Tiểu luận môn tài chính doanh nghiệp CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

31 483 0
Tiểu luận môn tài chính doanh nghiệp CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận môn tài chính doanh nghiệp CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Như chúng ta đã biết, một nhà quản trị tài chính luôn phải đối mặt với ba quyết định quan trọng thuộc về bản chất của tài chính, đó là quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và cuối cùng là quyết định phân phối lợi nhuận hay quyết định cổ tức. Ba quyết định này có sự chi phối lẫn nhau nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp hay nói cách khác là tối đa hoá giá trị cổ đông.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM – VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP oOo ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 1 – NGÂN HÀNG ĐÊM 4 1. Nguyễn Ngọc Ngân Hà 2. Nguyễn Thị Thùy Hương 3. Phạm Hoàng Tố Linh 4. Phạm Thị Ngọc Phương 5. Phạm Thị Ngọc Trân Tháng 08/2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, một nhà quản trị tài chính luôn phải đối mặt với ba quyết định quan trọng thuộc về bản chất của tài chính, đó là quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và cuối cùng là quyết định phân phối lợi nhuận hay quyết định cổ tức. Ba quyết định này có sự chi phối lẫn nhau nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp hay nói cách khác là tối đa hoá giá trị cổ đông. Chính sách cổ tức là một trong ba quyết định tài chính quan trọng trong doanh nghiệp. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về chính sách cổ tức, nhưng nó vẫn là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi . Trong khi trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chính sách cổ tức của doanh nghiệp thời gian qua nổi lên thành một trong những vấn đề được các nhà đầu tư rất chú trọng, đồng thời các doanh nghiệp vẫn chưa có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của chính sách cổ tức trong công tác tài chính của mình. Với mong muốn đóng góp một phần vào việc phân tích rõ hơn quyết định phân phối cổ 2 2 tức, cũng như tầm quan trọng của nó đối với mục tiêu tối đa hóa tài sản của các cổ đông, nhóm chúng tôi xin được chọn đề tài: “Chính sách cổ tức và chính sách cổ tức trong thực tiễn” để làm tiểu luận nghiên cứu. Bài viết nghiên cứu về quyết định chi trả cổ tức, một trong ba quyết định tài chính chủ yếu của một doanh nghiệp thông qua trả lời các câu hỏi: • Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách cổ tức của một công ty? • Các chính sách cổ tức thường được sử dụng trong thực tiễn? • Công ty thường chi trả cổ tức bằng những hình thức nào? Ưu nhược điểm của các hình thức đó ra sao? • Và quan trọng là liệu chính sách cổ tức có tác động làm thay đổi giá trị doanh nghiệp hay sự thay đổi đó chỉ do ảnh hưởng của quyết định đầu tư và tài trợ? Bên cạnh nền tảng cở sở lý thuyết, bài viết mở rộng phân tích chính sách cổ tức các công ty cổ phần đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để có cái nhìn tổng quan về các chính sách cổ tức đang áp dụng trong thực tiễn. PHẦN 1: LÝ THUYẾT CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC I. Khái niệm cổ tức và chính sách cổ tức: 1. Cổ tức: 1.1. Khái niệm Cổ tức cổ phần (lợi tức cổ phần) là một phần lợi nhuận sau thuế được công ty cổ phần phân chia cho các chủ sở hữu của mình bằng nhiều hình thức khác nhau chẳng hạn như tiền mặt hoặc bằng cổ phần. 1.2. Quá trình chi trả cổ tức Ở hầu hết các doanh nghiệp, hội đồng quản trị triệu tập các cuộc họp hàng quý hay nửa năm để thẩm định thành quả vừa qua của doanh nghiệp và quyết định mức cổ tức chi trả cho kỳ tới. Cổ tức được trả tới cổ đông thông qua tài khoản lưu ký của cổ đông tại đơn vị nhận lưu ký cổ phiếu của công ty hoặc tại trụ sở công ty. Về cơ bản trình tự chi trả cổ tức diễn ra với các mốc thời gian như sau:  Ngày công bố: là ngày hội đồng quản trị công ty công bố về quyết định chi trả cổ tức tới các cổ đông. 3 3  Ngày ghi sổ: là ngày chốt danh sách các cổ đông hiện hành có quyền nhận cổ tức của công ty. Vào cuối ngày này, công ty sẽ lập danh sách các cổ đông hiện hành có quyền nhận cổ tức của đợt chi trả vào ngày công bố trước đó.  Ngày không có cổ tức: bắt đầu từ ngày này, nhà đầu tư nào mua cổ phiếu thì sẽ không có quyền nhận cổ tức của đợt chi trả đã công bố. Ngày này thường được ấn định trước ngày ghi sổ một thời gian nhất định, thường tùy thuộc vào thời gian hoàn tất giao dịch thanh toán bù trừ trên thị trường chứng khoán. Quy định hiện nay, với các giao dịch bình thường, thời hạn thanh toán là T+3, nghĩa là thời hạn thanh toán là 3 ngày, ở đây được hiểu là 3 ngày làm việc (không tính thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ). Cụ thể là thời gian từ ngày giao dịch (mua/bán) đến ngày nhận được chứng khoán/tiền là 3 ngày (ngày giao dịch tính là ngày T+0). Do đó, nhà đầu tư mua cổ phiếu 2 ngày trước ngày đăng ký sở hữu (đăng ký cuối cùng) sẽ không có tên trong sổ cổ đông, vì giao dịch chưa được thanh toán, do vậy sẽ không được hưởng quyền. Vào ngày này, giá cổ phiếu được dự kiến giảm một lượng bằng với cổ tức Ví dụ: Ngày 18/9/2008, CTCP Nhiên liệu Sài Gòn (SFC) công bố tạm ứng cổ tức năm 2008 với tỷ lệ 10%/mệnh giá (tương đương với 1.000 đồng/CP). Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 25/9/2008 (thứ Năm) và ngày đăng ký cuối cùng (ngày ghi sổ) là ngày 29/9/2008 (thứ Hai). Như vậy, vào ngày 29/9/2008, tất cả các cổ đông có tên trong sổ đăng ký cổ đông của SFC sẽ được quyền nhận cổ tức như trên. Vì áp dụng thời gian thanh toán theo quy định T+3 (không tính thứ Bảy, Chủ Nhật), ngày giao dịch không hưởng cổ tức là 25/9/2008 nên nhà đầu tư nào mua cổ phiếu SFC từ ngày 25/9/2008 trở đi sẽ chỉ trở thành cổ đông chính thức của SFC từ ngày 30/9/2008 trở đi, cho nên sẽ không được quyền hưởng cổ tức lần này.  Ngày chi trả: vào ngày này mỗi cổ đông sẽ nhận được phần cổ tức của mình thông qua tài khoản lưu ký hoặc nhận trực tiếp tại trụ sở của công ty. 2. Chính sách cổ tức 2.1. Khái niệm: Chính sách cổ tức là chính sách ấn định mức lợi nhuận của công ty được đem ra phân phối như thế nào. Lợi nhuận sẽ được giữ lại để tái đầu tư cho công ty hay được trả cho các cổ đông. Lợi nhuận giữ lại là nguồn quan trọng cho việc tài trợ vốn cổ phần cho khu vực tư nhân, có thể được dùng để kích thích tăng trưởng lợi nhuận tương lai. 2.2. Tầm quan trọng của chính sách cổ tức Chính sách cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông. Cổ tức cung cấp cho cổ đông một lợi nhuận hữu hình thường xuyên và là nguồn thu nhập duy nhất mà nhà đầu tư có thể nhận được ngay trong hiện tại khi họ đầu tư vào công ty. Do vây, việc công ty có duy trì trả cổ tức ổn định hay không ổn định, đều đặn hay giao động thất 4 4 thường đều làm ảnh hưởng đến quan điểm của nhà đầu tư về công ty, do đó nó có thể dẫn đến sự biến động giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường. Chính sách cổ tức ảnh hưởng đến chính sách tài trợ của công ty. Thông qua việc quyết định chính sách cổ tức mà công ty cũng quyết định luôn chính sách tài trợ. Vì lợi nhuận giữ lại là nguồn quan trọng cho việc tài trợ vốn cổ phần cho khu vực tư nhân nên từ đó chính sách cổ tức ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn của một doanh nghiệp (Nếu chi trả cổ tức thì các doanh nghiệp phải bù trừ lại nguồn tài trợ thiếu hụt do lợi nhuận giữ lại ít bằng việc huy động vốn từ bên ngoài với nhiều thủ tục phức tạp và tốn nhiều chi phí hơn) Chính sách cổ tức ảnh hưởng tới chính sách đầu tư của công ty: với nguồn tài trợ có chi phí sử dụng vốn thấp từ lợi nhuận giữ lại sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp ở mức tương đối thấp, từ đó doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn đầu tư vào các dự án có tỷ suất sinh lời cao 2.3. Các chỉ tiêu đo lường chính sách cổ tức” a. Cổ tức một cổ phần thường (Dividend per Share – DPS) Cổ tức một cổ phần là chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập thực tế mà mỗi cổ phần được hưởng từ kết quả hoạt động kinh doanh. Cổ tức một cổ phần được tính toán như sau: Tổng thu nhập cổ phần thường dùng để chi trả cổ tức DPS = Tổng số cổ phần thường Một sự tăng lên trong cổ tức một cổ phần thường mang lại hiệu ứng tốt trong tâm lý của các nhà đầu tư. Nhưng chỉ tiêu này chỉ cho nhà đầu tư biết được họ nhận được bao nhiêu tiền cổ tức, chứ họ không biết công ty trích bao nhiêu phần trăm từ lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức và bao nhiêu giữ lại cho đầu tư. Vì vậy đây chưa phải là chỉ tiêu đo lường triệt để của chính sách cổ tức. b. Tỷ lệ chi trả cổ tức (Dividend payout ratio): Tỷ lệ chi trả cổ tức đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng trả cho cổ đông dưới dạng cổ tức. Cổ tức được chi trả cho các cổ phần thường hàng năm Tỷ lệ chi trả cổ tức = Thu nhập của mỗi cổ phần (EPS) 5 5 Tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao phản ánh công ty đã sử dụng đại bộ phận lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức cho các cổ đông, đồng thời chỉ có một phần nhỏ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. c. Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield): Tỷ suất cổ tức thể hiện tỷ lệ hoàn vốn cổ tức trên giá trị thị trường hiện thời của cổ phiếu, hay tỷ lệ cổ tức mà nhà đầu tư nhận được so với số tiền mà họ phải trả để mua cổ phiếu đó. Cổ tức được chi trả cho các cổ phần thường hàng năm Tỷ suất cổ tức = Giá trị thị trường của mỗi cổ phần Tỷ suất cổ tức là tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư chỉ tính riêng cho thu nhập từ cổ tức khi nhà đầu tư mua cổ phần tại một mức giá thị trường nào đó. Tỷ suất cổ tức phản ánh nhà đầu tư sẽ nhận được bao nhiêu đồng cổ tức từ một đồng đầu tư vào cổ phiếu tại mức giá thị trường. Tỷ suất cổ tức càng cao thể hiện rằng nhà đầu tư có tỷ suất sinh lợi từ cổ tức càng cao, còn tỷ suất cổ tức thấp chưa hẳn là đã xấu bởi vì nhà đầu tư có thể trông chờ vào tỷ suất sinh lợi từ lãi vốn của giá cổ phiếu trên thị trường. Một tỷ suất cổ tức ở mức cao hay thấp chưa chắc phản ánh được công ty chi trả cổ tức cao hay thấp, vì tỷ suất cổ tức còn phụ thuộc vào giá cổ phần trên thị trường. II. Các yếu tố quyết định chính sách cổ tức: Việc chi trả cổ tức phụ thuộc vào chính sách riêng của từng công ty, chính sách này phụ thuộc vào các yếu tố sau: 1. Các hạn chế pháp lý: Giả sử ta có bảng cân đối công ty Johson Tool and Die như sau: Cổ phần thường : $ 500.000 Thặng dư vốn :$ 400.000 Lợi nhuận giữ lại :$200.000 Tổng cộng vốn cổ phần :$1.100.000 Thứ nhất, hạn chế về sự suy yếu vốn: không được dùng vốn của doanh nghiệp để chi trả cổ tức. Tùy theo đặc điểm của mỗi quốc gia vốn được định nghĩa là chỉ tính mệnh giá cổ phần thường hoặc là gồm luôn cả thặng dư vốn. Ví dụ ở trên, công ty chỉ được trả 6 6 tối đa $600.000 (=$1.100.000-$500.000) nếu vốn được quy định là chỉ gồm mệnh giá cổ phần thường. Thứ hai, hạn chế lợi nhuận ròng: doanh nghiệp phải phát sinh lợi nhuận trước khi được phép chi trả cổ tức tiền mặt. Nhằm ngăn chặn doanh nghiệp dùng vốn đầu tư ban đầu để chi trả cổ tức, làm suy yếu vị thế an toàn của chủ nợ. Ví dụ ở trên, công ty chỉ được trả cổ tức tối đa $200.000. Thứ ba, hạn chế mất khả năng thanh toán: doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thể không chi trả cố tức bằng tiền mặt. Tức là, khi nợ lớn hơn tài sản, chi trả cổ tức làm cản trở trái quyền ưu tiên của các chủ nợ đối với tài sản của doanh nghiệp. 2. Các điều khoản hạn chế: Các điều khoản hạn chế ảnh hưởng đến chính sách cổ tức nhiều hơn là các hạn chế pháp lý. Các hạn chế này giới hạn tổng mức cổ tức một doanh nghiệp có thể chi trả. Các điều khoản hạn chế nằm trong các giao kèo trái phiếu, điều khoản vay, hợp đồng thuê tài sản, thỏa thuận cổ phần ưu đãi. Cán điều khoản này có thể quy định không thể chi trả cổ tức cho đến khi lợi nhuận đạt đến một mức nhất định nào đó; hay một phần ḍng tiền của doanh nghiệp phải được dành để trả nợ; cũng có thể là vốn lưu động hay tỷ lệ nợ hiện hành không cao hơn một mức định sẵn nào đó. 3. Ảnh hưởng của thuế: Cổ tức được coi là thu nhập chịu thuế. Khi một doanh nghiệp quyết định giữ lại lợi nhuận nhằm cung cấp tăng trưởng và tăng giá vốn tương lai cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư sẽ không phải chịu thuế cho đến khi bán các cổ phần của mình. Hay nói cách khác, sự chênh lệch về thuế suất của lãi trên vốn và thuế suất khi nhận cổ tức cũng chi phối đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. 4. Ảnh hưởng của khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng lớn càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức. Vì vậy mặc dù doanh nghiệp có lợi nhuận tích lũy cao nhưng không có đủ tài sản có tính thanh khoản cao thì rất khó có khả năng chi trả cổ tức. 5. Khả năng vay nợ và tiếp cận thị trường vốn: Doanh nghiệp có nhiều khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài như phát hành trái phiếu hay bán thương phiếu sẽ dễ dàng tăng khả năng thanh khoản nên càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức. Đối với các doanh nghiệp lớn uy tín thì dễ phát hành trái phiếu hay thương phiếu. Điều này, đồng nghĩa với nguồn tiền tăng lên và khả năng chi trả cổ tức sẽ lớn hơn các doanh nghiệp nhỏ. 6. Tính ổn định của lợi nhuận: 7 7 Một doanh nghiệp có lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn lòng chi trả cổ tức cao hơn doanh nghiệp có thu nhập không ổn định. Bởi vì họ tự tin vào dòng tiền trong tương lai. Và điều này thể hiện bằng việc trả cổ tức cao hơn. Trong khi doanh nghiệp có dòng tiền bấp bênh sẽ e ngại trả cổ tức cao vì nếu dòng tiền tương lai thấp dẫn đến giảm tỷ lệ trả cổ tức. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vị thế, uy tín và giá trị của doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư và cổ đông. 7. Triển vọng tăng trưởng: Tăng trưởng nhanh thường thì nhu cầu vốn lớn, thay vì chi trả cổ tức nhiều và cố gắng bán cổ phần mới để huy động vốn, các doanh nhiệp này thường giữ lại phần lớn lợi nhuận và tránh bán cổ phần mới ra công chúng vừa tốn kém, vừa bất tiện. Các công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức cao thường có tỷ lệ tăng trưởng thấp và ngược lại. 8. Lạm phát: Trong môi trường lạm phát tăng, doanh nghiệp có xu hướng giữ lại lợi nhuận.Vì khi lạm phát càng cao thì đồng tiền càng mất giá, cổ tức được trả càng giảm về mặt giá trị.Hơn nữa trong môi trường lạm phát, vốn phát sinh từ khấu hao thường không đủ để thay thế tài sản của một doanh nghiệp khi các tài sản này cũ kỹ, lạc hậu. Ngoài ra khi lạm phát tăng khiến cho lãi suất tăng, chi phí tài chính của việc vay vốn tăng khiến cho lợi nhuận giảm.Cuối cùng, thời kỳ lạm phát tiền thanh toán cho việc mua hàng hóa hay chi phí tăng cao.Doanh nghiệp buộc phải giữ lại một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn để duy trì năng lực hoạt động cho tài sản của mình, cần có nguồn tiền dồi dào để dự trữ và luân chuyển vốn. 9. Ưu tiên các cổ đông: Một công ty được kiểm soát chặt chẽ với tương đối ít cổ đông thì ban điều hành có thể ấn định mức cổ tức theo ưu tiên của các cổ đông. Một số cổ đông giàu có thích chính sách giữ lại lợi nhuận để hưởng lãi vốn, trong khi các cổ đông khác, có khung thuế biên tế thấp hơn coi cổ tức như nguồn thu nhập thường xuyên, thích tỷ lệ cổ tức cao hơn. 10. Bảo vệ chống loãng giá: Nếu một doanh nghiệp chấp nhận chính sách sử dụng phần lớn lợi nhuận của mình để chi trả cổ tức, thì khi có các dự án tiềm năng sinh lời doanh nghiệp có thể cần phải bán cổ phần mới nhằm huy động thêm vốn đầu tư cho dự án. Nếu các nhà đầu tư hiện hữu của doanh nghiệp không mua hay không thể mua một tỷ lệ cân xứng cổ phần mới phát hành, quyền lợi chủ sở hữu theo phần trăm của họ trong doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống. Vì thế, doanh nghiệp chọn cách giữ lại lợi nhuận nhiều hơn và chi trả cổ tức thấp hơn để tránh rủi ro loãng giá. 8 8 III. Các phương thức chi trả cổ tức: 1. Trả cổ tức bằng tiền mặt: Hầu hết cổ tức của các công ty được trả bằng tiền mặt bởi điều này sẽ thuận lợi cho cổ đông vì đây là nguồn thu nhập ngay trong hiện tại mà họ có thể sử dụng mà không phải tốn chi phí giao dịch như bán đi cổ phần để thu về tiền mặt. Cổ tức tiền mặt là số đơn vị tiền tệ mà công ty thanh toán cho chủ sở hữu tính trên một cổ phần, hoặc theo một tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá cổ phiếu. Trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài sản và giảm lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán, tức giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Việc trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán và nguồn tài trợ cho các nhu cầu đầu tư trong tương lai của công ty. 2. Trả cổ tức bằng cổ phần: Một cổ tức cổ phần là chi trả thêm cổ phần thường cho các cổ đông theo một tỷ lệ nhất định mà công ty không nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông. Thực chất đây là việc phân bổ theo tỷ lệ các cổ phần bổ sung của một công ty cho các cổ đông hay làm tăng số lượng các mảnh giấy nằm trong tay của các cổ đông. Nó liên quan đến việc chuyển tiền từ tài khoản lợi nhuận giữ lại sang các tài khoản vốn cổ phần thường khác của cổ đông. Minh họa cho việc chi trả cổ tức bằng cổ phần của công ty X như sau: Trước khi trả cổ tức bằng CP Sau khi trả cổ tức 10%, giá thị trường $20/CP Cổ phần thường (mệnh giá $5, 100.000 CP) $500.000 $550.000 Thặng dư vốn $1.000.000 $1.150.000 Lợi nhuận giữ lại $5.000.000 $4.800.000 Tổng vốn cổ phần của cổ đông nắm giữ cổ phần thường $6.500.000 $6.500.000 3. Chi trả cổ tức bằng tài sản: Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng hóa, bất động sản hay cổ phiếu của công ty khác do doanh nghiệp sở hữu…Việc trả cổ tức bằng tài sản khác sẽ làm giảm tài sản đó với một bút toán tương ứng trong lợi nhuận giữ lại. 4. Mua lại cổ phần: Thay vì chi trả cổ tức tiền mặt, đôi khi một vài doanh nghiệp thực hiện mua lại các cổ phần đang lưu hành. Cổ phần mua lại được gọi là cổ phần ngân quỹ. Mua lại cổ phần 9 9 chuyển lợi nhuận cổ đông từ thu nhập thường (cổ tức) thành thu nhập lãi vốn. Các doanh nghiệp thực hiện mua lại cổ phần theo một số cách thức như mua trực tiếp từ các cổ đông của mình bằng cách đưa ra một mức giá đệm (thường cao hơn giá thị trường) hoặc có thể mua lại ở thị trường tự do, hay có thể thương lượng riêng để mua lại từ những người nắm giữ một lượng lớn các cổ phần. Mua lại cổ phần làm tăng lợi nhuận mỗi cổ phần cho số cổ phần đang lưu hành còn lại và cũng làm tăng giá cổ phần. Các doanh nghiệp quyết định mua lại cổ phần thay vì chi trả cổ tức bằng tiền mặt để hưởng các lợi thế của thuế đánh trên thu nhập lãi vốn thấp hơn so với cổ tức tiền mặt (hoặc ít ra vì thu nhập lãi vốn có thể được hoãn thuế đến các thời điểm trong tương lai). Mua lại cổ phần còn được dùng để phát ra các tín hiệu tích cực cho các cổ đông về các dự kiến của ban điều hành rằng lợi nhuận và dòng tiền của doanh nghiệp sẽ cao hơn trong tương lai. IV. Các chính sách cổ tức trong thực tiễn: 1. Chính sách lợi nhuận giữ lại: Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động xác nhận rằng một doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông đòi hỏi. Bởi lẽ, việc chi trả cổ tức sẽ dẫn đến kết cuộc hoặc là doanh nghiệp hy sinh các cơ hội đầu tư có thể chấp nhận được hoặc phải huy động thêm vốn cổ phần cần thiết từ các thị trường vốn bên ngoài tốn kém hơn nhiều so với lợi nhuận giữ lại. Diễn dịch một cách chính xác thì lý thuyết giữ lại lợi nhuận ngụ ý là chi trả cổ tức thay đổi từ năm này sang năm khác và tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư có sẵn. Theo lý thuyết này, công ty chỉ thực hiện việc chi trả cổ tức sau khi đã ưu tiên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư đảm bảo cơ cấu huy động vốn tối ưu cho đầu tư của công ty. Như vậy doanh nghiệp sẽ theo bốn bước sau khi tính tỷ lệ chi trả cổ tức khi áp dụng chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động: Thứ nhất, xác định ngân sách vốn tối ưu. Thứ hai, quyết định lượng vốn cần thiết để tài trợ cho ngân sách này, với cấu trúc vốn mục tiêu đã có. Thứ ba, sử dụng thu nhập giữ lại để đáp ứng yêu cầu vốn ở mức có thể. Thứ tư, trả cổ tức chỉ khi thu nhập có được lớn hơn mức cần thiết để đáp ứng yêu cầu ngân sách vốn tối ưu. Như vậy, nếu doanh nghiệp theo đuổi chính sách này một cách cứng nhắc thì mức cổ tức trả trong bất kỳ năm nào cũng có thể được mô tả trong phương trình sau: Cổ tức = Thu nhập ròng – Thu nhập giữ lại để tái đầu tư = Thu nhập ròng – (Tỷ lệ vốn cổ phần mục tiêu * Tổng ngân sách vốn) Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động cũng đề xuất một công ty tăng trưởng nên có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn các công ty đang trong giai đoạn sung mãn (bão hòa). Ưu điểm: 10 10 [...]... một doanh nghiệp được nắm giữ bởi số ít cổ đông và khi đó doanh nghiệp có thể ấn định mức cổ tức theo mục tiêu, sở thích của các cổ đông đồng thời theo đuổi chính sách cổ tức ổn định để tăng khả năng huy động vốn từ các cổ đông Các nhà đầu tư cũng có xu hướng mua cổ phiếu của những doanh nghiệp có chính sách cổ tức phù hợp với mục tiêu, sở thích của mình Vì vậy, khi doanh nghiệp thay đổi chính sách cổ. .. một doanh nghiệp đi vay nhiều để bù trừ cho chính sách cổ tức tiền mặt thường xuyên sẽ làm tăng mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp 3 Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi Một vài doanh nghiệp thực hiện chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi Đây là cách trả áp dụng trong nhiều công ty ở Mỹ, theo đó các công ty luôn cố gắng duy trì một tỷ lệ phần trăm định sẵn giữa phần trả cổ tức. .. đồng/cp Cổ tức tiền mặt năm 2011 là 40% II 26 Chính sách cổ tức: Lịch sử chi trả cổ tức của VNM trong giai đoạn 2009-2011 như sau:  06/04/2012: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 20%  29/11/2011: Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 2:1  13/09/2011: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 20%  13/08/2010: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 30%  08/04/2010: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%  25/02/2010: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%  18/09/2009: Cổ tức. .. giảm, làm cho doanh nghiệp có thể thiếu hụt tiền mặt trong năm này nhưng lại dư thừa tiền mặt trong năm khác mà không biết đầu tư vào đâu 4 Chính sách chi trả một cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào - - cuối năm Chính sách chi trả cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối năm có thể được coi là sự kết hợp của hai chính sách cổ tức tiền mặt ổn định và chính sách lợi nhuận... đưa ra lập luận này thì Talla M Al-Deehani (2003) 4 đã khảo sát các CEO của những doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Kuwait và tìm thấy các CEO khá đồng tình với quan điểm chính sách cổ tức có tác động đến giá trị doanh nghiệp, và việc đáp ứng nhu cầu khách hàng chính là động cơ quan trọng đối với nhà quản lý khi họ thiết lập chính sách cổ tức PHẦN 2: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT... và không thuế Về ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp, hai ông khẳng định rằng các thay đổi quan sát được trong giá trị doanh nghiệp là kết quả của các quyết định cổ tức thực chất là do chính sách cổ tức mang nội dung hàm chứa thông tin và phát tín V - - - 1 M.H Miller và Modigliani , Chính sách cổ tức, tăng trưởng và giá trị cổ phần” – tạp chí kinh doanh số 34 (tháng 10/1961) 14... thị trường của mình, VNM hoàn toàn có thể đáp ứng chính sách ổn định tỷ lệ cổ tức tiền mặt như trên KẾT LUẬN Doanh nghiệp nên quyết định chính sách cổ tức như thế nào? Quyết định phân phối nói riêng và các quyết định tài chính khác của một doanh nghiệp nói chung đều phải hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp Các quyết định tài chính luôn luôn liên quan mật thiết với nhau, và... tăng trong chi trả cổ tức sẽ làm giảm các giá trị doanh nghiệp Trường phái cánh tả yêu cầu một chính sách cổ tức thấp thậm chí là chi trả cổ tức bằng zero, và tiền mặt có sẵn sẽ nên được giữ lại hoặc để mua lại cổ phần Giá trị một doanh nghiệp sẽ đạt mức tối đa bằng cách thiết lập một tỷ lệ chi trả thấp Những khẳng định của họ về chính sách chi trả cổ tức thấp được dựa trên những lập luận cơ bản sau đây:... chi trả cổ tức sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp Đại diện tiêu biểu cho trường phái này là Myron J Gordon, David Durand, Jonh Lintner Họ lập luận rằng giá trị cổ phần thật sự chịu ảnh hưởng của sự phân chia lợi nhuận cho cổ tức và giữ lại để tái đầu tư Trường phái cánh hữu cho rằng chính sách chi trả cổ tức cao sẽ làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, nên họ đề xuất các doanh nghiệp chi trả cổ tức cao... đông Ngoài ra, việc công bố chi trả nhiều lần trong một năm làm cho doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí trong việc tổ chức công tác chi trả cổ tức cho các cổ đông, như chi phí công bố, chi phí thực hiện chi trả cổ tức Các tranh luận về chính sách cổ tức 1 Trường phái trung dung: cho rằng chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp Trường phái trung dung nổi bật với Lý thuyết M&M đạt giải

Ngày đăng: 09/02/2015, 00:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan