Để duy trì hoạt động, cơ thể phải huy động năng lượng từ nguồn cung cấp năng lượng khác bằng cách oxy hóa các chất dinh dưỡng mà ta ăn vào cơ thể hàng ngày như đường,

mỡ và đạm Nguồn cung cấp năng lượng có sự tham gia của oxy từ khí trời do hệ hô hấp, tuần hoàn và máu đưa tới mô và khả năng hấp thụ oxy ở tế bào cơ là nguồn năng lượng lâu bền nhất Mặc dù công suất của nguồn năng lượng oxy hóa này thấp hơn nhiều so với nguồn năng lượng phosphagene và đường phân yếm khí, nhưng dung lượng của nó lớn nhất đủ để cung cấp năng lượng cho những bài tập thể lực gắng sức kéo dài từ vài phút trở lên

Như đã nói, quá trình hoạt động của môn cầu mây trung bình kéo dài khoảng

40 phút, trong trận đấu các pha cầu kéo dài trung bình từ 5.5 giây – 9.8 giây các pha cầu cuối cùng dùng trong tấn công chỉ kéo dài dưới 6 giây Thời gian dừng giữa các pha cầu kéo dài khoảng 9 giây Thời gian trung bình của các hiệp đấu bình thường kéo dài khoảng 17 phút Và thời gian trung bình của một hiệp đấu quyết định (hiệp 3) thường chỉ khoảng 6 phút

Nguồn năng lượng được sử dụng trong các pha cầu chủ yếu chỉ cần dùng đến nguồn dự trữ ATP-CP, tuy nhiên, quá trình thi đấu môn cầu mây kéo dài không chỉ

ở một pha cầu, mà gồm nhiều pha cầu liên tục trong một khoảng thời gian trung bình do vậy, hệ thống năng lượng ưa khí cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và cung cấp cho cơ thể hoạt động

Như đã nói, các VĐV cầu mây chơi ở các vị trí khác nhau sẽ có cường độ hoạt động khác nhau, mức độ thích nghi của các VĐV trong quá trình tập luyện cũng khác nhau Do đó, mạch đập của các VĐV ở các vị trí khác nhau cũng có sự khác biệt ít nhiều

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả tại Singapore (4 tác giả) về nhịp tim và lượng lactat máu sản sinh trong quá trình thi đấu của các VĐV đội tuyển quốc gia Singapore được đăng trên tạp chí của Viện khoa học thể thao Hàn Quốc (2003) đã

Trang 27

chỉ ra nhịp đập tối đa của VĐV cầu mây trong phòng nghiên cứu chơi ở vị trí phát cầu là 190 nhịp/phút, VĐV chơi ở vị trí chuyền 2 là 189 nhịp/phút và VĐV tấn công

là 186 nhịp/phút Mạch đập trung bình trong quá trình thi đấu của VĐV phát cầu là

149 nhịp/phút, của VĐV chuyền 2 là 150 nhịp/phút và của VĐV tấn công là 156 nhịp/phút Tuy không có sự khác biệt nhiều nhưng cũng đã phần nào thể hiện quá trình hoạt động của các VĐV cầu mây trong thi đấu [64]

Cũng như tất cả các môn thể thao khác, quá trình hoạt động cơ bắp của môn cầu mây cũng cần một nguồn năng lượng cung ứng thích hợp Nếu không được thỏa mãn về phương diện ưa khí thì cần đến những quá trình yếm khí huy động nhanh chất đốt cần thiết đáp ứng những yêu cầu của cơ thể Hấp thụ tối đa oxy là phản ánh của những tiềm năng liên kết trong hệ thống tim - mạch và hô hấp để đồng hóa và vận chuyển oxy cho các nhóm cơ được huy động Theo nghiên cứu của nhóm tác giả tại Singapore (4 tác giả) về nhịp tim và lượng lactat máu sản sinh trong quá trình thi đấu của các VĐV đội tuyển quốc gia cầu mây Singapore được đăng trên tạp chí của Viện khoa học thể thao Hàn Quốc (2003) đã chỉ ra lượng VO2max của các VĐV cầu mây trong phòng nghiên cứu chơi ở vị trí phát cầu là 3.4 lít oxy/phút,

của các VĐV cầu mây chơi ở vị trí tấn công là 3.4 lít oxy/phút [64], [77]

Do quá trình thi đấu cầu mây chỉ kéo dài trung bình là 40 phút nên hoạt động của môn này nằm ở vùng cường độ trung bình Hoạt động ở vùng cường độ này làm ảnh hưởng lượng đường dự trữ trong gan và máu Nhu cầu oxy hóa đường và nhất

là mỡ đòi hỏi một lượng oxy lớn làm cho tim và hô hấp phải làm việc ở mức cao kéo dài Mồ hôi ra nhiều trong hoạt động kéo dài, có thể gây rối loạn trao đổi nước

và muối khoáng Các xung động hướng tâm đơn điệu theo chu kỳ cũng có tác dụng gây ra ức chế các trung tâm thần kinh

Khi thực hiện bài tập trong vùng cường độ này cơ thể VĐV xuất hiện trạng thái ổn định thật vì tỉ lệ nợ oxy và nhu cầu oxy của cơ thể gần bằng 1 Nợ oxy từ 5-

Trang 28

hóa hiếu khí Hàm lượng axit lactid tăng vừa phải: 50mg%- 70mg%, ở đây sự hoạt động của quá trình photphoryl oxy hóa diễn ra mạnh mẽ, cho nên không những glucid mà kể cả lipit và protid cũng bị lôi kéo tham gia vào phàn ứng này Vì vậy hoạt động trong vùng cường độ trung bình đều có sự tiêu hao của glucid, lipid và protid [2], [77]

Trong thể thao hiện đại, việc đánh giá trình độ lập luyện (TĐTL)trong quá trình tuyển chọn và đào tạo VĐV có một vị trí vô cùng quan trọng, bởi vì nếu làm tốt vấn đề này sẽ tiết kiệm được kinh phí và tăng hiệu quả đào tạo VĐV trình độ cao Trong quá trình đào tạo VĐV nhiều năm, việc kiểm tra đánh giá TĐTLcủa VĐV các cấp theo độ tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và lý luận, đặc biệt trong huấn luyện và tuyển chọn VĐV

Đối với VĐV cấp cao, đánh giá TĐTLthường gắn liền với trạng thái sung sức trong các chu kỳ huấn luyện và thành tích thi đấu Còn đối với VĐV trẻ thì việc đánh giá TĐTL thường nhằm mục đích đánh giá khả năng tiềm năng của trẻ trên cơ

sở đó có thể đưa ra dự báo về triển vọng của các em Bên cạnh đó định hướng cho huấn luyện viên(HLV) trong việc đánh giá hiệu quả huấn luyện

Khái niệm về TĐTLcó khá nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu như sau: Theo Nôvicốp A.D và Mátvêép L.P (1980): “Khái niệm TĐTL” thường được gắn chủ yếu với những biến đổi thích ứng về mặt sinh học (về chức năng và hình thái) xảy ra trong cơ thể VĐV dưới tác dụng của các lượng vận động trong tập luyện và được biểu hiện ở sự nâng cao năng lực vận động Từ đó ông đưa ra khái niệm: “TĐTL càng cao thì VĐV hoàn thành một nhiệm vụ nhất định càng có hiệu quả và hoàn thiện hơn” Do đó, TĐTLlà thước đo mức thích ứng của cơ thể đối với một hoạt động cụ thể đạt được qua tập luyện [28, tr8]

Theo Aulic I.V (1982): “TĐTL là năng lực tiềm tàng của VĐV để đạt được những thành tích nhất định trong môn thể thao đã được chọn” Theo Aulic I.V,

Trang 29

TĐTL chính là mức độ thích ứng của cơ thểđối với nhiệm vụ cụ thể đạt được bằng con đường tập luyện [1]

trình huấn luyện thể thao, nó phản ánh sự nâng cao khả năng chức phận của cơ thể VĐV, khả năng làm việc chung và chuyên môn, trình độ hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động TĐTLcủa VĐV được đánh giá và kiểm tra bằng những khả năng của VĐV thể hiện ở thành tích thể thao” [62]

cao năng lực thể thao nhờ ảnh hưởng của lượng vận động tập luyện, LVĐ thi đấu

và các biện pháp bổ trợ khác” [14, tr 101] Theo định nghĩa trên của Tiến sĩ Harre

cho ta thấy ngoài LVĐ tập luyện và lượng vận động thi đấu, TĐTLcủa VĐV còn phụ thuộc vào các biện pháp bổ trợ khác nữa Cũng theo Harre thì các thông tin về TĐTLcủa VĐV được thể hiện ở các cuộc thi đấu và kiểm tra thành tích thông qua

các test

Ở Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu, tác phẩm, bài viết của tác giả đã đưa

ra các khái niệm về TĐTLkhác nhau như:

Theo TS Nguyễn Ngọc Cừ và cộng sự (1998): “TĐTL là phạm trù đa giá trị,

có tính chất tương đối trừ tượng, tiềm ẩn, không thể nhận biết ngay bằng trực quan,

vì nó là tổng hòa những biến đổi thích nghi vô số các yếu tố thuộc các lĩnh vực khoa học y - sinh học, sư phạm và tâm lý diễn ra bên trong cơ thể của VĐV hợp lý, thông qua quá trình huấn luyện lâu dài, được biểu hiện ra bên ngoài bằng năng lực vận động và thành tích thể thao Nhưng không phải lúc nào TĐTLtốt cũng được biểu hiện một cách vô điều kiện ra bên ngoài bằng thành tích thể thao cao Bởi lẽ, chúng

ta không thể lường hết và cũng không thể điều tiết được tất cả những yếu tố chi phối tiêu cực đối với các cuộc thi đấu thể thao”[9, tr 2]

Theo PGS.TS Nguyễn Toán - TS Phạm Danh Tốn (2000): “TĐTLcủa VĐV,

đó là kết quả tổng hợp của việc giải quyết các nhiệm vụ trong thực tiễn huấnluyện thể thao TĐTL thể hiện ở mức nâng cao chức phận của cơ thể, năng lực hoạt động chung và chuyên môn của VĐV ở mức độ hoàn thiện các kỹ năng kỹ xảo thể thao

Trang 30

phù hợp” [51, tr 423] Khi phân tích, PGS.TS Nguyễn Toán còn chỉ ra rằng

TĐTLcủa VĐV được thể hiện trong một cấu trúc tổng hợp (như là một hợp kim) về thể năng, kỹ năng, trí năng, chiến thuật, năng lực tâm lý Đó là năm thành tố cơ bản trong TĐTL giữa chúng có mối quan hệ vừa thúc đẩy vừa chế ước cho nhau

