1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố hồ chí minh

25 733 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 667,64 KB

Nội dung

Trang 1

HỘI LUẬT GIA TP.Hề CH MINH tkuekkkxô+đkw&%&

BAO CAO KET QUA NCKH

CAP THANH PHO Dé tai:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHAP PHONG CHONG TOI PHAM

MUA BAN PHY NU VA TRE EM TREN DIA BAN THÀNH PHO HO CHI MINE

1- Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học về phòng chống tội |

phạm mua bán phụ nữ và trẻ em ị

2- Dự thảo chỉ thị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em

Chủ nhiệm đề tài:

Tiến sỹ Phan Đình Khánh

Trang 2

CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2007

Kính gửi :-Thành uỷ, HĐND,UBND Thành phố Hỏ Chí Minh

- Lãnh đạo Hội Luật gia Thành phố Hỏ Chí Minh

- Lãnh đạo Sở KH & CN Thành phố Hỏ Chí Minh

_ BAOCAO

KẾT QUÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VỀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM Năm 2006 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã giao cho Hội Luật gia thành phố chủ trì nghiên cứu để tài NCKH cấp Thành phố ” Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm mua bán phụ nã và trẻ em

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” Được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Sở

Khoa học và Công nghệ, Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Học viện Cảnh sát nhân dân, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm và ma tuý thành phố, Công an thành phố, Viện KSND thành phố, TAND thành phố, Hội Luật gia Thành phố, các ban ngành của trung ương và thành phố, Dé tai NCKH đã được hoàn thành và Sở Khoa học và Công nghệ nghiệm thu

Ban chủ nhiệm để tài xin báo cáo kết quả và các kiến nghị sau tới các cấp lãnh đạo thành phố :

1- Về tình hình tội phạm và kết quả đấu tranh phòng chống tội

phạm mua bán phụ nữ và trẻ em hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh 1.1 Tình hình tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em

Trong những năm gần đây, nhất là khi chuyển đối nên kinh tế sang thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tình hình tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em xảy ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng trên địa

Trang 3

bàn cả nước nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Một bộ phận phụ nữ, trẻ em bị mua bán ở trong nước để làm gái mại dâm, chủ yếu từ các vùng nông thôn, miền núi ra thành phố, thị xã, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là một địa bàn quan trọng vừa là nơi trung chuyển vừa là nơi điễn ra các hoạt

động của tội phạm về mua bán phụ nữ, trẻ em Còn lại phần lớn phụ nữ, trẻ em bị mua bán ra nước ngoài, đến nhiều nước khác nhau trên thế giới với nhiều

hình thức và mục đích khác nhau

Trong 30 năm qua từ ngày Thành phố Hồ Chí Minh được hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là từ nám 1986 đến nay, cả nước tiếp tục thực hiện đường lối đối mới toàn điện của Đảng, chính vì vậy nên kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

đã có những bước phát triển vượt bậc làm thay đối bộ mặt của xã hội Đời

sống vật chất và tinh thân của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân cơ bản đã

được cải thiện Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh những hưởng tích cực của nền kinh tế thị trường, mặt trái của nó đối với xã hội cũng có nhiều diễn biến phức tạp, đã làm nảy sinh nhiều van dé xã hội, trong đó tội phạm về mua bán phụ

nữ, trẻ em đang là một vấn dé xã hội, gây nhức nhối và ảnh hưởng rất đến đến đời sống sinh hoạt của xã hội, phong tục, tập quán, làm băng hoại đạo đức xã hội, pháp luật của Nhà nước, chúng đã cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình,

làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, là tiểm ẩn những nhân tố xấu về an

ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn, nằm giữa đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam bộ, Nam Trung bộ, Nam Tây nguyên, phía

Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Đông giáp Đồng Nai và biển Đông; tây giáp Tây Ninh, phía Nam giáp Long An Tổng diện tích tự nhiên có 2.073km” với gần

6,5 triệu dân có hộ khẩu thường trú, chưa kể khoảng 1,5 triệu dân nhập cư

chưa đủ điều kiện thường trú lâu đài, khách vãng lai

Trong những năm qua, tình hình tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em ở

thành phố Hồ Chí Minh diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp

Chúng tôi lấy mốc năm 1998, là năm Chính phủ ban hành Nghị quyết 09/CP

về "Tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới” và ban

Trang 4

hành Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm để phân tích tình hình tội

phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Từ năm 1975-1998: Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tình hình

buôn bán phụ nữ và trẻ em xảy ra ít, nhỏ, lẻ Vào đầu những năm 1990 thành phố Hồ Chí Minh bất đầu trở thành địa bàn xảy ra các vụ tổ chức mại dâm đưa ra nước ngoài dưới dạng các đường dây SEXTOUR Một số vụ tổ chức nhận con ni người nước ngồi trái pháp luật đã xây ra

Theo thống kê của các cơ quan chức năng từ 1995-2004 toàn thành phố có 39.124 trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, trong đó có 17.540 phụ nữ thành phố kết hôn với người nước ngoài và 21.548 phụ nữ thành phố

kết hôn với người Việt nam định cư tại nước ngoài

Từ năm 1993-2003 toàn thành phố có 5.409 trường hợp trẻ em được nhận làm con ni người nước ngồi, trong đó nguồn gốc trẻ em được xin làm con nuôi gồm: Trong trại nuôi đưỡng của ngành Lao động thương binh và xã hội là 3.973 trường hợp, trong cdc co soy tế là 3 trường hợp, trong các gia

đình là 1.433 trường hợp

Theo thống kê của UNICEF và tổ chức ECPAT, ở Campuchia có

khoảng 45.000 gái mại dâm, trong số đó người Việt Nam chiếm khoảng 60- 65% (khoảng 27.000 người) Trong số này lứa tuổi 14 - 18 chiếm khoảng 20-

25% 5.000 — 6.000 em) Ở một dia bàn cụ thể như Svay Pak ở Phnom Penh,

toàn bộ gái mại dâm ở 50 nhà chứa hấu hết là người Việt Nam trong độ tuổi lao động từ 17 đến 50, trong số họ trên 60% là nạn nhân của bọn buôn người qua biên giới Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị mua bán sang Campuchia

Vẻ những tuyến tội phạm trọng điểm: tuyến biên giới Việt Nam-

Campuchia và tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Đài Loan, Thành phố Hồ Chí Minh- Hàn Quốc Tội phạm MBPNTE đưa nạn nhân qua biên giới thông qua

các cửa khẩu chính, những con đường tiểu ngạch và bằng hầu hết các tuyến

giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không với nhiều

Trang 5

Theo Báo cáo của Công an các tỉnh, thành phố, từ năm 1998 đến năm 2005, trên toàn quốc đã phát hiện và bát giữ 1247 vụ với 2706 đối tượng phạm tội MBPNTE, đã truy tố hàng nghìn bị can về tội MBPNTE Trong đó trên tuyến biên giới Trung Quốc phát hiện 663 vụ, 1409 đối tượng và 1588 nạn nhân; tuyến biên giới Campuchia phát hiện 449 vụ, 1076 đối tượng và 1345 nạn nhân; các tuyến khác là 134 vụ, 221 đối tượng và 367 nạn nhân

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện 5 băng nhóm tội

phạm, 15 đối tượng có biểu hiện nghỉ vấn liên quan đến tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em Từ 2004-2006 CATP đã phát hiện, điều tra 13 vụ MBPNTE ra nước ngoài làm gái mại đâm sang Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Hàn

Quốc, Liên bang Nga Có 35 điểm trên địa bàn thành phố thường tổ chức “ xem mặt cô dâu” để môi giới hôn nhân trái phép

Điển hình là các vụ án: Ngày 20-2-2006 TAND thành phố Hồ Chí Minh

đã xét xử vụ án mua bán phụ nữ ra nước ngoài Nguyễn Thị Mỹ Nga sinh năm

1979, trú tại chung cư Miếu Nồi, Phường 3, quận Bình Thạnh và Nguyễn Thị

Thuý Dung sinh năm 1961 trú tại đường Định Tiên Hoàng, phường 3 quận

Binh Thanh đã bị truy tố về tội mua bán phụ nữ Trước đó Nguyễn Thị Mỹ

Nga chung sống như vợ chồng với William Chua Jee Hai, người Malaysia là

Giám đốc chỉ nhánh gạch bông Bạch Mã (Cần Thơ) Thị Nga được chồng giới

thiệu có bạn là Xem ở Kuala Lumpur cần gái Việt Nam phục vụ lương từ 800 — 1000 USD/ tháng Nguyễn Thị Mỹ Nga và Nguyễn Thị Thuý Dung đã thoả thuận tuyển những cô gái xinh đẹp nếu được Xem đồng ý sẽ bán với giá từ

3000 — 4000 USD/ 1 cô Từ đầu năm 2002 đến ngày 31-10-2004 hai bị cáo đã

lừa được 16 cô gái bán sang Malaysia làm gái mại dâm được 49.000 USD Vụ án bị khám phá và được khởi tố, điều tra, xét xử Nguyễn Thị Mỹ Nga bị tuyên phạt 12 năm tù giam, Nguyễn Thị Thuý Dung bị tuyên phạt 6 năm tù giam

Trong vụ án mua bán phụ nữ đưa sang Malaysia bị Cơ quan Cảnh sát

điều tra Bộ Công an khám phá ngày 27-3-2006, trong số 10 bị can bị khởi tố,

bất tạm giam có 5/10 phụ nữ là Trần Thị Mỹ Phượng, sinh năm 1972, ngụ tại

Trang 6

Minh; Tiêu Liên Hữu (tức Dậu) tạm trú tại 311/34 tổ 56 phường Hoà Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh; Lý Thị Đào (tức Năm Thố) quê Cái

Bè, Tiên Giang, tạm trú tại 288/45 Tôn Thất Hiệp, phường 12, quận 11, thành

phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Nguyệt (tức Ba Nghĩa) trú tại xã Trường Đơng,

huyện Hồ Thành, Tây Ninh; Phan Thị Hồng Yừn, trú tại cư xá Lữ Gia,

phường 15, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

Đối tượng phạm tội trong các vụ án BBPNTE chủ yếu là nữ giới (72%),

ở độ tuổi từ 25 - 35 tuổi (62,5%), và chủ yếu là người mang quốc tịch Việt

Nam (96,3%), đa số đối tượng phạm tội là những người không có nghề nghiệp

(68,5%), trong số họ nhiều đối tượng đã có tiền án, tiền sự (40,5) và hầu hết là

người dân tộc Kinh (92,4%), số đối tượng còn lại là người nước ngoài chiếm

3,7% (99/2706) Trong vụ án lừa bán 16 cô gái sang Malaysia lấy 49.000 USD có 2 đối tượng là người nước ngoài là William Chua Jee Hai, người Malaysia, Giám đốc chí nhánh gạch bông Bạch Mã (Cần Thơ) và một đối tượng khác là Xem ở Kuala Lumpur

Nắm vững những đặc điểm phân tích trên đây sẽ là cơ sở thực tiễn để

chúng ta đề ra những giải pháp phòng chống có hiệu quả

Qua nghiên cứu các vụ án MBPNTE xảy ra trên địa bàn thành phố

trong thời gian qua để tài rút ra một số thủ đoạn nổi bật sau:

- Thủ đoạn tìm kiếm “nguân hàng": Đề có được phụ nữ và trẻ em làm

“nguồn hàng” cung cấp thường xuyên cho "thị trường đen" ở trong nước và ở nước ngoài, bọn tội phạm dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để tiếp cận nạn

nhân, để "tiếp thị" Một số thủ đoạn điển hình mà tội phạm hay sử dụng như:

Đặc điểm phương thức hoạt động tội phạm:

Nghiên cứu các vụ án MBPNTE xảy ra ở nước ta và trên địa bàn thành

phố HCM trong thời gian qua cho thấy hầu hết các vụ án được khám phá déu

có yếu tố đồng phạm, đều hình thành đường dây tội phạm từ khâu tìm "hàng”, tập kết "hàng", chuyển "hàng", đưa qua biên giới, móc nối với người bên kia biên giới để mua bán được thực hiện thành từng công đoạn (mắt xích) và do nhiều người tham gia

Trang 7

Từ 18 tuổi trở lên có 498 trường hợp (chiếm 97, 09%), trong đó chủ yếu là lứa tuổi từ 18 đến 30 tuổi: 315 trường hợp (chiếm 61,4%,

Tuổi trên 30 chỉ có 183 trường hợp (chiếm 35,7%)

Về giới tính: Nữ: 498 trường hợp (chiếm tỷ lệ: 97%); Nam: 15 trường hợp chiếm tỷ lệ:3,0%)

Về những nguyên nhân, điêu kiện của tội phạm MBPNTE trên địa bàn thành phố:

Vệ khách quan; Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế,

nhiều mâu thuẫn trong đời sống kinh tế - xã hội thành phố nảy sinh, nhất là sự phân hoá giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp Một số khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa các tỉnh lân cận, đời sống nhân dân còn rất khó khăn, dân trí

thấp, nhiều phụ nữ, trẻ em và gia đình họ ở trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,

bị lôi cuốn vào qué trinh tim kiếm công việc làm ở thành phố Hồ Chí Minh

hay ở nước ngoài Mặt khác, do tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố xấu như

các luồng văn hoá độc hại, các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý trong thành

phố, trong nước và khu vực: bọn tội phạm trong thành phố móc nối với tội phạm người nước ngoài khai thác lợi dụng các điều kiện này để hoạt động phạm tội MBPNTE trên địa bàn thành phố

Về chủ quan: Nhận thức về tính nghiêm trọng, sự cần thiết và trách

nhiệm phải tăng cường phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em ở

nhiều cấp uỷ Đảng, chính quyền, Ban ngành, đoàn thể thuộc thành phố Hồ Chí

Minh còn hạn chế Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em chưa được triển khai một cách toàn điện, đồng bộ; sự phối hợp giữa các cơ quan chức nang thiếu chặt chẽ cơ chế tổ chức bộ máy thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em trong

tình hình mới :

1.2 Kết quả đấu tranh, phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và

Trang 8

Trong những năm qua, cùng với cả nước, TP Hồ Chí Minh đã tích cực chủ động trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đặc biệt là tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em Các cơ quan chức năng đã áp dụng bằng nhiều hình

thức và biện pháp Vừa tăng cường tuyên truyền giáo dục mọi tầng lớp nhân

dân, mọi lứa tuổi, mọi giới phải cảnh giác và tích cực cùng với các cấp chính quyền, các cơ quan hữu quan đấu tranh phòng chống tội phạm đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố từ năm 2001 đến năm 2005 là triển khai thực hiện chương trình mục tiêu "03 giảm”: giảm tội phạm, ma túy

và mại dâm

Ngày 27.9.2001, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã ban hành Chỉ thị số 03/CT - TU chỉ đạo các nội dung về công tác cần tập trung thực hiện

Ngày 03.7.2001, Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành quyết định số

62/2001/QĐ-UB triển khai kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm

trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 — 2005, Mat trận tổ quốc và các

ban ngành, đoàn thể thành phố đã ban hành nhiều văn bản tiếp theo chỉ đạo

thực hiện

- Một số giải pháp cơ bản:

Công an Thành phố Hồ Chí Minh được giao làm Cơ quan "Thường trực

của Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm và ma túy thành phố theo quyết định số 62 ngày 23 tháng Ø7 năm 2000 của UBND TP Hê Chí Minh Cơ quan thường trực Chương trình 130/CP nằm trong Ban chỉ đạo 138 của thành phố, tăng

cường tổ chức thực hiện một số mặt công tác:

- Công tác thong tin, tuyên truyền, giáo dục và phát động phong trào

quân chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm mua bán phụ nữ và tr em: - Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trể em

- Công tác đấu tranh triệt phá các tụ điểm tội phạm và xây đựng xế,

phường, thị trấn, cơ quan, Âơn vị không có tội phạm và tội pham mua bán phụ

Trang 9

Dé tài đã đưa ra các nhận xét, đánh giá về hoạt động phòng chống tội

phạm mua bán phụ nữ và trễ em trên địa bàn thành phố - Những uu điểm, kết quả đạt được

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, lực lượng CAND và các cơ quan pháp luật đã làm tốt công tác tham mưu cho các cấp uỷ, chính quyền trong quản lý kinh tế, xã hội mà nhất là vẻ ANQG và TTATXH Từ thực tiễn kết quả đấu tranh ngăn chặn tội phạm nói chung, tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em nói riêng trên địa bàn thành phố, có thể nhận thấy là, hầu hết các băng nhóm này tồn tại trong thời gian khá đài, chúng gây ra nhiều tội phạm nghiêm trọng, gây dư

luận không tốt trong quân chúng nhân dân Chúng có nhiều mối quan hệ với

những phần tử thoái hoá, biến chất trong các cơ quan pháp luật và chính quyền cơ sở, thậm chí còn tạo ra những thế lực bao che, cẩn trở quá trình điều tra xử 1ý những băng nhóm tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em

Qua thực tiễn triệt phá các băng nhóm tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trước những đối tượng cầm

đâu, chỉ huy băng nhóm là những tên tội phạm có rất nhiều thủ đoạn rất tính vi xảo quyệt, có kinh nghiệm và có quan hệ xã hội rộng rãi, có quan hệ quốc tế Chúng không từ một thủ đoạn nào, luôn luôn nhằm vào các cơ quan chức năng để tấn công mua chuộc, thậm chí còn đe doa đến tính mạng và tài sản của các đồng chí tham gia điều tra; Nhưng các cơ quan chức năng và lực lượng chuyên trách về phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em luôn luôn dé cao cảnh giác, từ các đồng chí là cán bộ lãnh đạo, điều tra viên, trinh sát viên và cán bộ chiến sĩ tham gia phá án đã nêu cao quyết tâm vượt mọi khó khăn thử thách, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp trên, kiên quyết tấn công tội phạm Đó cũng là yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em

Tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em là loại tội phạm mới nảy sinh, khi

cả nước và thành phố thành phố Hồ Chí Minh chuyển đổi cơ chế quản lý kinh

tế theo sự vận hành của nên kinh tế thị trường Do các mặt hoạt động của đời

Trang 10

sống kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi tích cực, nhưng cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực Mặt khác, đo việc xoá bộ chế độ quản lý quan liêu

bao cấp, khi chuyển sang nên kính tế thị trường, nên quần chúng nhân dân tập

trung thời gian, công sức vào việc làm ăn phát triển kinh tế Vì vậy có nhiều lúc, nhiều nơi quần chúng mất cảnh giác với các hoạt động tỉnh vi, xảo quyệt của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em, kể cả cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật

Tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em là loại tội phạm mới nảy sinh, khi

cả nước và thành phố thành phố Hồ Chí Minh chuyển đổi cơ chế quản lý kinh

tế theo sự vận hành của nên kinh tế thị trường Do các mặt hoạt động của đời

sống kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi tích cực, nhưng cũng không tránh khỏi

những ảnh hưởng tiêu cực Mặt khác, do việc xoá bỏ chế độ quản lý quan liêu

bao cấp, khí chuyển sang nên kinh tế thị trường, nên quần chúng nhân dan tap

trung thời gian, công sức vào việc làm ăn phát triển kinh tế Vì vậy có nhiều lúc, nhiều nơi quân chứng mất cảnh giác với các hoạt động tỉnh vị, xảo quyệt của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em, kể cả cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật

2~ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh

phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố

2.1 Dự báo tình hình tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trên địa

bàn thành phố

-Về địa bàn hoạt động: Tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trên địa

bàn thành phố Hồ Chí Minh trước đây chủ yếu tập trung liên quan tới các các

tỉnh phía Nam như An Giang, Long An, Tây Ninh thì thời gian tới sẽ phát triển mạnh, liên quan tới các các địa phương khác trên phạm vì cả nước, kể cả

Hà Nội và các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh ở miền Trung và Tây

Nguyên

- Các tuyến tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em hoại động: Trong thời

gian tới, tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố có thể xuất hiện nhiều tuyến khác nhau trong nội địa và ra nước ngoài nhưng trọng điểm

Trang 11

vẫn là các tuyến đưa phụ nữ, trẻ em sang Campuchia và các nước trong khu vực như Trung Quốc (Hồng Kông), Ma cao, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Ôxtrâylia, v.v vì hiện nay Trung Quốc, Campuchia và các nước này vẫn là những thị trường rộng lớn nhất cho bọn tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em hoạt động Điều đặc biệt chú ý là thành phố có nhiều tuyến đường bộ, đường biển, đường không, rất thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu giữa thành phố và các địa phương trong nước, các nước bạn Bọn tội phạm có thể lợi dụng hoạt động trên hầu hết các tuyến giao thông như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không

-Về thủ đoạn phạm tội: Bọn tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trên địa

bàn thành phố sẽ khai thác triệt để những yếu tố hạn chế về kính tế - xã hội

của các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để lừa gạt những phụ nữ và trẻ em

đem mua bán ra thành phố Hồ Chí Minh và sau đó đưa qua biên giới bán cho

người nước ngoài Đối tượng chính mà bọn tội phạm hướng tới vẫn là những

phụ nữ, trẻ em nông thôn các tỉnh Miền Đông và Miền Tây Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên, có điều kiện kinh tế khó khăn, kém hiểu biết, thất nghiệp, nhẹ dạ hoặc là những phụ nữ tình duyên dang dở, ế chồng hoặc có

hình thức xấu, những phụ nữ hành nghề mại dâm, những phụ nữ lạc hậu, ít

hiểu biết đây sẽ là nhóm nạn nhân có nguy cơ cao Những đối tượng là trẻ em, sẽ tập trung chủ yếu vào những trẻ em trong các gia đình đông con, kinh tế khó khăn ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa Miền Đông và Miền

Tay Nam Bộ, các tỉnh Tay Nguyên và Miền Trung; trẻ em trong những nhà trẻ

sơ sinh, trong các nhà trẻ SOS, trẻ em không có người trông giữ để mua bán ra nước ngoài

2.2 Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố

Mục tiêu chung: tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện điêu tra tội phạm, xử lý nghiêm minh các vụ ấn tội phạm mua bán phụ nữ và

trẻ em trên địa bàn thành phố Từng bước xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện phát

Trang 12

đến mức thấp nhất tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em xảy ra Tạo sự chuyển biến cơ bản về môi trường quản lý kinh tế - xã hội, giám sát chặt chế các hoạt

động phạm tội ở các địa bàn cơ sở, cộng đồng dân cư, các đơn vị cơ quan xí

nghiệp, trường học, các trung tâm kinh tế, du lịch, dịch vụ mà tội phạm có thể lợi dụng hoạt động Nâng cao nhận thức của quần chúng, phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng như: Cơng đồn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh thành phố trong đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, và hành vi phạm tội mua bán phụ nữ và trẻ em

Mục tiêu cụ thể: sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời sự hình thành các

băng nhóm tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh,

các địa bàn, tuyến và lĩnh vực kinh tế trọng điểm Khi có tội phạm mua bán

phụ nữ và trẻ em xảy ra, điều tra khám phá án đạt tỷ lệ 85 - 90% theo mục tiều chung của Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và Chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em giai đoạn 2004 đến 2010 Phối hợp chặt chế với Cảnh sát các nước có liên quan, ngăn chặn và truy bắt kịp thời những đối tượng trong các băng nhóm phạm tội mua bán phụ nữ và trẻ em khi có lệnh truy nã quốc tế lần trốn ở trong nước và trốn ra nước ngoài

2.3- Các phương hướng và giải pháp:

2.3.1- Các phương hướng:

Một là, nâng cao đời sống nhân dân thành phố, đào tạo, hỗ trợ việc làm,

giáo giục đạo đức, lối sống cho nhân dân, đặc biệt là đối với phụ nữ, trẻ em; Hai là, Phát động phòng trào xây dựng gia đình văn hoá, tuyên truyền,

phát huy bản sắc đân tộc của người Việt Nam và công dân thành phố Hồ Chí

Minh Bài trừ các tệ nạn xã hội, giữ gìn truyền thống về “thuần phong mỹ tục của dân tộc”;

Ba là, coi trọng trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội

trong phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em và giúp đỡ nạn nhân tái

hoà nhập cộng đồng;

Trang 13

Bốn là, nang cao hiệu quả, đấy mạnh Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm Chủ động triển khai thực hiện thành công Chương trình hành

động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2004- 2010 của Chính phủ trên địa bàn thành phố

2.3.2- Những giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống

tội phạm MBPNTE trên địa bàn thành phố Để tài đã đề xuất hệ thống các giải pháp sau:

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác phòng

ngừa, đấu tranh chống tội phạm MBPNTE

- Các cơ quan pháp luật trung ương phải có hướng dẫn cụ thé dam bao

nhận thức thống nhất về tội phạm MBPNTE qua biên giới, làm cơ sở pháp lý

cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm BLHS năm 1999 đã quy định

tội phạm MBPNTE lại Điêu 119 và Điểu 120, trong đó đều coi hành vi

MBPNTE để đưa ra nước ngoài là tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự

Thứ hai, kiến nghị các cơ quan nội chính trung ương báo cáo Quốc hội

sửa đổi một số quy định về tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em của Bộ luật

hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự cho thống nhất

Các cơ quan CATP, Viện KSND thành phố, TAND thành phố cần tham

mưu cho các ngành cấp trung ương để xây đựng Thông tư liên ngành giữa Bộ

Công an, Viện KSNDTC, TANDTC hướng dẫn thi hanh BLTTHS trong đó quy

định cụ thể về việc bảo vệ người bị hại, nhân chứng, những người tham gia tố

tụng khác và thân nhân của những người này

- Sở Tư pháp thành phố tham mưu cho UBND thành phố và Bộ Tư pháp

báo cáo Chính phủ sửa đối, bổ sung Nghị định 68/2002/NĐ-CP về quan hệ

hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, cụ thể:

+ Lý lịch cá nhân nộp trong hồ sơ đăng ký kết hôn ( theo mẫu quy định)

phải có xác nhận của địa phương, nơi đương sự có hộ khẩu thường trú

+ Người nước ngoài, khi muốn kết hôn với phụ nữ Việt Nam, phải có

thời gian tìm hiểu từ 6 tháng trở lên, thể hiện trong việc đến Việt Nam Ít nhất

là 03 lần tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký kết hôn

Trang 14

nguyên nhân gián tiếp dẫn đến con đường phạm tội và cũng là điều kiện thuận

lợi để tội phạm dễ đàng lừa gạt nhằm MBPNTE

Các cơ quan bảo vệ pháp luật thành phố tổ chức phổ biến sâu rộng tới

mợi người dân các văn bản pháp luật như: Bộ luật hình sự, Luật bảo vệ, chăm

sóc và giáo dục trẻ em, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao

động, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 68/20ONĐ- CP quy

định chỉ tiết thì hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ

hôn nhân và gia đình có quan hệ nước ngoài, Chỉ thị 766/Ttg, Mục đích

giúp nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hiểu rõ những quy định của pháp luật

về bảo vệ phụ nữ và trẻ em, phòng tránh các tệ nạn xã hội, bảo vệ hạnh phúc gia đình, phòng ngừa tội phạm MBPNTE phat sinh, phat triển trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh

Đưa Chương trình 3 giảm của thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình phòng, chống các tệ nạn xã hội, Chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em vào hệ thống các trường học từ cấp học phổ thông cơ sở đến đại học trên địa bàn thành phố Đưa hoạt động chống phân biệt đối xử với phụ nữ và Công ước quyền trẻ em vào giáo dục chính quy hoặc chương trình ngoại khoá cho gia đình và cộng đồng

Tăng cường các hình thức giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống buôn bán người trong cộng đồng dân cư Nâng cao vai trò trách nhiệm của nhà trường, gia đình và các đoàn thể trong việc bảo vệ, giáo dục, chăm sóc

trẻ em

Tổ chức các hoạt động tái hoà nhập cộng đông cho những phụ nữ và trẻ

em bị mua bán, giúp họ ổn định cuộc sống

Nhanh chóng, kịp thời đưa những phụ nữ và trẻ em bị mua bán trở về sum họp với gia đình, hoà nhập với cộng đồng, phối hợp các cơ quan đồn thể như Cơng an thành phố, Đoàn thành niên, Hội phụ nữ, Công đoàn, Y tế,

Thương binh- Xã hội, Sở Ngoại vụ của thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều

kiện giúp đỡ họ nhanh chóng khắc phục những khó khăn, xoá đi những mặc

cảm về bản thân, có việc làm để ổn định cuộc sống

Trang 15

yếu, bị kỷ luật, thiếu nhiệt tình, năng lực công tác kém xuống làm trực ban hình sự, quan điểm trên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác này Đặc biệt đối với tội phạm MBPNTE qua biên giới tin báo thường do nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân cung cấp vì vậy ngoài những yêu cầu trên còn đòi hỏi trực ban hình sự phải là những người có kinh nghiệm trong vận động quần

chúng, được tập huấn những kiến thức tâm lý cần thiết khi tiếp xúc với người

báo tin, với nạn nhân, biết tổ ra thông cảm với những đau khổ mất mát của nạn nhân và gia đình họ từ đó có thể tranh thủ được sự cộng tác tốt nhất của người

báo tin với Cơ quan điều tra

Đâu tư phương tiện kỹ thuật cho lực lượng trực ban hình sự của CATP

đâm bảo tốt nhất chế độ lưu trữ và xử lý thông tin Tiến tới xây dựng mạng

lưới thông tin thống nhất trong lực lượng Cơng an trên tồn thành phố, đảm bảo thông tin về tội phạm nói chung và tội phạm MBPNTE nói nêng được lưu trữ, khai thác triệt để phục vụ công tác phòng chống loại tội phạm này Kết nối mạng với Bộ Công an, với lực lượng Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) và Hiệp hội Cảnh sát các nước Asean (ASEANAPOL) cũng như các tổ chức quốc

tế khác, cảnh sát các nước láng giểng để kịp thời nắm bắt, trao đổi thông tin về

tội phạm sớm nhất, đảm bảo phát hiện, ngăn chặn, xử lý bọn tội phạm

MBPNTE không để chúng kịp gây án

- Tăng cường sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Công an các quận, huyện, lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra các tội phạm vẻ TTXH CATP với các lực lượng nghiệp vụ khác Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, khác phục những bất

cập vẻ phối hợp trong tiếp nhận và xứ lý tin báo tố giác tội phạm MBPNTE

Lãnh đạo công an các quận, huyện, lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra phải đổi mới vẻ nhận thức đối với công tác trực ban hình sự, cần đánh giá đúng tầm quan trọng của công việc này, phải coi trực ban hình sự là lực lượng thường trực chiến đấu chứ không phải là công việc hành chính sự vụ đơn thuần

Tăng cường công tác vận động quần chúng nâng cao cảnh giác, kịp thời

phát hiện tố giác tội phạm MBPNTE Tuyên truyền phổ biến đến từng hộ dân

cư, tổ dân phố, thôn về trách nhiệm của mỗi công dân trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm MBPNTE và tác hại của tội phạm này đối với đời sống

Trang 16

xã hội, đời sống nhân đân thành phố Hướng dẫn nhân dân thành phố khi phát hiện tội phạm hoặc các trường hợp nghỉ vấn thì cần báo tin ở đâu, cách thức và nội dung của tin báo

Thứ năm, Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng chống tội

phạm MBPNTE

Nghiên cứu kết quả công tác điều tra, xử lý tội phạm MBPNTE trên địa bàn thành phố và kinh nghiệm thực tiễn của các điều tra viên, kiểm sát viên,

thẩm phán cho thấy việc điều tra, xử lý các vụ án MBPTE được tổ chức dưới

nhiều hình thức, những vụ án rõ (đo nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân trực tiếp tố giác) thì giao cho một điều tra viên tiến hành, nếu vụ án phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương thì có thể giao cho một nhóm điều tra viên tiến hành Còn với những trường hợp “nghi án” có đủ điều kiện thì các lực lượng chức năng của Bộ Công an, Công an các cấp của thành phố thường tổ chức đấu tranh bằng hình thức xác lập chuyên án

+ Phối hợp với lực lượng Công an khu vực, phụ trách xã, trinh sát phụ trách địa bàn, trong đó lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội rà soát các khách sạn, nhà hàng, quán karaoke, cơ sở massage, vật lý trị liệu, những người từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm theo thời vụ để điều tra, truy tìm manh mối

+ Kết hợp với gia đình, người thân của nạn nhân để rà soát tất cả các

mối quan hệ họ hàng, bạn bè thân thích của nạn nhân Trinh sát có thể đóng vai là người nhà bạn bè, người cùng làng, khu phố nạn nhân để thuận lợi cho việc truy tìm

+ Phát động quần chúng nhân dân cung cấp thong tin về người mất tích với Công an, với chính quyền địa phương Thông báo tìm người mất tích rộng rãi trên các phương tiện thong tin đại chúng, ở bến tàu, bến xe, nhà ga, cửa khẩu, trạm Cảnh sát giao thông, trạm liên ngành (có kèm theo mô tả các đặc

điểm nhận dạng)

- Thông qua Cơ quan điều tra Bộ Công an, Văn phòng INTERPOL phối hợp với Cảnh sát các nước để truy tìm nạn nhân ở nước ngồi Thơng báo cho lực lượng BĐBP, Công an cửa khẩu của Việt Nam và nước bạn về đặc điểm

Trang 17

nhận đạng, tên tuổi của người mất tích để họ rà soát những người qua lại biên giới cũng như tiến hành các biện pháp nghiệp vụ khác để truy tìm người mất tích

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Cảnh sát điều tra của

CATP với các lực lượng khác trong điều tra các tội phạm MBPNTE Dé nang

cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án MBPNTE trên địa bàn thành phố trước hết đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan Cảnh sát điều tra các tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác như lực lượng Công an phụ

trách xã, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ đội Biên phòng, An nịn xuất nhập cảnh và các lực lượng có liên quan

Tăng cường sự phối hợp giữa Cảnh sát điều tra với Cảnh sát khu vực,

Cảnh sát quản lý hành chính đắm bảo nắm tình hình hộ dan, nắm người thông qua công tác quản lý tạm trú, tạm vắng kịp thời phát hiện những phụ nữ trẻ em mất tích không rõ lý do hoác những đối tượng lạ có dấu hiệu nghi vấn

xuất hiện tại địa bàn để kiểm tra, xác mính, rà soát địa bàn để kịp thời phát

hiện và ngăn chặn tội phạm

Tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra các tội phạm

về TTXH thuộc Công an thành phố với Bộ đội Biên phòng thành phố, với lực lượng An ninh xuất nhập cảnh, trong phát hiện điểu tra các tội phạm

MBPNTE

Tai Dé án 2 “đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em", Chính phủ đã phân công việc triển khai dự án ở nội địa do Bộ Công an chủ trì

(tiểu dự án 1), ở khu vực biên giới do Bộ Tư lệnh BĐBP chủ trì (tiểu dự án 2)

Như vậy có thể nói sự phối hợp giữa lực lượng CATP và BĐBP thành phố trong đấu tranh với tội phạm MBPNTE trên địa bàn thành phố, nhất là phòng ngừa, ngăn chặn các đường dây buôn bán phụ nữ, trẻ em đi qua đường hàng

hải quốc tế, cảng biển quốc tế của thành phố, trong thời gian tới sẽ có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng của mối quan hệ phối hợp này

-Tang cường sự phối hợp giữa CATP với BĐBP thành phố Hồ Chí Minh trong phát hiện, điều tra tội phạm MBPNTE trên địa bàn thành phố

Trang 18

+ Lực lượng Cảnh sát diéu tra CATP H6 Chi Minh cần phối hợp chặt

chế với BĐBP thành phố Hồ Chí Minh rà soát những người từ nước ngoài trở về hoặc những phụ nữ, trẻ em được cảnh sát nước bạn Trung Quốc,

Campuchia, Hàn Quốc, Đài Loan, bắt giữ, giải thoát qua những đợt truy quét ở những 6 mại dâm, những sàn nhảy, vũ trường những người cư trú bất hợp pháp để truy tầm người mất tích cũng như các đối tượng phạm tội

- Nang cao hiệu quả các biện pháp điều tra theo tế tụng hình sự các vụ

án phạm tội MBPNTE: Công tác lấy lời khai người bị hại; Công tác lấy lời khai người làm chứng; Công tác hỏi cung bị can; Bắt đối tượng phạm tội; Đối

chất, nhận dạng

Thứ sáu, Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống

tôi phạm MBPNTE trên địa bàn thành phố

Trên đa số những đường dây tội phạm MBPNTE được phat hién ‘trong

thời gian qua trên địa bàn thành phố đều nhằm đưa qua Trung Quốc,

Campuchia, Đài Loan, Hàn Quốc, Maylaysia, Singapore và các nước khác,

chính vì vậy việc phát hiện, điều tra cũng như truy bắt tội phạm đồi hỏi phải có

sự phối hợp tích cực giữa CATP, các cơ quan pháp luật, BĐBP thành phố, các cơ quan chức năng Bộ Công an với các cơ quan Cảnh sát và thi hành pháp luật của các nước trong khu vực Thực tế cho thấy những đối tượng chính trong những đường dây MBPNTE thường là người Việt Nam, là công dân thành phố trốn tránh ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài vì vậy việc truy bắt sẽ gặp

khó khăn nếu không có sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng của hai

nước

Trên cơ sở các hiệp định, thoả thuận, biên bản ghi nhớ đã ký kết giữa Việt Nam và các nước về phòng chống tội phạm, lực lượng Cảnh sát điều tra các tội phạm về TTXH và các đơn vị nghiệp vụ, Công an các địa phương có liên quan, có kế hoạch cụ thể tăng cường hợp tác, xây đựng cơ chế phối hợp cụ thể, thiết thực, có hiệu quả với Công an các nước (nhất là các nước có chung đường biên giới với Việt Nam) trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm MBPNTE nói riêng; nghiên cứu đề xuất việc thiết lập đầu mối liên lạc phối hợp, cử sỹ quan liên lạc của lực lượng Cảnh sát ở nước ngoài

Trang 19

Phân tích những vấn để lý luận cơ bản về tội phạm MBPNTE, làm rõ khái

niệm tội phạm MBPNTE cũng như đặc trưng pháp lý của loại tội phạm này nhằm đảm bảo thống nhất về mặt nhận thức; những lý luận cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm MBPNTE

Để tài đã phân tích, trình bẩy kết quả phân tích khảo sát về tình hình tội

phạm MBPNTE cũng như công tác đấu tranh phòng chống giai đoạn từ năm 1998 đến nay, với các nội dung như: tình hình tội phạm MBPNTE xảy ra trên phạm vị toàn thành phố và những vấn dé có liên quan; những đặc điểm hình sự nổi bật của tội phạm MBPNTE có ý nghĩa với công tác phòng chống tội phạm như đặc điểm đối tượng gây án, đặc điểm người bị hại, đặc điểm về phương thức, thủ đoạn gây án, Kết quả nghiên cứu cho phép rút ra nguyên nhân, điều kiện tình trạng tội phạm MBPNTE ở thành phố, hình thành cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm MBPNTE trên địa bàn thành phố trong tình hình hiện

nay

Dé tài cũng phân tích, đánh giá những biện pháp được lực lượng Công an thành phố, các cơ quan pháp luật thành phố thực hiện trong hoạt động dau tranh phòng chống tội phạm MBPNTE: các biện pháp phát hiện tội phạm MBPNTE như biện pháp phát động quần chúng, biện pháp quản lý hành chính, tuần tra kiểm soát; quản lý các đối tượng phạm tội MBPNTE; phân tích thực trạng những biện pháp điều tra, truy tố, xét xử được Công an thành phố, các cơ quan pháp luật thành phố trong điều tra, xử lý các vụ án MBPNTE, trong đó đi sâu vào các biện pháp như lấy lời khai người bị hại, người làm chứng, hỏi cung

bị can Trên cơ sở đó, để tài đã đánh giá ưu điểm cũng như các tôn tại, thiếu

sót của lực lượng CATP nói chung và lực lượng Cảnh sát điều tra các tội phạm

về trật tự xã hội nói riêng trong phát hiện, điều tra tội phạm MBPNTE trên địa bàn thành phố

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tội phạm MBPNTE ở thành phố, để tài đã dự báo trong thời gian tới tình hình tội phạm MBPNTE trên địa bàn thành phố vẫn tiếp tục dién biến phức tạp, tuy nhiên

Trang 20

trước sự đấu tranh tích cực của các lực lượng chức năng thì số lượng vụ việc có thể sẽ được kiểm chế nhưng sẽ vẫn gia tăng về phạm vị, quy mô và tính chất nguy hiểm của tội phạm, hình thành nhiều đường dây MBPNTE hoạt động có tổ chức, có tính chất quốc tế với sự móc nối giữa bọn tội phạm ở nước ngoài với các đối tượng ở trong nước để MBPNTE từ thành phố ra nước ngoài

Từ việc nghiên cứu tình hình tội phạm MBPNTE ở thành phố giai đoạn 1998 - 2006, kết quả đạt được, những tồn tại, khó khăn vướng mắc và những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng đó, đề tài đã phân tích đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm MBPNTE trên địa bàn thành phố Để xuất một số giải pháp nhằm hoàn

thiện hoạt động phát hiện tội phạm, cải tiến công tác tiếp nhận, xử lý tin báo

về tội phạm và nâng cao hiệu quả các biện pháp điều tra tội phạm MBPNTE

theo tố tụng hình sự Để tài đã đề xuất các giải pháp chung nhằm loại trừ

những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phất triển tội phạm, nâng cao

hiệu quả công tác phòng ngừa xã hội tội phạm MBPNTE trên địa bàn thành phố Đặc biệt trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện những văn bản pháp luật liên quan đến phòng chống tội phạm MBPNTE, dé tai đã phân tích xác

định những vấn để tổn tại cụ thể và từ đó dé xuất những phương hướng sửa

đổi, bổ sung và hoàn thiện Những giải pháp đưa ra đều được luận giải có cơ sở khoa học nếu được thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, điều tra tội phạm MBPNTE xảy ra trên địa bàn thành phố trong thời gian

tới Tuy nhiên tội phạm MBPNTE là một hiện tượng xã hội tiêu cực đã có lịch

sử lâu đời, việc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này là một vấn đề hết sức

phức tạp, là vấn đề bức xúc ở nước nước ta nói chung, thành phố Hồ Chí Minh

nói riêng

Trên đây là các kết quả chính và các kiến nghị của Để tài lên các cấp lãnh đạo, các ban ngành thành phố để nghiên cứu, tham khảo

Trang 21

Người báo cáo - Chủ nhiệm đề tài

Phó Trưởng phòng Viện KSND thành phố Hồ Chí Minh

TS Phan Đình Khánh

Trang 22

DANG CONG SAN VIỆT NAM

THÀNH UY THANH PHO H6 CHI MINH

Du thdo Số: /CI/TU

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2007 CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC

PHONG CHONG TOI PHAM MUA BAN PHU NU, TRE EM

Trong những năm qua, nhất là sau khi Chính phủ có Chỉ thị số 766/1998

ngay 17/9/1997 va ban hanh Nghi quyét s6 09/1998! NQI- CP ngdy 31/7/1998 về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và sau đó

ngày 14-7-2004 Chính phủ ban hành Quyết định 130/2004/QĐ-TTg phê duyệt

Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ

năm 2004 đến năm 2010, công tác phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ

em đã được các ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền thành phố quan tâm và

bước đầu đem lại một số kết quả

Công tác phòng ngừa được triển khai thực hiện với những nội dung trọng

tâm là tuyên truyền các thủ đoạn dụ đỗ, lừa gạt của bọn tội phạm, qua đó nhằm

nâng cao nhận thức và tinh thần cảnh giác cho quần chúng nhân dân; thực hiện công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, quản lý các cơ sở kinh doanh như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng , quản lý các hoạt động dịch vụ môi giới hôn nhân với người nước ngoài, cho nhận con nuôi người nước ngoài, xuất nhập

cảnh,v.v nhằm phát hiện ngăn chặn các hành vi phạm tội và các trờng hợp

phụ nữ, trẻ em bị buôn bán Đối với những trường hợp phụ nữ, trẻ em bị bn

bán ra nước ngồi đã trở về, các ngành chức năng như: Công an thành phố, Bộ

đội Biên phòng, Lao động - Thương bình và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ, các

đoàn thể thành phố đã phối hợp với chính quyển địa phương cơ sở giúp họ sớm

ồn định cuộc sống, tìm kiếm việc làm, tái hoà nhập cộng đồng

Về công tác đấu tranh Công an thành phố với vai trò nòng cốt trong đấu tranh chống tội phạm, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện nhiều biện

pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em

Song hiện nay tình hình tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em vẫn xảy ra có

xu hướng phức tạp, nghiêm trọng, gia tăng trên địa bàn cả nước nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Một bộ phận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ở trong nước để làm gái mại dâm, chủ yếu từ các vùng nông thôn, miền núi ra

thành phố, thị xã trong đó thành phố Hồ Chí Minh là một địa bàn quan trọng

Còn lại phần lớn phụ nữ, trẻ em bị bn bán ra nước ngồi, đến nhiều nước khác

Trang 23

nhau với nhiều hình thức và mục đích khác nhau.Thành phố Hồ Chí Minh còn là địa bàn trung chuyển để buôn bán phụ nữ, trẻ em đi các nước trên thế giới và

trong khu vực Ngoài ra, tình hình phụ nữ Việt Nam bị dụ đỗ, lừa gạt, mua bán sang Đài Loan, Hàn Quốc qua hình thức môi giới hôn nhân, trẻ em Việt Nam bị bán ra nước ngoài trong những năm vừa qua cũng là vấn đề phức tạp va rất khó kiểm soát trên địa bàn cả nước và thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Tệ nạn

mua bán phụ nữ, trẻ em đã trở thành vấn đề nóng bồng, nhức nhối, ảnh hưởng

xấu đến đời sống sinh hoạt của xã hội, phong tục, tập quán, đạo đức xã hội, pháp luật của Nhà nước, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, tiềm ẩn những nhân tố xấu về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, đe đoa sự thành công của Chương trình 3 giảm của thành phố

Hồ Chí Minh Các phần tử xấu lợi dụng vấn dé nay để nói xấu, tuyên truyền sai sự thật, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước, cấp uỷ và chính quyển

thành phố

Tình hình trên là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tuy

nhiên chủ yếu thuộc về vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, quản lý của các cấp uỷ

Đảng và cơ quan Nhà nước đối với công tác phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em trên địa bàn thành phố thời gian qua

Ban Thường vụ Thành uỷ yêu cầu:

1- Các cấp uỷ Đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác

phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, phải coi đây là nhiệm vụ thường, xuyên nhằm từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tội phạm này Đưa nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em vào

nội dung sinh hoạt thường kỳ của đảng bộ, chỉ bộ.Tập trung tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng về phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em Tổ chức

đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em xảy ra trên địa bàn thành phố Tiếp nhận và hỗ trợ những phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị bn bán từ

nước ngồi trở về

2- Các cấp uỷ và tổ chức Đảng phải cụ thể hoá nhiệm vụ lãnh đạo chính quyền, chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ cm ở từng quận, huyện, xã, phường, thị trấn, từng cơ quan, đơn vị gắn với nội dung Nghị

quyết 09/CP về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới

và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, Chương trình hành động

phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến năm 2010 của Chính phủ, các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch và Chương trình 3 giảm của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố

Trang 24

- Tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong thanh

thiếu niên, nữ thanh niên, học sinh, sinh viên, các bậc cha mẹ hậu quả nguy hại

của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em đối với bản thân, gia đình và xã hội để chủ động phối hợp phòng ngừa Tăng cường hơn nữa việc đưa nội dung phòng chống tội phạm nói chung, phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em nói riêng vào chương trình giáo dục ở các trường học thành phố Phát động phong

trào toàn dân đấu tranh, tố giác bọn tội,phạm mua bán phụ nữ, trẻ em

- Tổ chức tốt công tác tiếp nhận và hỗ trợ những phụ nữ, trẻ em là nạn

nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về Xây dựng Trung tâm hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân tội phạm thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố

- Tổ chức các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn tội phạm mua bán phụ nữ,

trẻ em trên địa bàn thành phố; quản lý chặt chẽ các dịch vụ dễ phát sinh tội phạm này Tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động môi giới hôn nhân

trái phép, tổ chức đưa phụ nữ, trẻ em ra mua bán ở nước ngoài núp bóng các

dich vụ du lịch, kết hôn,v.v

- Tăng cường phối hợp liên tỉnh, liên quốc gia về phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trễ em, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế về lĩnh

vực này

4- Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình và thông tin đại chúng thành phố phải đặt công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống tội phạm mua

bán phụ nữ, trẻ em cũng như công tác phòng chống tội phạm, phòng chống tệ

nạn xã hội là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài Công an thành

phố cùng vứi các Sở, ban, ngành như Sở Lao động Thương binh và xã hội, Bộ đội Biên phòng thành phố, Sở Y tế, Cục hải quan, Sở văn hoá thong tin,v.v chỉ

đạo chặt chế việc thực hiện các chủ trương và biện pháp trên Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể nhân dân như Tổng liên đoàn lao động thành phố, Hội liên hiệp

phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh, Hội chữ

thập đỏ, Hội luật gia thành phố,v.V tổ chức tuyên truyền, vận động đến từng

đoàn viên, hội viên, từng gia đình làm cho mọi người, mọi nhà thấy rõ tác hại

nghiêm trọng của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, từ đó mà tự điều chính hành vi của mình, giữ gìn đạo đức, nhân cách, lối sống lành mạnh trong gia đình và cộng đồng

Ban cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân thành phố cần tăng cường chỉ đạo Công an thành phố nhằm thực biện Chương trình phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trễ em trên địa bàn thành phố

5-Hàng quý ( đối với địa bàn trọng điểm hàng tháng ) thường trực cấp uỷ

phải nghe ban cán sự đẳng cơ quan chính quyền báo cáo và có ý kiến chỉ đạo cụ thể về việc thực hiện các nhiệm vụ này

Ban Thường vụ Thành uỷ yêu cầu các quận uỷ, huyện uỷ, các cấp uỷ trực

thuộc thành phố khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị này Sau

Trang 25

từng thời gian cụ thé phải báo cáo kết quả tình hình công tác phòng chống tội

phạm mua bán phụ nữ, trẻ em với Thành uỷ

Chi thi này được phổ biến đến chỉ bộ dang

Ngày đăng: 09/02/2015, 04:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN