giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các ngân hàng thương mại

27 261 0
giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LỚP CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K 21 * ĐỀ TÀI 7: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Giảng viên: PGS.TS Hoàng Đức Nhóm thực hiện: 1. Lê Lam Phong 2. Đỗ Hạnh Nhân 3. Nguyễn Thị Ngọc Sa 4. Bùi Thị Thùy Trang Lớp - Khóa: NH Đêm 4 – K21 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại TP.Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2013 2 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại MỤC LỤC I.HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 4 1.Khái niệm hiệu quả tín dụng 4 2. Hiệu quả tín dụng xét ở góc độ vi mô và vĩ mô 4 II. CHỈ TIÊU XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 6 1. Chỉ tiêu về hiệu quả huy động vốn 6 2. Chỉ tiêu về hiệu quả cho vay vốn 7 III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM 10 1. Đối với bản thân NHTM 10 2. Đối với khách hàng 10 3. Đối với nền kinh tế 10 IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM 10 1. Những giải pháp ở cấp độ vĩ mô 10 1.1. Từ phía Chính phủ 10 1.2. Từ phía Ngân hàng Nhà nước 12 2. Những giải pháp ở cấp độ vi mô 14 2.1. Từ phía các NHTM 14 KẾT LUẬN 26 3 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại I. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 1. Khái niệm hiệu quả tín dụng Hiệu quả hoạt động các NHTM là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được kết quả cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Nói cách khác, đó là sự so sánh giữa đầu vào và đầu ra, giữa chi phí và hiệu quả. Hiệu quả tín dụng là một trong những hiệu quả hoạt động của các NHTM, biểu hiện và phản ánh mức độ cống hiến của hoạt động tín dụng đối với nền kinh tế. Sự đóng góp này phụ thuộc vào số lượng, chất lượng các dịch vụ và hiệu quả mà hoạt động này mang lại cho khách hàng. Hiệu quả tín dụng cần được xem xét một cách toàn diện, cả về không gian và thời gian, trong mối quan hệ với hiệu quả nền kinh tế. Hiệu quả tín dụng có thể được chia thành: hiệu quả tín dụng đối với nền kinh tế - xã hội, hiệu quả tín dụng đối với ngân hàng, hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp, hiệu quả tín dụng trong ngắn hạn, hiệu quả tín dụng trong dài hạn,… 2. Hiệu quả tín dụng xét ở góc độ vi mô và vĩ mô 2.1. Hiệu quả tín dụng xét ở cấp độ vĩ mô Góp phần tăng trưởng kinh tế: là trung gian tài chính, ngân hàng huy động những nguồn tiền nhàn rỗi của mọi thành phần kinh tế trong xã hội, sử dụng để cấp tín dụng (hoặc đầu tư) ⇒ mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: đây là xu thế tất yếu khách quan trong quá trình đổi mới. Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn,… Muốn vậy, tất yếu phải sử dụng mọi nguồn vốn để đầu tư. Đây là cơ sở để các NHTM phát huy khả năng trong việc gia tăng quy mô hoạt động, xây dựng chiến lược huy động vốn và sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả tối ưu. Tạo điều kiện luân chuyển vốn nhanh hơn, tiết kiệm chi phí: cùng với sự phát 4 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin, các phương tiện thanh toán của các NHTM ngày càng hiện đại, đa dạng, linh hoạt; giúp cho quá trình sử dụng, luân chuyển vốn ngày một trở nên nhanh chóng hơn, giảm thiểu những rủi ro, tiết kiệm được chi phí và thời gian. Góp phần ổn định tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô: việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước giúp các NHTM ổn định, cân đối cung cầu. Ngoài ra, chính sách này giúp cho Chính phủ điều tiết, can thiệp gián tiếp vào thị trường tiền tệ khi cần thiết và làm ổn định hệ thống tài chính quốc gia. Góp phần làm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ, sản phẩm và tiện ích của ngân hàng ⇒ thu hút khách hàng. Muốn vậy, đòi hỏi ngân hàng thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng. 2.2. Hiệu quả tín dụng xét ở cấp độ vi mô * Đối với bản thân ngân hàng - Tạo và gia tăng lợi nhuận cho chính bản thân ngân hàng - Tích lũy, tạo ra những khoản dự trữ từ lợi nhuận để bổ sung cho ngân hàng trong tương lai - Nâng cao tính an toàn về vốn trong hoạt động kinh doanh cho ngân hàng, và nâng cao khả năng cạnh tranh. * Đối với các doanh nghiệp - Tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp - Tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong xã hội - Đóng góp ngân sách cho Nhà nước - Góp phần vào việc phát triển của nền kinh tế nước nhà 5 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại II. CHỈ TIÊU XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 1. Chỉ tiêu về hiệu quả huy động vốn 1.1 Chỉ tiêu về an toàn vốn Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: đánh giá mức độ an toàn vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này được quy định theo công thức sau: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = Vốn tự có x 100% Tổng tài sản “có” rủi ro quy đổi Một NHTM hoạt động có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh, luôn phải gắn với yếu tố an toàn và lành mạnh. Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và số 22/2011/TT-NHNN của ngân hàng Nhà nước, quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ) trong hoạt động của TCTD là: 9% giữa vốn tự có so với Tổng tài sản “Có” rủi ro, kể cả cam kết ngoại bảng, được điều chỉnh theo mức độ rủi ro. Trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 8%. 1.2. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn Chỉ tiêu này được tính theo công thức dưới đây: Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ x 100% Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Thông thường theo cách nhìn của nhiều người, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng sử dụng nhiều vốn huy động và hoạt động của ngân hàng sẽ hiệu quả hơn, điều này sẽ không đúng. Vậy tỷ lệ này lớn tốt hay nhỏ tốt? Chúng ta chưa thể 6 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại khẳng định được, bởi nếu tiền gửi ít hơn tiền cho vay thì ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn có chi phí cao hơn, còn nếu tiền gửi nhiều hơn tiền cho vay thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thừa vốn. Do đó, chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay và huy động vốn của một ngân hàng. 2. Chỉ tiêu về hiệu quả cho vay vốn 2.1. Giới hạn tín dụng đối với khách hàng Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005: - Tổng dư nợ cho vay của một tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. - Tổng mức cho vay và bảo lãnh của một tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng. - Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 50% vốn tự có của ngân hàng , trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. - Tổng mức cho vay và bảo lãnh của một tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 60% vốn tự có của ngân hàng. 2.2. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn của tổ chức tín dụng được sử dụng để cho vay trung dài hạn như sau: - NHTM: 40% - Tổ chức tín dụng khác: 30% 2.3. Quy mô hoạt động tín dụng Tỷ số này cho biết quy mô hoạt động tín dụng của các NHTM. Thông thường tỷ số này đạt từ 0,65 đến 0,7, thể hiện bằng công thức sau: 7 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Quy mô hoạt động tín dụng = Tổng dư nợ cho vay x 100% Tổng tài sản Có 2.4. Chất lượng tín dụng Là tỷ số phản ánh chất lượng và hiệu quả tín dụng ngân hàng. Tỷ số này càng lớn thì chất lượng và hiệu quả càng kém. Theo quy định của NHNN, tỷ số này không được vượt quá 5%, thể hiện bằng công thức sau: Chất lượng tín dụng = Tổng nợ xấu x 100% Tổng dư nợ cho vay 2.5. Hệ số rủi ro tín dụng Phản ánh rủi ro tín dụng tiềm ẩn của NHTM. Chỉ tiêu này càng cao, rủi ro tiềm ẩn càng lớn, thể hiện bằng công thức giống như công thức tính Quy mô hoạt động tín dụng : Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ cho vay x 100% Tổng tài sản Có 2.6. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Được xác định bằng doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân của một NHTM trong thời gian nhất định, thường là một năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức : Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân 8 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Đây là chỉ tiêu phản ánh số vòng chu chuyển của vốn vay (thường là một năm). Chỉ tiêu này càng tăng thì tính tổ chức, quản lý tín dụng càng tốt, chất lượng cho vay càng cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách tương đối, vì nếu một NHTM này cho vay các doanh nghiệp sản xuất chiếm tỷ trọng lớn dư nợ, thì chỉ tiêu này thấp hơn NHTM khác cho vay các doanh nghiệp thương mại. Như vậy, không vì thế mà chất lượng cho vay của NHTM này kém hơn. Từ thực tế trên, để có nét tương đối chính xác về chất lượng tín dụng thì các tiêu thức tính toán phải thống nhất, vòng quay tín dụng phải tính toán cho từng loại vay, thời hạn vay và từng đối tượng vay cụ thể. 2.7. Chỉ tiêu lợi nhuận Chỉ tiêu này được tính theo công thức dưới đây: Lợi nhuận = Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng x 100% Tổng Lợi nhuận Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHTM chiếm từ 70-85% tổng lợi nhuận của NHTM. Nếu lợi nhuận của một ngân hàng nào đó tăng lên hằng năm, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng được nâng lên. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng. Lợi nhuận ở đây phản ánh chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, một khoản tín dụng ngắn hạn hay dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các khoản cho vay của ngân hàng sinh lời và ngược lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các khoản vay không sinh lời, đồng nghĩa với chất lượng tín dụng chưa tốt. Đánh giá chất lượng khoản tín dụng trên cơ sở căn cứ vào lợi nhuận thu được của các NHTM, đây cũng là chỉ tiêu tương đối vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sách lãi suất, chính sách khách hàng, v.v… Thông thường trong hoạt động ngân hàng, nếu chất lượng tín dụng NHTM tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp thì lợi nhuận 9 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại từ hoạt động tín dụng sẽ cao hơn khi cùng một mức dư nợ so với các ngân hàng khác. III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM 1. Đối với bản thân NHTM Việc nâng cao hiệu quả tín dụng sẽ giúp cho các NHTM nâng cao năng lực huy động vốn và sử dụng vào nền kinh tế một cách hiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi các NHTM hoạt động có hiệu quả thì sẽ gia tăng tích lũy, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, không chỉ thị trường trong nước mà còn cả thị trường nước ngoài, hội nhập với thị trường tài chính quốc tế. 2. Đối với khách hàng Khi các NHTM hoạt động có hiệu quả thì ngân hàng mới có thể đảm bảo an toàn tài sản cho người gửi tiền và các doanh nghiệp. 3. Đối với nền kinh tế Khi các NHTM hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế đã tăng trưởng mạnh, thì sẽ tác động ngược trở lại làm cho các NHTM phát triển và hoạt động có hiệu quả hơn IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM 1. Những giải pháp ở cấp độ vĩ mô 1.1. Từ phía Chính phủ 1.1.1. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Những thành phần kinh tế này hoạt động kinh doanh 10 [...]... của ngân hàng, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu quan trọng cho ngân hàng, nhưng cũng chứa đựng trong đó những rủi ro làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Do vậy, việc tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các NHTM luôn được quan tâm hàng đầu 26 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Quản trị Ngân. .. của các loại hình kinh tế trong nền kinh tế… 1.2 Từ phía Ngân hàng Nhà nước 1.2.1 Không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực ngân 12 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại hàng Để nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước thì cần nhanh chóng cải tổ, tái cơ cấu và hoàn thiện các văn bản pháp lý một cách có hiệu quả hơn trên cơ sở áp dụng đầy đủ hơn các. .. thống các NHTM, thực hiện một cách nghiêm túc các quy định pháp luật về hoạt động của NHTM trong công tác cho vay, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra 1.2.2 Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục đổi mới các chính sách tín dụng 13 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại cho phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các NHTM Ngân hàng. .. những thế, việc kiểm soát nội bộ có chất lượng, có hiệu quả sẽ góp phần làm 18 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, trong đó bao gồm hoạt động tín dụng 2.1.7 Thu thập và xử lý thông tin để đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời và hiệu quả, tăng cường công tác trao đổi thông tin giữa các NHTM để thực hiện tốt công tác cho vay Trong nền... nhà xưởng, hàng hóa, bí quyết sản phẩm, công nghệ… 22 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại • Mục đích vay vốn, phương án sử dụng vốn vay và kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau giải ngân • Các điều kiện khác: Thứ nhất, thẩm định tính pháp lý của hồ sơ vay Cần xem xét tính hợp lệ của những giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp, tính hợp lệ của người đại diện pháp nhân... từng ngân hàng 2.1.5 Xác định nguồn gốc phát sinh các rủi ro tín dụng và xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng là góp phần nâng cao chất lượng tín dụng Trong các NHTM, hoạt động tín dụng chiếm khoảng 70-80% tổng doanh thu của hoạt động ngân hàng Do đó, chất lượng tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng Khi cấp một khoản tín dụng cho khách hàng, ... đẩy mạnh phát triển dịch vụ khách hàng theo chiều sâu 15 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Cùng với xu thế tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế về ngân hàng, để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển thì các NHTM trên địa bàn cần đa dạng hóa và cung cấp những sản phẩm tín dụng mới, các tiện ích và dịch vụ, trong đó sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp với những... những nghiệp vụ tín dụng hiện đại, khuyến khích việc học nâng cao trình độ bằng cách hỗ trợ học phí, định kỳ tổ chức những cuộc thi tay nghề (như cán bộ tín dụng giỏi, kỹ năng phân tích khách hàng, đánh giá tình hình hoạt động doanh nghiệp…) để kích thích việc tìm 20 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại tòi, học hỏi của đội ngũ nhân viên Để từ đó ngân hàng sẽ có được... lưu giữ 17 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài chính của các doanh nghiệp, các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, thông tin thị trường, các tài liệu khác có liên quan đến việc vay vốn như tình hình vay và sử dụng vốn, tình hình trả nợ, xếp hạng doanh nghiệp, đánh giá, thẩm định… Tuy trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tăng... bảo an toàn hoạt động tín dụng; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và giám sát về việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay, thông qua việc lập các tín hiệu dự báo rủi ro tín dụng Quản lý tín dụng là một yêu cầu bắt buộc đối với công tác tín dụng trong các NHTM Mục đích của việc quản lý này là nhằm đảm bảo tính an toàn, lành mạnh và có hiệu quả của ngân hàng Công việc quản lý này bao gồm việc . 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại TP.Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2013 2 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại MỤC LỤC I.HIỆU. 14 KẾT LUẬN 26 3 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại I. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 1. Khái niệm hiệu quả tín dụng Hiệu quả hoạt động các NHTM là một phạm trù kinh. phía Ngân hàng Nhà nước 1.2.1. Không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực ngân 12 Đề tài 7: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại hàng Để nâng cao

Ngày đăng: 08/02/2015, 18:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG

  • 1. Khái niệm hiệu quả tín dụng

  • 2. Hiệu quả tín dụng xét ở góc độ vi mô và vĩ mô

  • II. CHỈ TIÊU XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG

  • 1. Chỉ tiêu về hiệu quả huy động vốn

    • 2. Chỉ tiêu về hiệu quả cho vay vốn

    • III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM

    • 1. Đối với bản thân NHTM

    • 2. Đối với khách hàng

    • 3. Đối với nền kinh tế

    • IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM

    • 1. Những giải pháp ở cấp độ vĩ mô

    • 1.1. Từ phía Chính phủ

    • 1.2. Từ phía Ngân hàng Nhà nước

    • 2. Những giải pháp ở cấp độ vi mô

    • 2.1. Từ phía các NHTM

    • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan