1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ý NGHĨA CỦA QUỐC HIỆU VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

38 750 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Ngày nay, nghi thức nhà nước cần phải được hiểu là những phương thức giao tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản pháp luật của Nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà các bên tham gia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh.Trong thời gian vừa qua em đã được học về môn Nghi thức nhà nước. Với những kiến thức bổ ích của môn học và những kỹ năng có được qua thời gian học tập em đã áp dụng và thực hiện bài tập lớn “Tìm hiểu ý nghĩa của Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Phân tích ý nghĩa của Quốc hiệu Việt Nam hiện nay”

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

A PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Lịch sử nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Bố cục tiểu luận 5

B NỘI DUNG 6

PHẦN 1: Ý NGHĨA CỦA QUỐC HIỆU VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ 6

I ĐỊNH NGHĨA QUỐC HIỆU 6

II TIÊU CHÍ CHO QUỐC HIỆU 7

III QUỐC HIỆU VIỆT NAM THEO THỜI KỲ LỊCH SỬ 9

IV Ý NGHĨA CỦA QUÔC HIỆU VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ 10

1 Mang ý nghĩa chủ quyền quốc gia và chủ quyền lãnh thổ của mình, đặc trưng cho nền văn hóa, gắn với thời kỳ từ năm 690TCN đến 208 TCN 10

1.1 Quốc hiệu Văn Lang (690- 258 TCN) 11

1.2 Quốc hiệu Âu Lạc (257 - 208 TCN) : 12

2 Thể hiện các yếu tố chính trị cho vùng đất hay cư dân chủ thể của quốc hiệu vào thời kỳ độc lập, sự ngang bằng với nước láng giềng Trung Hoa, sự áp đặt của các triều đại phong kiến, từ năm 502 TCN đến năm 1840 13

2.1 Quốc hiệu Vạn Xuân (544-602) 14

2.2 Quốc hiệu Đại Cồ Việt (968-1053) 15

2.3 Quốc hiệu Đại Việt (1054-1804) 15

2.4 Quốc hiệu Đại Ngu (1400-1407) 16

2.5 Quốc hiệu Việt Nam (1804-1884) 17

Trang 2

2.6 Quốc hiệu Đại Nam hay (1820-1840): 18

3 Trong thời cận và hiện đại, quốc hiệu thường biểu lộ thể chế chính trị hay ước muốn chính trị của quốc gia, từ năm 1945 đến nay 19

3.1 Quốc hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa: 19

3.2 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976 đến nay) 20

PHẦN 2: Ý NGHĨA CỦA QUỐC HIỆU VIỆT NAM HIỆN NAY 23

I Về mặt chính trị 24

II Về mặt bản chất 25

III Về pháp lý 26

IV Về ngoại giao 27

V Về tính thẩm mỹ 28

C KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Giao tiếp là hoạt động quan trọng trong đời sống xã hội, là nền tảng quan trọng

để xây dựng nên xã hội Nền văn minh nhân loại, nền văn hoá của mỗi dân tộc, quốcgia được kiến tạo thông qua hoạt động giao tiếp Hoạt động giao tiếp được thực hiệnnhằm trao đổi thông tin, nhận thức, tư tưởng, tình cảm, để bày tỏ mối quan hệ, cáchứng xử, thái độ giữa con người với con người và giữa nhân loại với tự nhiên

Hoạt động giao tiếp có thể được thực hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ vàphi ngôn ngữ Nhưng dù được thực hiện bởi phương thức nào đi nữa, hoạt động giaotiếp luôn luôn phải được đặt trong những bối cảnh nhất định, được thực hiện bởinhững cơ cấu nghi thức nhất định trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp tươngứng nhằm đạt tới mục tiêu đặt ra

Hoạt động quản lý nhà nước cũng không nằm ngoài những yêu cầu về giao tiếp

xã hội Nhà nước là một thể chế tổ chức cơ cấu phức tạp với chức năng quản lý đờisống cộng đồng của các tầng lớp dân cư trên một lãnh thổ nhất định Nhà nước đảmbảo cho việc thực hiện các quyết định quản lý của mình đối với các công dân củamình bởi nhiều biện pháp mang tính quyền lực Nhà nước như tính thuyết phục, kỷluật, kinh tế, cưỡng chế, và tính quyền lực đó còn được thể hiện bằng phương tiệnmang tính hình thức đặc thù thuộc phạm trù các nghi lễ như cách bài trí công sở(công đường), trang phục, các hoạt động lễ tân Những phương tiện hình thức này

có vai trò quan trọng không kém những quy phạm được đưa ra trong các điều luật.Như vậy, những nghi thức, thủ tục mang tính nghi lễ được thực hiện trong hoạt độnggiao tiếp quản lý nhà nước là một bộ phận quan trọng của các phương thức tiến hànhhoạt động đó Nội dung của những nghi thức và thủ tục đó kiến tạo cơ bản khái niệmnghi thức nhà nước

Trang 4

Các nhà nước phong kiến Trung Hoa, Việt Nam và một số nước Đông Á kháctrước đây luôn coi trọng và áp dụng rộng rãi tư tưởng “lễ hình kết hợp”, tức luôn coitrọng “lễ” và “phép” (pháp).

Ngày nay, nghi thức nhà nước cần phải được hiểu là những phương thức giaotiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản phápluật của Nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà các bên thamgia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh

Trong thời gian vừa qua em đã được học về môn Nghi thức nhà nước Vớinhững kiến thức bổ ích của môn học và những kỹ năng có được qua thời gian học tập

em đã áp dụng và thực hiện bài tập lớn “Tìm hiểu ý nghĩa của Quốc hiệu Việt Namqua các thời kỳ lịch sử Phân tích ý nghĩa của Quốc hiệu Việt Nam hiện nay”

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU

Lịch sử là kho dữ liệu rộng lớn với nhiều chiến công hào hùng mang nhiều giátrị nhân văn sâu sắc Cha ông xưa đã dạy: “Con người có tổ, có tông/Như cây có cộinhư sông có nguồn” Vậy nên, đã là người Việt Nam, dù ở địa vị nào, ở bất kỳ nơiđâu, hoàn cảnh nào cũng đừng quên cội nguồn dân tộc, phải nhớ đến quê hương, nơichôn nhau cắt rốn, gốc rễ tổ tiên và xa hơn nữa là lịch sử nước nhà Tiếp nối truyềnthống, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, Bác Hồ đã nói: “Dân ta phải biết sửta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Câu nói của Bác như một lời hiệu triệu,nhắc nhở mỗi công dân Việt Nam, mỗi con Lạc cháu Hồng phải có trách nhiệm tìmhiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc, qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậylòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ mai sau Bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc vềquá khứ, nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai Biết quá khứ để rútkinh nghiệm, học tập, bảo lưu những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, truyền thốngtốt đẹp của dân tộc để vận dụng, xây dựng và phát triển một nước Việt Nam ngàycàng phồn thịnh, đời đời bền vững

1 Lí do chọn đề tài

Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã dùng nhiều quốc hiệu (tên chính thức củaquốc gia) khác nhau Bên cạnh đó, cũng có những danh xưng được dùng chính thứchay không chính thức để chỉ vùng lãnh thổ thuộc quốc gia Việt Nam

Quốc hiệu là một trong các biểu tượng của quốc gia các nước, là tên gọi củamỗi nước, biểu tượng quốc gia để chỉ các yêu tố cấu thành mang chất lượng tượngtrưng cho một quốc gia Chính vì là một trong bốn biểu tượng quốc gia Việt Nam:

“Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc hiệu, Quốc thiều” nên quốc hiệu cũng là yếu tốkhông thể thiếu, mang những đặc điểm của các quốc gia dân tộc, thể hiện chủ quyền

và cấu thành nên quốc thể

Chính vì vậy em chọn đề tài này để đi Tìm hiểu Quốc hiệu Việt Nam qua cácthời kỳ lịch sử, phân tích ý nghĩa của Quốc hiệu Việt Nam hiện nay

Trang 6

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu về quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, ý nghĩa của Quốchiệu Việt Nam hiện nay thì ta cần làm sáng tỏ được : Quốc hiệu Việt Nam là mộtbiểu tượng quốc gia, là yếu tố để khẳng định vị thế cũng như chủ quyền của mộtnước, tìm hiểu theo chiều dài của lịch sử dựng nước và cứu nước

Tìm hiểu được ý nghĩa của quốc hiệu theo từng thời kỳ, phát huy truyền thốngcủa cha ông Và phân tích được ý nghĩa của quốc hiệu Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và qua đó đánh giánhận xét về ý nghĩa của quốc hiệu Việt Nam

Nghiên cứu quốc hiệu Việt Nam thời điểm hiện tại và phân tích ý nghĩa của nó

4 Lịch sử nghiên cứu

Nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này như :

- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên soạn xong năm 1497 – do NgôĐức Thọ dịch từ bản khắc in năm 1697 – Nxb Khoa Học Xã Hội – Hà Nội 1998

- Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú soạn xong năm

1820-do Nguyễn Thọ Dực dịch, nxb Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên – Sài gòn 1973

- Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, nxb Đại Nam in lại năm 1990 từbản in của Trung Tâm Học Liệu, Bộ Giáo Dục – Sài Gòn 1971

- Việt Nam – những sự kiện lịch sử (1858-1918) của Dương Kinh Quốc, nxbGiáo Dục - Hà Nội 1999

- Hùng Vương Dựng Nước của Viện Khảo Cổ Học, nxb Khoa Học Xã Hội –

Hà Nội, 1973

5 Phương pháp nghiên cứu

Đây là vấn đề mang yếu tố lịnh sử , cần độ chính xác cao Quốc hiệu là mộtchủ đề rất rộng và có nhiều tài liệu khác nhau nói về chủ đề này nhưng chúng ta nêntìm hiểu, phân tích và chọn lọc nó theo các nguồn lịch sử trong sách, các tác phẩmnghiên cứu của các nhà sử học Sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh,

Trang 7

phương pháp lô gic, phương pháp tổng hợp Từ đó phân tích, chứng minh và chỉ ra ýnghĩa của quốc hiệu theo từng thời kỳ khác nhau.

Trang 8

B NỘI DUNG PHẦN 1: Ý NGHĨA CỦA QUỐC HIỆU VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

LỊCH SỬ

Một nước đã tự đặt quốc hiệu chính thức cho mình là một nước có nền văn hóacao Kể từ khi Hùng Vương thứ nhất dựng nước, chúng ta đã có quốc hiệu Ở sát cạnhmột nước khổng lồ là Trung Hoa, người lúc nào cũng tìm mọi cách đồng hóa ngườiViệt vào nước họ, ông cha ta vẫn giữ được bản sắc riêng Ngoại trừ những năm bịngười phương Bắc đô hộ, kể từ đời Hùng Vương lúc nào các triều vua Việt Nam cũng

tự đặt quốc hiệu cho mình Quốc hiệu nước Việt đã thay đổi qua từng thời đại

I ĐỊNH NGHĨA QUỐC HIỆU

Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, không chỉ có ý nghĩa biểu thịchủ quyền lãnh thổ mà còn là danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao; biểuthị thể chế và mục tiêu chính trị của một nước Dù thể hiện dưới dạng tiếng nói haychữ viết, đối với mỗi công dân, quốc hiệu luôn là lòng tự hào dân tộc

 Quốc hiệu là một Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia

 Quốc hiệu là một biểu tượng của một nước nên không thể thiếu được, thểhiện chủ quyền, mang những đặc điểm của quốc gia dân tộc đó

 Quốc hiệu có nhiều ý nghĩa:

- Nó biểu lộ chủ quyền của quốc gia trên vùng lãnh thổ của mình Nó có thểkhác với tên địa lý được gắn cho vùng đất hay vùng dân cư đó

Ví dụ: Chiêm Thành là tên Việt Nam gọi người Chàm, tên Giao Chỉ thườngdùng để chỉ giống dân Cổ Việt trong vùng Bắc Việt Nam ngày xưa, nó khác với quốchiệu Văn Lang thường được gán cho thời kỳ tiền sử Đó là phương diện địa lý củaquốc hiệu

- Quốc hiệu cũng thường biểu lộ các yếu tố chính trị cho vùng đất hay cư dânchủ thể của quốc hiệu Nó là danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao vàbang giao quốc tế

Trang 9

Ví dụ: cho đến trước năm 1804 Việt Nam luôn luôn có hai quốc hiệu : mộtquốc hiệu dùng trong nước như Đại Cồ Việt, Đại Việt nhưng mặt khác người TrungHoa láng giềng phương Bắc lại gọi Việt Nam là An Nam.

- Trong thời cận và hiện đại, quốc hiệu thường biểu lộ thể chế chính trị hayước muốn chính trị của quốc gia

Ví dụ: Quốc hiệu có thể nhấn mạnh về chế độ chính trị như chế độ xã hội haycộng sản như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, hay chế độ cộng hòa như ViệtNam Cộng Hòa Đối với Việt Nam, chúng ta có đầy đủ những quốc hiệu theo địa lýhay chính trị theo dòng lịch sử vẻ vang của dân Việt

II TIÊU CHÍ CHO QUỐC HIỆU

1 Tiêu chí 1: Quốc hiệu không được chứa đựng những khái niệm trái ngược với thực trạng của Đất nước Yêu cầu tưởng chừng hiển nhiên này thường bị

vi phạm, khi người ta muốn dùng quốc hiệu để trang điểm cho chế độ Chọn tên thếnào cho hay là một chuyện thường tình, nhưng khi tên hay đến mức… trái ngược hẳnvới thực trạng thì lại trở thành trớ trêu Cũng giống như việc bố mẹ đặt tên con

là "Thiên Tài" hay "Hoa Hậu", trong khi đứa trẻ lại không may bị thiểu năng trí tuệ, hay

bị dị tật giữa mặt, thì cái tên quá hay kia chỉ khiến nó càng hay bị người đời châm

chọc mà thôi Hai mĩ từ được ưa dùng để đưa vào tên nước là "Dân chủ" và "Nhân dân".

Oái oăm thay, ở những quốc gia mà dân chủ đã trở thành hiển nhiên và Nhà nước

thực sự là "của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân", thì hai từ "Dân chủ" và "Nhân dân" không xuất hiện trong quốc hiệu – Điều đó cũng chẳng cần thiết vì "hữu xạ tự nhiên hương" Ngược lại, ở nhiều quốc gia mà tính từ"Dân chủ" hay danh từ "Nhân dân" được gán vào quốc hiệu, thì dân chủ hay bị chà đạp và Nhân dân hay bị coi

thường, mà một trong những ví dụ điển hình là chế độ diệt chủng mang

tên "Camphuchia Dân chủ" của Khmer Đỏ Những mĩ từ kiểu ấy không lừa được ai,

không thể ngụy trang để che lấp thực tế phũ phàng Chúng không chỉ gây cảm giácmỉa mai, mà còn làm cho người dân cảm thấy bị xúc phạm, như thể bị nhà cầm quyền

coi thường và thách thức Đưa vào tên nước những giá trị không tồn tại trên thực tế

Trang 10

là giả dối Khi giả dối tràn lan đến mức phơi ra cả tên nước, thì đạo đức càng dễ lụn bại, giáo dục càng dễ suy đồi, và Đất nước càng khó phát triển lành mạnh.

2 Tiêu chí 2: Quốc hiệu không được gây ảnh hưởng xấu cho lợi ích của Dân tộc, của Nhân dân Tiêu chuẩn này rõ ràng đến mức không cần phải giải thích

thêm Chỉ xin nhấn mạnh rằng: Để sớm đạt được mục tiêu Dân giàu, Nước mạnh, thìphải thực tâm đoàn kết toàn Dân, nhằm huy động sức mạnh của toàn thể cộng đồng

người Việt Chính vì vậy, quốc hiệu không được gây cản trở cho quá trình hòa giải

và hòa hợp Dân tộc.

3 Tiêu chí 3: Quốc hiệu cần tránh gây phản cảm Phản cảm không phải do

nó chứa đựng những từ có nghĩa xấu, vì thông thường chỉ những khái niệm được coi

là tốt đẹp mới được lựa chọn để đưa vào quốc hiệu Thế nhưng, nếu khái niệm đẹp đẽnào đó đã bị gắn với một giai đoạn lịch sử bi thương, thì nó gợi lại những kỷ niệm

buồn Mặc dù "Nhân dân" là một trong những danh từ được trân trọng nhất, nhưng

người dân các nước Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri… chẳng muốn tiếp tục lưu giữ nótrong tên nước, sau khi đã xóa bỏ các chế độ mang tên Cộng hòa Nhân dân Ba

Lan, Cộng hòa Nhân dân Bun-ga-ri, Cộng hòa Nhân dân Hung-ga-ri… Mặc dù "Dân chủ" là một trong những tính từ đẹp nhất, nhưng người Camphuchia khó có thể chấp

nhận để nó tái xuất hiện trong tên nước của họ, sau khi đã trải qua thảm họa diệt

chủng dưới chế độ Khmer Đỏ man rợ mang tên "Camphuchia Dân chủ" "Xã hội chủ nghĩa" vốn là một từ đẹp, thể hiện giấc mơ về một xã hội công bằng, nhưng trên thực

tế thì nó lại bị bôi nhọ bởi các chế độ độc tài chuyên chế, và bị nhuốm máu của hàngchục triệu người đã chết oan ức dưới thời Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot… Trảiqua những cơn ác mộng như vậy, các nạn nhân sẽ cảm thấy rùng mình khi phải nghelại những mĩ từ đã từng bị lạm dụng để hóa trang cho tội ác Vì vậy, cần tránh dùngnhững từ đã trở nên phản cảm để đặt tên nước

4 Tiêu chí 4: Quốc hiệu cần được Nhân dân chấp thuận Đất nước là của

chung, chứ không phải của riêng ai Vì vậy không ai có đặc quyền đơn phương quyếtđịnh tên nước Hiển nhiên là khó có thể chọn được một cái tên để tất cả mọi người

Trang 11

đều thích, nên không thể cầu toàn Nhưng nếu chỉ đưa vào quốc hiệu những giá trị phổ cập, những khái niệm mang tính hiển nhiên, thì dễ được đa số Nhân dân chấp nhận (ít nhất là không phản đối) Ví dụ: Có thể coi "Cộng hòa" là một khái niệm mang

tính hiển nhiên (vì đa số nhân dân Việt Nam không muốn trở lại chế độ quân chủ),

nhưng "Xã hội chủ nghĩa" thì không thuộc vào phạm trù ấy Có thể "Xã hội chủ nghĩa" là

tình yêu chân thành của một số người, nhưng tên nước không phải là nơi để thể hiệntuyên ngôn tình yêu của họ Không nhất thiết phải trưng ra mọi thứ mình yêu, bởiđiều đó cũng ngộ nghĩnh như việc in lên danh thiếp danh sách tình nhân Mặt khác,

họ yêu gì thì cứ việc yêu, nhưng không thể ép toàn Dân phải cùng yêu thứ đó, bởiđiều ấy cũng phi lý như việc họ ép tất cả mọi người phải cùng yêu vợ hay tình nhâncủa riêng họ vậy

III QUỐC HIỆU VIỆT NAM THEO THỜI KỲ LỊCH SỬ

Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ có tên gọi khác nhau Dưới đây là danhsách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam theo dòng lịch sử Các quốc hiệu nàyđều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, được chính thức sử dụng trong nghithức ngoại giao quốc tế

- Nhà nước Văn Lang (690-258 TCN): Vua Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang

- Âu Lạc (257 – 208 TCN): An Dương Vương chiếm Văn Lang, lập nước ÂuLạc đóng đô ở Cổ Loa

- Vạn Xuân (544-602): Lý Bôn tự xưng Lý Nam Đế lập nước Vạn Xuân, đóng

đô ở Long Biên

- Đại Cồ Việt (968-1054): Năm 938 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán

mở đầu thời kỳ độc lập của nước ta nhưng phảỉ đợi đến năm 968 Đinh TiênHoàng dẹp được 12 sứ quân, thống nhất đất nước, mới đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.Năm 972, Trung Hoa chính thức công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, nhưngvẫn phong cho Vua Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận Vương

Trang 12

- Đại Việt (Nhà lý, 1054-1804): Tuy vậy Trung Hoa tiếp tục gọi Đai Cồ Việt là

An Nam và coi như là một phiên thuộc.Năm 1054, Lý thánh Tông đổi quốc hiệu làĐại Việt Quốc hiệu Đại Việt được dùng trong nhiều thời kỳ đến tận năm 1804

- Đại Ngu (1400-1407): Nhà Hồ đặt quốc hiệu là Đại Ngu

- Việt Nam(1804-1884): Trung Hoa công nhận quốc hiệu Việt Nam

- Đại Nam (1820-1840): Năm 1831, Vua Minh Mạng đổi thành Đại Nam.Trong triều đại Minh Mạng tên nước lại được đổi là Ðại Nam nhưng cái tên ViệtNam vẫn tồn tại rộng rãi khắp nơi trong văn chương, kinh tế và xã hội

- Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945- 2/7/1976): ngày 2/9/145, bản tuyênngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã khai sinh ra Việt Nam dân chủ cộng hòa

- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/7/1976 đến nay): sau khi giải phónghoàn toàn miền nam, đất nước Việt Nam quy tụ lại và Thành lập nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam đi theo con đường chủ nghĩa xã hội

Ngoài ra, Việt Nam còn có những Quốc hiệu khác như: Nam Việt (208- 111TCN), An Nam (679-938), Việt Nam (9/3/1945-24/8/1945), Quốc gia Việt Nam(8/3/1949- 26/10/1955)Việt Nam cộng hòa (26/10/1955-30/4/1975)

Như vậy, Quốc hiệu của Việt Nam rất phong phú qua từng thời kỳ và cũngchính từ đó làm nên những bản sắc văn hóa cũng như những ý nghĩa riêng tượngtrưng

IV Ý NGHĨA CỦA QUÔC HIỆU VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

Mỗi quốc hiệu mang một ý nghĩa khác nhau, ở mỗi thời điểm khác nhau Theophần định nghĩa về quôc hiệu và căn cứ vào quốc hiệu qua các thời kỳ mà chúng ta

có thể chia quốc hiệu mang ba ý nghĩa đặc trưng và chia làm ba thời kỳ

1 Mang ý nghĩa chủ quyền quốc gia và chủ quyền lãnh thổ của mình, đặc trưng cho nền văn hóa, gắn với thời kỳ từ năm 690TCN đến 208 TCN

Lịch sử của nhiều quốc gia dân tộc như Trung Quốc, Nhật, Việt, thường bắtđầu bằng những huyền thọai Chính trong những truyện truyền kỳ thần thọai, tuy cóthể do người đời sau sáng tác ra, nhưng đã lưu truyền trong nhiều ngàn năm nên có

Trang 13

thể ẩn chứa những dấu vết văn hóa lịch sử.Giống như vậy, quốc hiệu Việt Nam trongthời huyền sử cũng ẩn chứa những dấu vết của nền văn hóa Cổ Việt thời xa xưa vàkhẳng định chủ quền của mình.

1.1 Quốc hiệu Văn Lang (690- 258 TCN)

- Theo những thư tịch cổ sử thì vào đời các vua Hùng, chưa có văn tự rõ ràng.Văn Lang có nghĩa là quốc gia của những người có văn học, chứng tỏ không thuakém dân phương bắc

- Văn Lang (chữ Hán: 文郎) được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam.Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ Lãnh thổ gồmkhu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ Quốcgia này tồn tại cho đến năm 258 TCN

- Ðầu thời kỳ đồ đồng, những bô lạc người Việt sống ở miền Bắc và phía Bắctrung tâm Việt Nam Tính ra có khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùngcao nguyên mièn Bắc và miền châu thổ sông Hồng Hà, hơn 12 nhóm Âu Việt sống nơimiền Ðông Bắc Ðể tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù

Họ có khuynh hướng gom tụ lại thành một nhóm to lớn hơn Trong số những bộ lạcLạc Việt, Văn Lang là mạnh nhất Những bộ lạc Lạc Việt được gom lại thành mộtnước lấy tên Văn Lang và người cầm đầu tự xưng là Hùng Vương (các vua Hùng)

- Theo ngôn ngữ học, tên Văn Lang không đứng một mình mà nằm trong một

hệ thống tộc danh có yếu tố chung là “lang” Thường các tộc danh trên thế giới, nhất

là các tộc danh cổ đều xuất phát từ danh từ chung có nghĩa là “người” Trong tiếngHán Việt, từ “lang” nghĩa là “đàn ông”, nó đồng âm với một số ngôn ngữ của các dântộc anh em như từ “arăng” trong tiếng Ê-đê, “urang” trong tiếng Chăm, “đranglô”trong tiếng Bana…, tất cả đều có nghĩa là “người”, “con người” hoặc “đàn ông”

- Tộc danh với thành tố “lang” được trải dài từ phía nam sông Dương Tử(Trung Quốc) đến Bắc Trung Bộ Việt Nam, tương ứng với địa bàn sinh sống củacộng đồng người Bách Việt Vậy tộc danh “lang”, “Văn Lang” là một trong nhữngtộc danh cổ nhất của dân tộc ta và thực tế đã trở thành quốc hiệu nước ta thời Hùng

Trang 14

Vương Văn Lang là một từ kép trong ngôn ngữ Hán Việt dùng để phiên âm từ Việt

cổ chỉ “con người”, “người”, “đàn ông” và cũng là phiên âm tên nước

- Theo văn tự học thì từ “lang” nghĩa là “người đàn ông”; còn “văn” là chữ xuấtphát chính từ tục xăm mình của người Việt Về ngữ âm tiếng Hán thì “văn” được biến

âm từ “xăm” Ký tự chữ “văn” nguyên thủy là hình vẽ người xăm hình rồng ở ngực

- Trong cuốn Tìm về cội nguồn chữ Hán của hai nhà nghiên cứu Lý Nhạc Nghị(Trung Quốc) và Jim Water (Mỹ) đã đưa ra quá trình biến đổi của chữ “văn” qua cácloại chữ Hán cổ khác nhau và giải thích rằng “văn” nghĩa gốc là xăm mình Hình chữtrong cổ văn giống như một người trước ngực và sau lưng xăm những hoa văn, đồngthời dẫn ra câu nói của Trang Tử: “ Việt nhân đoạn phát văn thân” nghĩa là “ngườiViệt cắt tóc, xăm mình”

- Như vậy Văn Lang vốn là tộc danh và là đặc điểm văn hóa của người Việt đãtrở thành quốc hiệu với nghĩa là: “Con người”, “Người”, “Đàn ông” hoặc “ Ngườixăm mình”

1.2 Quốc hiệu Âu Lạc (257 - 208 TCN) :

- Ðời nhà Thục An Dương Vương Âu Việt đã đuổi được Trung hoa và lấy tên

Âu Lạc (năm 208 trước CN)

- Năm 257 TCN, nước Âu Lạc (chữ Hán: 甌貉) được dựng lên, từ liên kết các

bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An DươngVương Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phầnđông nam Quảng Tây (Trung Quốc)

- Đến đời Hùng Vương thứ 18,có Thục Vương (vua một nước nhỏ ở vùng CaoBằng hiện nay) xin cưới công chúa Mỵ Nương, Hùng Vương từ chối Thục Vươngnổi giận đem quân sang đánh, nhưng cứ thua mãi Từ đó Hùng Vương bê trễ việcquân sự chỉ ham ăn uống vui chơi Thục Vương dặn con cháu phải báo thù CháuThục Vương là Thục Phán, biết Hùng Vương đã lơ là việc phòng bị Mang quân sangđánh lúc Hùng Vương còn đang say rượu Hùng Vương thổ huyết nhảy xuống giếngchết Thục Phán chiếm được nước Văn Lang năm 257 trước tây lịch, lên ngôi vua,

Trang 15

xưng hiệu là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là ÂU LẠC, đóng đô ở Loa Thành (ởhuyện Đông Anh, Hà Nội bây giờ)

- Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN), Triệu

Đà (quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc Cuộc kháng cự của

An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ

- Tên nước Âu Lạc bao gồm hai thành tố Tây Âu và Âu Lạc, phản ánh ự liwwnkết giữa hai nhóm người Tây Âu và Lạc Việt, lãnh thổ Âu Lac cũng được xá nhập bởihai vùng lãnh thổ Văn Lang và Âu Lạc

Tiểu kết

Với quốc hiệu Văn Lang đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam, đây là mộtđất nước chưa bị các ách đô hộ xâm chiếm, có tên trong lịch sử Thời kỳ của các vịvua Hùng, thời kỳ đầu xây dựng đất nước với khí thế hào hùng của đất Việt sự sinhsôi nảy nở của 100 cái trứng nở thành 100 người con mang sức mạnh tinh thần cũngnhư thể lực để rồi khai hoang tạo ra các miền trù phú tươi tốt

Với quốc hiệu Âu Lạc cũng cho ta liên tưởng nhiều ý nghĩa khác nhau nhưngnếu dịch theo tên quốc hiệu thì “ Lạc “ là tên một loài chim hoặc cũng có thể hiểurằng là một loại lúa và “ Âu Lạc” là chỉ nền nông nghiệp cũng như Văn Lang, nềnnông nghiệp là chính và là cơ sở hình thành đất nước

=>Như vậy ở hai Quốc hiệu của hai nhà nước Văn Lang và Âu Lạc thể hiệnđặc trưng cho nền văn hóa lúa nước,là cái nôi của nền văn minh lúa nước, theo tiếngHán là nông nghiệp Đây được coi là nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam thời sơ khaidựng nước

2 Thể hiện các yếu tố chính trị cho vùng đất hay cư dân chủ thể của quốc hiệu vào thời kỳ độc lập, sự ngang bằng với nước láng giềng Trung Hoa, sự áp đặt của các triều đại phong kiến, từ năm 502 TCN đến năm 1840.

Sau thời kỳ dựng nước của các Vua Hùng với quốc hiệu “ Văn Lang” và “ÂuLạc” khi đã có tên trên lãnh thổ lần lượt các thế lực đô hộ phương Bắc bắt đầu xâuchiếm nước ta và dần có những Quốc hiệu mới được hình thành do các vị tướng đánh

Trang 16

giặc và lập nên và cũng đồng thời gắn liền với chế độ chính trị khác nhau nhưng cũngkhẳng định được chủ quyền của đất nước tuy vẫn còn sự phụ thuộc chế độ đô hộ,phong kiến,

2.1 Quốc hiệu Vạn Xuân (544-602)

- Năm 541 Lý Bí khởi nghiệp từ Thái Bình đuổi được quân Lương, lên ngôi lấyhiệu là Nam Việt Đế, đổi quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên (Vùng HàNội – Bắc Ninh hiện nay) Năm sau, năm 545, vua nhà Lương cho Dương Thiều làmthứ sử Giao Châu và Trần Bá Tiên làm Tư Mã, đem quân sang đánh Lý Nam Đế LýNam Đế cho đại tướng là Triệu Quang Phục cầm quân chống giặc Lý Nam Đế mất,Triệu Quang Phục lên ngôi vua xưng hiệu là Triệu Việt Vương đến năm 550 đuổiđược Trần Bá Tiên về Tầu Nhưng đến năm 571, Triệu Việt Vương lại thua kế giancủa Lý Phật Tử (cháu Lý Nam Đế), nhảy xuống biển trầm mình Trong khi đó TùyVăn Đế đã thống nhất được nước Trung Hoa, dứt thời Nam Bắc Triều (Bắc Triều:Ngụy, Tề, Chu, Nam Triều: Tống, Tề, Lương, Trần) Nhà Tùy mang quân sang dánhnước ta Lý Phật Tử đầu hàng, bị bắt giải về Tầu Thời Bắc Thuộc lần thứ 3 bắt đầu

từ đây

- Vạn Xuân: Là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủikhỏi chính quyền trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của LýNam Đế Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt

- Bàn về quốc hiệu " Vạn Xuân", Đại Việt Sử kí đã cho rằng " với quốc hiệumới, người đứng đầu nhà nước Vạn Xuân có ý mong xã tắc được bền vững muônđời" Lí Bí là người Việt Nam đầu tiên xưng làm hoàng đế, định niên hiệu riêng, đúctiền riêng, lấy Nam đối chọi Bắc, lấy Việt đối sách với Hoa đã khẳng định ý thức dântộc, lòng tự tin vững chắc ở khả năng tự mình vươn lên, phát triển đất nước độc lập

và tự chủ Đó là sự ngang nhiên phủ định quyền làm " làm bá chủ toàn thiên hạ" củahoàng đế phương Bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực và là sự khẳng định dứt khoát rằng

" nòi giống Việt phương Nam là một thực thể độc lập, là chủ nhân của đất nước vànhất quyết giành quyền làm chủ vận mệnh của mình"

Trang 17

2.2 Quốc hiệu Đại Cồ Việt (968-1053)

- Năm 945, khi Ngô Vương mất, Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô Anhhùng hào kiệt các nơi nổi lên, chiếm đất xưng sứ quân cùng dành ngôi vua Thời 12

sứ quân này kéo dài 20 năm, đến khi Đinh bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lên ngôi vua,đóng đô ở Hoa Lư, đổi quốc hiệu là Đại Cồ Việt

- Nếu Vạn Xuân có thể là quốc hiệu đầu tiên của dân Việt thì Đạị Cồ Việt là quốchiệu chính thức đầu tiên trong thời kỳ nước ta đã dành được độc lập Sau khi dẹp xong

12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua năm 968, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt

- Ý nghĩa quốc hiệu Đại Cồ Việt:

+"Đại" theo nghĩa chữ Hán là lớn, "Cồ" trong tiếng Việt cổ cũng là lớn.ĐinhTiên Hoàng muốn ghép 2 chữ cả Hán và Việt để khẳng định nước Việt là nước lớn,

dù đọc theo ngôn ngữ nào

- Ý nghĩa này còn được thể hiện ở hai câu đối (vẫn còn trong đền vua ĐinhTiên Hoàng ở Hoa Lư):

“Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo

Hoa Lư đô thị Hán Trường An.”

Nghĩa là:

“Nước Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo;

Kinh đô Hoa Lư như Tràng An của nhà Hán.”

2.3 Quốc hiệu Đại Việt (1054-1804)

- Sau khi nhà Hồ bị quân Minh bên Tầu sang đánh bại, nước ta lại bị quânMinh cai trị Để rồi Lê Lợi và Nguyễn Trãi phải trải qua 10 năm chiến đấu gian khổ,mới giành lại được độc lập Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra nhà Hậu Lê, đóng đô ở ThăngLong, đặt quốc hiệu là Đại Việt

- Năm 1054, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chóinhiều ngày mới tắt, nhà Lý liền cho đổi tên nước là Ðại Việt và quốc hiệu Ðại Việtđược giữ nguyên đến hết thời Trần…

Trang 18

- Quốc hiệu Ðại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời TâySơn (1788-1802).

- Ý nghĩa của quốc hiệu Đại Việt không có gì khác với Quốc hiệu Đại CồViệt Tên Đại Việt được viết trong “Dư địa chí”, Nguyễn Trãi có viết: “Vua đầu tiên

là Kinh Dương Vương, sinh ra có đức của bậc thánh nhân, được phong sang ViệtNam làm tổ Bách Việt”, nhưng trong Bình Ngô đại cáo ông lại viết: “Như nước ĐạiViệt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu”, ở thế kỷ XV

2.4 Quốc hiệu Đại Ngu (1400-1407)

- Từ khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi là Đinh Tiên Hoàng Đế, nước ta lại là mộtnước tự chủ qua các triều vua nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê Nếu HùngVương có công dựng nước thì nhà Lý có công lập nên nền văn hóa thuần Việt vàphong phú, từ văn học, nghệ thuật đến xã hội chính trị Dưới hai triều vua Lý, Trần,

từ năm 1010 đến năm 1400, người Việt có được 400 năm liên tục sống trong cảnhyên lành, thịnh vượng; Với Lý Thường Kiệt phá Tống, bình Chiêm, giữ nền tự chủ và

mở mang bờ cõi về phương Nam, với Trần Hưng Đạo hai lần đánh tan quân Mông

Cổ Thật là một thời đại vẻ vang của nước ta Nhưng rồi đến năm 1400, Hồ Quý Lychiếm ngôi nhà Trần Ngoài Thăng Long (là Đông Kinh hay Đông Đô) Hồ Quý Lycòn lập thêm Tây Kinh (hay Tây Đô ở Thanh Hóa), và đổi quốc hiệu là Đại Ngu.(Ngu tức là nước Ngu của vua Thuấn Khi vua Thuấn được vua Nghiêu truyền ngôithì đặït tên nước là Ngu Nay Hồ Quý Ly đặt tên nước là Đại Ngu là có ý mình sẽ làmnước Việt cũng thái bình thịnh trị xây dựng nên một nền văn hóa tốt đẹp, vì dân nhưthời Nghiêu Thuấn)

- Đại Ngu là quốc hiệu Việt Nam đời nhà Hồ Sau khi đảo chánh nhà Trần, LêQuý Ly lên làm vua

- Năm 1407, nhà Minh, dù đã sắc phong cho Hồ Hán Thương làm An NamQuốc Vương năm 1403, vẫn đem quân xâm lăng Đại Ngu, bắt gia đình Hồ Quý Ly,xóa quốc hiệu Đại Ngu, thi hành chính sách đồng hóa triệt để

Trang 19

- Quốc hiệu “Đại Ngu” bắt nguồn từ truyền thuyết cho rằng họ Hồ là con cháuNgu Thuấn- một vị vua của Trung Hoa cổ đại, nổi tiếng vì đã đem lại sự bình yên vàthịnh vượng cho dân chúng Chữ “Ngu”có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình” “Đại Nguthể hiện ước vọng của nhà Hồ về một giang sơn bình yên và rộng lớn Trong lịch sử

đã ghi nhận những đóng góp to lớn của nhà Hồ nhằm thực hiện mong muốn này.Ngay từ cuối thời Trần, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách sâu sắc, nhằm giảiquyết cuộc khủng hoảng của xã hội Sau khi ông lên ngôi, đã đẩy mạnh các cuộc cảicách này và đem lại nhiều đổi thay cho đất nước về các mặt kinh tế, văn hóa và xãhội Dưới quốc hiệu Đại Ngu, người Việt cũng được chứng kiến những thành tựu vềkhoa học- kỹ thuật: phát minh súng thân cơ, thuyền chiến hai tầng, hệ thống thủy lợiquy củ, công trình kiến trúc hoành tráng… Tuy nhiên, sự bình yên thịnh vượng màquốc hiệu Đại Ngu hướng tới chỉ tồn tại trong 7 năm ngắn ngủi Trước cuộc xâm lượccủa nhà Minh, nhà Hồ đã bị sụp đổ vào 4- 1407, đồng thời, chấm dứt sự tồn tại củaquốc hiệu Đại Ngu

2.5 Quốc hiệu Việt Nam (1804-1884)

- Từ cuối đời Hậu Lê, Chúa Trịnh tiếm quyền, xảy ra nạn Trịnh Nguyễn phântranh kéọ dài 255 năm (từ 1533 đến 1788) Rồi từ năm 1771, anh em nhà Tây Sơn nổilên, Nguyễn Huệ thống nhất giang sơn, diệt họ Trịnh ở phương Bắc, phá tan quân nhàThanh, đuổi Nguyễn Ánh sang Thái Lan, đánh tan quân Thái lan ở Miền Nam, lênngôi hoàng đế năm 1788, đóng đô ở Phú Xuân Năm 1792 Vua Quang Trung khiđang chuẩn bị đánh Tàu, cho sứ giả sang đòi lại đất Lưỡng Quảng (Quảng Đông,Quảng Tây) vì hai tỉnh này là một phần của nước Nam Việt (từ đời Triệu Đà) khitrước Việc chưa thành, vua Quang Trung bị bệnh mất ngay năm đó Từ đây, ởphương Nam, Nguyễn Ánh dần dần khôi phục lại thế lực và cuối cùng diệt được vuaQuang Toản nhà Tây Sơn, và thống nhất sơn hà năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua,niên hiệu là Gia Long, lấy Phú Xuân (Huế bây giờ) làm kinh đô, và sai sứ sang Tầucầu phong Gia Long xin vua nhà Thanh cho đặt quốc hiệu là Nam Việt Vua quannhà Thanh còn đang sợ phải trả lưỡng Quảng cho ta, nay thấy Gia Long đặt quốc hiệu

Ngày đăng: 15/05/2017, 22:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w