An Giang qua cac thoi ky lich su

9 283 0
An Giang qua cac thoi ky lich su

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

An giang qua caùc thôøi kì Thời kỳ phong kiến Nhà Nguyễn (TK XVIII – 1867) : An Giang “Xưa là đất Tầm Phong Long, năm Đinh Sửu thứ 19 (1757) đời Thế Tông, quốc vương Chân Lạp Nặc Tông dâng đất nầy, đặt làm đạo Châu Đốc, vì đất ấy có nhiều chỗ bỏ hoang, đầu đời Gia Long mộ dân đến ở, gọi là Châu Đốc Tân Cương” (Đại Nam nhất thống chí). “Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) lấy đất nầy cùng với huyện Vĩnh An tỉnh Vĩnh Long đặt làm phủ Tuy Biên và Tân Thành ; đặt bốn huyện là : Tây Xuyên, Phong Phú, Đông Xuyên và Vĩnh An lập tỉnh An Giang và Hà Tiên, lại đặt hai ty Bố chánh, Án sát” (Đại Nam nhất thống chí). Đến thời Tự Đức, sau nhiều lần tách nhập, thêm phủ, huyện, An Giang có 3 phủ, 10 huyện . Dưới chế độ thực dân Pháp (1867 – 1945) : Theo Nghị định ngày 05/01/1876 của Thống đốc Dupré, Pháp bỏ hệ thống Nam kỳ lục tỉnh mà chia thành 4 khu vực : Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bassac ; bao gồm 19 hạt. Tỉnh An Giang (Nam kỳ lục tỉnh) chia thành 5 hạt : Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc. Tỉnh Hà Tiên chia thành 2 hạt : Hà Tiên, Rạch Giá. Khu vực Bassac (Hậu Giang) gồm 6 hạt : Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Trà Ôn, Sóc Trăng, Rạch Giá (hạt Sa Đéc thuộc về khu vực Vĩnh Long). Ngày 20/12/1899, Pháp ra Nghị định bãi bỏ các hạt đổi thành tỉnh. Năm 1917, tỉnh Châu Đốc có 4 quận : Châu Thành, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn (gồm 12 tổng, 98 xã) và tỉnh Long Xuyên có 3 quận : Châu Thành, Thốt Nốt, Chợ Mới (gồm 8 tổng, 58 xã). Năm 1930, tỉnh Châu Đốc nhận thêm quận Hồng Ngự. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) : Năm 1945, Nam kỳ có 21 tỉnh, trong đó tỉnh Châu Đốc có 5 quận : Tịnh Biên, Tri Tôn, Hồng Ngự, Tân Châu, Châu Phú và tỉnh Long Xuyên có 3 quận : Chợ Mới, Thốt Nốt, Châu Thành. Năm 1953, tỉnh Long Xuyên thành lập thêm 2 quận Núi Sập và Lấp Vò . Đêm 22/9/1945, Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ được thành lập và cuộc Kháng chiến Nam Bộ bắt đầu. Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập các Chiến khu. Tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên thuộc chiến khu 9. Để thuận lợi cho việc lãnh chỉ đạo kháng chiến, ngày 12/9/1947, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ ra chỉ thị số 50/CT chia lại địa giới 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc thành 2 tỉnh mới là Long Châu Tiền thuộc khu 8 và Long Châu Hậu thuộc khu 9. Tỉnh Long Châu Tiền có 5 quận : Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Châu Phú B và Lấp Vò. Tỉnh Long Châu Hậu có 6 quận : Tịnh Biên, Tri Tôn, Thốt Nốt, Thoại Sơn, Châu Phú A và Châu Thành (bao gồm 2 tỉnh lỵ Long Xuyên và Châu Đốc). Ngày 07/02/1949, tỉnh Long Châu Hậu giao quận Thốt Nốt về tỉnh Cần Thơ và ngày 14/5/1949, tỉnh Long Châu Tiền giao quận Lấp Vò về tỉnh Sa Đéc. Cũng vào tháng 5/1949, tỉnh Long Châu Hậu tiếp nhận thêm 3 xã Nam Thái Sơn, Bình Sơn và Thổ Sơn của Quận Châu Thành (Rạch Giá) vào quận Tri Tôn và 2 xã Mỹ Hiệp Sơn (trừ 2 ấp Mỹ Phú, Mỹ Quới), xã Tân Hội cùng 4 ấp của xã Tân Hiệp phía Bắc lộ Cái Sắn vào quận Thoại Sơn. Tháng 6/1949, chia quận Tân Châu của tỉnh Long Châu Tiền thành 2 quận mới Phú Châu và Tân Châu. Ngày 30/10/1950, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đề nghị của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ, 2 tỉnh Long Châu Hậu và Hà Tiên được sáp nhập thành tỉnh Long Châu Hà, gồm 8 quận : Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú A, Châu Thành, Thoại Sơn, Thốt Nốt, Giang Châu (quận Giang Thành và Châu Thành của Hà Tiên nhập lại) và Phú Quốc. Tháng 7/1951, sáp nhập 2 quận Tri Tôn, Tịnh Biên thành quận Tịnh Biên ; 2 quận Châu Thành, Thoại Sơn thành quận Châu Thành. Ngày 27/6/1951, theo Nghị định 