1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hỗ trợ về nhà ở - chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng

4 735 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 39,69 KB

Nội dung

Mô hình phân tích không gian phúc lợi con người và xã hội ở Việt Nam HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở - CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG NGUYỄN THỊ THÙY LINH TÓM TẮT Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về việc đảm bảo hỗ trợ về nhà ở cho những người có công với cách mạng là một việc hết sức quan trọng đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Bài viết này dựa trên mô hình phân tích không gian phúc lợi con người và xã hội tại Việt Nam (của GS.Ts Bùi Thế Cường), dưới cách tiếp cận văn hóa “uống nước nhớ nguồn” của người Việt và cách tiếp cận quản lý để phân tích nhu cầu về nhà ở của người có công với cách mạng và việc thực hiện những chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hơn 50 năm qua để đáp ứng nhu cầu đó. Vì sự nghiệp đấu tranh của dân tộc: lâu dài và gian khổ. Lịch sử dân tộc ta gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh trường kỳ, gian khổ. Để có được những chiến thắng và Đất nước ta được như ngày hôm nay, thì chúng ta không thể không nói đến những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ là những người có công lao to lớn mà Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân đời đời ghi nhớ. Với những bon chen của cuộc sống hiện thực, những người có công với cách mạng: là những thương bệnh binh, bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thân nhân liệt sĩ, đang gặp rất nhiều những khó khăn không chỉ về sức khỏe, việc làm, thu nhập, mà còn cả về đất đai, nhà ở. Có nhiều người phải đối diện với cảnh không chốn nương thân hoặc nếu có cũng ở trong căn nhà dột nát, cũ kỹ không còn đủ vững chắc để chống chọi với mưa gió. Trước một thực tế đầy thiếu thốn như vậy, nhu cầu cần có đất có nhà của họ là một điều rất khẩn thiết và đặc biệt quan trọng để Nhà nước phải lưu tâm và đặc biệt chú trọng. Biết ơn và có nghĩa vụ bù đắp với những hy sinh mất mát đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và việc hoàn thiện hệ thống chính sách về công tác ưu đãi xã hội là cấp thiết. 1 Mô hình phân tích không gian phúc lợi con người và xã hội ở Việt Nam VỀ TÌNH HÌNH NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA Hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ đã đưa lại nền độc lập cho dân tộc ta, song những hy sinh, mất mát cũng rất lớn lao. Hàng triệu con người ưu tú đã hy sinh, hàng triệu người suốt đời bị ốm đau, bệnh tật hoặc mang thương tật bên mình, hàng vạn người bị nhiễm chất độc hóa học, Hình 1: Hậu quả chiến tranh 1 Đơn vị: 1.000 người Nguồn: Chiến tranh cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, 2000 Ban chỉ đạo Tổng kết kháng chiến trực thuộc Bộ Chính trị đã sơ bộ nêu lên những tổn thất mất mát nhưng đầy vinh quang trong hai cuộc kháng chiến là: 1,1 triệu con em các dân tộc đã chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc; 600 nghìn thương binh; 300 nghìn người bị mất tích trong chiến đấu; 2 triệu người dân bị giết hại; 2,6 triệu người có công với cách mạng; 44.269 Bà mẹ Việt Nam 1 LS: liệt sĩ, TB: thương binh, NCC: người có công, NTT: người tàn tật, DTC: dân thường chết, NNHH: nạn nhân chất độc hóa học. Anh hùng; 1.241 Anh hùng Lực lượng Vũ trang; 267 Anh hùng lao động (Nguồn: Chiến tranh cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, 2000). Theo Bộ Xây dựng cả nước hiện có tổng số 71.250 hộ gia đình chính sách cần hỗ trợ về nhà ở, có khoảng 49.870 (khoảng 70%) hộ cần được hỗ trợ xây dựng mới nhà ở và khoảng 21.380 (khoảng 30%) hộ cần được hỗ trợ sửa chữa nhà ở. 2 Nhằm giúp đỡ, hỗ trợ người có công với cách mạng có chỗ ở ổn định, Nhà nước đã áp dụng một số hình thức ưu đãi xã hội như: tặng nhà tình nghĩa, hỗ trợ kinh phí để sử dụng và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ tiền khi mua nhà của Nhà nước hoặc khi giao đất làm nhà ở. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước ta sẽ chi trong năm nay (2013) là khoảng 2.423 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương bố trí khoảng 2.217 tỷ đồng, ngân sách địa phương bố trí khoảng 206 tỷ đồng để dành riêng cho việc xây dựng và hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa. Quyết định có hiệu lực thi hành từ 15.6.2013 (Nguồn: Bộ Xây dựng). Thực tế trong năm vừa qua (năm 2012), 53/63 tỉnh, thành phố đã vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 376 tỷ đồng; 2 Bộ Xây dựng, 2013. 2 Mô hình phân tích không gian phúc lợi con người và xã hội ở Việt Nam 12.500 nhà tình nghĩa đã được xây mới, 10.000 nhà tình nghĩa đã được sửa chữa. 3 Đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta là: “ Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ người trồng cây”, nên ngay từ những ngày đầu thành lập nước trong điều kiện còn nhiều khó khăn, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã đặc biệt quan tâm tới công tác thương binh, liệt sỹ và đã lấy ngày 27/7/1947 là ngày thương binh, liệt sỹ đầu tiên ở nước ta. Suốt mấy chục năm qua, Đảng lãnh đạo và Nhà nước thực hiện, đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công với cách mạng. Đây là chính sách lớn và thường xuyên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ và đến nay đã hình thành một hệ thống chính sách mà các nội dung đều gắn liền với việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội liên quan đến đời sống hàng ngày của người có công. Trong đó có rất nhiều những quyết định, nghị định, chỉ thị, thông tư liên bộ về chế độ ưu đãi hỗ trợ về đất đai, nhà ở: • Thông tư liên bộ số 07/TT-LB ngày 25/9/1991 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Tổng cục Quản lý ruộng đất “về việc hướng dẫn thực hiện luật đất đai đối với thương 3 Theo Phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Duy Kiên. binh, gia đình liệt sĩ và gia đình có công giúp đỡ cách mạng”. • Quyết định số 118/TTg ngày 27/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ “về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về cải thiện nhà ở”. • Chỉ thị số 166/TTg ngày 19/3/1996 của Thủ tướng Chính phủ “về việc tổ chức thực hiện quyết định số 118/TTg ngày 27/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về cải thiện nhà ở”. • Quyết định số 64/1998/ QĐ-TTg ngày 21/3/1998 của Thủ tướng chính phủ “về việc giảm tiền mua nhà ở đang thuê thuộc sở hữu nhà nước”. • Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ “về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước cách mạng tháng tám năng 1945 cải thiện nhà ở”. • Và mới đây nhất là Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg “hỗ trợ người có công về nhà ở”. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phải là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bao gồm: người hoạt động cách mạng trước khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; thân nhân liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân; Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh; bệnh binh… 3 Mô hình phân tích không gian phúc lợi con người và xã hội ở Việt Nam Về mức hỗ trợ, các đối tượng đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách trước đây) được hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải phá dỡ để xây mới nhà ở và 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở. Bên cạnh đó, đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình mà người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó trước ngày quyết định có hiệu lực thi hành. Nguồn vốn hỗ trợ được huy động từ nhiều nguồn, trong đó có nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp và tự tổ chức xây dựng nhà ở. KẾT LUẬN Những chính sách ưu đãi mà Đảng và nhà nước ta đã xây dựng, và áp dụng đã đạt được nhiều thành công đáng kể, hỗ trợ được rất nhiều cho đời sống của người có công với cách mạng, đặc biệt là giải thoát được nỗi lo về nhà ở. Tuy nhiên, do việc hỗ trợ đã thực hiện qua nhiều năm và theo các chính sách trước đây là tùy theo khả năng và điều kiện kinh tế của từng địa phương nên việc thực hiện chưa được thống nhất, các hộ đã được hỗ trợ với các mức độ khác nhau. Mặt khác, khi thực hiện chính sách hỗ trợ, điều kiện kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn nên mức hỗ trợ tương đối thấp. Vì vậy, đến nay nhiều nhà ở của người có công với cách mạng đã bị xuống cấp, hư hỏng. Do đó, cần xây dựng một cơ chế đồng bộ và hoàn thiện từ trên xuống dưới, đảm bảo tính công bằng cho tất cả người có công, và trong thực hiện chính sách ưu đãi, lấy tổ chức quản lý làm nòng cốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thế Cường. 2003. Phúc lợi xã hội ở Việt Nam: Hiện trạng, Vấn đề và Điều chỉnh. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 2000. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành về chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công. Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội. 3. Gs.Ts. Mai Ngọc Cường. 2009. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Chiến tranh cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Cơ sở khoa học để xây dựng Luật ưu đãi người có công. 1997. 4 . con người và xã hội ở Việt Nam HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở - CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG NGUYỄN THỊ THÙY LINH TÓM TẮT Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về việc đảm bảo hỗ trợ. số 22/2013/QĐ-TTg hỗ trợ người có công về nhà ở . Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phải là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bao gồm: người. xây dựng mới nhà ở và khoảng 21.380 (khoảng 30%) hộ cần được hỗ trợ sửa chữa nhà ở. 2 Nhằm giúp đỡ, hỗ trợ người có công với cách mạng có chỗ ở ổn định, Nhà nước đã áp dụng một số hình thức ưu đãi xã

Ngày đăng: 07/02/2015, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w