1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên thể dục thể hình tp.hcm

215 689 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 215
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

Kế hoạch huấn luyện năm được thực hiện là phù hợp, các bài tập có tác dụng tốt trong việc cải thiện một số chỉ tiêu hình thái, chức năng, thể lực của VĐV và thành tích thi đấu của các VĐ

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM

SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN

VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ DỤC THỂ HÌNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ THỂ DỤC THỂ THAO

TP HỒ CHÍ MINH TP HỒ CHÍ MINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2008

Trang 2

Thể dục thể hình( TDTH) là môn thể thao tôn vinh vẽ đẹp hình thể con người, thể hiện qua cơ bắp săn chắc, vóc dáng cân đối Vì thế, TDTH trở thành môn thể thao được ưa chuộng, cuốn hút nhiều thanh thiếu niên tham gia tập luyện

Trên cơ sở phân tích các đặc điểm của thể dục thể hình hiện đại và hiện trạng trình độ tập luyện của vận động viên TDTH thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện cho nam vận động viên TDTH thành phố Hồ Chí Minh

Qua nghiên cứu, có những kết quả sau:

1 Thể dục thể hình là môn thể thao biểu diễn với hệ thống cung cấp năng lượng chủ yếu là hệ thống ưa khí, hệ thống yếm khí phát huy trong các động tác gồng cơ Thể lực của TDTH có nhiều mặt, nhưng chủ yếu lấy yếu tố sức mạnh làm chính và tính chất dùng lực trong các động tác biểu diễn gồng cơ là sức mạnh tĩnh

2 Xác định được 35 test đánh giá trình độ tập luyện VĐV TDTH, gồm:

- Hình thái: 8 chỉ tiêu

- Chức năng: 4 chỉ tiêu

- Kỹ thuật: 7 chỉ tiêu

- Thể lực: 6 chỉ tiêu

- Tâm lý: 3 chỉ tiêu

- Dinh dưỡng: 2 chỉ tiêu

- Thẩm mỹ: 2 chỉ tiêu

3 Xây dựng hệ thống bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện VĐV TDTH TP.HCM ở 27 chỉ tiêu

4 Kế hoạch huấn luyện năm được thực hiện là phù hợp, các bài tập có tác dụng tốt trong việc cải thiện một số chỉ tiêu hình thái, chức năng, thể lực của VĐV và thành tích thi đấu của các VĐV được nâng lên

5 Đề tài đưa ra những lời khuyên, kiến thức cơ bản về dinh dưỡng trong tập luyện; các vấn đề về biểu hiện trạng thái tâm lý, động cơ tập luyện và thi đấu

Trang 3

Body-building is a sport that honour the good-shape body by showing on brawny muscles, well-proportioned body There for, body-building become an interested and absorbed sport of many teenagers practicing

On the basic analysis the characteristic of modern body-building and the status of training performance of Hochiminh city’ body-builders in order to build the norms in the training performance for the male players of Hochiminh city team

After researching, the results is following:

system is anaerobic and aerobic which bring into showing muscles Physcal fitness of body-building has many factors, however strength factors is a main, and the property of using power on showing muscles is anaerobic strength

training performance of Hochiminh city body-builders on 27 norms

a good effect to improve anthroponetry, function, physical fitness of body-builders so that the competitive achievements improved

nutrition in training; some problems about state of psychology, training motivation and competition

Trang 4

Trang

Tóm tắt đề tài( tiếng Việt và tiếng Anh)

Mục lục

Danh sách các chữ viết tắt

Danh sách bảng

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7

1.1 Lý thuyết chung về trình độ tập luyện 7

1.2 Đặc điểm môn Thể dục thể hình 16

CHƯƠNG 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 25

2.1 Phương pháp nghiên cứu 25

2.2 Tổ chức nghiên cứu 40

CHƯƠNG 3: Nghiên cứu hiện trạng trình độ tập luyện VĐV TDTH 42

3.1 Xác định chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV TDTH TPHCM 42

3.2 Đánh giá hiện trạng trình độ tập luyện của VĐV TDTH quamột số chỉ tiêu đã được chọn qua các giai đoạn khác nhau 51

3.2.1 Giai đoạn nở cơ 51

3.2.2 Giai đoạn cắt nét 87

3.2.3 Vùng toạ độ hình thái cơ thể VĐV TDTH trên sơ đồ lưới Heath Cater 112

3.3 Các chỉ tiêu về sinh hoá máu 113

3.4 Các chỉ tiêu về tâm lý 116

3.4.1 Về loại hình thần kinh 116

3.4.2 Về động cơ và các trạng thái tâm lý 118

3.5 Các chỉ tiêu về kỹ thuật 125

3.6 Các chỉ tiêu về thẩm mỹ 125

3.7 Các chỉ tiêu về dinh dưỡng 126

Trang 5

4.1 Xây dựng hệ thống bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện theo

từng chỉ tiêu của VĐV thể dục thể hình 137 4.2 Xây dựng bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ tập luyện VĐV TDTH 138 4.3 Kiểm nghiệm tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện VĐV TDTH

thông qua thành tích thi đấu 149

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 PHỤ LỤC:

Phụ lục 1: Kế hoạch huấn luyện

Phụ lục 2, 3, 4, 5: Số liệu kiểm tra thể lực, chức năng, hình thái VĐV TDTH Phụ lục 6: Phiếu phỏng vấn HLV, VĐV

Phụ lục 7: Phiếu kiểm tra, đo đạc VĐV TDTH

Phụ lục 8: Phiếu phỏng vấn tâm lý

Phụ lục 9: Thành tích VĐV TDTH

Phụ lục 10: Mẫu sổ tay tập luyện VĐV

Phụ lục 11: Mẫu khảo sát dinh dưỡng VĐV

Trang 6

TT Họ và Tên Học vị/

chức danh KH

Ngành chuyên môn

Đơn vị công tác

Trang 7

BẢNG TÊN BẢNG TRANG

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các test( chỉ tiêu) đánh giá trình độ tập luyện

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp thể lực giai đoạn nở cơ năm 2005 – 2006

Bảng 3.3 Bảng tổng hợp chức năng giai đoạn nở cơ năm 2005 – 2006

(Hạng cân dưới 70Kg)

56

Bảng 3.4 Bảng tổng hợp hình thái giai đoạn nở cơ năm 2005 – 2006

(Hạng cân dưới 70Kg)

59

Bảng 3.5 Bảng tổng hợp thể lực giai đoạn nở cơ năm 2005 – 2006

(Hạng cân dưới 80Kg)

62

Bảng 3.6 Bảng tổng hợp chức năng giai đoạn nở cơ năm 2005 – 2006

Bảng 3.7 Bảng tổng hợp hình thái giai đoạn nở cơ năm 2005 – 2006

Bảng 3.8 Bảng tổng hợp thể lực giai đoạn nở cơ năm 2005 – 2006

Bảng 3.9 Bảng tổng hợp chức năng giai đoạn nở cơ năm 2005 – 2006

(Hạng cân dưới 90Kg)

73

Bảng 3.10 Bảng tổng hợp hình thái giai đoạn nở cơ năm 2005 – 2006

(Hạng cân dưới 90Kg)

77

Bảng 3.11 Bảng tổng hợp thể lực giai đoạn nở cơ năm 2005 – 2006

Bảng 3.12 Bảng tổng hợp chức năng giai đoạn nở cơ năm 2005 – 2006

Bảng 3.13 Bảng tổng hợp hình thái giai đoạn nở cơ năm 2005 – 2006

Bảng 3.14 Bảng tổng hợp thể lực giai đoạn cắt nét năm 2005 – 2006

(Hạng cân dưới 70Kg)

89

Bảng 3.15 Bảng tổng hợp chức năng giai đoạn cắt nét năm 2005 – 2006

(Hạng cân dưới 70Kg)

92

Trang 8

(Hạng cân dưới 70Kg) Bảng 3.17 Bảng tổng hợp thể lực giai đoạn cắt nét năm 2005 – 2006

Bảng 3.18 Bảng tổng hợp chức năng giai đoạn cắt nét năm 2005 – 2006

(Hạng cân dưới 80Kg)

99

Bảng 3.19 Bảng tổng hợp hình thái giai đoạn cắt nét năm 2005 – 2006

(Hạng cân dưới 80Kg)

100

Bảng 3.20 Bảng tổng hợp thể lực giai đoạn cắt nét năm 2005 – 2006

Bảng 3.21 Bảng tổng hợp chức năng giai đoạn cắt nét năm 2005 – 2006

Bảng 3.22 Bảng tổng hợp thể lực giai đoạn cắt nét năm 2005 – 2006

(Hạng cân trên 90Kg)

109

Bảng 3.23 Bảng tổng hợp chức năng giai đoạn cắt nét năm 2005 – 2006

(Hạng cân trên 90Kg)

111

Bảng 3.27 Chuyển hoá cơ bản, nhu cầu và lượng cung cấp giai đoạn nở cơ

Bảng 3.29 Tỷ lệ thành phần cung cấp dinh dưỡng giai đoạn nở cơ năm

Bảng 3.30 Chuyển hoá cơ bản, nhu cầu và lượng cung cấp giai đoạn cắt

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

Cho đến thế kỷ 20, lịch sử của huấn luyện sức mạnh mới được xem như gắn liền với huấn luyện với tạ Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, cùng với sự phát triển của công nghệ vật liệu và hiểu biết về các phương pháp huấn luyện, sức mạnh mới được đặt đúng vị trí của nó

Thể dục thể hình (TDTH) được manh nha và phát triển sơ khai trong khỏang thời gian từ 1880 đến 1930 Đến cuối thế kỷ thứ 19, nó được phát triển mang màu sắc là môn thể thao phô diễn về cơ bắp và thể chất con người do Eugen Sandow từ Prussia khởi xướng, ông được coi là cha đẻ của TDTH hiện đại Sở dĩ như vậy vì ông chủ trương đưa môn này ra biểu đễn trước công chúng, người xem có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp cơ bắp hình thể con người, thực hiện các động tác phô diễn sức mạnh từng phần cơ thể hoặc là thi đấu vật giữa các VĐV Sau này, Sandow trở thành nhà quản lý,

“ông bầu” tổ chức của các kỳ thi, ông cũng đồng thời là nhà tiếp thị đầu tiên về một số dụng cụ tập luyện cho TDTH và đã bán rất chạy như các thanh xà tập tạ hay hệ thống ròng rọc trong các máy tập tạ

Đến đầu thế kỷ 20, Berrar Macfadden và Charle Atlas tiếp tục nâng vị trí môn TDTH lên tầm thế giới Khỏang thời gian từ 1940 đến 1970 được coi là thời kỳ vàng son của TDTH, các quan niệm về thẩm mỹ về nét đẹp

cơ bắp dựa trên nền tảng sự cân đối và các khái niện tương đối rõ ràng Khỏang thời gian này đại chiến thế giới lần II nổ ra, một trong những yếu cầu cấp bách là đẩy nhanh quá trình làm cơ thể của các nam thanh niên trở nên to lớn lên, mạnh mẽ hơn và tinh thần hăng hái hơn Đó là động lực

Trang 10

xuất hiện nhiều trang thiết bị hỗ trợ tập luyện hiệu quả hơn Nhiều bài báo, tạp chí được xuất bản đề cập vấn đề này, nhiều cuộc thi được tổ chức đã cuốn hút nhiều thanh niên tham gia làm cho TDTH trở nên phổ biến trở thành môn thể thao được ưa chuộng

Liên hiệp VĐV nghiệp dư Hoa Kỳ (Amateur Athletic Union –AAU) vào năm 1939 đã đưa TDTH vào một nội dung thi đấu của Cử tạ có tên là AAU Mr America, và đến những năm 40 thì AAU đã thành công khi đưa Cử tạ trở thành môn thi Olympic nhưng nội dung TDTH bị loại bỏ Chính

vì vậy, Ben và Weider đã tách ra và thành lập Liên đòan TDTH quốc tế (IFBB) – tổ chức các giải IFBB Mr America mang tính chuyên nghiệp Năm 1950, một tổ chức khác của là Natinonal Amateur Bodybuilders Association (NABBA) đã tổ chức giải NABBA Mr Universe tại Vương quốc Anh và một giải khác là Mr Olympia được tổ chức từ năm 1965 Danh hiệu Mr.Olympia trở thành danh hiệu quý giá nhật của các VĐV TDTH Danh hiệu này cũng được tổ chức trao cho nữ VĐV bắt đầu từ năm

1980

Một tổ chức khác ra đời vào năm 1990 là Liên đòan TDTH thế giới (WBF) do Vince McMahon khởi sướng bên cạnh IFFB của Joe Weider Nhưng trong thời gian họat động, WBF tổ chức những giải chuyên nghiệp mà không hề khuyến cáo và kiểm soát vấn đề sử dụng doping một cách tràn lan của các VĐV Chính vì vậy, WBF nằm trong tầm kiểm sóat của chính phủ Hoa Kỳ và vào tháng 7 năm 1992 chính phủ đã chính thức chấm dứt họat động của WBF

Trang 11

Năm 2000, IFBB chính thức trở thành thành viên chính thức của IOC và đang nỗ lực vận động đưa TDTH trong danh sách các môn thi đấu Olympic Hàng lọat cải tổ để kiểm sóat vấn đề doping trong bộ máy của IFFB được đưa ra, trong đó thành lập Ủy ban Y tế của IFBB và chịu sự hướng dẫn của Ủy ban Y học IOC cũng như ký cam kết tuân thủ các qui trình thực hiện kiểm tra doping trước và sau thi đấu và các hình phạt được qui định chặt chẽ.[58]

Thể dục thể hình (TDTH) có mặt ở Việt Nam khá lâu, nhưng trở thành môn thi đấu chỉ hơn 10 năm trở lại đây Phong trào tập luyện TDTH được đông đảo thanh niên ưa thích, đặc biệt là nam thanh niên tìm đến môn thể thao này để mong muốn có một thân hình khoẻ mạnh, rắn chắc Tuy là môn thể thao trẻ, nhưng thành tích thi đấu của các lực sĩ Việt Nam lại có bộ sưu tập “đáng nể” so với các môn thể thao khác Hàng loạt các tên tuổi lớn trong làng thể hình Việt Nam gắn liền với các tấm huy chương thế giới, châu lục và khu vực : Lý Đức, Phạm Văn Mách, Nguyễn Văn Lâm, Lê Cổ Ngọc Bảo, Cao Quốc Phú

Ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, phong trào tập luyện thể dục thể hình phát triển mạnh mẽ ở khắp các quận huyện Không chỉ tồn tại trong các trung tâm TDTT mà thể dục thể hình còn phát triển khá mạnh ở các câu lạc bộ thể thao tư nhân, các khách sạn lớn, chứng tỏ nhu cầu tập luyện để khoẻ đẹp của thanh niên thành phố nói chung và các tỉnh phía Nam nói riêng là có thật và là nhu cầu chính đáng Theo thông tin của Liên đòan Cử tạ – Thể hình thành phố, cho đến nay, số lượng người tập luyện thường xuyên thể hình tại các câu lạc bộ đã vượt qua con

Trang 12

số 10.000 người Hàng năm, Liên đòan Cử tạ – Thể hình thành phố kết hợp với Sở TDTT và các trung tâm TDTT quận huyện tổ chức các giải trong hệ thống: Giải vô địch, giải trẻ thu hút số lượng lớn thanh thiếu niên tham dự

Thành tích của đội tuyển thể dục thể hình Việt Nam là niềm tự hào không chỉ của bản thân họ, gia đình họ mà khẳng định sự đầu tư đúng hướng của ngành TDTT đối với môn thể thao mũi nhọn này Công tác đào tạo vận động viên trẻ kế cận đang cần rất nhiều thông tin đúc kết từ đội tuyển quốc gia Không chỉ gói gọn việc tuyển chọn chính xác hoặc thiết kế kế hoạch huấn luyện, các giáo án, các bài tập chuyên môn, các bài tập thể lực, các bài tập bổ trợ có hiệu quả cao, mà còn phải định kỳ kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình huấn luyện, vấn đề kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên luôn là một nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành một cách hệ thống, có khoa học nhằm thông tin chính xác, xác định hiệu quả huấn luyện để từ đó có thể kịp thời điều chỉnh quá trình huấn luyện đạt tới mục đích đặt ra Vấn đề đánh giá trình độ tập luyện của các vận động viên nhiều môn thể thao đã được các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu như Nơvicốp A.D và

nhà khoa học nghiên cứu: Nguyễn Danh Thái, Dương Nghiệp Chí (2002), Nguyễn Ngọc Cừ (2000), Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn và cộng sự (1999), (2002); Phạm Ngọc Viễn (1990), một số luận án tiến sĩ của Bùi Huy Quang (1996), Nguyễn Tiên Tiến (2001), Chung Tấn Phong (2001), các đề tài cấp thành phố của Lê Nguyệt Nga (2000), (2005), một số luận văn thạc sĩ của Đặng Hà Việt (1999), Văn

Trang 13

Công Danh (2003), Vũ Đình Thắng (2003), Nguyễn Trọng Trúc (2003) [4], [5],[6], [7], [8], [9], [17], [19], [22], [23], [26], [27], [28], [33]

Thực tiễn các nghiên cứu về TDTH trên thế giới khá phong phú, nhưng hầu hết tập trung sâu vào lĩnh vực sinh hóa cơ và dinh dưỡng, rất hiếm các đề tài nghiên cứu về trình độ tập luyện Ở Việt Nam, do đây là môn thể thao mới mẻ nên chưa có công trình nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên TDTH Tài liệu nghiên cứu về TDTH ở Việt Nam còn rất hạn chế, bên cạnh một số tác phẩm dịch của nước ngòai thì chỉ có một số tài liệu có liên quan như sau: Phương pháp huấn luyện thể hình của Liên đoàn Thể dục Việt Nam (2005) [13],Tài liệu bồi dưỡng lớp huấn luyện viên TDTH của Liên đoàn Cử tạ – Thể hình thành phố năm

2005, 2006 [41], Đánh giá trình độ tập luyện vận động viên TDTT cấp cao Việt Nam của Nguyễn Thành Lâm, Vũ Việt Bảo, Huỳnh Anh (2005) [14], Đặc điểm môn TDTH hiện đại của Lê Nguyệt Nga, Vũ Việt Bảo (2007) [20]

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cái nôi của thể dục thể hình Việt Nam, nhiều năm qua thành phố luôn dẫn đầu cả nước về thành tích đỉnh cao, song vài năm gần đây, một số đơn vị tỉnh thành khác cũng đầu tư trọng điểm và gặt hái được khá nhiều thành tích và trực tiếp tranh chấp với đội thành phố ở vài hạng cân Mục tiêu của thể dục thể hình thành phố là giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước, vươn ra tầm châu lục và thế giới Chính vì vậy, đánh giá, phân tích sâu, toàn diện của đội thể dục thể hình nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao trình độ tập luyện cũng không

Trang 14

nằm ngoài mục tiêu đó Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài:

Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện vận động viên thể dục thể hình thành phố Hồ Chí Minh

* Mục tiêu đề tài:

Dựa trên cơ sở phân tích các đặc điểm của thể dục thể hình hiện đại và hiện trạng trình độ tập luyện của vận động viên TDTH thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện cho vận động viên TDTH nam tại thành phố Hồ Chí Minh

Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi đề ra nội dung nghiên cứu sau:

1 Nghiên cứu và khảo sát hiện trạng trình độ tập luyện của vận động viên đội tuyển TDTH thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm các mặt hình thái, chức năng, thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, dinh dưỡng)

2 Xây dựng hệ thống bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên thể dục thể hình TP HCM

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN

Khái niệm về trình độ tập luyện:

Trong thể thao hiện đại, vấn đề đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên các cấp theo độ tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và lý luận Đối với vận động viên cấp cao, việc đánh giá trình độ tập luyện thường gắn với trạng thái sung sức trong các chu kỳ huấn luyện và thành tích thi đấu thể thao, nhằm giúp cho các huấn luyện viên có những thông tin phản hồi khách quan để đánh giá hiệu quả của giai đoạn huấn luyện đã qua, có cơ sở để xác định đúng đắn phương hướng, nội dung, phương pháp huấn luyện trong giai đoạn kế tiếp đồng thời giúp cho vận động viên tự đánh giá trình độ hiện hữu của mình Đối với vận động viên trẻ thì việc đánh giá trình độ tập luyện chủ yếu nhằm mục đích xác định khả năng tiềm tàng, trên cơ sở đó đưa ra dự báo về triển vọng của các em [27] [28]

Đã có nhiềâu tác giả nghiên cứu trình độ tập luyện như:

luyện thường được gắn chủ yếu với những biến đổi thích ứng về mặt sinh học

(về chức năng và hình thái) xảy ra trong cơ thể vận động viên dưới tác dụng của các lượng vận động trong tập luyện và được biểu hiện ở sự nâng cao nặng lực hoạt động” “trình độ tập luyện càng cao thì vận động viên hoàn thành một hoạt động nhất định càng có hiệu quả và hoàn thiện hơn Do đó,

Trang 16

trình độ tập luyện là thước đo mức thích ứng của cơ thể đối với một hoạt động cụ thể đạt được qua tập luyện” [20, 08]

của trình độ tập luyện, đó là thành tích thể thao Khi chú ý đến điều này, Aulic I.V cho rằng “trình độ tập luyện là năng lực tiềm tàng của vận động

viên để đạt được những thành tích nhất định trong môn thể thao được lựa chọn” Từ đó, ông định nghĩa “trình độ tập luyện chính là mức độ thích ứng của cơ thể đối với một nhiệm vụ cụ thể đạt được bằng con đường tập luyện” [01,03]

hiện ở sự nâng cao năng lực thể thao nhờ ảnh hưởng của lượng vận động thi đấu và các biện pháp bổ trợ khác” Còn “năng lực thể thao cao nhất mà vận động viên đạt được trong từng thời kỳ thi đấu phù hợp với trình độ huấn luyện của họ được gọi là trạng thái thể thao” [10, 101]

khoa bậc Đại học về Bóng bàn (NXB Thể dục Thể thao Bắc Kinh, 1995):

“trình độ tập luyện là một hợp kim phức hợp nhiều thành tố, nhiều mặt về hình thái, chức năng, tâm lý, thể lực, hiểu biết”

trạng thái gắn liền với những biến đổi thích nghi của các đặc tính sinh học trong cơ thể vận động viên. Những biến đổi đó xác định mức độ, khả năng của các hệ thống chức năng cơ thể” [11]

vận động viên đó là kết quả của việc tổng hợp giải quyết các nhiệm vụ trong thực tiễn huấn luyện thể thao Trình độ tập luyện thể hiện ở mức độ nâng cao

Trang 17

chức phận cơ thể, năng lực hoạt động chung và chuyên môn của vận động viên

ở mức hoàn thiện các kỹ xảo thể thao phù hợp” [27][28]

và cộng sự cho rằng: “trình độ tập luyện là mức độ thích nghi của cơ thể đối với hoạt động cụ thể nào đó, đạt được bằng tập luyện đặc biệt” [12,339]

trị, có tính tương đối trừu tượng, tiềm ẩn, không thể nhận biết ngay được bằng

trực quan vì nó là tổng hoà những biến đổi thích nghi của vô số các yếu tố thuộc các lĩnh vực khoa học Y – Sinh, sư phạm và tâm lý diễn ra bên trong cơ thể của vận động viên, thông qua quá trình huấn luyện lâu dài, được biểu

hiện ra bên ngoài bằng năng lực vận động và thành tích thể thao Trình độ tập luyện được coi là tiền đề, là nền tảng cho sự sáng tạo các thành tích thể thao

Nhưng không phải lúc nào trình độ tập luyện tốt cũng được biểu hiện một cách vô điều kiện ra ngoài bằng thành tích thể thao cao bởi lẽ chúng ta không thể lường hết và cũng không thể điều tiết được tất cả những yếu tốt chi phối tiêu cực đối với các cuộc thi đấu thể thao” [7]

thì “trình độ tập luyện là mức đo khả năng thích nghi của cơ thể vận động viên đôí với vận động Do ảnh hưởng của lượng vận động trong tập luyện, tính thích nghi về mặt sinh học của cơ thể cũng thay đổi, tức là nâng cao năng lực hoạt động chức năng của các tổ chức, cơ quan, hệ thống và năng lực tiềm tàng của vận động viên, cải thiện năng lực điều tiết của hệ thống thần kinh trung ương đối với chức năng của các tổ chức, cơ quan Trong hoạt động thể

dục thể thao được biểu hiện ở mức độ phát triển tổng hợp về các mặt tố chất

Trang 18

luyện càng cao thì năng lực thể thao càng mạnh, thành tích thể thao càng tốt

Khi đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên cần tổ chức kiểm tra chuyên môn và đánh giá theo các số liệu đã đo đạc được so với các tài liệu có liên quan Trình độ tập luyện là thước đo đánh giá hiệu quả huấn luyện. Tìm hiểu trình độ tập luyện có tác dụng quan trọng đối với việc khắc phục sự mù quáng, nâng cao tính tích cực tự giác của vận động viên, điều khiển quá trình huấn luyện một cách khoa học – [17,02]

Tuấn: “trình độ tập luyện là một phức hợp gồm nhiều thành tố y sinh, tâm lỹ, kỹ chiến thuật, thể lực ngày càng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài của lượng vận động tập luyện và thi đấu cũng như các liệu pháp hỗ trợ ngoại sinh khác” [32,8]

các phương pháp sư phạm, tâm lý và y-sinh học Trình độ tập luyện là một khái niệm tổng hợp, đặc trưng cho khả năng của tồn bộ cơ thể Nguyên lý cơ bản để

xem xét trình độ tập luyện là nguyên tắc tổng hợp, nghĩa là phải xem xét một cách tồn diện tất cả các mặt hoạt động của cơ thể: trạng thái sức khoẻ, trạng

thái tâm lý, trình độ kỹ-chiến thuật, trình độ thể lực…Biểu hiện cao nhất của trình độ tập luyện là trạng thái sung sức thể thao, cĩ thể xác định thơng qua các chỉ tiêu sinh lý nhất định [12]

của vận động viên là kết quả tổng hợp của việc giải quyết các nhiệm vụ trong thực tiễn huấn luyện thể thao Trình độ tập luyện thể hiện ở mức độ nâng cao chức phận cơ thể, năng lực hoạt động chung và chuyên mơn của vận động viên

ở mức hồn thiện các kỹ năng và kỹ xảo thể thao phù hợp”.

động viên là khả năng thích ứng ngày càng cao của vận động viên, khả năng

Trang 19

này đạt được trong qúa trình tập luyện và thi đấu, được biểu hiện bằng sự phát triển tổng hợp những năng lực kỹ, chiến thuật, tố chất thể lực và tâm lý”[23]

Khái niệm về quá trình biến đổi lâu dài của trình độ tập luyện luôn luôn gắn liền với phạm trù “phát triển” và “thích nghi” Phát triển là một quá trình những biến đổi trạng thái của tất cả các thành tố tạo nên thực thể trong tự nhiên và xã hội, diễn ra theo quy luật nhất định Sự biến đổi các thực thể đó có mối quan hệ tương hỗ về lượng và chất, tính ngẫu nhiên, tính đa dạng của những biến đổi đó theo xu hướng chung và tồn tại lâu dài Sự phát triển trình độ tập luyện nhờ tác dụng lâu dài của lượng vận động tạo nên những biến đổi về chức năng và cấu trúc trong cơ quan và các hệ thống cơ thể

Thích nghi – thích ứng “thích ứng là sự biến đổi của các hệ thống chức năng tâm lý và sinh lý trên một trình độ cao hơn, sự thích nghi với các điều kiện chuyên môn bên ngoài Sự thích nghi về sinh lý và tâm lý luôn được coi là một quá trình thống nhất” – [11,121]

Quá trình phát sinh giai đoạn thích nghi cũng gần giống như sự phát triển trình độ tập luyện, song giữa trình độ tập luyện và giai đoạn thích nghi cũng có sự khác nhau Trình độ tập luyện có trạng thái động, nó tạo cơ sở để phát triển không ngừng các thành tích thể thao, trong khi đó giai đoạn thích nghi đánh dấu những kết quả đã đạt được của khả năng thích nghi của cơ thể

ở mức độ ổn định cụ thể nào đó và giai đoạn này chỉ nói lên khả năng có thể nâng cao lượng vận động lên nữa – (Visu.A.A (1980)]

Nếu xem xét những luận điểm cơ bản về lý thuyết phát triển trên cơ sở lý thuyết thích nghi, nhận thấy, sự phát triển trình độ tập luyện thực chất là chu kỳ của những phản ứng thích nghi Như vậy, quá trình thích nghi là một

Trang 20

trong những mặt quan trọng của quá trình phát triển trình độ tập luyện lâu dài [38,9]

Trong thực tiễn thi đấu thể thao, có những trường hợp vận động viên sau 2 đến 3 tuần (đôi khi 2 đến 3 tháng) nghỉ ngơi đầy đủ do chấn thương hoặc bị ốm, khi tham gia thi đấu bỗng nhiên đạt thành tích cao bất ngờ Theo quan điểm lý thuyết thích ứng nêu trên, có thể giải thích hiện tượng này là do nguồn dự trữ thích ứng có chiều sâu đến mức sau hàng tháng hoặc hơn vẫn phát huy tác dụng – [38,10] Quá trình thích ứng không phải là để lại những dấu vết giản đơn khi biến đổi cấu trúc trong các hệ thống chức năng nào đó của cơ thể Thực tế chứng tỏ rằng sự biến đổi trong quá trình thích ứng đều có mối quan hệ tương hỗ giữa các hệ thống, có sự phân phối lại nguồn dự trữ của cơ thể diễn ra trong từng giai đoạn mới của quá trình thích ứng lâu dài để hình thành trạng thái sung sức thể thao nhờ lượng vận động tập luyện và thi đấu hợp lý trong mỗi chu kỳ huấn luyện dài hạn – [36,12]

Trong mỗi chu kỳ phát triển trình độ tập luyện có một giai đoạn thích ứng lâu dài với những biến đổi hình thái, chức năng tương ứng trong các cơ quan và hệ thống cơ thể Những biến đổi về cấu trúc chịu sự tác động nhiều lần không thể diễn ra tức thời mà đòi hỏi một thời gian nhất định

Sự biến đổi của trình độ tập luyện theo thời gian không diễn ra theo một lộ trình tuyến tính, ngay cả khi nâng lượng vận động tập luyện một cách hệ thống, mà diễn ra có tính chất giai đoạn và thang bậc khác nhau Bởi vậy, trong lý luận cũng như trong thực tiễn, phải có những thông tin đầy đủ, kịp thời về sự biến động diễn ra trong quá trình tập luyện lâu dài của các biến đổi về chức năng, hình thái và sinh hoá trong các cơ quan và hệ thống khác nhau của cơ thể [38,13]

Trang 21

Từ các khái niệm trên, trình độ tập luyện đã được các tác giả nhìn nhận qua những luận điểm chính sau đây:

thể vận động viên dưới tác động của lượng vận động tập luyện và lượng vận động thi đấu

sinh, tâm lý, trí tuệ, sư phạm, kỹ- chiến thuật, thể lực, thi đấu Trong đó chức năng sinh học là nền tảng của trình độ tập luyện

luơn biến động trong quá trình tập luyện

Theo khái niệm về cấu trúc nhiều thành phần của trình độ tập luyện, thành tích thể thao được xác định bằng cả một loạt yếu tố và có thể ghép chúng vào một số nhóm Chính vì vậy có thể nghiên cứu trình độ tập luyện theo các khía cạnh khác nhau như: sư phạm, tâm lý, y học, xã hội Về khía

Trang 22

cạnh sư phạm của trình độ tập luyện có trình độ kỹ thuật và chiến thuật của vận động viên Về khía cạnh tâm lý của trình độ tập luyện cần kể đến các trạng thái tâm lý, các phẩm chất ý chí và đạo đức của vận động viên Về khía cạnh y học của trình độ tập luyện người ta xem xét đến các chỉ số hình thái sinh lý của cơ thể và tình trạng sức khoẻ Ta thấy rõ ràng rằng sức khoẻ tốt và khả năng chức phận cao của cơ thể là cần thiết để đạt được những thành tích xuất sắc trong thể thao Khía cạnh xã hội của trình độ tập luyện xác định ở vị trí của thể thao và của vận động viên trong xã hội, nó thể hiện

ở điều kiện sống của vận động viên, động cơ và về những tính chất khác

Đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên nói chung cần lưu ý tới các chỉ số chịu sự tác động của di truyền như: phản xạ vận động, test nhanh mạnh như bật xa tại chỗ hay có đà, chạy 30m, lực cơ tương đối, nhịp tim tối

đa, lượng oxy hấp thụ tối đa tương đối với trọng lượng cơ thể, hô hấp tế bào, các chỉ số chuyển hoá yếm khí nhưng cũng cần quan tâm đến một số các chỉ tiêu chịu ảnh hưởng của môi trường giáo dục, huấn luyện [37, 27]

Khi đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên cấp cao trong huấn luyện, nhất định phải định lượng được những thành tố tiềm tàng bên trong cơ thể, đó là chỉ tiêu y sinh gồm: hình thái, sinh lý, sinh hoá, sinh cơ đồng thời xác định những thành tố biểu hiện bên ngoài gồm các chỉ số sư phạm về thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ chiến thuật và những phẩm chất tâm lý của từng vận động viên vào các thời điểm sung mãn nhất (tức là trước các cuộc thi đấu quan trọng) [38, 30]

Nguyên tắc cơ bản của việc đánh giá trình độ tập luyện là giải quyết một cách tổng hợp Có thể hai hay ba bài thử nghiệm đơn giản nhưng xác

Trang 23

thực lại phản ánh được những khía cạnh khác nhau của trình độ tập luyện, cho một lượng thông tin có ích hơn nhiều so với việc sử dụng chính những thiết bị phức tạp và hàng chục chỉ số nhưng những chỉ số này lại không bao hàm hết được những yếu tố chủ yếu – [19, 04]

Để đánh giá trình độ tập luyện, cần tiến hành kiểm tra trình độ tập luyện Theo từ điển thể dục thể thao Trung Quốc, xuất bản năm 1991, kiểm tra trình độ tập luyện là một trong những giai đoạn huấn luyện nhất định, dùng các phương pháp và công cụ kiểm tra thích hợp có thể nhận được những

tư liệu phản ánh được trình độ tập luyện của vận động viên, bao gồm: hình thái và chức năng của cơ thể, tố chất vận động, kỹ thuật, chiến thuật, tri thức

cơ bản về thể dục thể thao, lý luận môn chuyên sâu, tố chất tâm lý Kiểm tra đòi hỏi phải có độ tin cậy (kết quả kiểm tra lặp lại giống nhau), tính hiệu quả (kết quả kiểm tra có thể phản ánh chính xác một mặt nào đó của trình độ tập luyện), tính khách quan (những người kiểm tra khác nhau cho kết quả giống nhau trên cùng một đối tượng kiểm tra) – [18, 04]

* Tóm lại, “trình độ tập luyện là phạm trù đa giá trị, nó là tổng hoà những biến đối thích nghi của vô số các yếu tố thuộc các lĩnh vực khoa học y – sinh, sư phạm, tâm lý, thông qua huấn luyện lâu dài, được biểu hiện ra ngoài bằng năng lực vận động và thành tích thể thao

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên trên ba khía cạnh: sư phạm, y sinh và tâm lý

Trang 24

1.2 ĐẶC ĐIỂM MÔN THỂ DỤC THỂ HÌNH

1.2.1 Đặc điểm chung:

diễn Thi đấu được tổ chức theo từng vòng và hạng cân riêng biệt: vòng lọai, vòng trình diễn tự do, vòng chung kết so sánh xếp hạng[58]

- Mục đích của thi đấu TDTH là tìm được người có thân hình đẹp nhất, cân đối nhất, biểu đạt được sức mạnh qua các động tác trình diễn và khả năng nhạc cảm khi phối hợp biểu diễn với nhạc ở vòng chung kết [14]

1.2.2 Đặc điểm thi đấu:

Thi đấu (Competition):

Trong quá trình thi đấu, các VĐV thể hình luôn thể hiện một cách thẩm mỹ các cơ bắp săn chắc và vóc dáng cân đối của họ thông qua 5 tư thế cho nữ và 7 tư thế cho nam mà họ đã tập luyện thuần thục

Đối với các VĐV thể hình, chỉ số hình thể quan trọng hơn cân nặng Môn thể thao này thường bị nhầm lẫn giữa thể hình và cử tạ Môn cử tạ sử dụng sức mạnh bộc phát, còn môn thể hình thì sử dụng kết hợp giữa sức mạnh và kỹ thuật

Thi đấu TDTH được chia ra các hạng cân riêng biệt cho nam và nữ

Trang 25

Các căn cứ để chấm điểm cho nam:

- Cơ bắp: sự phát triển là căn cứ hàng đầu, xem xét độ lớn cơ, sự cắt nét cơ, chẻ tách từng nhóm cơ, khả năng thể hiện lực (sức mạnh) và mật độ dùng lực Điểm số chiếm khỏang 70% tổng điểm

- Sự cân đối: khung xương ngay ngắn, tương xứng, bố cục đ5p đẽ, đối xứng cân đối Điểm số chiếm khỏang 10% tổng điểm

- Trình diễn: Các động tác thể hiện năng lực khống chế, bộc lộ được các nhóm cơ tốt nhất Động tác qui định phải thực hiện chính xác, mẫu mực, động tác tạo hình tự do phải liên tục, thể hiện phong cách nghệ thuật truyền cảm Phải kết hợp chặt chẽ với âm nhạc; tòan bài biểu diễn phải độc đáo Điểm số chiếm khỏang 10% tổng điểm

- Da: Da dẻ tòan thân phải lành mạnh, không có nếp nhăn, không có vết sẹo loang lổ, vết xăm dị hình, màu sắc rám nắng, chiếm 10% tổng điểm

Các căn cứ để chấm điểm cho nữ:

- Thể chất phải mạnh khỏe, cường tráng Chiếm 20% tổng số điểm

- Khung xương cân xứng, hài hòa Chiếm 20% tổng số điểm

- Cơ bắp phát triển, đường nét nổi bật, tứ chi tỷ lệ thích hợp, cơ bắp phân phối đều đặn Chiếm khỏang 40% tổng điểm

Khí chất tao nhã, đoan trang, duyên dáng Chiếm khoảng 20% tổng điểm

Các căn cứ để chấm điểm cho nội dung đôi nam nữ phối hợp:

- Thể hình và co bắp phát triển hài hòa, cân đối

Trang 26

- Bình xét các mặt: tư thế, nhịp điệu, biên độ (rộng hẹp khi thực hiện động tác), khả năng tạo hình, phong cách biểu diễn

- Hòan thành chuẩn xác các động tác qui định, thực hiện các động tác phới hợp ăn ý

- Tạo hình tự do: phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa hai vận động viên

Giai đoạn chuẩn bị thi đấu (Contest preparation):

Hiện nay, hầu hết VĐV đều dành nhiều thời gian cho việc tập luyện nhằm phát triển cơ bắp Khỏang từ 3 – 4 tháng trước khi thi đấu thì tập luyện làm giảm lượng mỡ( giai đoạn cắt nét)

Trong tuần lễ thi đấu, VĐV phải cân bằng lượng nước cung cấp với lượng nước thóat ra cho quá trình tập luyện Ngoài ra, còn kết hợp với việc cung cấp thêm Natri và giảm sự tiêu thụ Carbonhydrat Mục tiêu của tuần này là thả lỏng cơ Hai ngày trước thi đấu, lượng Natri cung cấp giảm đi một nửa Ngày trước thi đấu, nước bị loại bỏ khỏi chế độ ăn, (có thể sử dụng thuốc lợi tiểu) Tăng lượng Carbonhydrate cung cấp làm nở cơ Điều này tạo cho cơ thể săn chắc với các khối cơ và gân hiện lên rõ nét

Trước khi bước lên sàn thi đấu, VĐV thường bôi lên da nhiều chất khác nhau giúp cho các khối cơ của họ trông rõ nét hơn Các chất trên bao gồm thuốc làm sạm da và dầu làm bóng da Ngoài ra, họ phải sử dụng sức mạnh để dồn máu vào khối cơ và gân làm tăng kích thước của chúng

Vận động viên thi đấu theo từng hạng cân là một trong những chiến lược chính của TDTH Trọng lượng của vận động viên được tính tóan để thi đấu ở hạng cân phù hợp

Trang 27

Hiệu quả của các hoạt động thi đấu gắn liền với các chỉ tiêu về thể lực và chức năng của cơ thể cũng như khả năng tạo hình và thẩm âm của VĐV Các lực sĩ không thể vận lực tốt để phô diễn cơ bắp nếu không có quá trình tập luyện sức mạnh lâu dài và có hệ thống Mỗi động tác gồng, tăng trương lực cơ tĩnh thực hiện trong khoảng 5 - 10 giây và thông thường phải thực hiện 7 động tác qui định một cách gần như liên tục ở mỗi vòng đấu

Tính ganh đua của các vận động viên, sự cố gắng thể hiện các động tác qui định, các bài vũ đạo hay chiếm vị trí mong muốn để so sánh trực tiếp với nhiều đối thủ trong từng hạng cân làm tiêu hao năng lượng rất lớn

Bản chất của thi đấu sẽ không được xác định đầy đủ nếu không tính đến sự căng thẳng của hệ thần kinh và nỗ lực về ý chí để giành chiến thắng

Sau giải đấu, vận động viên mất khoảng 2 – 5kg trọng lượng cơ thể Sự tiêu hao năng lượng ở từng vận động viên có khác nhau do phụ thuộc vào trình độ chuyên môn

Xu thế phát triển của thể dục thể hình hiện đại

Chiến lược (Strategy):

Để đạt được sự phát triển toàn diện về cơ bắp, VĐV thể hình phải tuân theo 3 nguyên tắc cơ bản sau:

- Duy trì chế độ tập luyện;

- Tuân theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt Kết hợp giữa lượng protein cao và các chất bổ sung cần thiết;

- Nghỉ ngơi hợp lý [13]

Trang 28

Tải trọng trong huấn luyện (Resistance weight training):

Tập tạ giúp cho các sợi cơ trong khối cơ được tập luyện, làm cho khối

cơ bị đau nhức Đó là dấu hiệu của sự phát triển cơ bắp Thông thường sự đau nhức này kéo dài khỏang 1-2 ngày sau khi tập luyện [2]

Bảng 1.1 : Thông số lượng vận động trong huấn luyện nở cơ

Sức mạnh Công suất Nở cơ Sức bền Tải trọng (% of 1RM ) 80-100 70-100 60-80 40-60

Thời gian thực hiện mỗi tổ

Tốc độ động tác (% max) 60-100 90-100 60-90 60-80

Cường độ tập luyện (Intensity):

Cường độ của tập luyện TDTH được xác định dựa trên khối lượng tập luyện và mật độ vận động Khối lượng càng lớn trên một bài tập với quãng nghỉ nhỏ sẽ tạo ra cường độ lớn Thông thường xác định cường độ dựa vào tỉ lệ phần trăm 1RM.[2]

Trang 29

Bảng 1.2 : Cường độ trong huấn luyện nở cơ

Khối lượng trên nhóm cơ 1 bài tập 2 bài tập 3 bài tập

Số lần lặp lại 1-6 lần 8-15 lần 20 lần

Số buổi tập trong tuần 1 buổi 2-3 buổi 4 buổi

Tính chu kỳ (Periodization)

Tính chu kỳ được tính tóan trên số lần lặp lại, số tổ, khối lượng và cường độ tập luyện Sắp xếp chu kỳ không hợp lý sẽ dẫn đến hiệu quả tập luyện không như mong đợi Đối với tập luyện sức mạnh, người tập nên tập bắt đầu chu kỳ với số lần lặp lại với phù hợp, ví dụ, khi bắt đầu với 8 lần lặp lại, người tập sẽ tăng từ từ trọng lượng ta,ï giảm từ từ số lần lặp lại Điều này là cần thiết, đủ thời gian cho sự thích nghi của hệ thần kinh cơ.[13]

Trang 30

Bảng 1.3: Ví dụ về chu kỳ tập của người tập với 1RM là 225lbs

Tuần tổ 1 tổ 2 tổ 3 tổ 4 tổ 5

Khối lượng Lbs

Cường độ cao nhất (tổ cuối)

% 1RM (tổ cuối)

1 95lbs x 8tổ 100lbs x 8 tổ 110lbs x 8 tổ 115lbs x 8 tổ 120lbs x 8 tổ 4,320 73% 52.5%

2 105lbs x 8 tổ 110lbs x 7 tổ 115lbs x 7 tổ 125lbs x 7 tổ 130lbs x 7 tổ 4,200 79% 57.75%

3 110lbs x 7 tổ 120lbs x 7 tổ 125lbs x 6 tổ 135lbs x 6 tổ 140lbs x 6 tổ 4,010 84% 63%

4 125lbs x 6 tổ 130lbs x 6 tổ 140lbs x 6 tổ 145lbs x 5 tổ 155lbs x 5 tổ 3,870 88% 68.25%

5 130lbs x 5 tổ 140lbs x 5 tổ 150lbs x 5 tổ 155lbs x 5 tổ 165lbs x 4 tổ 3,535 94% 73.5%

6 140lbs x 4 tổ 150lbs x 4 tổ 160lbs x 4 tổ 165lbs x 4 tổ 175lbs x 4 tổ 3,160 99% 79%

Dinh dưỡng (Nutrition):

Để có được khối cơ bắp săn chắc đòi hỏi các VĐV phải tuân theo một chế độ ăn uống đặc biệt Các VĐV thể hình đòi hỏi lượng Calo cung cấp nhiều hơn so với những người bình thường có cùng hạng cân Chế độ ăn uống giàu năng lượng kết hợp với các bài tập nhằm giảm lượng mỡ để chuẩn bị cho quá trình thi đấu Thành phần thức ăn bao gồm: Carbohydrate, Protein, các chất giàu năng lượng phụ thuộc vào mục đích của VĐV Có 2 giai đọan chính trong huấn luyện thể hình đó là giai đọan huấn luyện nở cơ (tăng khối lượng và kích thước cơ) và giai đọan tạo sự cắt nét (chẻ tách các nhóm cơ).[13]

Trang 31

Chia nhiều bữa ăn trong ngày: khi tập luyện nhiều giờ trong ngày hoặc chia làm nhiều buổi, cơ thể buộc phải tăng nhanh quá trình trao đổi chất để cung cấp đủ năng lượng Năng lượng tiêu hao nhiều, glycogen được huy động từ cơ và gan, tiếp đó là sự phân hủy protein và mỡ Vì vậy, bổ sung dinh dưỡng một cách thường xuyên sau từ 2 đến 3 giờ cần phải ghi nhớ

Tỷ lệ thành phần Carbohydrates, Protein và chất béo phải được tuân

thủ một cách nghiêm ngặt trong từng bữa ăn ở giai đọan nở cơ 40%

Carbohydrates, 40% Protein và 20% chất béo có lợi (4/4/2)

Ở giai đoạn tạo sự cắt nét cơ được nối tiếp sau giai đoạn tăng khối lượng và kích thước cơ bắp Mục đích của giai đoạn này vẫn duy trì kích thước và khối lượng cơ nhưng với sự cắt nét, làm sạch cơ trở thành khối nạc Mỡ dưới da được tiêu gần như hoàn toàn Giai đoạn chuẩn bị cho cơ thể sẵn sàng thi đấu ở một hạng cân nhất định, có thể gọi là giai đoạn giảm cân và tạo sự cắt nét Vận động viên có thể giảm đến 10kg, nên, ngoài tập luyện, dinh dưỡng là yếu tố chính giúp vận động viên đạt được mục đích

Nhu cầu năng lượng: So với nhu cầu năng lượng ở giai đoạn làm tăng kích thước và khối lượng cơ, giai đoạn này yêu cầu phải giảm cân nên năng lượng cung cấp cần được tính tóan giảm một cách hợp lý

Tỉ lệ thành phần thức ăn trong ngày được khuyên dùng: 20%

carbohydrate: 68% protein : 12% fat

Tỉ lệ giảm tổng năng lượng cung cấp: khoảng 20% (cần thiết giảm từ từ tránh đột ngột) [6]

Trang 32

Nghỉ ngơi (Rest):

Mặc dù sự kích thích cơ bắp xảy ra trong phòng tạ nhưng sự phát triển

cơ bắp lại diễn ra trong quá trình nghỉ ngơi Nếu không ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý thì cơ bắp sẽ không có cơ hội được hồi phục.[13]

KẾT LUẬN:

Với xu thế phát triển như hiện nay, TDTH không chỉ là môn thể thao được ưa chuộng trong thanh niên mà còn là môn thể thao có mặt ở nhiều cuộc thi quốc tế Liên đòan thể hình quốc tế đang nỗ lực đưa TDTH trở thành môn thi đấu Olympic bên cạnh việc đề ra các biện pháp mạnh để xua tan nỗi ám ảnh về doping ở môn thể thao này Thể hình Việt Nam đã có những thành tích khả quan trên đấu trường quốc tế, đang rất cần các công trình nghiên cứu mang tính chất tổng kết và học thuật để phục vụ cho công tác huấn luyện và phong trào chung

Thơng qua việc sử dụng các phương pháp y học - sư phạm để đánh giá cĩ

độ tin cậy và dựa trên cơ sở của các kiến thức y học, sư phạm để phân tích hiệu quả của cơng tác huấn luyện thể thao Xem xét phân tích kết quả tập luyện của VĐV sau quá trình tập luyện nhằm cĩ những biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế

sự tiêu hao lãng phí cơng sức cho cả HLV và VĐV

Trang 33

25

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để giải quyết các nhiệm vụ trên, sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.1.1 Phương pháp tổng hợp tư liệu

Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau là tìm ra các luận

cứ khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam Đặc biệt, sử dụng phương pháp nghiên cứu này cũng nhằm để bổ sung cho việc nghiên cứu những vấn đề nhân trắc, sinh lý, tâm lý, sư phạm… liên quan đến trình độ tập luyện của động viên Ngồi ra việc tìm đọc các tài liệu trên các lĩnh vực y sinh học thể dục thể thao, lý luận giáo dục thể chất, huấn luyện thể thao, các kiến thức về tuyển chọn và huấn luyện thể thao trẻ, thể thao thành tích cao trong môn TDTH cũng như thơng qua các nguồn tài liệu, luận văn sẽ tiến hành xác định hệ phương pháp, cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, mục đích, nhiệm vụ phương pháp nghiên cứu và dự báo kết quả nghiên cứu, lựa chọn các bài tập chuyên mơn, các test phục vụ cơng tác đánh giá trình độ tập luyện cho đối tượng nghiên cứu

2.1.2 Phương pháp kiểm tra sư phạm (phương pháp test)

mức độ tăng trưởng của trình độ tập luyện VĐV TDTH TP.HCM Nội dung

kiểm tra bao gồm:

2.1.2.1 Thể lực

2.1.2.1.1 Sức mạnh tay: bóp lực kế (kg)

Trang 34

26

Cho người thực hiện đứng thoải mái, hai chân rộng bằng vai, dùng

sẽ dùng hết sức bóp mạnh tay vào lực kế Taikei do Nhật Bản sản xuất Lực kế điện tử sẽ ghi lại và hiện trên màn hình thành tích đạt được Mỗi vận động viên thực hiện 3 lần, lấy thành tích tốt nhất

2.1.2.1.2 Sức mạnh chân: kéo lực kế chân (kg)

Cho người thực hiện đứng hai chân lên ván của lực kế, khụy gối hạ

viên sẽ dùng tay giữ chặt thanh truyền lực nằm ở vị trí hõm kheo gối, lưng luôn gữ thẳng trong suốt quá trình chuẩ bị và sinh lực Khi đã chuẩn bị sẵn sàng và đúng tư thế, vận động viên dùng hết sức đạp duỗi chân vào ván của lực kế Taikei do Nhật Bản sản xuất trong khi vẫn giữ chặt thanh truyền lực Kim của lực kế Taikei - Nhật Bản sẽ quay và dừng lại ở bảng chỉ thị lực cao nhất đạt được Mỗi vận động viên thực hiện 2 lần, lấy thành tích tốt nhất

2.1.2.1.3 Sức mạnh lưng: kéo lực lưng (kg)

Cho người thực hiện đứng hai chân lên ván của lực kế, gối giữ thẳng, cúi thấp người xuống để giữ chặt thanh truyền lực, góc giữa lưng và

thực hiện Lưng vận động viên luôn giữ thẳng trong suốt quá trình chuẩn bị và sinh lực Khi đã chuẩn bị sẵn sàng và đúng tư thế, vận động viên dùng hết sức kéo thanh truyền lực bằng cách dùng lực lưng, chân vẫn duỗi thẳng và tỳ vào vào ván của lực kế Taikei do Nhật Bản sản xuất trong khi tay vẫn giữ chặt thanh truyền lực Kim của lực kế Taikei - Nhật Bản sẽ quay

Trang 35

27

và dừng lại ở bảng chỉ thị lực cao nhất đạt được Mỗi vận động viên thực hiện 2 lần, lấy thành tích tốt nhất

2.1.2.1.4 Sức mạnh tối đa thân trên (kg) : Nằm đấy tạ

Vận động viên được làm quen trước với tạ, tập thử một vài lần với trọng lượng nhỏ VĐV nằm trên ghế, ở tư thế thỏai mái, vị trí thanh tạ nằm ở phía trên và ứng với vị trí của ngực Bước vào kiểm tra, VĐV được thực hiện khởi đầu với mức tạ 60kg, thực hiện lặp lại 3 lần Nâng dần mức tạ khoảng 5kg – 7kg sau mỗi lần thực hiện thành cơng Người trợ giúp luơn đứng ở phía trên, quan sát và bảo hiểm cho VĐV khi cần Đây là test kiểm tra sức mạnh tối đa đối với thân trên, nhĩm cơ tay vai của VĐV (1RM) là cơ sở hết sức quan trọng trong việc đánh giá sự tăng tiến của sức mạnh tối đa thân trên và giúp cho việc thiết kế các bài tập phù hợp cho từng cá nhân.Nếu VĐV thực hiện sai động tác, biến đổi động tác hoặc khơng thực hiện đủ 3 lần lặp lại, ta ghi thành tích cao nhất là mức tạ mà V ĐV đã thực hiện ở tổ trước đĩ

2.1.2.1.5 Sức mạnh tối đa thân dưới (kg) : Gánh tạ

Vận động viên được làm quen trước với tạ, tập thử một vài lần với trọng lượng nhỏ VĐV đứng 2 chân rộng bằng vai, lưng luơn giữ thẳng vị trí thanh tạ nằm ở phía trên vai và cân bằng với chiều dài thanh tạ Hai tay nắm thanh tạ trong quá trình thực hiện Pha chuyển động xuống và lên với lưng giữ thẳng, vị trí thấp nhất với gĩc của gối khoảng 900 Bước vào kiểm tra, VĐV được thực hiện khởi đầu với mức tạ 70kg, thực hiện lặp lại 3 lần Nâng dần mức tạ khoảng 7kg – 10kg sau mỗi lần thực hiện thành cơng Hai người trợ giúp luơn đứng ở hai bên, quan sát và bảo hiểm cho VĐV khi cần Đây là test kiểm tra sức mạnh tối đa đối với thân dưới, nhĩm cơ tay vai của VĐV (1RM) là cơ sở hết sức quan trọng trong việc đánh giá sự tăng tiến của sức mạnh tối đa thân trên và giúp cho việc thiết kế các bài tập phù hợp cho từng

Trang 36

2.1.2.1.7 Sức bền ưa khí: chạy con thoi (Shuttle run test)

Người thực nghiệm chạy theo nhịp đếm đã được qui ước trước Thời gian chạy được rút ngắn dần dần với khoảng cách chạy cố định 20m

Các mức độ thực hiện :

Trang 37

29

vận động viên chạy đạt được

2.1.3 Phương pháp kiểm tra y sinh, đánh giá chức năng:

2.1.3.1 Đánh giá năng lực yếm khí:

+ Wingate test

- Mục đích: Đánh giá công suất yếm khí alactic và lactic (ATP-CP và đường phân yếm khí)

- Trở kháng: được tính bằng 0,075 x trọng lượng cơ thể (TLCT) (kg)

- Quy trình thực hiện: Sau khi khởi động từ 3-5 phút, VĐV đạp xe không trở kháng càng nhanh càng tốt Trong vòng 3 giây, người kiểm tra đặt trở kháng lên bánh xe đúng với giá trị đã được tính VĐV tiếp tục đạp

xe với nỗ lực tối đa trong 30 giây Số vòng quay (SVQ) sẽ được ghi lại theo từng đoạn thời gian 5 giây cho đến khi kết thúc test

- Đánh giá:

+ Công suất yếm khí tối đa (PP) được tính như sau:

PP (Kg-m.min -1 ) = Lực x Quãng đường ÷ thời gian = (0,075x TLCT) x (SVQ5 x 6m) ÷ 0,0833 Công suất yếm khí tối đa tương đối được tính:

+ Công suất yếm khí lactic (MP) được tính như sau:

MP (kg-m.min -1 ) = Lực x Quãng đường ÷ thời gian = (0,075x TLCT) x (SVQ30 x 6m) ÷0,5 (1 w = 6,12 Kg-m.min -1 )

Trang 38

30

Công suất yếm khí lactic tương đối được tính:

Với: TLCT: trọng lượng cơ thể; SVQ: số vòng quay;

SVQ5: số vòng quay trong 5 giây đầu tiên;

SVQ30: số vòng quay trong 30 giây

Đổi đơn vị 1 w = 6,12 kg-m.min -1 ; 1 vòng quay xe đạp lực kế Monark 828 = 6m

2.1.3.2 Hệ tim mạch

Công năng tim HW: đây là bài test có hoạt động định lượng, là phương pháp kiểm tra y học rất có giá trị, cho ta lượng thông tin về trình độ tập luyện của vận động viên cũng như tuyển chọn

Trong và ngay sau khi thực hiện một lượng vận động định lượng, vận động viên nào có trình độ tập luyện tốt hơn thì nhịp tim tăng chậm hơn và khả năng hồi phục nhanh hơn Nghĩa là sau 1 đến 2phút nhịp tim nhanh chóng trở lại sát với nhịp tim lúc nghỉ

• Phương pháp tiến hành thử nghiệm

Hướng dẫn trước cho tất cả vận động viên các bước sẽ phải tiến hành Từ bước lấy mạch lúc nghỉ đến động tác đứng lên, ngồi xuống sao cho đúng nhịp đếm, khi ngồi hai gót chân phải chạm mông và gốc khi đứng phải thẳng không chùng

Trước khi lấy mạch lúc nghỉ, vận động viên cần được ngồi nghỉ ngơi thoải mái từ 15 phút trở lên Sau đó bắt mạch lúc nghỉ trong 15 giây, lấy 3 lần liền Nếu 3 lần bắt mạch có số nhịp trùng nhau thì ta được mạch lúc nghỉ và ký hiệu là P1 Nếu trong 3 lần bắt mạch có sự chênh lệch từ một nhịp trở lên thì phải cho vận động viên ngồi nghỉ tiếp

Trang 39

31

Cho vận động viên đứng lên – ngồi xuống theo máy đếm nhịp 30 lần trong 30 giây Nếu làm sai nhịp phải ngồi nghỉ, sau 15 phút làm lại

Bắt mạch trong 15 giây sau vận động, ký hiệu là P2

Bắt mạch trong 15 giây sau vận động 1 phút, ký hiệu là P3

Kết thúc kiểm tra, xứ lý số liệu

• Phương pháp tính toán và đánh giá kết quả

Chỉ số công năng tim được tính theo công thức sau:

(f1 + f2 + f3) - 200

10 Trong đó: HW (Heart Work) là chỉ số công năng tim

Đánh giá kết quả dựa bảng phân loại của Ruffier

Trang 40

Dụng cụ: máy phế dung kế

Phương pháp tiến hành:

thế thoải mái hít vào thở ra bình thường rồi hít vào thật sâu và thở

ra chậm cho đến hết sức vào ống thở của phế dung kế và xem kết quả trên máy Đo 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 15 giây Lấy dung tích sống ở lần có kết quả cao nhất

Dung tích sống tương đối (chỉ số Deruvy)

Là tỷ lệ giữa dung tích sống (ml) và cân nặng (kg)

Dung tích sống (ml)

Cân nặng (kg) Dung tích sống tương đối nhằm đánh giá chính xác hơn năng lực hô hấp của từng người (do thể trạng của mỗi người khác nhau) Ở người Việt Nam, trung bình chỉ số này là 70 ml (nam)

Ngày đăng: 09/02/2015, 04:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aulic I.V (1992), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, NXB TDTT Hà Nội, Tr.5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá trình độ tập luyện thể thao
Tác giả: Aulic I.V
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1992
2. Bompa. T (2002), Tớnh chu kyứ trong huaỏn luyeọn theồ thao, Bieõn dũch: Lâm Quang Thành, Bùi Trọng Toại, NXB TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tớnh chu kyứ trong huaỏn luyeọn theồ thao
Tác giả: Bompa. T
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 2002
3. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, Sở TDTT TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao
Tác giả: Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp
Năm: 1983
4. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2002), Công nghệ đào tạo vận động viên trình độ cao, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ đào tạo vận động viên trình độ cao
Tác giả: Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 2002
5. Nguyễn Ngọc Cừ, Nguyễn Kim Minh (1999), Các phương pháp y sinh học kiểm tra đánh giá lượng vận động bài tập, Viện khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp y sinh học kiểm tra đánh giá lượng vận động bài tập
Tác giả: Nguyễn Ngọc Cừ, Nguyễn Kim Minh
Năm: 1999
6. Nguyễn Ngọc Cừ, Dương Nghiệp Chí (2000), Huấn luyện thể thao với trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể, Vieọn KH TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huấn luyện thể thao với trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể
Tác giả: Nguyễn Ngọc Cừ, Dương Nghiệp Chí
Năm: 2000
7. Nguyễn Ngọc Cừ, Nguyễn Thế Truyền (1999), Cơ sở y sinh học của công tác huấn luyện nâng cao năng lực trao đổi chất ưu khí và yếm khí, TC .Khoa học Thể thao, số 3 (241), Tr. 25 - 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở y sinh học của công tác huấn luyện nâng cao năng lực trao đổi chất ưu khí và yếm khí
Tác giả: Nguyễn Ngọc Cừ, Nguyễn Thế Truyền
Năm: 1999
8. Nguyễn Ngọc Cừ (1998), Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao, Tài liệu dùng cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ HLV các môn thể thao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao
Tác giả: Nguyễn Ngọc Cừ
Năm: 1998
9. Văn Công Danh (2003), Bước đầu nghiên cứu trình độ tập luyện của vận động viên bóng đá U18, U21 và đội tuyển An Giang sau một năm tập luyện – Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Mã số 60.81.01 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu trình độ tập luyện của vận động viên bóng đá U18, U21 và đội tuyển An Giang sau một năm tập luyện
Tác giả: Văn Công Danh
Năm: 2003
10. Harre. D. (1996), Học thuyết huấn luyện, NXB TDTT, Hà Nội, Biên dũch : Trửụng Anh Tuaỏn – Buứi Theỏ Hieồn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết huấn luyện
Tác giả: Harre. D
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1996
11. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huấn luyện thể thao
Tác giả: Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1994
12. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học TDTT
Tác giả: Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1995
13. Liên đoàn Thể dục Việt Nam( 2004) Phương pháp huấn luyện môn thể dục thể hình, Tài liệu lớp đào tạo huấn luyện viên cơ bản,–Tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp huấn luyện môn thể dục thể hình
14. Nguyễn Thành Lâm, Vũ Việt Bảo, Huỳnh Anh (2005), Đánh giá trình độ vận động viên thể hình cấp cao Việt Nam, Kỷ yếu hội nghị khoa học TDTT, Trường Đại học TDTT II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá trình độ vận động viên thể hình cấp cao Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thành Lâm, Vũ Việt Bảo, Huỳnh Anh
Năm: 2005
15. Phan Hồng Minh (1991), Một số vấn đề về thể thao hiện đại, thông tin KH TDTT, 94 (6) Tr. 11-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về thể thao hiện đại
Tác giả: Phan Hồng Minh
Năm: 1991
16. Phan Hồng Minh (2002), "Mệt mỏi hồi phục trong huấn luyện thể thao", Thông tin khoa học TDTT số 2, trang 27 - 32. Tài liệu dịch 17. Lê Nguyệt Nga (1999), Cơ sở sinh học thể thao, Bài giảng cao học –Trường Đại học TDTT II TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mệt mỏi hồi phục trong huấn luyện thể thao
Tác giả: Phan Hồng Minh (2002), "Mệt mỏi hồi phục trong huấn luyện thể thao", Thông tin khoa học TDTT số 2, trang 27 - 32. Tài liệu dịch 17. Lê Nguyệt Nga
Năm: 1999
18. Lê Nguyệt Nga (2000), Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên bơi lội trẻ (nữ từ 13 – 15 tuổi, nam từ 13 – 17 tuổi) tại TP.HCM trong giai đoạn huấn luyện chuyên sâu. Đề tài nghiên cứu cấp thành phố Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên bơi lội trẻ (nữ từ 13 – 15 tuổi, nam từ 13 – 17 tuổi) tại TP.HCM trong giai đoạn huấn luyện chuyên sâu
Tác giả: Lê Nguyệt Nga
Năm: 2000
19. Lê Nguyệt Nga (2005), Nghiên cứu trình độ tập luyện của vận động viên bóng rổ nam nữ cấp cao tại TP.HCM, Đề tài nghiên cứu cấp thành phố Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu trình độ tập luyện của vận động viên bóng rổ nam nữ cấp cao tại TP.HCM
Tác giả: Lê Nguyệt Nga
Năm: 2005
20. Lê Nguyệt Nga, Vũ Việt Bảo (2007), Đặc điểm của Thể dục thể hình hiện đại, Thông tin Khoa học công nghệ TDTT số 1, Trường Đại học TDTT II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm của Thể dục thể hình hiện đại
Tác giả: Lê Nguyệt Nga, Vũ Việt Bảo
Năm: 2007
21. Nôvicốp A.D, Mátvéep L.P (1980), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, tập 2, NXB TDTT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất
Tác giả: Nôvicốp A.D, Mátvéep L.P
Nhà XB: NXB TDTT Hà Nội
Năm: 1980

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w