định hướng sử dụng một số loài tre chủ yếu trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

106 408 1
định hướng sử dụng một số loài tre chủ yếu trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH SỞ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ  «  BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI TRE CHỦ YẾU TRONG SẢN XUẤT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Chủ nhiệm đề tài: TS. PHẠM NGỌC NAM ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Tp. Hồ Chí Minh 2009 ii MỤC LỤC Trang MỤC LỤC ii Chương 1: MỞ ĐẦU 1 1.1- Đặt vấn đề 1 1.2- Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3- Ý nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễn 2 1.4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 Chương 2: TỔNG QUAN 3 2.1- Khái quát về tình hình phân bố và sử dụng tre trúc 3 2.1.1- Tình hình phân bố và sử dụng tre trên thế giới 3 2.1.2- Tình hình phân bố và sử dụng tre ở Việt Nam 5 2.2- Những nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài 7 2.2.1- Những nghiên cứu có liên quan trên thế giới 7 2.2.2- Những nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam 7 Chương 3: NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 3.1- Nội dung nghiên cứu 10 3.1.1- Khảo sát thực trạng khai thác, chế biến và đặc tính nguyên liệu 10 3.1.2- Nghiên cứu xây dựng quy trình tẩm, sấy trong phòng thí nghiệm 10 3.1.3- Đề xuất hướng sử dụng các loại tre nghiên cứu 10 3.1.4- Chuyển giao công nghệ 10 3.2- Phương pháp nghiên cứu 11 Chương 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 15 4.1- Thực trạng khai thác, chế biến và đặc tính nguyên liệu 15 4.1.1- Tình hình khai thác và chế biến của 20 loài tre 15 iii 4.1.2- Đặc điểm sinh trưởng, hình thái và cấu tạo thô đại của 20 loài tre 18 4.1.3- Đặc điểm cấu tạo hiển vi của 20 loài tre khảo sát 34 4.1.4- Thành phần hóa học của 20 loài tre khảo sát 37 4.1.5- Tính chất vật lý của 20 loài tre khảo sát 39 4.1.6- Tính chất cơ học của 20 loài tre khảo sát 43 4.2- Xây dựng quy trình xử lý tre 45 4.4.1- Xây dựng quy trình tẩm tre theo phương pháp ngâm thường 45 4.2.2- Xây dựng quy trình sấy tre 50 4.3- Đề xuất hướng sử dụng các loại tre nghiên cứu 56 4.4- Chuyển giao công nghệ tẩm, sấy tre 62 4.4.1- Tình hình tẩm, sấy tre tại công ty LTC 62 4.4.2- Thực nghiệm quy trình tẩm tre 64 4.4.3- Thực nghiệm quy trình sấy tre 65 4.5- Đánh giá hiệu quả 67 4.5.1- Sản xuất thử sản phẩm bàn salon –NT 67 4.5.2- So sánh 72 Chương 5: KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 78 BẢNG TRA CÁC LOẠI TRE NGHIÊN CỨU 84 Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Theo thống kê sơ bộ của Ban chi đạo kiểm kê rừng quốc gia thì Việt Nam có khoảng 150 loài tre thuộc 15 chi phân bố rộng rãi ở nhiều vùng trong cả nước, chủ iv yếu tập trung ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ. Tre trải dài trên diện tích 1.489.068 ha chiếm khoảng 4,53% diện tích toàn quốc, với tổng trữ lượng 8.400.767.000 cây. Tre trúc là loại thực vật một lá mầm, là loại lâm sản có giá trị đứng thứ hai sau gỗ, có truyền thống lâu đời, có giá trị kinh tế, xã hội và văn hóa hết sức to lớn. Ngoài những vật dụng thân thuộc trong đời sống hàng ngày, tre trúc còn được sử dụng với hơn 30 công dụng khác nhau. Theo quyết định số 664/TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 18/10/1995 qui định về việc xuất khẩu một số lâm sản ngoài gỗ, trong đó «Nghiêm cấm xuất khẩu tre, mây, song dạng nguyên liệu thô. Được phép xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ tre, trúc, giang, vầu, luồng, lồ ô, song mây… ». Có thế nói, nước ta với thế mạnh về trữ lượng lớn và chu kỳ khai thác ngắn, tre nứa đã và đang đáp ứng phần lớn nguyên liệu cho sản xuất hàng mộc mỹ nghệ xuất khẩu; ngoài ra, nó còn thay thế một phần nguyên liệu gỗ phục vụ cho công nghiệp giấy, các sản phẩm công nghiệp có giá trị cao như cót ép, ván dăm, ván ghép tre, ván tre gỗ kết hợp đang từng bước được hoàn thiện để giành được chỗ đứng trên thị trường. Trong chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng, tre trúc là một trong những loài cây quan trọng nhất được trồng thành rừng tập trung hoặc phân tán trong các hộ gia đình. Tuy vậy, từ trước đến nay, tre trúc vẫn là nhóm lâm sản ngoài gỗ ít được quan tâm nghiên cứu. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về mặt cấu tạo, tính chất, công nghệ gia công chế biến và sử dụng tre chưa được chú trọng nhiều, công nghệ chưa đầu tư hợp lý nên các hướng đi trên chưa phát triển mạnh. Các nghiên cứu chưa có định hướng lâu dài, chưa mang tính hệ thống liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm, tính chất cơ lý hóa và quy trình tẩm, sấy cho 20 loài tre phổ biến nhằm cung cấp dẫn liệu cần thiết cho các nhà sản xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên này. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để định hướng sử dụng và phát triển vốn rừng, nâng cao chất lượng rừng tre trúc thông qua công tác khuyến nông. Tài liệu này còn được sử dụng trong thiết kế các công trình, đồ thủ công mỹ nghệ có sử dụng đến nguyên liệu tre. Tuyển chọn những loài tre có tính đa mục đích có giá trị kinh tế cao, v hoặc những cây tre có giá tri đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, phát triển hoặc bảo tồn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định các đặc tính của 20 loài tre, đưa ra các giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng nguyên liệu. Đề xuất định hướng sử dụng cho nguồn nguyên liệu này trong việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đạt hiệu quả kinh tế cao. 1.3- Ý nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễn - Về mặt lý luận: Việc nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ lý không chỉ có ý nghĩa xác định tre trên thị trường và trong sử dụng tre mà còn nhiều ý nghĩa lý thuyết trong hệ thống thực vật và tiến hóa. - Về thực tế sản xuất: Kết quả nghiên cứu đặc tính nguyên liệu là cơ sở để giải thích bản chất các hiện tượng sản sinh trong quá trình gia công chế biến và sử dụng tre. Xây dựng các chế độ tẩm sấy thích hợp cho từng loại tre để cải thiện tính chất nguyên liệu. Định hưởng sử dụng hợp lý cho từng loài tre cụ thể đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cung cấp số liệu cần thiết cho việc tính toán thiết kế hợp lý, giải quyết mâu thuẫn giữa việc bảo đảm an toàn và tiết kiệm nguyên vật liệu. 1.4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Vế đối tượng nghiên cứu, đề tài quan tâm đến những loài tre thông dụng có giá trị kinh tế cao mà các cơ sở chế biến cần nhận dạng; những loài tre chưa biết hoặc ít người biết đến nhưng số lượng cá thể nhiều, có phạm vi phân bố rộng, kể cả những loài tre mới nhập nội có giá trị trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Loài cây nghiên cứu phải được định tên Việt Nam và tên khoa học. vi Chương 2: TỔNG QUAN 2.1- Khái quát về tình hình phân bố và sử dụng tre 2.1.1- Tình hình phân bố và sử dụng tre trên thế giới Hiện nay, trên thế giới có khoảng 75 họ và 1250 loài thuộc họ tre được trồng nhiều nơi trên thế giới, nhất là các nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Phân bố chủ yếu ở độ cao 100- 800m so với mặt nước biển, các loài tre phát triển tốt với môi trường có độ ẩm cao và không khí mát. Theo thống kê của R. L. Banik và Fu Maonyl cho đến 1995 diện tích tre trúc trên thế giới có khoảng 15 triệu hecta phân bố chủ yếu ở châu Á, chiếm 84% diện tích tre trúc thế giới (gần 11 triệu hecta), trong đó 80% là ở Ấn Độ, Trung quốc và châu Á Thái Bình Dương bao gồm cả Nhật Bản (khoảng 1000 loài) trong số này có 150 loài cao to, có giá trị kinbh tế cao. Ở Châu Mỹ, tre mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tre trúc mọc tự nhiên từ miền Nam Hoa Kỳ kéo dài đến Agentina và Chile với khoảng 200 loài. Vùng Bắc Mỹ chỉ có vài chục loài trong đó phong phú nhất là Madagasca có tới 40 loài. Ở châu Đại Dương có ít tre hơn và phân bố rải rác. Theo Calderon (1979) nhìn chung chỉ có 2 giống Bambusa và Arundinaria là phân bố khắp nơi, từ vùng nhiệt đới đến vùng á nhiệt đới và vùng khí hậu hòa ấm. Với sự đa dạng về chủng loại tre trúc hầu như có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới. Theo Calderon (1979), tre trúc chủ yếu tập trung ở vùng châu Á – Thái Bình Dương, thể hiện ở bảng 2.1 phân bố những giống tre chủ yếu trên thế giới. vii Bảng 2.1 Tình hình phân bố những giống tre trúc chủ yếu trên thế giới Giống tre Số lượng các loài Vùng phân bố Arthrostylidium ruprecht 20 Trung tâm và Nam châu Mỹ Arundinaria michaux 81 Châu A, châu Mỹ, châu Phi Bambusa retzius corr schrecber 73 Trung tâm và Đông Á Cephalostachyum Munro 9 Ấn độ, Malaysia, Madagasca Chusquea kunth 71 Trung tâm và Nam châu Mỹ Dendrocalamus nees 24 Ấn độ, Philipines Dinochloa buse 9 Philipines, Giava, Malaysia Gigantochoa kurz 12 Ấn độ, Philipines Guadua kunth 29 Trung tâm và Nam châu Mỹ Ochlandra thwaites 11 Trung và Đông Á, Madagasca Oxytenanthera munro 16-18 Châu Á, châu Phi Phyllostachys siebold & zucczrini 25 Nhật Bản, Trung Quốc, Himalaya Schizostachyum nees 25 Ấn độ, Philippines, Madagasca Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích sản phẩm chế biến từ tre. Ở các nước Đông Nam Á, nơi được coi là quê hương cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính qúy báu này trong mọi mặt của đời sống. Ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh ở một số nước ở châu Á. Trung quốc là nước có diện tích và sản lượng tre nhiều nhất thế giới với nền công nghiệp tre tiên tiến; mỗi hecta trồng tre chất lượng cao đem lại thu nhập 15.000 USD mỗi năm cho người nông dân Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu do Viện nghiên cứu và phát triển sinh thái (trụ sở ở Lugana, Philipines) cho thấy cây tre đã cải tạo thành công đất ở những vùng đất bị tro núi lửa Pinatubô hủy hoạ, ngay cả những vùng đất bạc màu, cằn cỗi hay đất bị ô nhiễm. Viện nghiện cứu này cũng khẳng định bộ rễ của cây tre có tác dụng ổn định đất, chống xói mòn đất, tre mọc ken dày có thể làm giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió lốc. Hiện nay, ở Autralia loại ván trượt được ưa chuộng làm bằng tre phủ một lớp bọc nhựa epoxy bằng công nghệ cao. Ở Indonesia, viii tre được sử dụng làm những căn nhà cao tới 8m (dùng kèm với các loại vật liệu khác), và đồ nội thất khác như bàn máy tính bằng tre… Một tổ chức có tên Bambusa bảo vệ môi trường ở đảo Bali đã cho ra đời có hơn 80 giống tre cùng với phương pháp chăm sóc có ưu điểm là giá thành thấp, có khả năng chống côn trùng, nấm mốc cho tre 2.1.2- Tình hình phân bố và sử dụng tre ở Việt Nam Theo thống kê sơ bộ của Ban chi đạo kiểm kê rừng quốc gia thì Việt Nam có khoảng 150 loài tre thuộc 15 chi phân bố rộng rãi ở nhiều vùng trong cả nước, chủ yếu tập trung ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ. Tre trải dài trên diện tích 1.489.068 ha chiếm khoảng 4,53% diện tích toàn quốc, với tổng trữ lượng 8.400.767.000 cây. Trong đó rừng tre tự nhiên có diện tích 1.415.552 ha chiếm 14,99% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng 8.304.693.000 cây. Trong rừng tre tự nhiên bao gồm rừng thuần tre với diện tích 789.221 ha chiếm 8,36% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng 5.863.091.000 cây và rừng hỗn giao gỗ tre với diện tích 626,331 ha chiếm 6,63% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng là 2.441.602.000 cây. Đối với rừng tre trồng ở Việt Nam có diện tích 73,516 ha bằng 4,99 diện tích rừng trồng, với trữ lượng 96.074.000 cây. Diện tích rừng tre trồng bằng 5,06% diện tích rừng tre tự nhiên nhưng trữ lượng tre trồng chỉ bằng 1,16% trữ lượng tre tự nhiên. Như vậy, có thể khẳng định số cây trên 1 hecta ở rừng tự nhiên gấp 5 lần ở rừng trồng. Bảng 2.2: Diện tích rừng tre phân bố ở các vùng chủ yếu ở nước ta Diện tích (ha) Trữ lượng (1000cây) Rừng tự nhiên STT Vùng phân bố Thuần loại Tre gỗ Rừng trồng Rừng tự nhiên Rừng trồng 1 Đông Bắc 176.449 132.745 13.695 1.577.853 13.628 2 Tây Bắc 57.218 42.503 8.665 428.015 3.374 3 ĐB sông Hồng 80 0 11 240 34 4 Bắc Trung Bộ 172.999 99.110 51.040 1.977.715 78.975 5 Tây Nguyên 210.343 123.770 0 3.007.371 0 6 DH miền Trung 27.519 2.517 0 167.031 0 ix 7 Đông Nam Bộ 144.613 225.686 105 1.146.468 63 Tổng cộng 789.221 626.331 73.516 8.304.693 96.074 Ở Việt Nam tre có mặt hầu hết tất cả các vùng nhưng chủ yếu tre thích nghi với các vùng Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Đông Nam Bộ, và Tây Nguyên. Kết quả thống kê về diện tích rừng tre thông qua các vùng trên lãnh thổ nước ta thể hiện bảng 2.2. Ở Việt Nam có thể gặp tre trúc từ độ cao ngang mực nước biển ở các xóm ấp thuộc vùng Tây Nam Bộ, trên các đảo thuộc vịnh Hạ Long đến các độ cao gần 3.000m thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Tre trúc có rất nhiều công dụng, có thể nói từ thân, gốc, rễ, lá, quả (hạt) đều được sử dụng triệt để. Thân tre dùng làm vật liệu xây dựng và là nguyên liệu để làm ra các đồ dùng khác, làm nguyên liệu giấy; măng tre làm thực phẩm; gốc tre và cả thân tre làm đồ thủ công mĩ nghệ, làm nhạc cụ; lá tre làm thức ăn gia súc, măng tre, tinh tre còn được dùng làm thuốc; quả (hạt) tre có thể ăn hoặc làm thức ăn gia súc… Cho nên tre trúc là loài cây đa mục đích vào bậc nhất trong các loài cây trồng của nước ta. Dựa trên các đặc điểm hình thái và sinh thái, tre trúc có thể chia làm hai nhóm. Nhóm mọc tản như trúc, vầu, sặt, phân bố ở các vùng cao có khí hậu lạnh; trên nhiều đỉnh núi như Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sinh, Ngọc Lĩnh, các loài tre thuộc nhóm mọc tản tạo thành các vành đai khá rộng. Còn các loài tre mọc cụm như tre gai, hóp, trúc, diễn, bương, mai, lùng, lồ ô thường mọc ở độ cao dưới 700 m và được nhân dân trồng nhiều quanh làng bản, dọc đường đi, ven sông suối. Ngoài số rừng tre mọc tự nhiên tập trung, còn hàng trăm triệu cây tre được trồng rải rác trong các gia đình ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi cũng tạo một trữ lượng tre trúc đáng kể. Do đặc tính của tre trúc là dễ trồng, mọc nhanh, phân bố rộng, có nhiều đặc tính kỹ thuật quý nên được dùng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Đã thống kê được hơn 30 loại công dụng của tre trúc, nhưng phần lớn tre trúc của Việt Nam đã được sử dụng làm hàng thủ công, mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng và làm nguyên liệu cho các nhà máy giấy. Đặc biệt măng tre dưới dạng tươi hoặc khô là món ăn quen thuộc của nhân dân Việt Nam. Càng ngày người x ta càng phát hiện ra nhiều công dụng của tre trúc. Việc thử nghiệm trồng tre lấy lá để gói bọc hoặc làm tấm cách âm (xuất sang Đài Loan), hoặc đốt thân tre làm than hoạt tính (xuất khẩu sang Nhật Bản) cũng sẽ tạo nên nhiều mặt hàng tre trúc xuất khẩu trong tương lai (Vũ Văn Dũng, 2003). 2.2- Một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài 2.2.1- Những nghiên cứu trên thế giới Năm (1964), Martawidjaja đã thí nghiệm ngâm tre trong một số dung dịch thuốc muối, naphthenate đồng và PCP. Kết quả thử nghiệm hiệu lực của thuốc ngoài bãi thử tự nhiên cho thấy với thời gian ngâm 24 giờ, tre tẩm có hiệu lực phòng chống côn trùng hại tre. Những (1979), Sight và Tewari nghiên cứu khả năng thấm thuốc của tre Dendrocalamus strictus theo phương pháp ngâm thường với dung dịch thuốc CCA nồng độ 5%, tác giả cho biết tốc độ thấm thuốc ở giai đoạn đầu khá nhanh và sẽ giảm dần theo thời gian ngâm. Tre chẻ thanh đạt lượng thấm thuốc cao hơn so với tre truyền thống. Tẩm tre chẻ thanh bằng thuốc dầu với áp lực tẩm 14kG/cm 2 , lượng thuốc thấm của tre nguyên ống đạt 88kg/m 3 và tre chẻ thanh đạt 92kg/m 3 . Theo Clayton (1986), Clayton và Renvoice đã đưa ra bảng phân loại với 49 chi của Bambuseae và được chia làm 3 nhóm phụ là Arundinarinae Benth, Bambusese Presl và Melocanninae Reichenb. Sodertrom (1987) đã đề nghị một hệ thống phân loại căn cứ vào đặc điển cấu tạo giải phẩu, bao gồm 54 chi, sắp xếp trong 9 nhóm phụ. Sau đó, đã có nhiều nghiên cứu phân loại nhằm bổ sung một số loài như Stapleton (1991), Dransfield (1992)… cho đến nay hệ thống phân loại tre trúc đã sơ bộ xác định khoảng 1250 loài thuộc 75 chi phân bố trên thế giới. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều nghiên cứu về công nghệ xử lý và chế biến tre như Kumar và Dobriyal (1988) cho biết yêu cầu của tre nguyên liệu sau khi chặt hạ cần phải tiến hành bảo quản không quá 5 ngày. Theo Suthoni (1988) đã thí nghiệm ngâm tre trong dung dịch CuSO 4 7% và dầu diezen 7 ngày. Kết quả tre tẩm có hiệu lực phòng mọt tre xâm nhập. [...]... Tra Quy Ho ch R ng đã phát hi n thêm 6 chi, 21 loài tre l n đ u tiên đư c ghi nh n c a Vi t Nam và 23 loài tre m i cho khoa h c, đưa t ng s loài tre trúc c a Vi t Nam lên g n 150 loài thu c 25 chi Theo d đoán, n u đư c đi u tra đ y đ , s loài tre trúc c a Vi t Nam có th lên đ n 250 – 300 loài Theo Nguy n T Ư ng và Nguy n Đình Hưng (1995) có kho ng 150 loài tre trúc thu c 20 chi Vi t Nam Theo Nguy n Tích... thác t i ưu cho t ng loài tre c th phù h p v i t ng công ngh s n xu t - Đ nh hư ng s d ng cho 20 loài tre kh o sát 3.1.4- Chuy n giao công ngh - Th c nghi m quy trình t m t i ưu c a 20 loài tre t i cơ s s n xu t - Th c nghi m quy trình s y t i ưu c a 20 loài tre t i cơ s s n xu t xiii - S n xu t th các lo i s n ph m n i th t t nguyên li u tre đã qua t m s y So sánh s n ph m t tre sau khi đã áp d ng... i cho các cơ s ch bi n Tre sau khi đư c mua v bãi c a doanh nghi p h u h t tre s đư c đ ngoài tr i “phơi n ng, sương” kho ng t 3-4 tu n, sau đó tre m i đư c đưa vào sơ ch So v i g , trong ngành s n xu t tre thì các công c ch bi n tương đ i đơn gi n Trong công đo n sơ ch tre trư c khi đưa vào s y, công c đ gia công ch là các lo i cưa đĩa c t ng n nh m m c đích chu n chi u dài tre theo đúng qui cách... khuy t t t có trên thân tre như các m t thô, thân tre b g gh trên b m t… nh m đem l i tính th m m cao hơn đ i v i các s n ph m t tre Ngoài ra, chà v còn có th làm cho tre thoát m đ u trên b m t và làm cho quá trình gi m m c a tre di n ra nhanh hơn Khâu t m: T m tre đư c đánh giá là m t trong nh ng khâu quan tr ng trong công ngh ch bi n tre M c đích c a vi c t m tre nh m b o qu n tre kh i n m m c, m i... ng và hình thái c a 20 loài tre kh o sát - Xác đ nh đ c đi m c u t o thô đ i và hi n vi c a 20 loài tre - Xác đ nh các ch tiêu tính ch t v t lý c a 20 loài tre nghiên c u (kh i lư ng th tích, đi m bão hòa th tre, t l co rút, t l dãn n .) - Xác đ nh thành ph n hóa h c c a 20 loài tre nghiên c u (hàm lư ng cellulose, lignin, hàm lư ng các ch t trích ly tan trong alcol- benzen, trong nư c nóng ) - Xác... stenostachya 5 Tre m Bambusa arundinacea 6 Tre đũa Bambusa sp 7 Tre t p giao Bambusa pervasiabilis 8 Tre xiêm Bambusa tulda 9 Tre hóa gi y Bambusdsa blumeana 10 Tre hóa c ng bò Bambusa agrestis 11 T m vông Dendrocalamus strictus 12 Tre m nh tông Dendrocalamus asper xvi Ghi chú 13 Tre đi n trúc Dendrocalamus latiflorus 14 Tre bát đ Dendrocalamus ohhlami 15 Tre g y Dendrocalamopsis sp 16 Tre lu ng Dendrocalamus... lo i tre kh o sát: Lư ng thu c th m vào m u tre đư c tính theo công th c sau: M= (m2 − m1 ).C Trong đó: M: là lư ng thu c th m (kg/m3); m1, m2: kh i V 100 lư ng m u trư c và sau khi t m (kg); C: là n ng đ thu c; V: th tích m u (m3) B ng 3.1: Danh sách các loài tre nghiên c u STT Tên Vi t Nam Tên khoa h c 1 Tre l c trúc Bambusa oldhami 2 Tre vàng s c Bambusa vulgaris 3 Tre l ô Bambusa procera 4 Tre gai... Do v y, đ nh danh phân lo i tre tr nên là m t nhu c u c p thi t và có nhi u ý nghĩa trong công nghi p s n xu t hàng th công m ngh , thương m i, xu t nh p kh u đ c bi t là đánh giá và xác đ nh hư ng s d ng tre h p lý theo đ c tính nguyên li u nh m mang l i hi u qu kinh t cao Vi t Nam, h u h t các nhà s n xu t thư ng s d ng các lo i tre bó h p trong m t s ít loài, qui trình công ngh ch y u theo kinh nghi... 500.000 ha V s d ng tre, hàng năm ư c tính nư c ta tiêu th kho ng 400-500 tri u cây tre n a cho các m c đích khác nhau Ph n l n tre n a v n đư c s d ng ph c v cho xây d ng như làm nhà nh ng vùng nông thôn, làm c u, giàn giáo, gia c n n móng … Các m t hàng th công m ngh t tre r t phong phú v ch ng lo i Bên c nh, các s n ph m n i th t b ng tre như bàn gh , giư ng chi u… các s n ph m công nghi p có giá... 4,1 6,12 B dày thành tre (mm) 8,1 – 9,5 4,5 – 7,8 2- Tre vàng s c (Bambusa vulgais) xxiii Hình 4.3: B i tre vàng s c - M t c t ngang d c tre vàng s c Tre vàng s c đư c phân b kh p mi n nhi t đ i dư i đ cao 1200 m so v i m c nư c bi n, tre sinh trư ng t t đ cao th p, trên 1000 m tre có chi u dài và đư ng kính nh hơn Cây có th ch u đư c nhi t đ –3oC Mùa măng tháng 5 – 6 Vi t Nam loài tre này phân b ch y . MINH SỞ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ  «  BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI TRE CHỦ YẾU TRONG SẢN XUẤT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Chủ nhiệm đề tài:. loại tre nghiên cứu. 3.1.3- Đề xuất hướng sử dụng các loại tre nghiên cứu - Xác định tuổi khai thác tối ưu cho từng loài tre cụ thể phù hợp với từng công nghệ sản xuất. - Định hướng sử dụng. Nam, hầu hết các nhà sản xuất thường sử dụng các loại tre bó hẹp trong một số ít loài, qui trình công nghệ chủ yếu theo kinh nghiệm. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều loài tre trúc có trữ lượng

Ngày đăng: 08/02/2015, 18:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan