Tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp VỀ DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY VAMC Năm 20062007 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nóng, các ngân hàng đua nhau thành lập chi nhánh, mở thêm phòng giao dịch. Tăng trưởng tín dụng từ 25% cuối năm 2006 lên 50% cuối năm 2007. Dư nợ cho vay chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực: chứng khoán và bất động sản.
Trang 1ĐỀ TÀI: VỀ DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY VAMC 3
CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VAMC 3
1 Thực trạng nợ xấu của các Ngân hàng Việt Nam (giai đoạn 2006 - 2012) : 3
1.1 Bối cảnh ngành ngân hàng VN giai đoạn 2006 – 2012 3
1.2 Số liệu nợ xấu VN 3
1.3 Nguyên nhân chủ yếu gia tăng nợ xấu 4
2 Cơ chế giám sát nợ xấu (giai đoạn 2006 - 2012): 6
2.1 Cơ chế giám sát nợ xấu (Quy định của NHNN về quản lý và giám sát nợ xấu của các NHTM) 6
2.2 Phân tích nguyên nhân thất bại của cơ chế giám sát nợ xấu: 7
2.3 Ý tưởng thành lập VAMC (Công bố Nghị định 53) 9
CHƯƠNG II CƠ CẤU, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VAMC 10
1 Mô tả chung về VAMC : 10
1.1 Cơ cấu, tổ chức, quản trị, điều hành: 10
1.2 Mục tiêu, chức năng: 10
1.3 Nguyên tắc hoạt động : 10
1.4 Nội dung hoạt động: 11
1.5 Quyền và nghĩa vụ: 12
1.6 Cơ chế tài chính, chế độ kế toán: 13
2 Phương thức xử lý nợ xấu VN của VAMC 15
2.1 Điều kiện để được mua nợ: 15
2.2 Thủ tục mua nợ: 15
2.3 Cách thức , biện pháp cơ cấu lại nợ xấu, quy trình xử lý nợ xấu 16
2.4 Trái phiếu đặc biệt 18
CHƯƠNG III THAM KHẢO KINH NGHIỆM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NƯỚC KHÁC: 20
1.Tóm tắt cách thức xử lý nợ xấu của một số quốc gia: 20
1.1 Trung Quốc: 20
1.2 Hàn Quốc 23
1.3 Hungary 25
1.4 Mỹ: 27
1.5 Malaysia 27
2 So sánh tình hình thực tế, cơ chế, phương thức xử lý nợ xấu giữa VN với các quốc gia khác 29
Trang 22.1 Nhiệm vụ, mục tiêu: 29
2.2 Cấu trúc và tổ chức hoạt động: 30
2.3 Hạ tầng pháp luật: 31
2.4 Sự minh bạch: 31
2.5 Nguồn vốn cho các AMC: 31
2.6 Chuyển giao nợ xấu từ ngân hàng sang AMC 32
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VAMC 35
1 Những điểm đáng lo ngại về hoạt động của VAMC: 35
2 Thảo luận: Liệu VAMC có hiệu quả như mong đợi? 38
3 Thảo luận: Liệu có lý thuyết nào giải thích cho mô hình xử lý nợ xấu VN không? 40
4 Những cơ chế hỗ trợ và giám sát hoạt VAMC 42
Trang 3ĐỀ TÀI: VỀ DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY VAMC CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VAMC
1 Thực trạng nợ xấu của các Ngân hàng Việt Nam (giai đoạn 2006 - 2012) :
1.1 Bối cảnh ngành ngân hàng VN giai đoạn 2006 – 2012
Năm 2006-2007 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nóng, các ngân hàng đua nhauthành lập chi nhánh, mở thêm phòng giao dịch Tăng trưởng tín dụng từ 25% cuối năm
2006 lên 50% cuối năm 2007 Dư nợ cho vay chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực: chứngkhoán và bất động sản Năm 2008 đánh dấu mốc đầu tiên của khủng hoảng kinh tế toàncầu, giá chứng khoán và bất động sản lao dốc, tồn kho bất động sản chưa từng có, chấtlượng các khoản tín dụng cho hai lĩnh vực này bị suy giảm nghiêm trọng Để ổn định kinh
tế vĩ mô, ngân hàng nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, tốc độ tăng cung tiền từ46% năm 2007 giảm xuống còn 20% năm 2008 cùng với đó trần lãi suất huy động duy trì
ở mức cao (12%-14%) kéo theo lãi suất cho vay bị đội lên, khả năng tiếp cận vốn của cácchủ thể trong nền kinh tế bị hạn chế
Ngày 22/11/2006 thủ tướng chính phủ đã ký Nghị định số 141/2006/NĐ-CP và sau
đó thay bằng Nghị định số 10/2011/NĐ-CP về việc tăng vốn pháp định cho các tổ chứctín dụng theo đó chậm nhất là ngày 31/12/2011 các tổ chức tín dụng phải có số vốn điều
lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương với số vốn pháp định quy định tại nghịđịnh trên Năm 2011 đã chứng kiến cuộc chạy đua tăng vốn điều lệ, một loạt các ngânhàng thực hiện cổ phần hóa, trong đó phải kể đến các ngân hàng thương mại nhà nướcBIDV, VietinBank, Vietcombank Kết quả năm 2011 đã có 25 ngân hàng tiến hành tăngvốn, tổng vốn tăng thêm hơn 46.000 tỷ
1.2 Số liệu nợ xấu VN
Theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhànước ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các
Trang 4nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư
nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng
Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam vào khoảng 2%-3,5% trong suốt 4năm 2007-2011, tỷ lệ này nằm trong giới hạn an toàn hoạt động tín dụng Tuy nhiên đếnnăm 2012 tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến 8,82%, đây là một tỷ lệ đáng báo động cho hoạt độngtín dụng của các ngân hàng Một thực tế đáng chú ý, hiện nay các ngân hàng phân loại nợchủ yếu dựa vào chỉ tiêu định lượng mà thiếu đi các chỉ tiêu định tính như thực trạng hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hơn nữa các ngân hàng thường tìm cách cheđậy khoản nợ xấu bằng nghiệp vụ gia hạn nợ, một số ngân hàng còn hạn chế phân loại nợvào nhóm 3-5 để tránh trích lập dự phòng rủi ro nên tỷ lệ nợ xấu vẫn chưa phản ánh sátthực chất lượng các khoản vay Theo công bố của tổ chức xếp hạng tín nhiệm FitchRatings tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng khoản 13% cao hơn rất nhiều theo như tínhtoán của ngân hàng nhà nước
1.3 Nguyên nhân chủ yếu gia tăng nợ xấu
- Nguyên nhân đầu tiên đó là do hệ lụy của suy giảm kinh tế toàn cầu, hoạt độngsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp các năm 2008-2012 gặp nhiều khó khăn, sảnphẩm sản xuất ra không tìm được thị trường tiêu thụ, một loạt các doanh nghiệp phải
Trang 5tuyên bố phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động do đó các khoản vay của ngân hàng bị phânloại vào nhóm nợ có rủi ro cao.
- Quy định tăng vốn điều lệ của ngân hàng lên 3.000 tỷ đến ngày 31/12/2011
Quy định này giúp tăng cường năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng, thanhlọc những ngân hàng yếu tuy nhiên để thực hiện đúng kế hoạch các ngân hàng đã dùngnhiều thủ thuật Một trong số đó là vấn đề sở hữu chéo và đầu tư chéo Đầu tư chéo làhoạt động đầu tư của tổ chức tín dụng này thông qua tổ chức tín dụng khác, sở hữu chéo
là nói đến các khoản đầu tư tài chính do tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp thực hiệnnhằm sở hữu vốn của nhau Thông thường sở hữu chéo tạo điều kiện để cổ đông chi phối
tổ chức tín dụng nhằm thực hiện đầu tư chéo theo mục đích của họ Sở hữu chéo làm lantruyền rủi ro giữa các tổ chức tín dụng khi cổ đông gặp khó khăn trong hoạt động kinhdoanh và tài chính Nếu thêm hoạt động đầu tư chéo thì quy mô phụ thuộc lẫn nhau càngkhuyếch đại làm gia tăng rủi ro hệ thống
Quy định tăng vốn điều lệ làm cho nguồn tiền nhàn rỗi trong các ngân hàng tănglên, họ tìm mọi biện pháp để cho vay, các quy định về cho vay lỏng lẻo hơn, việc thẩmđịnh khách hàng vay kém chính xác dẫn đến chất lượng các khoản vay thấp
- Quy định giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm
2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán
Thực hiện quy định này, tính đến ngày 30/9/2011, dư nợ cho vay kinh doanh tronglĩnh vực này đạt mức 203.598 tỷ đồng, giảm 13,46% so với 31/12/2010, chiếm khoảng9,25% tổng dư nợ của toàn hệ thống Tuy nhiên, do áp lực nhu cầu vốn của nền kinh tếNgân hàng Nhà nước đã ra công văn số 8844/NHNN-CSTT theo đó một số khoản chovay phi sản xuất thuộc lĩnh vực bất động sản quy định trong chỉ thị 01/CT-NHNN được
bỏ ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất, các ngân hàng lại tiếp tục đẩy mạnh cho vay bất độngsản vào những tháng cuối năm 2011 Hầu hết các khoản cho vay này được đảm bảo bằngbất động sản, nên khi người vay tiền mất khả năng thanh toán, thị trường bất động sảnđóng băng, rủi ro về phía ngân hàng càng tăng
Trang 6Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2012 đạt đỉnh 8.82% tổng dư nợ tín dụng Nguyên nhân là
do những năm trước đó dư nợ cho vay bất động sản ở mức quá cao, các khoản cho vaylĩnh vực này thường là khoản vay trung và dài hạn, thời gian ân hạn từ 2-3 năm, các nămtrước đó khoản vay này chưa đến hạn thanh toán nên vẫn được xếp vào nợ nhóm 1, 2nhưng đến năm 2012 chất lượng khoản vay mới thể hiện rõ
2 Cơ chế giám sát nợ xấu (giai đoạn 2006 - 2012):
2.1 Cơ chế giám sát nợ xấu (Quy định của NHNN về quản lý và giám sát nợ xấu của các NHTM)
Để quản lí và giám sát nợ xấu của các tổ chức tín dụng, NHNN đã ban hành khánhiều các quyết định, văn bản, thông tư hướng dẫn từ khi cho vay đến khi thu hồi nợnhằm đảm bảo thu hồi được nợ, không có hoặc nợ xấu ở mức cho phép
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tíndụng đối với khách hàng Trong đó, quy định rõ các đối tượng được vay, các đối tượngkhông thể cho vay, quy trình cho vay, thẩm định khoản vay… nhằm giảm thiểu các khoảnvay xấu khó thu hồi
TT 13/2010/TT-NHNN quy định các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổchức tín dụng yêu càu các tổ chức tín dụng phải thường xuyên duy trì các tỷ lệ đảm bảo
an toàn trong hoạt động của tổ chức bao gồm: tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng,
tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn góp và mua vốn cổ phần, tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồnhuy động
Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng để xử lí RR tín dụng và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN, TT02/2013/TT-NHNN sửađổi bổ sung một số điều của QĐ 493/2005 Theo đó, các tổ chức tín dụng phải tiến hànhphân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngânhàng theo Quy định này Ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầutiên của tháng tiếp theo, tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòngrủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước Riêng đối với
Trang 7quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, tổ chức tín dụng thực hiệnviệc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11 Ngoài
ra, trong thời gian tối đa ba (03) năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực, tổ chức tíndụng phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ,quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chứctín dụng (không bắt buộc áp dụng đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổphần nông thôn và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) Tổ chức tín dụng phải báo cáo việc phânloại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định về Chế độbáo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chứctín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành Nhờ các thông tin về tình hình nợ xấu và tríchlập dự phòng được báo cáo từ các tổ chức tín dụng, NHNN sẽ có những cơ chế giám sátthích hợp
Quyết định 780/2012/QĐ-NHNN về việc phân loại lại nợ đối với nợ được điềuchỉnh kì hạn nợ, gia hạn nợ: Để phản ánh khách quan khả năng trả nợ của khách hàngtrong điều kiện hiện nay, các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ do tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanhcủa khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳhạn trả nợ, gia hạn nợ được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy địnhtrước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ
2.2 Phân tích nguyên nhân thất bại của cơ chế giám sát nợ xấu:
Có khá nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến sự thất bại trong cơchế giám sát rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng Trong đó, các nguyên nhân sau cóthể xem là có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sự thất bại của cơ chế giám sát trongnhững năm qua:
Thứ nhất, nền kinh tế suy thoái vẫn chưa hồi phục từ cú sốc kinh tế 2008 đã ảnhhưởng đến hoạt động của các ngân hàng Kinh tế đình trệ, các doanh nghiệp khó khăn,tình trạng thua lỗ và thu hẹp sản xuất thường xuyên diễn ra làm cho các doanh nghiệp gặpkhó khăn thanh khoản, không thể thanh toán gốc và lãi vay cho các khoản vay đến hạn
Trang 8Giá trị tài sản thế chấp của các khoản vay chủ yếu là hàng tồn kho và bất động sản bịgiảm giá trầm trọng Thêm vào đó, giai đoạn ngay trước 2008, các khoản vay chủ yếuđược sử dụng cho mục đích đâu tư bất động sản Bong bóng bất động sản bùng nổ làmhàng loại con nợ mất khả năng thanh toán Đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế vẫn chưahoàn toàn được khôi phục Vì vậy, nợ xấu càng ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân thứ hai là do quá trình đầu tư chéo và sở hữu chéo giữa các ngânhàng trong những năm gần đây lũng đoạn hệ thống ngân hàng Tuy nhiên, công tác quản
lí đối với đầu tư chéo, sở hữu chéo vẫn chưa thực sự có hiệu quả Hệ quả của quá trìnhnày là tình trạng thâu tóm ngân hàng, nợ xấu và tăng vốn ảo, từ đó dẫn đến rủi ro mangtính hệ thống
Thực vậy, khi tình trang đầu tư chéo và sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng diễn
ra mạnh mẽ thì rất khó để đánh giá chính xác nguồn lực và khả năng đối phó rủi ro củacác ngân hàng Sở hữu chéo đã cho phép nhiều ngân hàng có thể vay lẫn nhau đáp ứngyêu cầu về vốn điều lệ theo qui định pháp luật Nhìn sơ qua, ngân hàng có vẻ như đã huyđộng đủ vốn điều lệ như qui định, nhưng thực chất đó chỉ là những khoản vay lẫn nhaugiữa các ngân hàng Sở hữu chéo cũng góp phần làm sai lệch khi đánh giá các chỉ tiêu đolường rủi ro của hệ thống ngân hàng bởi các chỉ tiêu liên quan đến vốn tự có bao hàmnguồn vốn ảo.Điều này kéo theo việc phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ công tác quản lí
và quản trị ngân hàng gặp nhiều khó khăn
Thêm vào đó, sở hữu chéo tạo điều kiện thuận lợi cho các cổ đông chi phối và cấpvốn theo mục đích cá nhân của mình gây ra tình trạng cho vay thiếu kiểm soát có thể tăngmạnh Sở hữu chéo cho phép cổ đông có tỷ lệ cổ phần lớn trong các NHTM có thể gây áplực để ngân hàng cấp vốn đầu tư vào những dự án không đủ tiêu chuẩn nhưng mang lạilợi ích cho cổ đông
Ngoài ra, sở hữu chéo góp phần làm gia tăng nợ xấu vì các ngân hàng có thể đảo
nợ cho nhau để che giấu các khoản nợ xấu Như vậy, ngân hàng không cần phải lập dựphòng cho các khoản nợ không đủ tiêu chuẩn Vì thế, để đánh giá chính xác tỉ lệ nợ xấuđang tồn tại trong các ngân hàng là một vấn đề khó khăn
Trang 9Thứ ba, tính công khai và minh bạch trong quản lí và xử lí nợ xấu chưa được đảmbảo Do năng lực quản trị rủi ro của các tổ chức tín dụng, ý muốn chủ quan của ban lãnhđạo ngân hàng nhằm làm đẹp báo cáo tài chính nên các chỉ tiêu định tính trong phân loại
nợ như chấm điểm, xếp hạng khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ vừa thiếu chuẩn xác,vừa chưa minh bạch Vì thế nợ xấu được báo cáo của các tổ chức tín dụng thấp hơn nhiều
số liệu thực tế Mặt khác, ngân hàng còn sử dụng hình tức chuyển vốn vay thàn vốn gópgây ra tình trang vốn ảo do số vốn đó chỉ nằm trên sổ sách mà không có thực vì con nợkhông có khả năng thanh toán làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng
Thứ tư, năng lực, nghiệp vụ của cán bộ quản lí yếu: năng lực thẩm định các dự áncho vay của ngân hàng còn yếu dẫn đến cho vay các dự án không khả thi, nhiều rủi ro,khó có khả năng thu hồi Một số cán bộ ngân hàng thiếu kinh nghiệm và năng lực chuyênmôn khi đánh giá hiệu quả của dự án xin vay
Thứ năm, liên quan đến vẫn đề đạo đức của cán bộ ngân hàng, một số ít nhân viênlợi dụng chức vụ để tham ô, lừa đảo, thông đồng với khách hàng thực hiện các khoản vaykhó thu hồi làm cho nợ xấu tăng lên
2.3 Ý tưởng thành lập VAMC (Công bố Nghị định 53)
Trước tình hình nợ xấu ngày càng nghiêm trong nhưng các cơ chế giám sát hiện tạivẫn chưa phát huy hết tác dụng như hiên nay thì xử lý nợ xấu đang là một yêu cầu đặt rakhông chỉ với bản thân các tổ chức tín dụng mà còn cả nền kinh tế Nợ xấu làm giảmnguồn vốn lưu chuyển trong nền kinh tế, các tổ chức tín dụng khôngthể mở rộng tăngtrưởng tín dụng, khiến cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn Xử lý được
nợ xấu sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và góp phần tháo gỡ khókhăn cho sản xuất, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững Xử lý nợ xấucũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong mà NHNN cần phải xử lý trong năm
2013 Vì thế, một cách để quản lí nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức tín dụng vàkhách hàng, VAMC chính thức ra đời thông qua nghị định 53/2013/NĐ-CP VAMC làmột doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý Nhà nước, thanh tra,
Trang 10giám sát của NHNN Thông qua việc mua và xử lý nợ xấu, VAMC sẽ giảm áp lực trả nợ,
hỗ trợ doanh nghiệp xử lý khó khăn tài chính tạm thời… vì khi doanh nghiệp bán nợ choVAMC sẽ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; giảm hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanhtoán; đầu tư, cung cấp tài chính…Các doanh nghiệp có nợ xấu bán cho VAMC sẽ đượctiếp tục vay vốn của TCTD theo quy định hiện hành
Chương tiếp theo sẽ trình bày cụ thể cơ cấu, tổ chức và cách thức hoạt động củaVAMC
CHƯƠNG II CƠ CẤU, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VAMC
1 Mô tả chung về VAMC :
1.1 Cơ cấu, tổ chức, quản trị, điều hành:
a
VAMC có trụ sở chính tại TP Hà Nội và được thành lập chi nhánh, văn phòng đạidiện tại một số tỉnh, thành phố lớn trực thuộc Trung ương sau khi được Ngân hàng Nhànước chấp thuận
Bộ máy quản lý của VAMC gồm Hội đồng thành viên (không quá 7 TV), Bankiểm soát (không quá 3 TV) và Tổng Giám đốc (và một số Phó TGĐ)
b
Quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, thànhviên Hội đồng thành viên, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc VAMC thực hiệntheo quy định của pháp luật và Điều lệ của VAMC
Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồngthành viên; Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát;Tổng Giám đốc và các PhóTổng giám đốc của VAMC
Người đại diện theo pháp luật của VAMC không nhất thiết phải là đấu giá viêntheo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản
1.2 Mục tiêu, chức năng:
Trang 11NHNN thành lập VAMC nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lýcho nền kinh tế VAMC là DN đặc thù, được tổ chức dưới hình thức Công ty TNHHMTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý, thanh tra, giám sát củaNHNN
1.3 Nguyên tắc hoạt động :
VAMC hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
- Lấy thu bù chi và không vì mục tiêu lợi nhuận
- Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu
- Hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu
1.4 Nội dung hoạt động:
a
VAMC được thực hiện các hoạt động sau đây:
- Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
- Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
- Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phầncủa khách hàng vay;
- Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã đượcVAMC thu nợ;
- Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đếnkhoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;
- Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;
- Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
- Tổ chức bán đấu giá tài sản;
- Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;
Trang 12- Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VAMC sau khi được Thống đốcNgân hàng Nhà nước cho phép.
b.
- Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
- Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phầncủa khách hàng vay;
- Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã đượcVAMC thu nợ;
- Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đếnkhoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;
1.5 Quyền và nghĩa vụ:
a.
Quyền của VAMC
- Yêu cầu tổ chức tín dụng bán nợ, khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ bên bảo đảm
và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu về tổ chức
và hoạt động của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm; thông tin, tài liệu
về các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã được bán cho VAMC;
- Đề nghị tổ chức tín dụng bán các khoản nợ xấu cho VAMC;
- Tham gia quá trình cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn, mua cổ phần tại kháchhàng vay;
- Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảmtheo quy định của pháp luật; thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ;
- Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan bảo vệ pháp luật hoàn tất cácthủ tục, hồ sơ pháp lý về tài sản bảo đảm và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thu giữ tàisản bảo đảm và thu hồi, xử lý nợ, tài sản bảo đảm;
Trang 13- Đề nghị các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảmliên quan đến tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu do VAMC mua chưa được đăng ký giaodịch bảo đảm;
- VAMC trở thành bên nhận bảo đảm và được thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảmdựa trên hợp đồng mua bán nợ xấu mà không phải ký lại hợp đồng bảo đảm với bên bảođảm;
- Giám sát, kiểm tra các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các hoạt động đượcVAMC ủy quyền ;
- Được hưởng một tỷ lệ trên số tiền thu hồi các khoản nợ xấu được VAMC mua bằng tráiphiếu đặc biệt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước sau khi thống nhất với Bộ Tàichính;
- Các quyền khác của chủ nợ, bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật
b.
Nghĩa vụ của VAMC
- Bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao;
- Thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm;
- Thực hiện việc đăng ký hợp đồng mua bán quyền đòi nợ theo quy định của pháp luật vềgiao dịch bảo đảm;
- Chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước, công chúng về tình hìnhhoạt động;
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật
1.6 Cơ chế tài chính, chế độ kế toán:
a.
Doanh thu của VAMC gồm :
- Tiền thu được do đòi nợ, khách hàng trả;
- Tiền thu từ bán nợ, tài sản bảo đảm;
- Thu từ đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
Trang 14- Phí, hoa hồng được hưởng từ các hoạt động tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tàisản;
- Thu phí đấu giá tài sản;
- Ngoài ra còn có các khoản doanh thu thông thường khác như: thu từ các hoạt động chothuê, khai thác tài sản; thu từ hoạt động tài chính; thu nhập bất thường; và các khoản thukhác
b.
Chi phí kinh doanh của VAMC gồm:
- Chi phí mua nợ;
- Chi phí đòi nợ;
- Chi phí tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tài sản;
- Chi phí cho hoạt động bán nợ, bán cổ phần và chuyển nhượng vốn góp;
- Chi phí trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường; chokhoản đầu tư, cung cấp tài chính và bảo lãnh này
- Chi phí đấu giá tài sản;
- Ngoài ra còn có các chi phí thông thường khác: chi phí bảo quản, đầu tư, sửa chữa, nângcấp tài sản; chi tiền lương, thưởng, phụ cấp cho cán bộ, nhân viên ; chi phí quản lý côngty; chi trả lãi tiền vay; chi phí về tài sản; và các khoản chi khác
c
VAMC được áp dụng một số cơ chế tài chính đặc thù sau đây:
- Cơ chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối vớiDNNN và phù hợp với đặc thù hoạt động của VAMC;
- Không phải trích lập các khoản dự phòng cho các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếuđặc biệt, các khoản phải thu từ tổ chức tín dụng;
- Không áp dụng các quy định về đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước đối vớiVAMC
Trang 15- Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc trích lập và sử dụng dự phòng đối với các khoản đầu
tư, cung cấp tài chính, bảo lãnh; doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận, trích lập và sửdụng các quỹ của VAMC
- VAMC trích dự phòng rủi ro vào chi phí hoạt động và sử dụng dự phòng rủi ro đối vớicác khoản nợ xấu đã mua theo giá trị thị trường theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
- VAMC thực hiện hạch toán kế toán theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước
d
- VAMC phải thực hiện công khai: các quy trình, phương pháp định giá nợ, tài sản; cácquy trình, phương pháp bán nợ, tài sản; việc bán nợ, tài sản; Báo cáo tài chính (đã đượckiểm toán độc lập hàng năm); các vấn đề khác theo quy định của NHNN
- VAMC phải cung cấp cho bên mua nợ, tài sản các thông tin cần thiết về khoản nợ, tàisản mà VAMC dự kiến bán
2 Phương thức xử lý nợ xấu VN của VAMC.
2.1 Điều kiện để được mua nợ:
VAMC mua các khoản nợ xấu có đủ các điều kiện sau đây theo quy định của NHNN:
- Khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng,mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng
và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;
- Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ;
Trang 162.2 Thủ tục mua nợ:
- VAMC mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc khách hàng vaychưa trả đã được khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợxấu đó
- VAMC mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường trên cơ sở thỏa thuận vàgiá trị khoản nợ xấu được đánh giá lại
- Tổ chức tín dụng bán nợ phải cung cấp cho VAMC các thông tin, tài liệu về số dư nợgốc và toàn bộ số lãi phải trả khách hàng vay chưa thanh toán
- Trường hợp mua nợ xấu theo giá trị thị trường, VAMC đánh giá lại giá trị khoản nợ xấutrên cơ sở khả năng thu hồi vốn và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; khi cần thiết,VAMC thuê tổ chức tư vấn định giá khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm
- Tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên hoặc một tỷ lệ nợ xấu khác do Ngân hàngNhà nước quy định không bán nợ xấu cho VAMC được Ngân hàng Nhà nước xem xét, ápdụng các biện pháp sau đây:
+ Tiến hành thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dựng thuê công ty kiểm toán hoặc
tổ chức định giá độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốnđiều lệ của tổ chức tín dụng đó; chi phí kiểm toán, định giá do tổ chức tín dụng thanhtoán;
+ Trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá và kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng phảibán nợ xấu cho VAMC để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của tổ chức tín dụng ở mức an toàn; thựchiện trích lập dự phòng rủi ro và tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàngNhà nước; cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được Ngân hàng Nhà nước phêduyệt
- Việc mua bán nợ xấu được lập thành hợp đồng và tổ chức tín dụng bán nợ phải thôngbáo bằng văn bản cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm trong vòng 10ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ để biết và thực hiện nghĩa vụ vớiVAMC
Trang 172.3 Cách thức , biện pháp cơ cấu lại nợ xấu, quy trình xử lý nợ xấu
a
Phương thức VAMC mua nợ xấu của tổ chức tín dụng
- Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do VAMCphát hành
- Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải tráiphiếu đặc biệt
- Căn cứ năng lực tài chính của VAMC, hiệu quả kinh tế và điều kiện thị trường, VAMCđược mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phảitrái phiếu đặc biệt đối với các khoản nợ xấu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đáp ứng các điều kiện quy định đã nêu;
+ Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu;
+ Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại;
+ Khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ
(Đối với các khoản này, Hội đồng thành viên của VAMC xây dựng phương án mua cáckhoản nợ xấu này trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện)
b
Cấp tín dụng đối với khách hàng vay có nợ xấu bán cho VAMC
Khách hàng vay có khoản nợ xấu bán cho VAMC và có phương án sản xuất, kinh doanhkhả thi được tổ chức tín dụng tiếp tục xem xét, cấp tín dụng theo thỏa thuận và quy địnhcủa pháp luật
c
Các biện pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của VAMC
- Thực hiện các quyền của chủ nợ, bên nhận bảo đảm đối với khách hàng vay, bên cónghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm nhằm thu hồi nợ, tài sản bảo đảm
- Tổ chức đôn đốc, yêu cầu trả nợ, thu nợ từ khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ vàbên bảo đảm
- Thực hiện cơ cấu lại khoản nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay
Trang 18- Thỏa thuận với khách hàng vay về việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần để thamgia cơ cấu lại tài chính và hoạt động của khách hàng vay.
- Thu nợ bằng nhận chính tài sản bảo đảm của khoản nợ; thu hồi, thu giữ và xử lý tài sảnbảo đảm theo quy định của pháp luật
- Bán nợ cho các tổ chức, cá nhân
- Khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm ra Tòa án
- Nộp đơn yêu cầu Tòa án tiến hành các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật
về phá sản đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ và đối với bên có nghĩa vụtrả nợ, bên bảo đảm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
d
- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh củakhách hàng vay;
- Áp dụng lãi suất của khoản nợ đã mua phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng vay
và điều kiện thị trường;
- Giảm một phần hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán mà khách hàng vay chưa
có khả năng trả nợ
- VAMC xem xét đầu tư, cung cấp tài chính hoặc thực hiện bảo lãnh cho khách hàng vayvốn của tổ chức tín dụng trong trường hợp đánh giá khách hàng có khả năng phục hồi tốthoặc có dự án mới có hiệu quả đảm bảo trả được nợ vay
e
Xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua
- Tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua được xử lý theo thỏa thuậncủa các bên; nếu không có thỏa thuận thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá
- Trường hợp không có thỏa thuận của các bên về xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản bảođảm được bán đấu giá thông qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặcVAMC bán đấugiá
Trang 19- Sau khi thu giữ, tiếp nhận tài sản bảo đảm từ bên giữ tài sản bảo đảm, VAMC có quyềnbán đấu giá tài sản mà không cần sự đồng ý của bên bảo
vụ trả nợ, bên bảo đảm thanh toán; bán nợ; bán và xử lý tài sản bảo đảm
2.4 Trái phiếu đặc biệt
của t ổ chức tín dụng:
- Trái phiếu đặc biệt được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữliệu điện tử; mệnh giá trái phiếu đặc biệt có giá trị bằng giá mua của khoản nợ xấu; tráiphiếu đặc biệt được phát hành bằng đồng Việt Nam có thời hạn tối đa 05 năm và lãi suấtbằng 0%; trái phiếu đặc biệt được sử dụng để vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước
- NHNN chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt của VAMC Đồng thời,NHNN quy định cụ thể việc cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt, mức chovay tái cấp vốn so với mệnh giá trái phiếu đặc biệt
- NHNN trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức lãi suất cho vay tái cấp vốn trên cơ
sở trái phiếu đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ
- Không áp dụng quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với việc phát hànhtrái phiếu của VAMC
b
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt
Trang 20- Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt có quyền sử dụng trái phiếu đặc biệt để vaytái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước và được hưởng số tiền thu hồi nợ.
- Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt có nghĩa vụ trích lập dự phòng rủi ro hàngnăm đối với trái phiếu đặc biệt (vào chi phí hoạt động theo tỷ lệ không thấp hơn 20%mệnh giá trái phiếu trong thời hạn của trái phiếu đặc biệt để tạo nguồn xử lý nợ xấu khiđược mua lại từ VAMC) và sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua lại theo giá trị ghi sổ cáckhoản nợ xấu được VAMC mua bằng trái phiếu đặc biệt nhưng chưa được xử lý hoặc thuhồi toàn bộ vào thời điểm trái phiếu đặc biệt đến hạn theo quy định
- Hoàn trả dư nợ vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt liên quan cho Ngân hàngNhà nước;
- Trường hợp khoản nợ chưa thu hồi được đầy đủ, tổ chức tín dụng mua lại các khoản nợxấu từ VAMC theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc, trả lại trái phiếu đặc biệt liên quan đếnkhoản nợ đó cho VAMC và được VAMC thanh toán số tiền được hưởng trên số tiền thuhồi nợ ;
- Trường hợp khoản nợ thu hồi được đầy đủ thì tổ chức tín dụng bán nợ trả lại trái phiếuđặc biệt cho VAMC và được VAMC thanh toán số tiền thu hồi nợ được hưởng
Sau khi nhận lại các khoản nợ xấu từ VAMC, tổ chức tín dụng sử dụng số tiền dự phòngrủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt tương ứng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợnày Tổ chức tín dụng mua lại nợ từ VAMC không cần sự đồng ý của khách hàng vay,bên có nghĩa vụ trả nợ và bên bảo đảm; chỉ cần thông báo với các bên liên quan (trong
Trang 21thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ) để biết và thực hiện nghĩa
Theo Ngân hàng thanh toán Quốc tế (BIS), nợ xấu (NPL) của Trung Quốc ước tính vàokhoảng 3.200 tỷ nhân dân tệ (NDT) vào thời điểm năm 2001 Bằng cách thành lập ra cáccông ty mua bán nợ là VAMC (AMC: Asset Management Corporations), Trung Quốc đã
xử lý được khoảng 1.400 tỷ NDT nợ xấu trên bảng cân đối của Big Four, bao gồm Ngânhàng Trung Quốc, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây Dựng TrungQuốc và Ngân hàng Nông Nghiệp Trung Quốc Mô hình xử lý nợ xấu ngân hàng củaTrung Quốc như sau:
Trang 22Cơ cấu vốn của AMC gồm có 4 nguồn chính: vốn chủ sở hữu (Bộ Tài Chính góp vốn)đây là khoản tiền mặt, khoản vay nợ từ các định chế tài chính khác (đây cũng là tiền mặt),tiền vay từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) và tiền vay từ các AMC qua pháthành trái phiếu kỳ hạn 10 năm.
Thực tế vào thời điểm 2000, các AMC không vay được nợ từ các định chế khác CácAMC được PBOC cấp cho khoản vay trị giá 208 tỷ NDT Như vậy, tổng tiền mặt mà cácAMC có chỉ là 208 tỷ NDT cộng với 40 tỷ NDT (vốn chủ sở hữu mỗi AMC là 10 tỷđồng), tổng cộng đạt 248 tỷ NDT Quá trình xử lý nợ xấu như sau
Big Four sẽ chuyển giao 14.000 tỷ NDT nợ xấu cho các AMC Các AMC sẽ chuyển giaolại cho Big Four 248 tỷ NDT cộng với số trái phiếu kỳ hạn 10 năm Như vậy, cần lưu ý ởđây là không phải các AMC phát hành trái phiếu cho các tổ chức tài chính khác để huyđộng vốn mà là chính các ngân hàng thương mại nợ xấu sẽ là chủ nợ các trái phiếu đó.Lúc này, trên bảng cân đối của Big Four nợ xấu sẽ không còn Thay vào đó, họ nhận đượcmột khoảng tiền mặt trị giá 248 tỷ NDT và trở thành chủ nợ của AMC Vì vậy, bảng cânđối tài sản của các ngân hàng đã được làm sạch đi rất nhiều Còn trên bảng cân đối tài sảncủa AMC, họ sẽ nhận về các khoản nợ xấu