Theo PGS.TS Lê Nguyệt Nga (2000) và các cộng sự [29], TĐTL bao gồm các nội dung chính sau:

- Trình độ tập luyện luôn được xem xét trong trạng thái động

- Thành tích thể thao là một yếu tố cơ bản của TĐTL

Qua đó có thể khái quát trình độ tập luyệnbao gồm các yếu tố bên trong về y sinh như hình thái, sinh lý, sinh hóa và các yếu tố bộc lộ bên ngoài như thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ thuật, chiến thuật và các phẩm chất tâm lý

Trình độ tập luyện được nâng cao thông qua quá trình huấn luyện có tính chất hệ thống và lâu dài, sự biến đổi lâu dài của TĐTLluôn gắn liền với các phạm trù “thích nghi và phát triển” Sự phát triển của TĐTLnhờ tác động của lượng vận động tạo nên những biến đổi về chức năng, cấu trúc các cơ quan và các hệ thống của cơ thể Thực chất đó là chuỗi phản ứng thích nghi Quá trình thích nghi là một trong những mặt rất quan trọng của quá trình phát triển TĐTLlâu dài Trong quá trình phát triển đó, TĐTLdần thích ứng với những biến đổi về hình thái - chức năng tương ứng của các cơ quan và các hệ thống cơ thể Những biến đổi về cấu trúc chịu

sự tác động nhiều lần không thể diễn ra tức thời, mà nó đòi hỏi cần một thời gian

nhất định [29], [30]

Theo TS Trần Quốc Tuấn (2003): “Do ảnh hưởng của lượng vận động trong

tập luyện và thi đấu, năng lực thể thao của VĐV được nâng cao phù hợp với từng giai đoạn huấn luyện, trình độ được nâng cao phù hợp với từng giai đoạn huấn luyện, trình độ được nâng cao của các năng lực thể thao được gọi là TĐTL” [56, tr

thể thao như: tố chất thể lực, năng lực kỹ thuật và phối hợp vận động, năng lực chiến thuật và cả phẩm chất tâm lý Ngoài ra TĐTLcòn thể hiện ở sự thích ứng về

Trang 31

mặt sinh học, thông qua năng lực làm việc được nâng cao của các hệ thống chức năng cơ thể Trình độ tập luyện được đánh giá bằng các test sư phạm, tâm lý, các test chuyên môn và các cuộc thi đấu thể thao

Mặt khác các môn thể thao khác nhau thì mức độ quan trọng của từng mặt năng lực thể thao trong TĐTLcó khác nhau, mỗi môn thể thao đều có yêu cầu cao,

có tính chất riêng đối với cơ quan hoặc hệ thống cơ quan trong cơ thể.Trình độ tập luyện của VĐV được xác định thông qua các phương pháp sư phạm, tâm lý, y sinh học Tuy nhiên, TĐTLlà một khái niệm tổng hòa cho khả năng của toàn cơ thể

Xem xét trên các quan điểm nghiên cứu trên của các tác giả trong và ngoài nước, nhận thấy TĐTLđược phân tích và được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhiều góc độ như là một tổ hợp của nhiều thành tố Song nhìn chung lại các quan điểm về TĐTLđược các tác giả thể hiện qua các luận điểm sau:

Thứ nhất, TĐTLluôn được xem xét ở trạng thái động

Thứ hai, TĐTLthể hiện qua những biến đổi thích ứng về mặt sinh học, của

hệ thống các cơ quan trong cơ thể VĐV

Thứ ba, TĐTLđược nâng cao bằng con đường tập luyện và thi đấu thể thao Theo khái niệm về cấu trúc nhiều thành phần của TĐTLthì việc đánh giá TĐTLphải xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau: tâm lý (trạng thái tâm lý, các phẩm chất ý chí đặc thù của từng môn thể thao), y sinh, xã hội, sư phạm (thể lực, kỹ thuật, chiến thuật)

Vì vậy, kiểm tra đánh giá TĐTLlà một trong những giai đoạn nhất định, dùng các phương pháp và công cụ kiểm tra thích hợp, cơ thể thu thập những tư liệu cũng như phản ánh được TĐTL của VĐV, bao gồm hình thái và chức năng cơ thể,

tố chất vận động, kỹ chiến thuật, tri thức cơ bản về TDTT, lý luận môn chuyên sâu, yếu tố tâm lý Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt rõ hơn về đặc điểm của TĐTL ở VĐV cấp cao và VĐV trẻ có sự khác nhau:

- VĐV cấp cao: Có đặc điểm TĐTL luôn ở mức cao, vì thế khi đánh giá TĐTL, thường gắn với trạng thái sung sức thể thao ứng với từng chu kỳ huấn luyện

và thành tích thi đấu thể thao cụ thể

Trang 32

- VĐV trẻ: Có đặc điểm TĐTLthấp và luôn biến động trong quá trình phát triển, vì vậy khi đánh giá tổng hợp TĐTLVĐV trẻ cần phải xem xét nhiều chỉ tiêu, các test có tốc độ tăng trưởng tốt trong quá trình tập luyện, phản ánh trạng thái tập luyện phù hợp với môn thể thao đặc thù

Qua phần trình bày trên chúng ta thấy đối với các VĐV trẻ lứa tuổi từ 13-15, hình thái-chức năng, tâm lý, thể lực và kỹ thuật chiếm vị trí rất quan trọng trong TĐTL của VĐV

Trang 33

Trình độ tập luyện là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất các hệ thống chức năng của cơ thể tham gia vào quá trình giải quyết các nhiệm vụ vận động phức tạp Từ các khái niệm ở mục 1.1.1 cho thấy, các yếu tố xác định TĐTL

và VĐV cầu mây là: Hình thái, chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ thuật - chiến

và tâm lý

Yếu tố hình thái:

Cầu mây là một môn thi đấu vừa mang tính đối kháng, đồng đội, vừa mang tính biểu diễn cao Là sự kết hợp của nhiều tố chất thể lực: tốc độ, sức mạnh, sức bền và tính linh hoạt cao Và để có sự kết hợp tốt nhất các tố chất thể lực đó thì không ngoại trừ về yếu tố hình thái trong môn cầu mây Một thể hình tốt và phù hợp

sẽ giúp cho một VĐV có những lợi thế nhất định đối với các VĐV đối thủ Với một chiều cao lợi thế sẽ giúp VĐV có lợi thế trong tấn công và những pha bật chắn cầu phòng thủ Đặc biệt trong cầu mây, là một môn thể thao đòi hỏi sự dẻo dai và linh hoạt rất cao, do đó sự linh hoạt của các khớp là một yếu tố cực kỳ quan trọng Biên

độ khớp của cổ và phần thân dưới được sử dụng rất nhiều trong hoạt động tập luyện

và thi đấu môn cầu mây Một trong những khớp đòi hỏi độ dẻo dai nhất trong cầu mây là khớp hông và dẻo thân, bởi VĐV liên tục thực hiện những quả phát cầu và

đá móc ngược ở tầm cao Tùy vào đặc điểm thi đấu của VĐV ở các vị trí khác nhau trên sân sẽ có sự khác biệt ít nhiều về hình thái Các VĐV phát cầu thường chiếm

ưu thế về chiều cao hơn so với các VĐV ở hai vị trí còn lại, độ mở của khớp hông

và dẻo thân của họ cũng có sự khác biệt theo hướng tích cực, bởi những VĐV này thường thực hiện những pha phát cầu ở tầm cao, đòi hỏi độ mở và khép của 2 khớp trên cũng có sự phát triển tương ứng Các pha phát cầu cũng đòi hỏi tốc độ và sức mạnh để gây khó khăn nhất định cho đối phương [44], [75]

Yếu tố kỹ thuật:

Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn (2000): “Kỹ thuật thể thao là cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động hợp lý và có hiệu quả cao nhất [51, tr 117]

Trang 34

Theo V.P Philin (1996): “Việc đạt được thành tích trong thể thao mức độ đáng kể phụ thuộc vào huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật thể thao hợp lý” [32, tr 65] Cũng theo tác giả, kỹ thuật hoàn thiện là tập hợp các cách thức thực hiện động tác thể thao có hiệu quả nhằm mục đích đạt được thành tích tốt nhất Kỹ thuật hoàn thiện được hình thành trên cơ sở các quy luật sinh cơ và sinh hóa cho phép VĐV thực hiện các động tác và các hoạt động tiết kiệm hơn và hiệu quả hơn Chỉ có huấn luyện thể thao hợp lý, tiên tiến và phù hợp với đặc điểm cá nhân VĐV mới có thể phát huy được trình độ thể lực, kỹ thuật đồng thời là cơ sở phát huy tính hiệu quả của chiến thuật thể thao Nếu VĐV có kỹ thuật điêu luyện, toàn diện thì sử dụng được nhiều chiến thuật và nâng cao được hiệu quả sử dụng chiến thuật

Cầu mây là sự kết hợp tương đối phức tạp của 3 môn thể thao là cầu chuyền, cầu đá và cầu lông Gần giống về các kỹ thuật trong cầu đá, nhưng cầu mây có sự phức tạp hơn về khả năng khống chế quả cầu mây, cũng như khả năng điều khiển quả cầu mây đòi hỏi phải có sự chính xác cao trong từng pha cầu Trong cầu mây có những kỹ thuật cơ bản đòi hỏi VĐV phải nhuần nhuyễn như: kiểm soát cầu bằng

mu bàn chân, lòng trong bàn chân, má trong bàn chân, má ngoài bàn chân, cẳng chân, đầu gối, đùi, ngực, vai, và đầu Đặc biệt trong cầu mây không được sử dụng

kỹ thuật kiểm soát cầu bằng cánh tay và bàn tay Cũng tùy từng vị trí: VĐV phát cầu, VĐV chuyền cầu, VĐV tấn công mà các vị trí này sẽ có những kỹ thuật tương ứng, tuy nhiên các VĐV cũng phải nhuần nhuyễn những kỹ thuật cơ bản trước khi phát triển các kỹ thuật riêng biệt

Yếu tố chiến thuật:

Theo Diên Phong (1999): “Chiến thuật là nghệ thuật tiến hành thi đấu thể

đấu bằng năng lực của mình (đội mình được phát huy một cách hợp lý)” [34, tr 204] Trong cầu mây chủ yếu là phát cầu ăn điểm trực tiếp hoặc nhảy chắn cầu gây

áp lực cho đối phương trong những lần đối phương tấn công, nên yếu tố chiến thuật không quyết định nhiều lên một trận đấu cầu mây

Tố chất thể lực:

Trang 35

Trong HLTT, ngoài trình độ kỹ thuật, tâm lý, đạo đức, ý chí thì thể lực là một yếu tố quyết định TTTT Thể lực của mỗi người phụ thuộc vào năng lực vận động và tố chất thể lực, gọi chung là năng lực thể lực Năng lực thể lực càng cao, thì vận động càng hoàn thiện và TTTT càng cao Thật vậy, quá trình hình thành và phát triển các tố chất thể lực luôn quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng vận động và mức độ phát triển của các cơ quan trong cơ thể Mức độ phát triển các tố chất thể lực phụ thuộc vào trạng thái cấu tạo và chức năng của nhiều cơ quan và hệ thống của cơ thể Quá trình tập luyện để phát triển các tố chất thể lực cũng chính là quá trình phát triển và hoàn thiện các hệ chức năng đóng vai trò chủ yếu trong một loại hoạt động cơ bắp cụ thể

Như đã nói, cầu mây là sự kết hợp phức tạp của 3 môn thể thao là cầu lông, cầu chuyền và cầu đá Cầu mây hoạt động trong sân đấu có cùng diện tích với sân đấu môn cầu lông, sử dụng luật tương tự như cầu chuyền và kỹ thuật cũng gần giống với cầu đá Thời gian thi đấu của cầu mây trung bình 40 phút, mỗi pha cầu kéo dài từ 6 đến 8 giây Do vậy, quá trình hoạt động của môn cầu mây nghiêng nhiều về sử dụng nguồn năng lượng yếm khí Tuy nhiên, hệ thống nguồn năng lượng ưa khí vẫn đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động môn cầu mây, bởi các pha cầu tấn công cường độ cao diễn ra không quá lâu chỉ dừng lại

ở mức 5 giây – 8 giây, sau các pha tấn công đó các pha cầu phòng thủ không diễn ra

ở cường độ quá cao, và kết thúc các pha cầu, VĐV có khoảng nghỉ nhất định trước khi bắt đầu một pha cầu mới Cường độ hoạt động môn cầu mây ở mức trung bình Trong môn cầu mây, quá trình bật nhảy và ra sức chân cuối cùng diễn ra liên tục trong một pha cầu, do đó, sức bền và sức mạnh là những tố chất thể lực nền tảng để

có thể duy trì trong một thời gian tương đối dài Cũng giống như các môn thể thao khác, tố chất thể lực là một yếu tố không thể thiếu trong cầu mây

Qua đó thấy, xác định mức độ phát triển các tố chất thể lực là yếu tố quan trọng hàng đầu trong đánh giá TĐTL của VĐV cầu mây Trình độ thể lực của VĐV cầu mây thể hiện tình trạng chức năng của cơ thể và đặc biệt thể hiện ở các tố chất

Trang 36

thể lực: Sức mạnh, tốc độ, sức bền, mềm dẻo, linh hoạt và khả năng phối hợp vận động

Tố chất sức nhanh (tốc độ, linh hoạt):

Theo khái niệm của V.M Daxiorơxki (1978): “Sức nhanh được coi là tố chất thể lực quan trọng là khả năng của con người hoàn thành những hoạt động vận động trong khoảng thời gian ngắn nhất Sức nhanh có 3 hình thức biểu hiện chủ yếu: Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động, tốc độ từng cử động riêng lẻ (khi lực cản bên ngoài bé), tần số động tác…” [11, tr 81 - 82] Chính vì vậy, chỉ tiêu để đánh giá sức nhanh rất phong phú Những hình thức biểu hiện đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau, nhất là các chỉ số của thời gian phản ứng trong nhiều trường hợp, tương ứng với những chỉ số của tốc độ tác động, có thể phản ứng thì vô cùng mau lẹ, trái lại động tác tương đối chậm hoặc ngược lại Sự kết hợp 3 hình thức nêu trên xác định mọi biểu hiện sức nhanh

A.D Novicốp - L.P Mátveep (1990) khi phát triển sức nhanh ta cần lưu ý đến hệ thần kinh vì: “Tính hưng phấn và bất định cao của các quá trình thần kinh ở lứa tuối thiếu niên là tiền đề thuận lợi để giáo dục sức nhanh của phản ứng vận động” [28, tr 214]

VĐV có khả năng di chuyển nhanh càng có nhiều lợi thế, ví dụ: Một VĐV

có tốc độ tốt có khả năng lấy được cầu, hoặc phản xạ với cầu nhanh hơn và qua mặt được đối thủ Với những lý do này, VĐV ở hầu hết các môn thể thao đều hiểu rõ giá trị của tốc độ Tốc độ thường được đo trên một đường thẳng, thường là ra sức chạy tốc độ ở những cự ly ngắn như từ 10m đến 100m Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ nhất là ở hầu hết các môn thể thao, các VĐV hiếm khi liên tục chạy tốc độ trên một quãng đường thẳng trên 30m như vậy, trước đó các VĐV thường có những di chuyển ngắn chuyển hướng liên tục Trừ khi VĐV đó là một VĐV chạy tốc độ 100m, luôn tập trung chạy hết tốc lực trong một quảng 100m Tuy nhiên việc tập trung chạy tốc độ trên một quãng đường thẳng như vậy có lẽ không mang lại nhiều tiến bộ trong việc cải thiện tốc độ trong thi đấu cũng như về lâu dài, thành tích rất khó để phát triển Mặt khác, hầu hết các môn thể thao đều yêu cầu khả năng tăng

Trang 37

tốc từ một trạng thái tĩnh, động hoặc khả năng chuyển từ vận động này sang một vận động khác một cách nhanh nhất Tuy nhiên, ở đây ta không phủ định hoàn toàn việc tập luyện tốc độ trên một đoạn đường thẳng dài, nó vẫn có giá trị trong việc kiểm tra và huấn luyện VĐV các môn thể thao [28, tr 11]

Khả năng phán đoán chuẩn xác các tín hiệu trong từng pha vận động, và phản ứng tương ứng với các pha vận động đó mà không có bất kỳ sự trì hoãn nào sẽ quyết định đến sự thành công của VĐV đó [29, tr 1081]

Nếu một VĐV chậm trong việc phát hiện, phản ứng với những tín hiệu đó thì chắc chắn rằng họ (VĐV) sẽ bỏ lỡ cả một mục tiêu, một trận đấu, hoặc thậm chí là chức vô địch Rất nhiều giác quan, khả năng đưa ra quyết định tham gia vào việc tạo ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phản ứng, tốc độ, và sự linh hoạt [28, tr.4]

Trong cầu mây, các pha cầu luôn diễn ra ở tốc độ rất cao Do vậy đòi hỏi khả năng phản ứng tương ứng với các pha cầu của VĐV cũng phải ở tốc độ cao Tốc độ trong cầu mây còn thể hiện ở những pha tấn công bằng chân và đầu

Tố chất mạnh (sức mạnh):

Theo D Harre (1996) [14] và Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000) [51] sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng nổ lực của cơ bắp, tức là khả năng sức mạnh khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng

nổ lực của cơ bắp V M Daxiorơxki (1978) chia tố chất sức mạnh thành: “Sức mạnh tối đa (sức mạnh tuyệt đối), sức mạnh tương đối, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền Sức mạnh còn chia làm hai loại động lực và tĩnh lực (đẳng trương và đẳng trường)” [11, tr 19]

Sức mạnh là một tố chất thể lực nền tảng ở hầu hết các môn thể thao và cầu

mây không phải ngoại lệ Tuy nhiên, ở mỗi môn thể thao sẽ có thiên hướng về từng loại sức mạnh riêng biệt Ở môn cầu mây, không đòi hỏi sử dụng sức mạnh tối đa,

mà đòi hỏi sử dụng sức mạnh tốc độ là chủ yếu Đặc biệt là khả năng giậm nhảy liên tục của VĐV tấn công và những pha giậm nhảy cao liên tục để chặn cầu phòng thủ

Ở đây là sự kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh bật nhảy và tốc độ ra chân Các VĐV

Trang 38

chuyền cầu rất ít khi thực hiện những pha bật nhảy, đo đó yếu tố sức mạnh tốc độ của các VĐV này thường thấp hơn so với các VĐV ở hai vị trí còn lại

Sức bền Theo V M Daxiorơxki (1978): “Là năng lực thực hiện một hoạt

động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể chịu đựng được Nói cách khác, tố chất bền là năng lực của

cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó” [11, tr 118] Theo Trịnh Hùng Thanh: “Sức bền của con người do nhiều nguyên nhân quyết định, đặc biệt do các tố chất và hoạt động của hệ thần kinh trung ương Để có sức bền vận động viên phải rèn luyện không chỉ với cơ quan vận động, các cơ quan hô hấp, tuần hoàn mà

cả ý chí và nghị lực” [43, tr 48]

Căn cứ vào cường độ, thời gian hoạt động và cơ chế cung cấp năng lượng, sức bền được chia thành 3 loại sau:

Sức bền thời gian ngắn: Là sức bền cần để vượt qua một cự ly mà VĐV cần

khoảng 45 giây đến 2 phút Thành tích sức bền này dựa trên năng lực hoạt động của hai hệ thống cung cấp năng lượng yếm khí

Sức bền thời gian trung bình: Là sức bền cần để vượt qua một cự ly mà VĐV

cần khoảng 2 đến 11 phút Thành tích sức bền này dựa trên năng lực hoạt động của hai hệ thống cung cấp năng lượng ưa khí và yếm khí

Sức bền thời gian dài: Là sức bền cần để vượt qua một cự ly mà VĐV cần

trong thời gian trên 11 phút với tốc độ không giảm Ví dụ như bơi 1.500m, chạy maratông… Thành tích sức bền này chủ yếu dựa trên năng lực hoạt động của hệ thống cung cấp năng lượng ưa khí

Sức bền là nền tảng thể lực ở tất cả các môn thể thao Trong cầu mây, sức bền cần được duy trì tốt trong trong các pha cầu kéo dài, bởi trong các pha cầu kéo dài cần sự tập trung cao để kiểm soát cầu chuẩn xác nhất và duy trì khả năng bật nhảy liên tục ở VĐV tấn công

Mềm dẻo:

Theo Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000) cho rằng: “Năng lực mềm dẻo phụ thuộc vào đàn tính của cơ bắp và dây chằng Tính chất đàn hồi cao của bộ máy

Trang 39

vận động và sự phát triển chưa ổn định của hệ thống xương, khớp trong lứa tuổi thiếu niên là điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lực mềm dẻo” [51, tr 368 - 369]

Mềm dẻo trong cầu mây là một tố chất rất quan trọng Đặc biệt khả năng dẻo

ở phần thân dưới như: dẻo thân, hông, khớp gối và cổ chân Mềm dẻo trong cầu mây là một yếu tố bổ trợ trực tiếp cho khả năng kỹ thuật của từng VĐV Đặc biệt ở những pha “vô lê” ngược của các VĐV tấn công đòi hỏi khả năng mềm dẻo cao Và khả năng mở rộng của của các khớp cũng rất quan trọng trong việc bổ trợ kỹ thuật trong các pha cầu

Yếu tố thăng bằng động và tĩnh:

Thăng bằng là khả năng duy trì trọng tâm của cơ thể trên cùng một trục của lực hấp dẫn (CoG), liên tục đưa ra các thông tin phản hồi từ thị giác, hệ thống tiền đình, cấu trúc hệ thống cân bằng somatosensory, sau đó phối hợp với hệ thống hoạt động thần kinh cơ, đưa ra các hành động tương ứng [74, tr 261]

Thăng bằng tĩnh là khả năng duy trì trọng tâm cơ thể với những di chuyển tối thiểu Thăng bằng động có thể được xem như khả năng thực hiện một hành động trong khi vẫn duy trì hoặc trở lại một vị trí ổn định, hoặc khả năng duy trì hay trở lại thăng bằng trên một bề mặt không ổn định với những chuyển động không tối thiểu [80, tr 31]

Đặc thù vận động của môn cầu mây đòi hỏi các VĐV phải có khả năng giữ thăng bằng tốt, không những giữ thăng bằng tĩnh, mà các hoạt động thăng bằng động rất quan trọng Tùy từng vị trí chơi trên sân mà khả năng giữ thăng bằng khác nhau Ở VĐV tấn công, họ thường có khả năng thăng bằng trên chân thuận rất tốt, bởi các pha cầu tấn công, chân thuận ko những đóng vai trò giậm nhảy, tiếp đất, mà còn đóng vai trò thực hiện những pha tấn công móc ngược trên cao, đòi hỏi độ khó rất cao Khả năng giữ thăng bằng của VĐV phát cầu cũng khá tốt, bởi những pha phát cầu trên tầm cao, VĐV phải có khả năng đứng trụ một chân tốt để giữ cho thân người vững, trong khi chân lăng vươn cao thực hiện phát cầu Khả năng giữ thăng bằng động và tĩnh của các VĐV cầu mây không những đóng vai trò quan trọng ảnh

Trang 40

ra rằng khả năng giữ thăng bằng động thông qua test SEBT của các VĐV tấn công

là rất tốt, tiếp theo là VĐV phát cầu và chuyền hai [70]

Dựa vào đó, ta cũng có thể thấy rằng tùy vào vị trí chơi trên sân, HLV sẽ có những chương trình tập luyện riêng biệt Việc phân loại để huấn luyện sẽ giúp cho VĐV dễ phát huy trình độ tập luyện riêng biệt của mình, cũng như giúp cho HLV hiểu rõ hơn VĐV của mình

Phối hợp vận động (tố chất khéo léo):

Năng lực phối hợp vận động là một phức hợp các tiền đề để thực hiện thắng lợi một hoạt động thể thao nhất định Năng lực này được xác định trước hết qua quá trình điều khiển, hình thành và phát triển trong tập luyện Năng lực phối hợp vận động quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và năng lực khác như sức mạnh, sức nhanh và sức bền Năng lực phối hợp vận động quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và năng lực khác như sức mạnh, sức nhanh và sức bền Năng lực phối hợp vận động được thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng có chất lượng cũng như việc hoàn thiện củng cố và vận dụng các kỹ xảo về kỹ thuật thể thao Muốn phát triển năng lực phối hợp vận động phải thông qua sự tập luyện tích cực, cần cho VĐV thực hiện các bài tập được sử dụng làm phương tiện phát triển khả năng phối hợp vận động, cần yêu cầu thực hiện chính xác, thường xuyên và trong những điều kiện biến đổi phức tạp

Theo Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000) [51] khả năng phối hợp vận động chia thành 7 loại năng lực sau: Năng lực liên kết, năng lượng định hướng, năng lực thăng bằng, năng lực nhịp điệu, năng lực phản ứng, năng lực phân biệt vận động và năng lực thích ứng

Ngày đăng: 28/10/2016, 12:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aulic I.V. (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao , Ph ạm Ngọc Trân dịch, Nhà xu ất bản TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá trình độ tập luyện thể thao
Tác giả: Aulic I.V
Nhà XB: Nhà xuất bản TDTT
Năm: 1982
2. Đặng Quốc Bảo, Lê Quý Phượng (2010), Bài gi ảng Sinh lý học thể dục thể thao, Nhà xu ất bản TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Sinh lý học thể dục thể thao
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Lê Quý Phượng
Nhà XB: Nhà xuất bản TDTT
Năm: 2010
3. Bompa T. (2002), Tính chu k ỳ trong huấn luyện thể thao , biên d ịch: Lâm Quang Thành, Bùi Tr ọng Toại, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao
Tác giả: Bompa T
Nhà XB: Nhà xuất bản TDTT
Năm: 2002
4. Lê B ửu - Nguyễn Thế Truyền (1986), Ki ểm tra năng lực thể chất và thể thao, Nhà xu ất bản TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao
Tác giả: Lê B ửu - Nguyễn Thế Truyền
Nhà XB: Nhà xuất bản TDTT
Năm: 1986
5. Lê B ửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý lu ận và phương pháp thể thao trẻ , Nhà xu ất bản TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp thể thao trẻ
Tác giả: Lê B ửu, Nguyễn Thế Truyền
Nhà XB: Nhà xuất bản TDTT
Năm: 1991
6. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2002), Công ngh ệ đào tạo vận động viên trình độ cao , Nhà xu ất bản TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ đào tạo vận động viên trình độ cao
Tác giả: Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái
Nhà XB: Nhà xuất bản TDTT
Năm: 2002
7. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể thao , Nhà xu ất bản TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường thể thao
Tác giả: Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn
Nhà XB: Nhà xuất bản TDTT
Năm: 2004
8. Dương Nghiệp Chí (2003), Th ực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tu ổi, Nhà xu ất bản TDTT. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi
Tác giả: Dương Nghiệp Chí
Nhà XB: Nhà xuất bản TDTT. Hà Nội
Năm: 2003
9. Nguy ễn Ngọc Cừ và cộng sự (1998), Khoa h ọc tuyển chọn tài năng thể thao (tài li ệu dùng bồi dưỡng nghiệp vụ HLV các môn thể thao), Viện khoa học TDTT t ập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao
Tác giả: Nguy ễn Ngọc Cừ và cộng sự
Năm: 1998
10. Nguy ễn Hùng Cường (2014), Nghiên c ứu diễn biến trình độ tập luyện của vận động viên cầu mây trẻ trường Đại học TDTT Bắc Ninh theo các thời kỳ trong chu k ỳ huấn luyện năm 2014 , Đề tài cấp cơ sở, Trường Đại học thể dục thể thao B ắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hùng Cường (2014), "Nghiên cứu diễn biến trình độ tập luyện của vận động viên cầu mây trẻ trường Đại học TDTT Bắc Ninh theo các thời kỳ trong chu kỳ huấn luyện năm 2014, Đề tài cấp cơ sở
Tác giả: Nguy ễn Hùng Cường
Năm: 2014
11. Daxiorơxki V.M. (1978), Các t ố chất thể lực của vận động viên , Nhà xu ất bản TDTT. Hà N ội, tr. 19, 81-82, 118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tố chất thể lực của vận động viên
Tác giả: Daxiorơxki V.M
Nhà XB: Nhà xuất bản TDTT. Hà Nội
Năm: 1978
12. Hoàng Vĩnh Giang (1995), Nghiên c ứu xây dựng quy trình công nghệ huấn luy ện hiện đại một số môn thể thao có triển vọng của Hà Nội để chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 22 . Đề tài NCKH cấp thành phố Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ huấn luyện hiện đại một số môn thể thao có triển vọng của Hà Nội để chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 22. Đề tài NCKH cấp thành phố
Tác giả: Hoàng Vĩnh Giang
Năm: 1995
14. Harre D (1996), H ọc thuyết huấn luyện , d ịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hi ển, Nhà xuất bản TDTT Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết huấn luyện
Tác giả: Harre D
Nhà XB: Nhà xuất bản TDTT Hà Nội
Năm: 1996
15. Lưu Quang Hiệp – Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý h ọc TDTT , Nhà xu ất bản TDTT. Hà N ội, Hà Nội, tr. 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học TDTT
Tác giả: Lưu Quang Hiệp – Phạm Thị Uyên
Nhà XB: Nhà xuất bản TDTT. Hà Nội
Năm: 2003
16. Lưu Quang Hiệp và cộng sự (2002), Gi ải phẫu các cơ quan vận động , Nhà xu ất bản TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu các cơ quan vận động
Tác giả: Lưu Quang Hiệp và cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản TDTT
Năm: 2002
17. Lưu Quang Hiệp (2005), Sinh lý b ộ máy vận động , Nhà xu ất bản TDTT. Hà N ội, tr. 172 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý bộ máy vận động
Tác giả: Lưu Quang Hiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản TDTT. Hà Nội
Năm: 2005
19. Ivanop V. X. (1996), Nh ững cơ sở của toán học thống kê , Nhà xu ất bản TDTT. Hà N ội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của toán học thống kê
Tác giả: Ivanop V. X
Nhà XB: Nhà xuất bản TDTT. Hà Nội
Năm: 1996
20. Đàm Tuấn Khôi (2011), Xây d ựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luy ện của vận động viên cầu lông cấp cao . Lu ận án tiến sĩ GDH, Viện Khoa h ọc TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên cầu lông cấp cao
Tác giả: Đàm Tuấn Khôi
Năm: 2011
21. Nguy ễn Kim Lan (2004), Nghiên c ứu các tiêu chuẩn đánh giá trình đô tập luy ện của vận động viên thể dục nghệ thuật trẻ từ 8 – 10 tuổi . Lu ận án tiến sĩ giáo d ục học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các tiêu chuẩn đánh giá trình đô tập luyện của vận động viên thể dục nghệ thuật trẻ từ 8 – 10 tuổi
Tác giả: Nguy ễn Kim Lan
Năm: 2004
22. Nguy ễn Thành Lâm (2013), Nghiên c ứu các giải pháp kỹ thuật trong công tác tuy ển chọn và giám định huấn luyện một số môn thể thao trọng điểm của thành ph ố Hồ Chí Minh. Đề tài Sở Khoa học Công nghệ TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trong công tác tuyển chọn và giám định huấn luyện một số môn thể thao trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguy ễn Thành Lâm
Năm: 2013

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w