Thảo luận: Liệu có lý thuyết nào giải thích cho mô hình xử lý nợ xấu VN không?

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp VỀ DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY VAMC (Trang 39 - 41)

Theo một giám đốc ngân hàng, từ trước đến nay các cơ quan quản lý chọn cách xử lý truyền thống là tái cấp vốn, bơm tiền ngắn hạn. Phương thức ấy chỉ mang tính chất tạm thời, không “đào tận gốc” nợ xấu. Vì vậy, dựa vào tiềm lực tài chính, mỗi ngân hàng đều có lựa chọn cho riêng mình. Nhiều ngân hàng xử lý nợ xấu bằng cách không tiếp tục rót vốn cho DN hoạt động không ổn định, đàm phán khách hàng bán tài sản trả nợ, phối hợp DN tìm cách bán hàng để thu tiền về… Hoặc có ngân hàng lựa chọn phương thức bán chéo các sản phẩm giữa ngân hàng và DN là cách thu hồi vốn nhanh, giúp cả ngân hàng và DN thoát khỏi khó khăn hiện tại. Khởi kiện ra tòa để buộc các DN trả nợ là việc ít ngân hàng lựa chọn bởi thủ tục pháp lý khá rườm rà, thời gian thu hồi nợ quá dài… Một trong những giải pháp tốt nhất được một vài ngân hàng lựa chọn là cơ cấu lại nợ bởi họ cho rằng, khó khăn của DN đang dần qua khi lãi suất giảm, lạm phát giảm, tỷ giá ổn định và Nhà nước đang có nhiều chính sách hỗ trợ. ( Trường hợp hợp Công ty CP thủy sàn Bình An).

Tại báo cáo cập nhật mới đây, hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings cho rằng, việc lập Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia (VAMC) nhằm mua bán nợ xấu khó có thể giúp Việt Nam giải quyết triệt để những vấn đề liên quan đến chất lượng tài sản các ngân hàng nếu không có được sự cải thiện đáng kể về chính sách.

Tổ chức này cho rằng, nếu không có thêm nguồn vốn mới, các ngân hàng có thể sẽ gặp hạn chế trong khả năng tái cấu trúc cũng như hỗ trợ nền kinh tế.

“Chúng tôi cho rằng, các ngân hàng Việt Nam vẫn đối mặt với rủi ro mất vốn sau kể cả khi đã bán lại nợ xấu cho VAMC”, Fitch nhận định. Nguyên nhân do hàng năm các ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu đặc biệt do Chính phủ bảo lãnh, đồng nghĩa VAMC chỉ kéo dài thời gian để các ngân hàng bù đắp thua lỗ

Các ngân hàng đồng thời cũng sẽ không được bơm thêm vốn và nợ Chính phủ sẽ không tăng . Tuy nhiên, theo Fitch, vẫn có thể phát sinh chi phí tài chính nếu tiến trình giải quyết nợ xấu không thành công, và nếu nợ xấu được chậm giải quyết sẽ hạn chế khả năng hỗ trợ nền kinh tế của các ngân hàng.

Theo Fitch, một lựa chọn khác thay thế VAMC là tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng nhưng có thể sẽ tốn kém hơn.

“Chúng tôi cho rằng, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng có thể cao gấp 3-4 lần so với số liệu báo cáo của các ngân hàng”. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 9/2012, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chiếm 8,8% tổng dư nợ tín dụng trong khi các ngân hàng báo cáo lên chỉ ở mức 4,9%.

Lý giải về con số khác nhau, Fitch cho biết, một phần do tính minh bạch trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam, phần khác do cách tính và chuẩn phân loại nợ khác nhau, do vậy ước tính của tổ chức này so với các tổ chức khác có sự chêch lệch. Trong khi đó, tình trạng thiếu minh bạch trong ngành ngân hàng, cùng với sở hữu chéo cổ phiếu của các ngân hàng với nhau khiến cho việc nhận diện và giải quyết nợ xấu trở nên khó khăn hơn Nếu như tỷ nợ xấu ở mức cao hơn, vào khoảng 15%, thì chi phí tái cấp vốn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể chiếm tới 10% GDP năm 2013 với giả định 20% là nợ đòi lại được và tỷ lệ vốn cấp 1 là 12%.

Mới đây, theo kỳ vọng của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, ngay trong năm 2013 này, VAMC sẽ xử lý được từ 40.000-70.000 tỷ đồng nợ xấu.

Table of Contents

Type chapter title (level 1)...1

Type chapter title (level 2)...2

Type chapter title (level 3)...3

Type chapter title (level 1)...4

Type chapter title (level 2)...5

Ngoài ra, theo nhận định của Fitch, các ngân hàng địa phương ở Việt Nam vẫn có thể thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư ngoại, mặc dù, một số nhà đầu tư cảm thấy không hài lòng với mức trần 30% cho tổng sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài và 20% đối với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp VỀ DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY VAMC (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w