Các công trình nghiên cứu đã xây dựng được các tiêu chuẩn đánh giá riêng lẻ hoặc tổng hợp trình độ tập luyện của VĐV các Từ cơ sở tiếp cận, tôi chọn đề tài: “Đánh giá trình độ tập luyện
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ , THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
Mã số: 9140101
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
BẮC NINH - NĂM 2019
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: GS.TS Dương Nghiệp Chí Hướng dẫn 2: TS Ngũ Duy Anh
Phản biện 1: TS Trương Anh Tuấn Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Phản biện 2: GS.TS Lê Quý Phượng Trường Đại học TDTT Tp Hồ Chí Minh
Phản biện 3: PGS.TS Đinh Quang Ngọc Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh vào hồi… giờ, ngày… tháng….năm 2019
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1.Thư viện Quốc gia Việt Nam
2.Thư viện Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Trang 3A GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1 PHẦN MỞ ĐẦU
Vovinam-Việt võ đạo là môn thể thao được phát triển mạnh
mẽ và rộng khắp trên thế giới Ngày nay, đã có nhiều quốc gia trên thế giới tham gia tập luyện và thi đấu Vovinam-Việt võ đạo Trước sự phát triển của Vovinam-Việt võ đạo, nhiều quốc gia Đông Nam Á và trên thế giới đã chú trọng đầu tư phát triển Vovinam-Việt võ đạo
Tuy vậy, Vovinam-Việt võ đạo trong một thời gian dài vẫn tự bươn chải, tự len lỏi, thâm nhập vào đời sống võ học thế giới một cách tự thân, tự phát mà chưa có sự đầu tư nghiên cứu một cách bài bản đối với các lứa tuổi, các trình độ khác nhau.Điều đó cho thấy sự cần thiết phải triển khai nghiên cứu và huấn luyện Vovinam-Việt võ đạo một cách khoa học
Việc đánh giá TĐTL và đề ra phương pháp huấn luyện phù hợp, khoa học để nâng cao TĐTL của VĐV được đánh giá là rất quan trọng, đã sớm được các nhà khoa học TDTT tập trung nghiên cứu Các công trình nghiên cứu đã xây dựng được các tiêu chuẩn đánh giá riêng lẻ hoặc tổng hợp trình độ tập luyện của VĐV các
Từ cơ sở tiếp cận, tôi chọn đề tài: “Đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16”
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đánh giá TĐTL (sư phạm) của VĐV đội tuyển
Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, giai đoạn chuyên môn hoá sâu, làm cơ sở đề xuất các giải pháp huấn luyện khoa học, góp phần đưa công tác đào tạo VĐV vào nền nếp, mang tính hệ thống và khoa học cao, xứng đáng vị thế là một trong các môn võ thuật truyền thống của Việt Nam đang phát triển rộng khắp ở trong nước và trên thế giới
Trang 4Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm
vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu tổng quát về hình thái, chức năng cơ thể, tố chất thể lực và kỹ thuật của VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, giai đoạn chuyên môn hoá sâu
Nhiệm vụ 2: Đánh giá thực trạng và xây dựng Tiêu chuẩn đánh giá TĐTL (sư phạm) của VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, giai đoạn chuyên môn hoá sâu
Nhiệm vụ 3: Kiểm định sự phát triển TĐTL (sư phạm) của VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, thông qua chu kỳ huấn luyện 1 năm (12 tháng), giai đoạn chuyên môn hoá sâu
Giả thuyết khoa học: Kết quả thu được sẽ cho biết tác động
của các bài tập đến sự phát triển thể lực-một thành tố cơ bản, đồng thời đánh giá được sự phù hợp của các bài tập chuyên môn đã ứng dụng, thông qua Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, giai đoạn chuyên môn hóa sâu và thành tích thi đấu trong thực tế
Ý nghĩa khoa học: Trong quy trình đào tạo VĐV thể thao
đỉnh cao, việc đánh giá trình độ tập luyện của VĐV theo tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu cụ thể rất có ý nghĩa về mặt lí luận, đặc biệt trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV trẻ
Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua Tiêu chuẩn đánh giá trình độ
tập luyện của VĐV Đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, giai đoạn chuyên môn hóa sâu và thành tích thi đấu trong thực tế, cho biết tác động của các bài tập đến sự phát triển thể lực, đồng thời đánh giá được sự phù hợp của các bài tập chuyên môn đã ứng dụng, góp phần nâng cao TĐTL
Trang 52 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
2.1 Đã lựa chọn các nội dung (test) đánh giá TĐTL của đội
tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, giai đoạn
chuyên môn hoá sâu
2.2 Đã xây dựng tiêu chuẩn và bảng điểm đánh giá của TĐTL
đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, giai
đoạn chuyên môn hóa sâu (sư phạm)
2.3.Thử nghiệm kế hoạch huấn luyện một năm (12 tháng) cho
đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, giai
đoạn chuyên môn hoá sâu, thông qua đổi mới cấu trúc nội dung kế
hoạch huấn luyện thông qua tăng tỷ lệ phân bổ huấn luyện thể lực
chung, thể lực-kỹ thuật lên 40% trong tổng nội dung huấn luyện,
gồm 4 nhóm bài tập thể lực
Hiệu quả phát triển TĐTL của VĐV đội tuyển Hà Nội môn
Vovinam-Việt võ đạo cho thấy, tăng trưởng rõ rệt (p<0.01-0.05)
Nhiều VĐV đã đạt thành tích xuất sắc tại Giải trẻ Vovinam phía
Bắc, Giải trẻ Vovinam khu vực và toàn quốc năm 2016
3 CẤU TRÚC LUẬN ÁN:
Luận án được trình bày trong 127 trang: Đặt vấn đề (4 trang);
Chương1, Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (44 trang); Chương 2,
Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (16 trang); Chương
3, Kết quả nghiên cứu và bàn luận (61 trang); Kết luận và kiến nghị
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu của luận án đã tiếp cận các
cơ sở lý luận sau:
Trang 6Trình độ tập luyện là một phức hợp gồm nhiều thành tố: Hình thái, y - sinh, tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, ngày càng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài của lượng vận động tập luyện và thi đấu cũng như các liệu pháp hỗ trợ ngoại sinh khác Như vậy, quan niệm khoa học về TĐTL là rất phong phú, đa dạng được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều thống nhất ở chỗ nó được hình thành, phát triển và nâng cao dưới tác động của lượng vận động
Trong quy trình đào tạo VĐV thể thao đỉnh cao, việc đánh giá trình độ tập luyện của VĐV theo tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và lý luận, đặc biệt trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV trẻ Việc đánh giá TĐTL và
đề ra phương pháp huấn luyện phù hợp, khoa học để nâng cao TĐTL của VĐV được đánh giá là rất quan trọng, đã sớm được các nhà khoa học TDTT tập trung nghiên cứu
Vovinam-Việt võ đạo là môn thể thao được phát triển mạnh
mẽ và rộng khắp trên thế giới Ngày nay, đã có nhiều quốc gia trên thế giới tham gia tập luyện và thi đấu Vovinam-Việt võ đạo Ở Châu Á và Đông Nam Á, môn thể thao này đang được quan tâm phát triển, đặc biệt là Iran, Ấn Độ, Inđônesia Ở Việt Nam Vovinam-Việt võ đạo đã trở thành môn thể thao mang lại niềm hy vọng vàng cho thể thao Việt Nam ở Đại hội thể thao Khu vực Đông Nam Á
Hiện nay, Vovinam-Việt võ đạo là môn thể thao dân tộc đã được quốc tế hóa Sự đua tranh quyết liệt trên đấu trường trong nước cũng như quốc tế đã tạo nên một xu hướng phát triển mới cho Vovinam-Việt võ đạo không ngừng được bổ sung trong 40 năm qua, hệ thống đòn thế, bài bản tay không và cả vũ khí (dao, kiếm, côn, búa, mã tấu, tay thước, đao, đại đao…) của Vovinam- Việt võ đạo đảm bảo những đặc trưng cơ bản ban đầu cũng như vừa mang tính truyền thống Việt Nam và vừa mang tính hiện đại
Trang 7Lứa tuổi 15-16 là giai đoạn các em rất nhạy bén và có sự phát triển mạnh mẽ, linh hoạt về các đặc tính nhân cách như: điềm đạm, hăng hái, nóng nảy, ưu tư…Song các em đang trên con đường hoàn thiện nên chưa có tính bền vững, bởi vậy trong giáo dục sức bền cần chú ý thường xuyên giáo dục đạo đức, ý chí, lòng kiên trì cho các em Các em luôn mong muốn thử sức mình theo các hướng khác nhau, nên hành vi của các em phức tạp và nhiều mâu thuẫn hơn
Chính vì vậy, ở lứa tuổi này động cơ chính để các em tham gia tập luyện TDTT là động cơ gián tiếp, muốn trở thành con người khỏe và ý chí hơn là phát triển tài năng thể thao
Trong huấn luyện võ thuật ở lứa tuổi này, HLV cần lợi dụng động lực này để hướng dẫn các em tiếp thu được những kỹ năng vận động đa dạng và phức tạp, điều quan trọng đối với HLV là cần phải biết động viên bằng những yêu cầu tâm lý chuyên môn để các
em sẵn sàng chịu đựng lượng vận động cao
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong
TDTT thường quy sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài
liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra y học; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học thống
kê
2.2.Tổ chức nghiên cứu
2.2.1.Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá trình độ tập luyện của VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, giai đoạn chuyên môn hóa sâu
Trang 82.2.2.Khách thể nghiên cứu:
Gồm 30 VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16 (15 nam, 15 nữ); được chia thành 3 nhóm hạng cân của nam và của nữ (mỗi nhóm hạng cân 5 VĐV); 25 nhà khoa học, chuyên gia, HLV võ thuật của một số đơn vị, địa phương và Liên đoàn Vovinam
2.3.Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 12/2013 đến tháng 12/2016 được chia làm 3 giai đoạn:
Tiếp tục xử lý các số liệu; tổng kết, tổng hợp báo cáo
Hoàn thiện luận án để chuẩn bị bảo vệ trước hội đồng khoa học
2.4 Địa điểm nghiên cứu
Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, Viện nghiên cứu phát triển Võ Việt Nam&Thể thao và một số địa điểm liên quan đến quá trình triển khai đề tài nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Nghiên cứu những nội dung, tiêu chuẩn trình độ tập luyện của vận đông viên đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt
võ đạo lứa tuổi 15-16, giai đoạn chuyên môn hoá sâu
Trang 93.1.1 Tiêu chí lựa chọn chỉ tiêu, test đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, giai đoạn chuyên môn hoá sâu
Trình độ tập luyện là phức hợp các yếu tố về đặc điểm sinh
lý, tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật Trong khuôn khổ luận án chỉ theo dõi, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến thành tích thể thao của môn Vovinam-Việt võ đạo bao gồm: Yếu tố hình thái, chức năng sinh lý (y sinh), yếu tố tố chất thể lực (sư phạm) Trong đó nhóm chỉ tiêu chịu sự tác động của quá trình huấn luyện như tố chất thể lực chuyên môn (sư phạm), là những biến đổi bên ngoài, phản ánh những biến đổi bên trong của các chức năng sinh lý, được phân loại và xây dựng chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV Nhóm tiêu chí cũng có ảnh hưởng quan trọng đến thành tích thi đấu nhưng không đề cập nghiên cứu là nhóm các tiêu chí kỹ chiến thuật, tâm lý, vì quá trình nghiên cứu liên quan đến sinh cơ học và đòi hỏi phải có thiết bị chuyên biệt
3.1.2 Tổng hợp các chỉ tiêu, test (y sinh, sư phạm) đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên đội tuyển Vovinam Hà Nội lứa tuổi 15-16
Để có cơ sở lựa chọn, xác định chỉ tiêu, test phục vụ cho nghiên cứu, bước đầu cần tổng hợp các chỉ tiêu, các test đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước sử dụng cho võ thuật nói chung và Vovinam-Việt võ đạo nói riêng,
có độ tin cậy (≥0.8) và tính thông báo cao (≥0.7), gồm:
Các chỉ tiêu y sinh: Chiều cao đứng (cm), Trọng lượng cơ
thể (kg), Chỉ số Quetelet (g/cm), Mạch đập yên tĩnh (lần /phút), Huyết áp (mmHg), Máu (HC, BC, Hb), Chỉ số công năng tim (HW), Dung tích sống (ml), Chỉ số DTS tương đối (DTS/W), Test PVC 170, Test Wingat VO2 max, Ngưỡng yếm khí tốc độ (VanT), Phản xạ đơn (ms), Phản xạ phức (ms)
Trang 10Xung lực đòn đánh [Phản xạ va chạm (ms), Phản xạ ra đòn (ms), Đỉnh lực ra đòn (F)]
Các test tố chất thể lực chung: Dẻo gập thân (cm), Cơ lưng
20 giây (lần), Lực bóp tay thuận (kG), Bật xa tại chỗ (cm), Bật xa
3 bước, tại chỗ (m), Chạy 30m XPC (gy), Chạy 60 XPC (gy), Chạy con thoi 4x10m (gy), Chạy 400m (gy), Nằm sấp chống đẩy (lần), Treo co tay xà đơn (lần), Test Cooper (m)
Các test tố chất thể lực chuyên môn: Đấm móc tay trước,
đấm thẳng tay sau, đá đạp chân trước vào lăm pơ 20giây (số lần),
Đá tạt vào 2 đích đối diện cách nhau 3m cao 1,2m, 20giây (lần), Đấm 2 tay liên tục có đeo bao chì 1kg vào cổ tay 15 giây (số lần), Đấm 2 tay liên tục vào bàn đấm 15 giây (số lần), Đấm móc tay trước, thẳng tay đá sau, đạp chân trước vào lămpơ 2 phút (số lần), Đấm thẳng 2 tay trước sau, đá tạt chân trước vào lămpơ 2 phút (số lần); Đấm móc tay trước, thẳng tay đá sau, đạp chân trước vào lămpơ 2 phút (số lần); Đá lướt vòng cầu vào đích 15 giây, Đá tạt chân trước, đấm thẳng tay sau, đá tạt chân sau vào lămpơ 2 phút (số lần), Đá tạt 2 chân liên tục vào đích cố định 15 giây (số lần), Đấm 2 tay liên tục vào bàn đấm 15 giây (số lần), Đạp sau vào đích
20 giây (số lần), Đá tạt vào đích 20 giây (số lần), Đạp sau vào đích
20 giây (số lần), Di chuyển đấm 2 đích 20 giây (số lần), Bật cao
đá đích (số lần)
3.1.3 Độ tin cậy, tính thông báo các chỉ tiêu, test đánh giá trình độ tập luyện vận động viên đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, giai đoạn chuyên môn hoá sâu:
Việc xác định các chỉ tiêu, các test có tính khả thi, có độ tin cậy liên quan đến đánh giá TĐTL cho của VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16; được tiến hành thông qua phỏng vấn chuyên gia Đối tượng phỏng vấn là 25 người, gồm
Trang 11các nhà khoa học, các chuyên gia, các HLV, giảng viên nghiên
cứu, giảng dạy, huấn luyện viên về TDTT trong nước
Cách thức phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn bằng phiếu hỏi như sau: Tiến hành phỏng vấn 2 lần (để làm tăng độ tin cậy và tính khách quan của kết quả phỏng vấn), thời gian cách nhau giữa
2 lần là 1 tháng Nội dung phỏng vấn là lựa chọn các chỉ tiêu, tets đánh giá TĐTL cho đối tượng nghiên cứu được được đánh giá theo 3 mức độ: Ưu tiên 1= 3 điểm; Ưu tiên 2 = 2 điểm; Ưu tiên 3
= 1 điểm
Kết quả ý kiến trả lời được quy thành tổng điểm ý kiến của các chuyên gia đều tập trung vào các các test đã được lựa chọn sau khi tổng hợp bước đầu
Điều này nói lên cơ sở các test được lựa chọn bởi các công trình khoa học đã công bố đều có liên quan mật thiết tới TĐTL của VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16 (r từ 0,80-0,96)
Nhằm xác định độ tin cậy của test trên đối tượng nghiên cứu, đề tài đã tiến hành xác định, hệ số tương quan giữa 2 lần lập test (Retest)
Việc kiểm nghiệm được tiến hành trên 30 nam, nữ VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16 tại Viện Nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao
Đề tài xác định đối với các test thể lực chunng và và các test đánh giá thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, giai đoạn chuyên môn hoá sau, cho thấy các test được xem xét đều có tính thông báo cao với
|r| ≥07
3.2 Đánh giá thực trạng và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam- Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, giai đoạn chuyên môn hóa sâu
Trang 123.2.1 Đánh giá thực trạng trình độ tập luyện của vận động
Chiều cao: So với các thông số chiều cao của VĐV đội tuyển VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16 với kết quả Điều tra thể chất nhân dân (2001), cùng độ tuổi, cho thấy: Đối với nam từ 160.66±6.56cm đến 162.13±4.24cm, nữ từ 152.67±5.16cm đến 153.07±5.00cm, như vậy chiều cao của VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16 ở nam
và nữ cả 3 nhóm hạng cân, đều cao hơn từ 5-7cm
Cân nặng: Đối với cân nặng của các VĐV đội tuyển Vovinam Hà Nội, cùng độ tuổi cũng nặng hơn từ 5-7kg; cân nặng của nam (2001) từ 46.66±7.05cm đến 49.26±6.69kg và của nữ từ 42.76±5.49kg đến 43.76±4.91kg
Chỉ số Quetlet của VĐV đội tuyển Hà Nội môn Việt võ đạo lứa tuổi 15-16 ở 3 nhóm hạng cân, đối với nam từ 294.55±12.89 đến 319.35±7.95; nữ từ 279.95 ±14.42 đến 354.84±7.25; cho thấy tương đương với các thông số Quetelet của kết quả Điều tra thể chất nhân dân (2001), ở cùng độ tuổi (nam từ 290.6±36.4 đến 302.5±35.2, nữ là 280.8±32.5 đến 286.6±28.2) và
Vovinam-so với chuẩn quốc tế ở mức gầy, cho thấy phù hợp với quy luật phát triển mạnh về chiều cao ở độ tuổi 15-16; Chỉ số Quetlet của VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16,
ở 3 nhóm hạng cân, so với chuẩn quốc tế ở mức gầy, cho thấy phù hợp với quy luật phát triển mạnh về chiều cao ở độ tuổi
Mạch: Mạch yên tĩnh/nhịp tim người bình thường Việt Nam
từ 16 – 24 tuổi, cho cả 2 giới là 76±7lần/ph, như vậy nhịp tim của VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16 thấp hơn
Huyết áp: Huyết áp người bình thường Việt Nam từ 16 - 24
tuổi cho cả 2 giới là 112±10mmHg/71±7mmHg Như vậy huyết áp tối đa của VĐV nam, nữ VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-
Trang 13Việt võ đạo lứa tuổi 15-16 tương đương, huyết áp tối thiếu thấp hơn
Hồng cầu: Người Việt Nam trưởng thành có từ 3 triệu đến 5
triệu hồng cầu Đối chiếu với các thông số này, cho thấy số lượng hồng cầu của các VĐV trong nhóm nghiên cứu nằm trong dải từ 4,55 triệu đến 5,91 triệu đối với nam và từ 4,2 triệu đến 4,69 triệu đối với nữ Nhìn chung số lượng hồng cầu của VĐV nam, nữ VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16
từ 4,2 đến 4,91 triệu là bình thường, tương đồng với nhiều kết quả nghiên cứu
Hemoglobin: Kết quả phân tích Hemoglobin của VĐV đội
tuyển đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16
ở nam từ 130 đến 135 g/l, ở nữ từ 110 đến 120 g/l Ở người Việt Nam bình thường, đã trưởng thành lượng hemoglobin trong máu cao hơn không đáng kể
Bạch cầu: Kết quả phân tích bạch cầu của VĐV đội tuyển
Vovinam Hà Nội lứa tuổi 15-16, ở nam từ 7.22 đến 7.94
sinh học người bình thường Việt Nam (2003), từ 7-17 tuổi, đối với
đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16 có chỉ
số thấp hơn
Dung tích sống (lít): Kết quả kiểm tra chỉ số DTS trung bình
của nam, nữ VĐV đội tuyển Vovinam Hà nội lứa tuổi 15-16 là: ở nam từ 3.42±0.64lít đến 3.72±0.26lít Ở VĐV nữ từ 2.47±0.41lít đến 2.83±0.75lít Nếu so với chỉ số DTS người bình thường Việt Nam đối với nam 15 tuổi là 3.62±0.62lít, nữ 2.87±0.61lít, cho thấy VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16
ở nam cao hơn, ở nữ tương đương
Công năng tim (HST): Chỉ số công năng tim trung bình, ở
nam từ 58.4±8.76 đến 66.2±23.1 HST VĐV nữ có chỉ số công
Trang 14năng tim trung bình 52.6±6.54 đến 68.4±15.36 HST So sánh với tiêu chuẩn đánh giá, thì VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16 trong khoảng dưới trung bình đến trung bình
Test Wingate: Trong hoạt động tập luyện, thi đấu võ thuật nói
chung và Vovinam-Việt võ đạo nói riêng, hầu hết các động tác đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ giữa tốc độ (sức nhanh) và sức mạnh,
là hoạt động phối hợp sức mạnh tốc độ (SMTĐ) Nói cách khác,
SMTĐ là khả năng thực hiện những bài tập có công suất lớn nhất,
thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nhất Kết quả kiểm tra các thông số sinh lý về năng lực yếm khí khi thực hiện test Wingate của nam, nữ VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, cho thấy: Các chỉ số y sinh về năng lực yếm khí là những chỉ số quan trọng để đánh giá lượng vận động bên trong khi thực hiện các bài tập sức mạnh tốc độ Để đo lường các chỉ số về năng lực SMTĐ, sử dụng test Wingate, do qui trình thực hiện test này đòi hỏi phải vận động với sức mạnh và cường độ tối đa giống như các bài tập SMTĐ Thông qua kết quả thực hiện test Wingate
để đánh giá gián tiếp mức độ suy kiệt năng lượng khi di chuyển và
ra đòn của VĐV Vovinam-Việt võ đạo, cho thấy chỉ số này càng thấp thì sức bền yếm khí càng tốt
Xung lực đòn đánh: Kết quả nghiên cứu xung lực đòn đánh
của VĐV đội tuyển đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16 phù hợp với nhận xét của Đặng Thị Hồng Nhung (2009), khi nghiên cứu trên VĐV nữ đội tuyển Karatedo quốc gia, thì vận tốc tức thời nhanh nhất trước khi chạm mục tiêu của các kỹ thuật đòn tay và đòn chân VĐV nữ trung bình từ 8,67ms đến 9,16ms ở đòn tay và từ 12,74ms đến 13,02ms ở đòn chân, với sự chênh lệch không lớn giữa các khách thể nghiên cứu có độ lệch từ 0,25 đến 0,23 ở đòn chân và 0,38 đến 1,44 ở đòn tay Thời gian thực hiện các kỹ thuật tấn công đòn tay, đòn chân của VĐV nữ
Trang 15Karatedo có thời gian phản ứng đòn rất nhanh và khá đồng đều ở
cả hai tay và hai chân, từ 0,66ms đến 0,69ms ở đòn tay và 0,80ms đến 0,81ms ở đòn chân
Các kết quả trên được nghiên cứu ở trạng thái ổn định (không có đối kháng), với các thông số kỹ thuật sao cho có tốc độ nhanh nhất, mạnh nhất ở tư thế lựa chọn hợp lý nhất; Đơn cử, xung lực đòn đánh của VĐV nam, nữ đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, tăng theo quy luật giữa các nhóm hạng cân, từ hạng cân nhẹ đến trung bình và nặng Như vậy thời gian phản ứng t (ms) của VĐV nam, nữ đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16, nói chung khá tốt ở cả đòn tay và đòn chân Tuy nhiên, trong thi đấu võ thuật nói chung
và trong Vovinam-Việt võ đạo nói riêng không chỉ tập trung vào thời gian chạm mục tiêu mà còn phải tập trung vào thời gian nhận được tín hiệu (cũng gọi là phản xạ), đây là một động thái rất quan trọng trong thi đấu của Vovinam-Việt võ đạo Đặc biệt thời gian
va chạm mục tiêu ổn định cao và rất ngắn T = 0,05ms Các thông
số kỹ thuật được nghiên cứu ở trạng thái ổn định (ở điều kiện tập luyện, không có đối kháng), chỉ đề cập chủ yếu tới các thông số kỹ thuật sao cho có tốc độ nhanh nhất, mạnh nhất ở tư thế lựa chọn hợp lý nhất
Thực trạng tố chất thể lực chung và tố chất thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16:
Trong quy trình đào tạo VĐV thể thao đỉnh cao, việc đánh giá trình độ tập luyện của VĐV theo tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn Trong đó nghiên cứu đánh giá các tố chất thể lực có ý nghĩa quan trọng vì qua đó tìm hiểu thực trạng phát triển tố chất thể lực của người tập và đánh giá hiệu quả công tác huấn luyện thông qua xây dựng tiêu chuẩn
Trang 16phân loại-bộ công cụ đánh giá TĐTL và là cơ sở để nâng cao TĐTL
Về tố chất thể lực chung:
Lực bóp tay thuận (kG): Chỉ số Cv của VĐV nam, nữ đều
nhỏ hơn 10% cho thấy lực bóp tay của nam và và của nữ tương đối đồng đều
Cơ lưng 20 giây (số lần): Hai chỉ số Cv nam, nữ đều nhỏ hơn
10% cho thấy lực cơ lưng của nam và và của nữ tương đối đồng đều
Dẻo gập thân (cm): Hai chỉ số Cv của nam, nữ đều nhỏ hơn
10% cho thấy độ dẻo thân của nam và và của nữ tương đối đồng đều Nếu so với chuẩn độ dẻo thân loại tốt là 25cm, thì VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16 mới đạt mức trung bình
Bật xa tại chỗ: Hai chỉ số Cv của nam, nữ đều nhỏ hơn 10%
cho thấy bật xa tại chỗ của nam và của nữ tương đối đồng đều Nếu so sánh với thành tích bật xa tại chỗ của VĐV môn Karatedo đội tuyển quốc gia: 240cm đối với nam và 201cm đối với nữ, thì thành tích bật xa tại chỗ của VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16 tương đương
Bật xa 3 bước: Hai chỉ số Cv của VĐV nam, nữ đều nhỏ hơn
10% cho thấy bật xa 3 bước của nam, nữ tương đối đồng đều
Chạy 30mXPC: Hai chỉ số Cv của VĐV nam, nữ đều nhỏ
hơn 10% cho thấy chạy 30mXPC của nam và của nữ tương đối đồng đều Nếu so sánh với thành tích chạy 30mXPC của VĐV môn Karatedo đội tuyển quốc gia: 4.14gy đối với nam và 4.75gy đối với nữ, thì thành tích chạy 30mXPC của VĐV đội tuyển Hà Nội môn Vovinam-Việt võ đạo lứa tuổi 15-16 tương đương
Chạy con thoi 4x10m: Hai chỉ số Cv của VĐV nam, nữ đều
nhỏ hơn 10% cho thấy chạy con thoi 4x10m của nam và của nữ tương đối đồng đều
Trang 17Test Cooper (chạy 12 phút, m): Hai chỉ số Cv của VĐV nam,
nữ đều nhỏ hơn 10% cho thấy chạy 400m của nam và của nữ
tương đối đồng đều Nhóm khách thể nghiên cứu nam và nữ có
thành tích chạy 12 phút so với tiêu chuẩn của test Cooper đều ở
mức trung bình
Về tố chất thể lực chuyên môn:
Đấm 2 tay vào bàn đấm 15 giây (số lần): Hai chỉ số Cv của
VĐV nam, nữ đều nhỏ hơn 10% cho thấy sức mạnh đối với động tác Đấm 2 tay vào bàn đấm 15 giây (số lần) của nam và của nữ
tương đối đồng đều
Đấm móc tay trước, đấm thẳng tay đá sau, đạp chân trước vào lămpơ 2 phút (số lần): Hai chỉ số Cv của VĐV nam, nữ đều
nhỏ hơn 10% cho thấy sức mạnh đối với động tác Đấm móc tay trước, thẳng tay đá sau, đạp chân trước vào lămpơ 2 phút (số lần) của nam và của nữ tương đối đồng đều
Đấm thẳng 2 tay trước sau, đá tạt chân trước vào lămpơ 2 phút (số lần): Hai chỉ số Cv của VĐV nam, nữ đều nhỏ hơn 10%
cho thấy sức mạnh đối với động tác Đấm thẳng 2 tay trước sau, đá
tạt chân trước vào lămpơ 2 phút (số lần) của nam và của nữ tương
đối đồng đều
Đá tạt 2 chân vào đích cố định 15 giây (lần): Hai chỉ số Cv
của VĐV nam, nữ đều nhỏ hơn 10% cho thấy sức mạnh đối với
động tác Đá tạt 2 chân vào đích cố định 15 giây (lần) của nam và của nữ tương đối đồng đều
Đá tạt 2 chân trước, đấm thẳng tay sau, đạt tạt chân sau vào lăm pơ 2phút (lần): Hai chỉ số Cv của VĐV nam, nữ đều nhỏ hơn
10% cho thấy sức mạnh đối với động tác Đá tạt 2 chân liên tục
vào đích cố định 15gy (số lần) của nam và của nữ tương đối đồng đều
Nhìn chung các chỉ số thực trạng TĐTL về y sinh (hình thái, chức năng), tố chất thể lực chung và tố chất thể lực chuyên môn