Những cơ chế hỗ trợ và giám sát hoạt VAMC

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp VỀ DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY VAMC (Trang 41 - 43)

1. Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của nước ngoài trong việc xây dựng mô hình AMC AMC là một loại hình công ty mới tại Việt Nam, những quy định, phương thức hoạt động của VAMC hiện nay được xây dựng dựa vào tình hình thực tế của Việt Nam. Còn quá sớm để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của VAMC đối với việc giải quyết tình hình khủng hoảng nợ xấu tại Việt Nam hiện nay.

Quỹ tiền tệ thế giới IMF đã thống kê được 147 cuộc khủng hoảng ngân hàng xảy ra trên thế giới kể từ năm 1970 tới 2011. Sự phản ứng đối với khủng hoảng là rất đa dạng và không có một mô hình AMC chung nào có thể phù hợp với tất cả các nước. Việt Nam có thể tham khảo mô hình AMC của các nước trên thế giới để hoàn thiện mô hình hoạt động của công ty VAMC. Những đặc điểm trong mô hình AMC của Thuỵ Điển được xem là một điển hình mà công ty VAMC có thể tham khảo để xây dựng một mô hình AMC phù hợp với Việt Nam. Các đặc điểm đó là:

- Lãnh đạo hiệu quả: Sự nhất trí về mặt chính trị là rất cần thiết để vạch ra một đường

lối hiệu quả giải quyết vấn đề. Điều đó có nghĩa là phải cấp một lượng vốn cần thiết cho AMC hoạt động và rõ ràng trong việc thông báo hiệu quả giải quyết nợ xấu. Lãnh đạo tốt còn mang lại cơ sở để thiết lập những nhân tố quan trọng khác được liệt kê dưới đây.

- Minh bạch: Công bố mục tiêu, tình hình hoạt động và hiệu quả của AMC một cách rõ

ràng. Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu là bao nhiêu, phải được công bố nhằm thúc đẩy lượng nợ xấu được bán ra.

- Độc lập: việc thiết lập một thực thể độc lập là cần thiết, nhưng AMC ít nhất cần phải

được vận hành khác với sự hoạt động của chính phủ. Độc lập khỏi những áp lực chính trị tạo nên sự tin tưởng và giúp nâng cao tính minh bạch và tin cậy.

- Sự hỗ trợ của hệ thống pháp luật, giám sát: Việc thống nhất tiêu chuẩn phân loại vốn cho vay, cải thiện hệ thống giám sát là cực kỳ cần thiết. Cởi mở đối với dòng vốn từ nước ngoài, nâng cao cơ sở hạ tầng mang lại nhiều lợi ích.

2. AMC phải hoạt động giống như một công ty tư nhân có sự giám sát của Chính phủ, theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Các mục tiêu phải được xác định rõ, hội đồng quản trị và nhóm quản lý phải được xây dựng chuyên nghiệp và độc lập.

3. VAMC cần gia tăng nguồn vốn đủ lớn để đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô trong việc tái cấu trúc nợ xấu. Với số vốn điều lệ chỉ 500 tỉ đồng, quả thực rất khó để VAMC thể hiện được sức mạnh trên thị trường, đặc biệt là khi khoản nợ xấu của Việt Nam hiện nay lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng.

4. Một mô hình AMC thành công luôn phải đi kèm với một cơ chế cung cấp vốn để hỗ trợ tái cơ cấu các ngân hàng tốt; đồng thời mạnh dạn đóng cửa và đưa tài sản các ngân hàng có nợ xấu vào AMC. Điều này sẽ hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức, giúp gạt bỏ các ung nhọt xấu ra khỏi hệ thống ngân hàng và giúp hệ thống trở nên khỏe mạnh hơn, đồng thời thu hút được tham gia của các đối tác nước ngoài.

5. Việc mua bán nợ phải theo giá thị trường để tạo sự công bằng cho cổ đông của ngân hàng và tạo động cơ để AMC hành động đúng. Việc mua bán tài sản phải theo cơ chế “chuyển nhượng một lần”. Khi đó VAMC với quyền sở hữu tài sản triệt để sẽ có động cơ để tối đa hóa lợi nhuận; ngân hàng thì không còn quan tâm đến các món nợ cũ nữa và chỉ tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp tốt.

6. AMC phải có quyền lực lớn về mặt luật pháp để dễ dàng thực hiện chức năng mua các tài sản thế chấp, tái cấu trúc có hiệu quả và bán tài sản nhanh chóng mà chỉ cần sự can thiệp tối thiểu của tòa án. Điều này đòi hỏi Chính phủ phải sửa lại một số luật lệ như Luật Phá sản để VAMC thuận lợi hơn trong việc thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp VỀ DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY VAMC (Trang 41 - 43)