173/NB51 của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ, tỉnh Long Châu Sa được thành lập trên cơ sở nhập tỉnh Sa Đéc vào tỉnh Long Châu Tiền, gồm 7 huyện : Châu Thành (Sa Đéc), Lai Sở Bưu Điện Long Xuyên thời Pháp Vung, Cao Lãnh, Tân Hồng, Tân Châu, Phú Châu, Chợ Mới. Chia ranh giới 2 huyện Hồng Ngự và Tân Châu thành 2 huyện Tân Hồng và Tân Châu. Tháng 7/1951, nhập huyện Lấp Vò vào tỉnh Long Châu Sa. Ngày 12/10/1951, Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ ra Nghị định chia khu Nam Bộ thành 2 phân liên khu . Phân liên khu Miền Đông gồm 6 tỉnh : Gia Định, Thủ Biên, Bà Rịa, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Long Châu Sa. Phân liên khu Miền Tây gồm 6 tỉnh : Bến Tre, Vĩnh Trà, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Châu Hà. Hai tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Sa tồn tại đến năm 1954. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) : Năm 1955, tỉnh Châu Đốc có 5 quận : Châu Phú, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, Hồng Ngự với 70 xã. Tỉnh Long Xuyên có 5 quận : Châu Thành, Chợ Mới, Núi Sập, Thốt Nốt, Lấp Vò với 47 xã. Ngày 22/10/1956, Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh 143/VN : Địa phận Nam Việt Nam gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Tỉnh An Giang (tỉnh lỵ Long Xuyên) gồm tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên cũ, với 8 quận : Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Tân Châu, Thốt Nốt, Tịnh Biên, Tri Tôn, Núi Sập ; 16 tổng ; 96 xã. Đến ngày 06/8/1957, thành lập quận An Phú từ 13 xã của quận Châu Phú. Ngày 08/9/1964, theo sắc lệnh 264/VN của chính quyền Sài Gòn, tỉnh An Giang tách thành 2 tỉnh : Châu Đốc (5 quận, 10 tổng, 57 xã) và An Giang (4 quận, 6 tổng, 38 xã). Tỉnh Long Xuyên được đặt tên lại là tỉnh An Giang cho đến năm 1975. Về phía chính quyền cách mạng, tháng 10/1954, Xứ ủy Nam Bộ lập lại 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc. Tỉnh Long Xuyên gồm các quận : Châu Thành, Chợ Mới, Lấp Vò, Thốt Nốt, Phong Thạnh Thượng. Tỉnh Châu Đốc gồm các quận : Tân Châu, Hồng Ngự, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú. Giữa năm 1957, Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo hợp nhất 2 tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc lại thành tỉnh An Giang, gồm 9 quận : Chợ Mới, Thốt Nốt, Núi Sập, Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn. Giao quận Hồng Ngự về tỉnh Kiến Phong và giao quận Lấp Vò về tỉnh Sa Đéc. Tháng 10/1961, Tỉnh ủy An Giang quyết định thành lập các liên huyện để phù hợp với tình hình. Từ đó có liên huyện Tịnh Biên - Tri Tôn lấy tên Tịnh Biên, liên huyện Châu Thành - Huệ Đức lấy tên Châu Thành, liên huyện Tân Châu - An Phú lấy tên Tân Châu. Cuối năm 1962, tách liên huyện Tịnh Biên - Tri Tôn trở lại 2 huyện như trước. Năm 1963, tỉnh An Giang giao Thốt Nốt về tỉnh Cần Thơ và nhận huyện Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang. Tháng 12/1965, giao Chợ Mới về tỉnh Kiến Phong và năm 1967 trả Hà Tiên về Kiên Giang . Tháng 8/1971, thực hiện yêu cầu thành lập tỉnh mới để giữ vai trò đầu cầu hành lang từ trung ương về miền Tây Nam Bộ, An Giang chia thành 2 tỉnh An Giang và Châu Hà. Tỉnh An Giang gồm 5 huyện : Châu Phú, Châu Thành X, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, bao gồm 2 nơi mà nay gọi là thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc. Tỉnh Châu Hà gồm 6 huyện : Tịnh Biên, Tri Tôn, Huệ Đức, Hà Tiên, Phú Quốc và Châu Thành A của tỉnh Kiên Giang. Tháng 5/1974, Trung ương Cục chia lại địa bàn các tỉnh An Giang, Châu Hà và Kiến Phong thành 2 tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hà. Cảnh bờ sông Châu Đốc thời kỳ Pháp Du kích Bảy Núi Tỉnh Long Châu Tiền gồm 6 huyện : Tân Châu, An Phú, Phú Tân A, Phú Tân B, Hồng Ngự và Tam Nơng (nay là huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp). Tỉnh Long Châu Hà gồm 6 huyện : Châu Thành X, Châu Phú, Tri Tơn, Tịnh Biên, Huệ Đức, Châu Thành A (Rạch Giá) và 2 thị xã Long Xun và Châu Đốc. Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2000) : Tại Nghị quyết số 19/NQ.TW ngày 20/12/1975 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, tỉnh An Giang được thành lập bao gồm 2 tỉnh Long Xun và Châu Đốc (trừ huyện Thốt Nốt) với 8 quận, 84 xã. Tháng 2/1976, Nghị định của Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam giải thể khu hợp nhất tỉnh, bỏ danh xưng “quận” có từ thời Pháp và lấy danh xưng “huyện” ; “quận” và “phường” dành cho các đơn vị tương đương với huyện và xã khi đã đơ thị hóa. Tỉnh An Giang có 10 huyện, thị xã là : Châu Thành, Huệ Đức, Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú, Phú Châu, Tri Tơn, Tịnh Biên, thị xã Long Xun và thị xã Châu Đốc. Ngày 11/3/1977, Chính phủ ra quyết định 56/CP hợp nhất huyện Huệ Đức và Châu Thành thành huyện Châu Thành, huyện Tri Tơn và Tịnh Biên thành huyện Bảy Núi. Ngày 23/8/1979, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 300/HĐBT điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh An Giang. Huyện Bảy Núi chia thành 2 huyện Tri Tơn và Tịnh Biên. Huyện Châu Thành chia thành 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn. Ngày 01/3/1999, Chính phủ ra Nghị định 09/NĐCP thành lập thành phố Long Xun. Đến đây tỉnh An Giang gồm có các đơn vị hành chính trực thuộc: thành phố Long Xun, thị xã Châu Đốc và 9 huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tơn, với 150 đơn vị hành chính cơ sở (trong đó có 13 phường và 15 thị trấn, 122 xã, 114 khóm, 649 ấp). LICH SỬ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐẤT AN GIANG Người Việt bắt đầu đến vùng đất An Giang từ lúc nào, đến nay chưa thấy sử sách ghi chép rõ ràng. Tuy nhiên theo truyền thuyết dân gian và một số vết tích còn lại, thì đã có một số nhóm người Việt gốc miền Trung vào đây từ rất lâu . Mặc dù cuộc sống ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng họ vẫn kiên trì tìm đất sống. Họ ở rải rác dọc theo bờ sơng Tiền và sơng Hậu. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, đã thấy có người Việt ở vùng Bình Mỹ (Châu Phú), vùng Châu Đốc và vùng cù lao Cây Sao (cù lao Ơng Chưởng). Tương truyền khi thuyền qn xi dòng Cửu Long (1700), Nguyễn Hữu Cảnh ghé lại những nơi có người Việt ở để thăm hỏi và khích lệ mọi người giữ tình thân thiện dù khơng cùng chủng tộc. Ơng cũng cho phép một số binh phu được ở lại theo ven sơng vùng Châu Phú, Châu Đốc, Tân Châu, Chợ Mới cày cấy làm ăn . Nhân dân đón mừng Lực lương vũ trang An Giang đang tiến về Long Xun Mittinh kỷ niệm ngày Miền Nam hồn tồn giải phóng thống nhất đất nước Lưu dân ở vùng Cù lao Ông Chưởng được gọi là dân “hai huyện” (Phước Long và Tân Bình). Họ được xem là mẫu mực về thuần phong mỹ tục, giữ vững được nếp ăn, nếp nghĩ của người Việt. Từ Chợ Mới đến Cái Hố theo lòng rạch Ông Chưởng, ta gặp một số gia đình cố cư, ông bà của họ đến đây cư ngụ từ đời Gia Long, Minh Mạng hoặc lâu hơn (6 đời). Ở Cù lao Giêng, có một địa danh xưa là bến đò Phủ Thờ. Phủ Thờ này là của họ Nguyễn từ Bình Định vào, con cháu ngày nay ở vào đời thứ 7, thứ 8, cư ngụ kề nhau đông đúc. Người Việt đi vào phương Nam lập nghiệp với cả gia đình cha mẹ, vợ con, và khi đã đến thì không thể về, vì quá xa. Nhờ các chính sách của Chúa Nguyễn mà công cuộc khai hoang mở mang bờ cỏi phương Nam của dân Việt ngày càng nhanh chóng. Khi tỉnh An Giang mới thành lập, dọc theo hữu ngạn sông Tiền, dân cư khá đông, tập trung ở cù lao Ông Chưởng. Một số thôn, xã được thành lập. Riêng cù lao Giêng tuy không rộng lắm, nhưng sanh kế dễ dàng, nên qui tụ được 4 thôn. Phía hữu ngạn sông Hậu, dân cư thưa thớt. Từ biên giới Việt – Miên xuống Long Xuyên chỉ có các làng Bình Thạnh Tây (đối diện Bình Thạnh Đông bây giờ), Bình Đức, Mỹ Phước. Vùng An Giang gồm 2 khu vực mới và cũ riêng biệt : - Phía Tân Châu, Ông Chưởng, Chợ Mới dễ canh tác, dân đông, làng cũ vì đã lập từ lâu . - Phía hữu ngạn sông Hậu, là vùng rừng núi hoang vu, đất khó canh tác, dân thưa thớt, làng mới lập . Việc di dân lập ấp ở An Giang có công đóng góp rất lớn của Thoại Ngọc Hầu, bắt đầu từ năm Đinh Sửu 1817. Lúc bấy giờ nhiều nhà cửa của nông dân đã được dựng lên, các đình chùa cũng bắt đầu xây cất. Năm 1818, theo lệnh triều đình, Nguyễn Văn Thoại đốc suất đào kinh Đông Xuyên ra đến Rạch Giá, tạo điều kiện canh tác thuận lợi cho dân khẩn hoang 2 bên bờ kênh. Đào kênh Vĩnh Tế xong, Nguyễn Văn Thoại cho đắp con đường từ Châu Đốc đến núi Sam, nhờ đó mà dân từ Châu Đốc vào núi Sam khẩn ruộng, lần hồi tiến đến khai phá vùng Tịnh Biên . Đầu thế kỷ XIX đã nhiều lần quân Xiêm xâm lấn nước ta. Hà Tiên, Châu Đốc là những vùng bị thiệt hại trước tiên và nặng nề nhất. Năm 1833, giặc Xiêm tàn phá dọc kênh Vĩnh Tế, chiếm Châu Đốc và tràn qua Tân Châu. Nhưng chỉ 5 năm sau dân cư đã quy tụ trở lại, thành lập hàng chục thôn rải rác từ núi Sam dọc theo 2 bờ kênh Vĩnh Tế về phía Hà Tiên . Vùng Châu Đốc là biên cương hiểm trở, vừa sản xuất vừa phải đối phó với ngoại xâm. Mỗi người dân khẩn hoang là một lính thú biên cương. Gia tộc Lê Công gốc Thanh Hóa là một trong những nhóm di dân đến khai phá vùng Châu Đốc (khoảng năm 1785 – 1837). Hiện con cháu đời thứ 7 còn cư ngụ ở đây . Gia tộc thứ 2 cũng có công khai phá vùng Châu Đốc là dòng Nguyễn Khắc, thuộc con cháu của Nguyễn Văn Thoại . Dưới đời vua Minh Mạng, tội phạm lưu đày phần lớn gom về vùng Vĩnh Tế để lập các xóm dọc bờ kênh, dần dần hình thành vùng dân cư . Nguyễn Tri Phương, khi làm kinh lược sứ ở miền Nam, đã có sáng kiến lập đồn điền biên giới nhằm ngăn giặc, yên dân, tập trung ở vùng Châu Đốc, Hà Tiên. Năm 1854, Nguyễn Tri Phương báo cáo đã thành lập được 21 cơ đồn điền. Hai năm sau, tỉnh An Giang và Hà Tiên đã chiêu mộ được 1.646 dân đinh, lập 159 thôn ấp . Trong thời gian này, người Chăm ở ngang chợ Châu Đốc (Đa Phước, Châu Phong) cũng gom lại từng đội, do 1 viên Hiệp quản đứng đầu. Từ bên Chân Lạp, người Chăm rút về nương náu trong lãnh thổ Việt Nam để tránh loạn lạc nội chiến bên Chân Lạp, rồi định cư luôn ở Tân Châu, An Phú . . . . . Cùng thời đó, người theo đạo Thiên Chúa lánh nạn kỳ thị tôn giáo của vua quan nhà Nguyễn từ miền ngoài đến khá sớm ở cù lao Giêng (1778), Bò Ót (1779) và Năng Gù (1845) đã làm tăng thêm dân số vùng đất An Giang. Tư liệu trước đây nói về nguồn gốc các dân tộc thiểu số ở An Giang như : - Người Khmer: Là dân bản địa kì cựu, hầu hết đều sinh ở Việt Nam nên gọi là người Việt gốc Khmer, tập trung nhiều nhất ở các quận Tri Tôn và Tịnh Biên. Phong tục và tiếng nói của họ cũng không khác người Khmer ở chánh quốc. Họ sùng bái đạo Phật, tôn kính các sư sãi và sẵn sàng dâng cúng cho chùa những huê lợi do họ làm ra để cầu phúc. - Người Chăm và người Mã Lai đến ở vùng Châu Đốc từ năm 1840. Trước kia họ sống ở Cao Miên. - Người Hoa: Theo dụ số 48 ngày 21/8/1956 của chính quyền Ngơ Đình Diệm sửa đổi bộ luật quốc tịch Việt Nam, thì những người Hoa sinh đẻ tại Việt Nam kể như dân Việt Nam. Đến An Giang còn có những người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Lực lượng này gồm dân các tỉnh chung quanh (Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long…) theo về với đạo, phần lớn tập trung khai phá vùng Thất Sơn, rừng núi hoang vu. - Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do cụ Đồn Minh Hun sáng lập, chia nhiều đồn tín đồ đến khai khẩn nhiều nơi: ● Đồn 1 vào Thất Sơn , bên chân núi Két, do cụ Bùi Văn Thân, tức tăng chủ Bùi Thiền sư và cụ Bùi Văn Tây, tức Đình Tây hướng dẫn, lập nên các trại ruộng Hưng Sơn và Xn Sơn, sau này hợp thành xã Thới Sơn (Tịnh Biên). ● Đồn 2 do cụ Quản cơ Trần Văn Thành chỉ huy, đến Láng Linh, vùng đầm lầy khai hoang, lập đồn, tụ nghĩa binh chống Pháp. ● Đồn 3 do cụ Nguyễn Văn Xuyến (tức đạo Xuyến) đưa tín đồ về Cái Dầu-Bình Long (Châu Phú). - Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa do cụ Ngơ Lợi khởi xướng, cũng đã đưa hàng trăm tín đồ từ khắp nơi về vùng núi Tượng, núi Dài khai hoang, lập làng , giáo huấn tứ ân. Theo Quốc triều chính biên tốt yếu của Quốc sử qn triều Nguyễn, năm 1847 tỉnh An Giang, số đinh theo báo cáo của Bộ Hộ có 22.998 người (cả nước Việt Nam khi đó số đinh chỉ có 1.024.388 người). Đến năm 1930, chấm dứt các chính sách di dân khẩn hoang vào miền Nam. Qua số liệu niên giám thống kê của Pháp năm 1921, dân số 2 tỉnh Long Xun và Châu Đốc cộng lại đơng đứng thứ nhất đồng bằng sơng Cửu Long. GIAI ĐOANÏ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954) Khi bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, dân số Long Xun và Châu Đốc có 550.000 người (Long Xun 280.000, Châu Đốc 270.000) với 20 tổng và 120 làng. Dân cư phân bố thành 3 vùng : Vùng giữa sơng Tiền và sơng Hậu dân cư đơng đúc, kinh tế phát triển. Vùng tả ngạn sơng Tiền và hữu ngạn sơng Hậu dân cư thưa thớt, sống rải rác dọc theo các bờ kênh như kênh Bốn Tổng, kênh xáng Vịnh Tre, kênh Mặc Cần Dưng … Trườc sự đàn áp dã man của thực dân Pháp, một bộ phận đồng bào ta đã bỏ vùng tạm bị chiếm, kéo vào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Dân cư trong vùng dân làm chủ được cách mạng cấp đất để tăng gia sản xuất, đời sống người dân ở đây thốt khỏi sự kiềm kẹp áp bức, bóc lột của bọn ác ơn làng xã và địa chủ. Tỉnh An Giang lúc bấy giờ gồm Long Xun, Châu Đốc và một phần của tỉnh Đồng Tháp ngày nay, nên diện tích rất lớn mà chỉ có khoảng nửa triệu dân. Vì vậy dân cư rất thưa thớt, ngoại trừ các khu vực thành thị và tụ điểm lớn. GIAI ĐOẠN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) Dân số Long Xun và Châu Đốc (trừ số tập kết ra Bắc) năm 1954 có khoảng 536.000 người, đến năm 1975 (tức 21 năm) tăng lên 1.360.000 người. Phân bố dân cư trong giai đoạn này có sự chênh lệch rất lớn về mật độ dân số gữa thành thị và nơng thơn, giữa vùng tạm bị chiếm và vùng sâu, ngay trong 1 huyện cũng có sự chênh lệch, nhất là trong những năm chiến tranh ác liệt, dân phải co cụm lại để bảo vệ, đùm bọc lẫn nhau. Dân cư chủ yếu tập trung dọc theo sơng Tiền và sơng Hậu, từ Tân Châu xuống Chợ Mới và từ Châu Đốc xuống Long Xun. Vùng Bảy Núi có dân Khmer sinh sống theo các phum sóc rải rác quanh chân núi và các cánh đồng gần núi. Dân Chăm sống tập trung vùng An Phú, Tân Châu, đối diện với Châu Đốc ở khu vực Cồn Tiên - Đa Phước. Ở các vùng sâu, dân cư thưa thớt, nhất là ở lũng phèn vùng Tứ Giác Long Xun SAU NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM Dân số năm 1975-1976: Năm 1975, tỉnh An Giang và Châu Đốc hợp nhất lấy tên là tỉnh An Giang, dân số phỏng 1.360.000 người. Qua cuộc điều tra dân số ngày 5/2/1976, An Giang có 1.367.335 người, trong đó nam 663.467 người, chiếm 48,5%; nữ 703.868 người, chiếm 51,5%. Tỉnh có 2 thị xã Long Xun và Châu Đốc , 6 huyện : Phú Châu, Phú Tân, Châu Phú, Bảy Núi, Chợ Mới, Châu Thành. Người Khmer có 76.978 người, chiếm 5,6%. Đến năm 1978, do chiến tranh biên giới Tây Nam, phần lớn dân Khmer được đưa đến Sóc Trăng sinh sống, sau khi Pơnpốt bị tiêu diệt (1979) họ mới lần lượt trở về nơi ở cũ. Người Chăm có 8.656 người, chiếm 0,6%. Người Hoa có 17.034 người, chiếm 1,2 %. Dân số năm 1979 : Theo tổng điều tra dân số ngày 1/10/1979, An Giang có 1.474.719 người. Mật độ 422 người/km 2 . Trong đó nam 706.334 người, chiếm 47,9%; nữ 768.385 người, chiếm 52,1%. Lúc này huyện Châu Thành tách ra thành 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn. Dân sống chủ yếu ở nông thôn 1.215.210 người, chiếm 82,5%. Dân cư tập trung ở 2 thị xã và huyện cù lao chiếm 66,5%, trong khi đó vùng sâu Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn chỉ chiếm 13,6% dân số của tỉnh. Dân số năm 1989 (tổng điều tra dân số ngày 1/4/1989) : Dân số ở An Giang là 1.773.666 người , trong đó nam 848.851 người, nữ 924.815 người. Thành thị chiếm 18,8%, nông thôn chiếm 81,2%. Mật độ 518 người/km 2 . Dân số năm 1999 (tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999): Đến năm 1999, tỉnh An Giang có 421.421 hộ với 2.049.039 người, bình quân 4,8 nhân khẩu/hộ. Trong đó, 1.008.704 nam, 1.040.335 nữ; thành thị 403.309 người, nông thôn 1.645.730 người. Dân số lúc bấy giờ phân bố không đều, nên tỉnh đã di dân để tạo điều kiện cho dân làm ăn sinh sống được 1.915 hộ với 9.433 khẩu và giãn dân được 2.578 hộ với 4.478 khẩu, chủ yếu là đưa đến địa bàn xây dựng vùng kinh tế mới ở huyện Tri Tôn. HIEÄN TRAÏNG Địa giới hành chính : An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên ; có biên giới Việt Nam – Campuchia, nhiều dân tộc và tôn giáo. Nhân dân giàu lòng yêu nước, được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” ngày 02/10/2000. An Giang có diện tích tự nhiên 3.424 km 2 , dân số 2.049.039 người (01/4/1999). Năm 2000, dân số tăng lên 2.083.571 người. Phía Bắc Tây Bắc giáp Campuchia dài 104km (theo “Hiệp ước hoạch định biên giới VN-CPC ký ngày 27/12/1985), Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789km, Nam giáp tỉnh Cần Thơ 44,734km, Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628km. Gồm 420 tuyến địa giới hành chính cấp xã dài 1.694,463km, trong đó 259 tuyến xã trong nội huyện dài 1.159,079km, 21 tuyến huyện dài 313,233km và 3 tuyến tỉnh dài 222,151km, được xác định bằng 461 mốc địa giới hành chính các cấp gồm 39 mốc cấp tỉnh, 89 mốc cấp huyện và 333 mốc cấp xã. Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10°57 (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên vĩ độ 10°12 (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực Tây trên kinh độ 104°46 (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105°35 (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới). Chiều dài nhất theo hướng Bắc Nam 86km và Đông Tây 87,2km. Ủy ban Dân tộc Miền Núi của Chính phủ đã công nhận 21 xã vùng núi thuộc 2 huyện Tri Tôn (9 xã) và Tịnh Biên (12 xã)và công nhận khu vực vùng dân tộc đồng bằng 6 xã (huyện Tri Tôn 1 xã, và huyện An Phú 5 xã). An Giang có 17 xã biên giới thuộc 5 huyện, thị giáp Campuchia ; là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Địa hình : An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, còn có vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên. Do đó, địa hình An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng và đồi núi. Đồng bằng : Đồng lúa trong vùng tứ giác Long Xuyên Xét về nguồn gốc, địa hình đồng bằng ở An Giang có 2 loại chính là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi. - Đồng bằng phù sa ở đây là một bộ phận của ĐBSCL, có nguồn gốc trầm tích lâu dài của phù sa sông Mê Kông, với các đặc trưng cơ bản sau đây : Độ nghiêng nhỏ và theo 2 hướng chính. Hướng từ biên giới Việt Nam – Campuchia đến lộ Cái Sắn và hướng từ bờ sông Tiền đến giáp ranh tỉnh Kiên Giang . Độ cao khá thấp và tương đối bằng phẳng, có thể chia thành 3 cấp chính. Cao từ 3 m 00 trở lên nằm ở ven sông Hậu, sông Tiền và các khu vực đất thổ cư hoặc bờ kênh đào. Cao từ 1 m 50 đến 3 m 00 nằm ở khu giữa sông Tiền, sông Hậu. Cao dưới 1 m 50 phổ biến nhất ở phía hữu ngạn sông Hậu. Hình dạng đồng bằng phù sa ở An Giang có 3 dạng chính và 1 dạng phụ. Đó là, dạng cồn bãi (cù lao), dạng lòng chảo (ở 2 bờ sông cao hơn và thấp dần vào trong đồng), dạng hơi nghiêng (cao từ bờ sông Hậu rồi thấp dần vào nội đồng đến tận ranh giới tỉnh Kiên Giang) và dạng gợn sóng (dạng phụ - gọi là xép và rạch tự nhiên bị bồi lấp). - Đồng bằng ven núi ở An Giang được chia làm 2 kiểu : kiểu Deluvi (sườn tích) và kiểu đồng bằng phù sa cổ . Đồng bằng ven núi kiểu Deluvi hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá, sau đó được nước mưa bào mòn và rửa trôi, rồi được dòng chảy lũ theo các khe suối chuyển tải xuống các chân núi, tích tụ lâu ngày mà thành, có đặc tính hẹp, nghiêng từ 2° đến 5° và có độ cao từ 5 m đến 10 m . Đồng bằng ven núi kiểu phù sa cổ có nguồn gốc từ phù sa sông, với đặc tính là có nhiều bậc thang ở những độ cao khác nhau. Mỗi bậc thang khá bằng phẳng hầu như không có độ nghiêng. Chênh lệch độ cao giữa các bậc thang thường dao động từ 1 m đến 5 m . Đồi núi : Đồi núi An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100 km , khởi đầu từ xã Phú Hữu huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập huyện Thoại Sơn. - Dạng núi : Có thể chia đồi núi An Giang thành hai dạng chính : cao và dốc, thấp và thoải . Dạng núi cao và dốc được hình thành trong các thời kỳ tạo sơn mãnh liệt, có dốc lớn trên 25°, như núi Cấm, núi Tô, núi Dài . . . Dạng núi thấp và thoải được hình thành từ các thành tạo trầm tích và phun trào có tuổi Trias và Creta nên có độ dốc nhỏ dưới 15° . Phần lớn các núi dạng này nằm liền hoặc gần kề với các núi lớn như núi Nam Qui, Sà Lôn, núi Đất. Hệ thống kinh mương nội đồng mang mầu mỡ cho đất Đồng lúa ruộng trên Núi Cấm (Tịnh Biên- An Giang) - Độ cao núi : Đồi núi ở An Giang được phân chia thành 6 cụm và 2 núi độc lập như sau : Cụm núi Sập có 4 núi là : núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu đều thuộc địa bàn huyện Thoại Sơn. Núi Sập to lớn hơn có độ cao 85 m với chu vi 3.800 m . Cụm Ba Thê có 5 núi cũng nằm trên đất huyện Thoại Sơn là : Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc. Núi Ba Thê lớn nhất trong 5 núi với độ cao 221 m và chu vi khoảng 4.220 m . Cụm núi Phú Cường có 13 núi nằm trên địa bàn huyện Tịnh Biên là : núi Phú Cường, núi Dài năm giếng, núi Két, núi Rô, Trà Sư, Bà Vải, Đất Lớn, Bà Đắt, núi Cậu, Đất Nhỏ, Mo Tấu, núi Chùa và Tà Nung. Cao nhất là núi Phú Cường 282 m với chu vi khoảng 9.500 m . Cụm núi Cấm có 7 núi nằm giáp trên địa bàn 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên gồm : núi Cấm, Bà Đội, Nam Qui, Bà Khẹt, Tà Lọt, Ba Xoài và Cà Lanh. Núi Cấm cao nhất 705 m với chu vi 28.600 m . Cụm núi dài thuộc huyện Tri Tôn có 4 núi : núi Dài, núi Tượng, núi Nước và núi Sà Lôn. Trong đó núi Dài cao nhất 554 m và chu vi là 21.625 m . Cụm núi Tô có 2 núi là Cô Tô và Tà Pạ, đều thuộc huyện Tri Tôn. Cô Tô là núi cao nhất 614 m với chu vi 14.375 m . Núi Nổi nằm độc lập ở huyện An Phú độ cao 10 m và chu vi khoảng 3.200 m . Núi Sam cũng nằm độc lập ở thị xã Châu Đốc, có độ cao 228 m và chu vi khoảng 5.200 m “Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang” Thống soái miền biên viễn (13/09/2006) “Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang” đã được cố học giả Nguyễn Văn Hầu sưu tầm tư liệu trong vòng 20 năm – từ 1952 đến 1971. Nhà nghiên cứu này đã đi khắp vùng châu thổ sông Cửu Long tìm nhân chứng và những vết tích còn sót lại trên các lăng mộ, đền thờ, bia tượng, sắc phong liên quan đến Thoại Ngọc Hầu – vị quan triều Nguyễn đã có công mở đất, đào kinh đem lại sự trù phú cho vùng An Giang, Hà Tiên ngày nay. Được in lần thứ nhất năm 1972, NXB Trẻ vừa tái bản quyển sách không thể thiếu trong tủ sách của những người yêu đất và người ĐBSCL này vào cuối tháng 8-2006. “Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang” cho người đọc thấy rõ ĐBSCL ngày xưa không phải là vùng đất bằng phẳng, phù sa trù phú màu mỡ, cây cối xanh tươi, giao thương thuận lợi với cảnh trên bến dưới thuyền, cư dân sống an lành như ngày nay. Trái lại, vào thời khẩn hoang, đây là vùng đất khắc nghiệt với đầm lầy, rừng rậm, sông sâu, thú dữ, đồng nước hoang vu nhiễm phèn - ngập mặn nặng nề, cuộc sống bất an do cộng đồng người Việt – Khmer – Hoa – Chăm còn nhiều mâu thuẫn chưa hòa hợp. Bối cảnh đó làm bật lên công lao của Thoại Ngọc Hầu qua những làng xóm được lập tại Vĩnh Long, Châu Đốc, dùng sức người đào kinh Thoại Hà, Vĩnh Tế, Đông Xuyên. Đây là những công trình có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế, giao thông, thủy lợi, góp phần quan trọng trong việc an dân mở mang bờ cõi vùng châu thổ. Sự dày công tìm tòi tư liệu và bút pháp đơn giản nhưng đầy tình cảm của học giả Nguyễn Văn Hầu tái hiện cả một giai đoạn lịch sử khẩn hoang miền Hậu Giang đầy mồ hôi, nước mắt, xương máu nhưng bàng bạc khí phách hào sảng của tiền nhân dưới sự dẫn dắt của Thoại Ngọc Hầu. Giữa bức tranh chung đó, chân dung Thoại Ngọc Hầu hiện lên như một thống soái “cương cường, bỉnh trực, nóng nảy, gặp việc gì là giải quyết ngay. Tục truyền sau này khi ông làm quan Bảo hộ kiêm quản Châu Đốc – Hà Núi Két (Tịnh Biên – An Giang) Tiờn, trm cp khụng cũn hú hộ, tham nhng bay hn. ễng núi õu thỡ lm ú, hng hỏi, qu quyt, thng pht rt nghiờm (trang 47). Thoi Ngc Hu qua nhng s liu m hc gi Nguyn Vn Hu su tm khụng ch cú ti thao lc trong m t, lp lng, o kinh, m cũn l mt ngi lóng mn vi nhng xỳc cm trn ngp tỡnh yờu quờ hng mi khi mt vựng t mi m ra. Trờn bia Vnh T sn, Thoi Ngc Hu ó k nh th ny v vựng biờn cng Chõu c sau khi kinh Vnh T hon thnh: T ngy dn c, dp gai tr i, rnh rnh chõn nỳi trng phau, tri tri ngn tre xanh ngt. Ngm dũng nc bic bờn b cao, rung vn bao quanh chõn nỳi, hi lam tuụn cun ln khúi cm chiu, chựa chin trờn chút hng ta mõy lng, tht khụng kộm gỡ phong cnh trung chõu vy (trang 192). Trong i nhõn x th, Thoi Ngc Hu luụn hnh x da theo nguyờn tc v coi trng ng s - dự ch l ngi dõn thng. õy l phm cht giỳp ụng t c nhiu thnh cụng trong cụng cuc khai hoang m t gia lỳc lũng ngi cũn cha n nh, vựng Chõu c H Tiờn luụn b gic Xiờm rỡnh rp. ễng ó cho di di hi ct ca my trm ngi ó ngó xung khi o kinh Vnh T v cựng chung phn t m ụng dnh sn cho bn thõn chõn nỳi Sam khi nm xung. Tm lũng thng tic ca ụng trong bi T Ngha Trng Vn: Mt chm thy lũng cng tng nh. Du a tay vt c õu. T lũng ghi nh n sõu. iu ngi thiờn c my cõu ca rng: nh nỳi Sam giú xuõn thi ngút, trin nỳi Sam múc ngt m thun. Hp ni m vng reo mng. Hn i, hn hi, ma ng luyn xa (trang 160). Thoi Ngc Hu v nhng cuc khai phỏ min Hu Giang l mt bc tranh khin ngi c ghi khc mói trong lũng hỡnh nh nhng con ngi thi m t m tiờu biu l chõn dung Thoi Ngc Hu. Cuc i, s nghip v cỏ tớnh ca ụng khin ngi c cm phc, ngng m v quan cú ti thao lc, thanh liờm, cng trc, m cng rt i lóng mn, ho hoa. Chớnh iu ú khin v quan tờn tht l Nguyn Vn Thoi (1761-1829), quờ gc Qung Nam li tr thnh mt phn khụng th thiu ca lch s t chớn rng. Bi mi cụng trng v vic lm ca ụng u cho thy tỡnh yờu i vi t v ngi min sụng nc, ni ụng ó bụn ba sut 52 nm. Huyeọn chaõu thaứnh Huyn Chõu Thnh c thnh lp trờn c s tỏch huyn Chõu Thnh X thnh 2 huyn Chõu Thnh v Thoi Sn theo Quyt nh s 300/CP ngy 23/8/1979 ca Hi ng Chớnh ph ( nay l Chớnh ph ), v vic iu chnh a gii hnh chớnh mt s huyn v th xó thuc tnh An Giang. Huyn Chõu Thnh nm tip giỏp Thnh Ph Long Xuyờn, vi tng din tớch t nhiờn 34.682 ha, din tớch t sn xut nụng nghip 29.252 ha, dõn s 171.480 ngi vi 34.018 h, huyn Chõu Thnh cú 13 xó - th trn vi 63 p; tip giỏp vi 4 huyn v thnh ph, ú l huyn Tnh Biờn, Chõu Phỳ, Ch Mi, Thoi Sn v TP Long Xuyờn. - Phớa Bc Giỏp huyn Chõu Phỳ. - Phớa ụng - ụng Bc giỏp huyn Ch Mi. - Phớa ụng - ụng Nam giỏp TP. Long Xuyờn. - Phớa Nam giỏp huyn Thoi Sn. - Phớa Tõy giỏp huyn Tri Tụn. - Phớa Tõy Bc giỏp huyn Tnh Biờn . hành lang từ trung ương về miền Tây Nam Bộ, An Giang chia thành 2 tỉnh An Giang và Châu Hà. Tỉnh An Giang gồm 5 huyện : Châu Phú, Châu Thành X, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, bao gồm 2 nơi mà nay. năm 1975-1976: Năm 1975, tỉnh An Giang và Châu Đốc hợp nhất lấy tên là tỉnh An Giang, dân số phỏng 1.360.000 người. Qua cuộc điều tra dân số ngày 5/2/1976, An Giang có 1.367.335 người, trong. khóm, 649 ấp). LICH SỬ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐẤT AN GIANG Người Việt bắt đầu đến vùng đất An Giang từ lúc nào, đến nay chưa thấy sử sách ghi chép rõ ràng. Tuy nhiên theo truyền thuyết dân gian và một

Ngày đăng: 08/02/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan