1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm Tập làm văn Lớp4

48 2,7K 43

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 212 KB

Nội dung

Lời nói đầuQua quá trình đợc phân công giảng dạy ở khối lớp 4, đợc sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn 4-5 và các bạn đồng nghiệp trờng Tiểu học Hoàng Hoa Thám, tôi đã

Trang 1

Lời nói đầu

Qua quá trình đợc phân công giảng dạy ở khối lớp 4, đợc sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn 4-5 và các bạn đồng nghiệp trờng Tiểu học Hoàng Hoa Thám, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài

“Nâng cao chất lợng viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 4”

Tôi chỉ có một mong muốn nhỏ là đa ra kinh nghiệm mà mình đúc rút đợc trong quá trình giảng dạy Qua đó tôi mong muốn góp chút công sức của mình vào việc đổi mới phơng pháp dạy học nhằm giải quyết một số vấn đề mà nhiều giáo viên chúng tôi còn trăn trở.

Với kinh nghiệm giảng dạy còn ít và khả năng còn nhiều điều cần học hỏi nên bài viết của tôi còn nhiều hạn chế Vậy tôi rất mong nhận đợc ý kiến đóng góp của bạn đọc, bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi đợc hoàn hảo, bổ ích hơn góp phần nâng cao chất lợng trong giảng dạy.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Trang 2

Phần mở đầu

A - Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm :

Bậc Tiểu học là bậc học cơ sở, là nền móng cho sự phát triển tri thức và kĩ năng của các bậc học cao hơn Đối với trẻ ở lứa tuổi Tiểu học, đến trờng học tập

là các em tiếp cận với một lợng kiến thức hoàn toàn mới, phong phú và đa dạng Nhng sự nhận thức của trẻ chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản Vì vậy sự chiếm lĩnh tri thức khoa học đối với trẻ Tiểu học thực sự là khó khăn Hơn nữa, công cuộc

đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nớc ta

Nó đòi hỏi phải có những lớp ngời lao động mới, trí tuệ, có năng lực, chủ động, sáng tạo, có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm Để thích ứng với thực tiễn luôn luôn phát triển nh vậy, ngành giáo dục nớc ta, đặc biệt là ngành giáo dục Tiểu học cũng đã và đang tích cực đổi mới về mọi mặt để nâng cao chất lợng dạy và học, nhằm đào tạo học sinh trở thành những con ngời phát triển toàn diện.

Môn học chiếm số lợng giờ lớn hơn cả là môn học trung tâm giữ vai trò đặc biệt giữa các môn học khác ở trờng Tiểu học đó là môn Tiếng Việt

Môn Tiếng Việt ở trờng Tiểu học nhằm:

- Hình thành ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết)

để học tập và giao tiếp trong các môi trờng hoạt động của lứa tuổi.

- Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác t duy.

- Cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản

về xã hội, tự nhiên và con ngời, văn hoá, văn học của Việt Nam và nớc ngoài.

- Bồi dỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần phát triển nhân cách con ngời Việt Nam xã

Trang 3

hội chủ nghĩa Trong chơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học thì phân môn Tập làm văn lại vô cùng quan trọng Nó có một vị trí và nhiệm vụ hết sức đặc biệt:

1.Vị trí của phân môn Tập làm văn:

Những lời chúng ta nói hoặc viết ra trong khi giao tiếp với nhau gọi là ngôn bản Hoạt

động lời nói gồm hai bình diện: sinh sản (tạo lập) và tiếp nhận (hiểu), ngôn bản (còn gọi là lời nói) Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh ngôn bản Nó

có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ, vì:

- Thứ nhất, đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và

kĩ năng Tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác (Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập

đọc, Luyện từ và câu) đã hình thành

- Thứ hai, phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó

Tiếng Việt không chỉ đợc xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp Nh vậy phân môn Tập làm văn đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng đợc tiếng Việt

để giao tiếp, t duy, học tập

2.Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn:

Sản phẩm của Tập làm văn là các ngôn bản ở dạng nói và viết theo các dạng lời nói, kiểu

bài văn do chơng trình quy định Nói cách khác, mục đích của Tập làm văn là tạo lập đợc ngôn bản Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của dạy học Tập làm văn là giúp học sinh tạo ra đợc các ngôn bản nói và viết theo các phong cách khác nhau do chơng trình quy định

Nhiệm vụ của dạy học Tập làm văn là hình thành, phát triển năng lực tạo lập ngôn bản ở học sinh Năng lực tạo lập ngôn bản đợc phân tích thành các kĩ năng bộ phận nh: xác định mục đích nói, lập ý, triển khai ý thành lời dới dạng nói, viết thành câu, đoạn, bài Vì vậy phân môn Tập làm văn phải cung cấp cho học sinh những kiến thức và hình thành, phát triển ở các em những kĩ năng này ở Tiểu học, phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ rèn kĩ năng nói theo các nghi thức lời nói, nói, viết các ngôn bản thông thờng, viết một số các văn bản nghệ thuật nh kể chuyện, miêu tả

Trang 4

Ngoài kĩ năng chung để viết văn bản, mỗi loại văn bản cụ thể đòi hỏi có những kĩ năng

đặc thù Ví dụ, để viết văn miêu tả cần có kĩ năng quan sát, kĩ năng diễn đạt một cách có hình ảnh để các văn bản kể chuyện cần có kĩ năng xây dựng cốt truyện và nhân vật, kĩ năng lựa chọn các tình tiết Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ rèn những kĩ năng này

Ngoài nhiệm vụ cơ bản là rèn năng lực tạo lập ngôn bản, phân môn Tập làm văn còn

đồng thời góp phần rèn luyện t duy hình tợng, từ óc quan sát đến trí tởng tợng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát đợc đến khả năng nhào nặn các chất liệu trong đời sống thực tế để xây dựng nhân vật, cốt truyện Quá trình sản sinh văn bản cũng giúp cho học sinh có kĩ năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn

Để giao tiếp phải có thái độ đúng đắn với đối tợng giao tiếp Phân môn Tập làm văn khi dạy các nghi thức cũng đồng thời dạy cách c xử đối với mọi ngời nh sự lễ phép, lịch sự trong nói năng Để viết văn cần có hiểu biết và tình cảm với đối tợng đợc viết, vì vậy phân môn Tập làm văn đã tạo cho học sinh có sự hiểu và tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con ngời và vạn vật xung quanh Từ một cơn ma, một buổi sáng đẹp trời, một em

bé bị ngã, một ngời phụ nữ đang gặp khó khăn, một chú gà trống, một đồ vật đã từng gắn bó Từ đây, tâm hồn và nhân cách của các em sẽ đợc hình thành và phát triển

Phân môn Tập làm văn có một vị trí và nhiệm vụ hết sức quan trọng nh vậy nhng thực tế qua hơn 10 năm là giáo viên dạy khối 4 + 5 tại trờng Tiểu học Hoàng Hoa Thám tôi nhận thấy chất lợng các bài Tập làm văn nói chung, đặc biệt là chất lợng các bài văn kể chuyện ở lớp 4 nói riêng còn nhiều hạn chế, cha đạt đợc hiệu quả mong muốn Đa phần bài văn của các em còn mang nặng tính liệt kê, các sự việc, câu văn thiếu hình ảnh, lời văn khô khan Các em không biết chọn lọc các chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật, cha nhớ đợc cốt truyện, câu chuyện các em kể thiếu sáng tạo Thậm chí nhiều em còn sai ngữ pháp, dùng từ thiếu chính xác, cha chọn lọc từ khi viết Đây là điều mà bấy lâu nay tôi rất băn khoăn trăn trở Tôi thiết nghĩ cần phải tìm cách nào đó để giúp các em viết tốt hơn các bài văn quy

định trong chơng trình, đặc biệt là các bài văn kể chuyện ở lớp 4

Do vậy trong khuôn khổ cho phép của một sáng kiến kinh nghiệm khoa học và qua quá trình dạy thực tập phân môn Tập làm văn ở lớp 4, kết hợp với những hiểu biết đã có và những kiến thức mới mẻ lĩnh hội đợc từ các tài liệu giảng dạy về “Phơng pháp dạy học

Trang 5

Tiếng Việt ở Tiểu học” tôi quyết định lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm : “Nâng cao chất

l-ợng viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 4” để nghiên cứu.

Khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này tôi mong muốn tìm ra cách thức giúp học sinh viết tốt hơn các bài văn kể chuyện, đồng thời mong ớc cao hơn là giúp các em nói, viết

đúng và nói, viết hay, giúp các em có khả năng sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ để giao tiếp, để học tốt các môn học khác, để các em tự tin, vững bớc tiến tới chiếm lĩnh thế giới khoa học, trở thành những lớp ngời có đức, có tài

B Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

1 Mục đích:

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm giúp học sinh lớp 4 viết tốt hơn các bài văn kể chuyện

2 Nhiệm vụ:

Để giúp các em học sinh lớp 4 viết tốt hơn những bài văn kể chuyện, đề tài đi nghiên

cứu những vấn đề sau:

a Cơ sở khoa học của đề tài:

Trang 6

1 Hoạt động giao tiếp và ứng dụng vào dạy học Tập làm văn.

1.1 Dạy học Tập làm văn là dạy một hoạt động.

Cũng nh các hoạt động tâm lí khác, hoạt động lời nói chỉ nảy sinh khi có động cơ nói năng, bởi vì : “Chúng ta nói không phải để nói mà để báo cáo về một cái gì đó, tác động

đến một ngời nào đó (A.N Lê-ôn-chép) Chính vì vậy công việc đầu tiên của dạy học Tập làm văn - dạy sản sinh lời nói - là tạo ra đợc động cơ, nhu cầu nói năng, kích thích học sinh tham gia vào cuộc giao tiếp (nói, viết)

Nghiên cứu hoạt động lời nói, ngời ta thấy rằng cái kích thích hành vi nói năng thờng là một cái gì đó nằm ngoài ngôn ngữ Chính vì vậy, xét đến tận cùng, dạy Tập làm văn không phải bắt đầu từ hoạt động ngôn ngữ, từ sự tổ chức hoạt động ngôn ngữ mà phải bắt đầu từ các hoạt động khác của học sinh, nói cách khác, những kích thích nói năng không thể tách rời việc hình thành những kĩ năng sống khác Cần phải tổ chức cho học sinh trồng cây dọn dẹp sân trờng trớc khi cho các em viết một bài văn kể về một buổi lao động trồng cây, quét dọn sân trờng Các hoạt động khác sẽ tạo ra động cơ và nội dung của nói năng Vì vậy, để dạy Tập làm văn, trớc hết phải trau dồi vốn sống của học sinh, phải dạy cho các em biết suy nghĩ, tạo cho các em có cảm xúc, tình cảm rồi mới dạy cho các em cách thể hiện suy nghĩ, tình cảm đó bằng ngôn ngữ viết và nói

Cũng chính vì vậy, các đề bài tập làm văn, các bài tập trong giờ Tập làm văn chỉ đợc xem là tốt khi chúng yêu cầu viết về những gì gần gũi, thân thiết với học sinh, tạo đợc động cơ nói năng, kích thích các em muốn nói, viết về nội dung mà đề bài đã yêu cầu

1.2 Các giai đoạn của hoạt động lời nói và các kỹ năng làm văn.

Trang 7

Hoạt động lời nói là một cấu trúc động bao gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau: định hớng, lập chơng trình, thực hiện hoá chơng trình và kiểm tra Cấu trúc này đã đợc các tác giả ph-

ơng pháp dạy học Tập làm văn vận dụng triệt để khi xây dựng hệ thống kỹ năng làm văn

Có thể thấy mối quan hệ này trong sơ đồ sau:

Cấu trúc hoạt động

lời nói Hệ thống kĩ năng làm văn

1 Định hớng Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu và giới hạn đề bài

bài viết (kĩ năng tìm hiểu đề)

2 Lập chơng trình, nội dung biểu

đạt

Kĩ năng tìm ý (thu thập tài liệu cho bài viết)

Kĩ năng lập dàn ý (hệ thống hoá, lựa chọn tài liệu)

3 Hiện thực hoá chơng trình Kĩ năng diễn đạt (dùng từ đặt câu) thể hiện chính

xác, đúng đắn phong cách bài văn, t tởng bài văn

Kĩ năng viết đoạn, viết bài theo các phong cách khác nhau (miêu tả, kể chuyện, viết th )

4 Kiểm tra Kĩ năng hoàn thiện bài viết (phát hiện và sửa chữa

lỗi)

Mỗi đề bài Tập làm văn đều xác định một nhiệm vụ giao tiếp, việc xác định nhiệm

vụ tiếp theo (định hớng giao tiếp) sẽ đợc thực hiện dới dạng tìm hiểu đề bài Việc tìm hiểu

đề bài phải đợc trả lời câu hỏi nói (viết) về cái gì (xác định mục tiêu nói năng) về cái gì (xác định nội dung nói năng), nói (viết) theo thể loại nào (hình thức nói năng), viết cho ai (xác định vai nói, thái độ nói) Các đề bài Tập làm văn phải có đủ thông tin để giúp học sinh xác định đợc những nội dung này

ứng với giai đoạn lập chơng trình là kĩ năng lập ý, xây dựng dàn ý Việc làm này sẽ giúp học sinh trình bày bài nói (viết) một cách đầy đủ, mạch lạc, có lôgíc Khi lập dàn ý phải xác định đợc ý chủ đạo và sắp xếp ý theo một trình tự nhất định

ứng với giai đoạn hiện thực hoá chơng trình là kĩ năng nói (viết) thành đoạn bài, nó gồm các kĩ năng bộ phận nh dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viết bài

ứng với giai đoạn kiểm tra kết quả là nhóm kĩ năng kiểm tra kết quả bao gồm kĩ năng phát hiện lỗi - lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu, lỗi dựng đoạn và kĩ năng chữa lỗi

1.3 Các nhân tố của hoạt động lời nói và dạy học Tập làm văn.

Trang 8

Việc chỉ ra các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp có ý nghĩa lớn trong việc tổ chức dạy học Tập làm văn Hoạt động nói năng không thể có hiệu quả nếu không tính đến những nhân tố này Đây là những căn cứ để đánh giá chất lợng một ngôn bản: có phù hợp với vai nói không, phù hợp với hoàn cảnh nói năng không, có lựa chọn đúng các phơng tiện giao tiếp không, có đạt đợc mục đích giao tiếp không

Sự hiểu biết về hoạt động lời nói đòi hỏi chúng ta phải xây dựng đợc các đề bài gắn với tình huống giao tiếp tự nhiên của học sinh, tổ chức các giờ học Tập làm văn làm sao để tạo cho học sinh có nhu cầu giao tiếp

1.4 Các dạng lời nói và dạy học Tập làm văn.

Lời nói trớc hết đợc chia thành nói miệng (khẩu ngữ) và nói viết (bút ngữ) Vì vậy kĩ năng Tập làm văn trớc hết đợc chia thành kĩ năng nói và kĩ năng viết Kĩ năng nói đợc hình thành trớc kĩ năng viết, nhờ giao tiếp tự nhiên Kĩ năng viết chỉ có đợc nhờ quá trình học tập Đây là lí do khiến cho nhiều ngời cho rằng không cần dạy “nói” trong trờng học, kĩ năng “nói” có thể đợc phát triển một cách tự nhiên Chơng trình Tiểu học mới cho rằng dù dạy học tiếng mẹ đẻ nhà trờng vẫn cần phải dạy cho học sinh nói năng một cách có văn hoá

Lời nói miệng có hai dạng: hội thoại và độc thoại Vì vậy, các bài tập luyện nói trong giờ Tập làm văn sẽ đợc chia ra nói trong hội thoại và độc thoại

Kĩ năng viết chính là sản phẩm của quá trình học tập Nó là phơng tiện học tập và giao tiếp có hiệu quả Năng lực viết chứng tỏ trình độ văn hoá, văn minh của con ngời

Trong văn bản, các câu thờng đầy đủ và phức tạp hơn khẩu ngữ, dùng nhiều từ ngữ sách

vở hơn, văn bản có khối lợng lớn hơn so với một bài nói miệng cùng một đề tài

ở cùng lớp đầu cấp Tiểu học, học sinh mới đợc làm quen với ngôn ngữ dạng viết - bút ngữ nên cần có phơng pháp dạy học đặc biệt

Kĩ năng viết ngày càng phát triển ở các lớp trên Tập làm văn có vai trò hàng đầu trong việc phát triển kĩ năng này

2 Ngữ pháp văn bản và ứng dụng vào dạy học Tập làm văn.

2.1 Tính thống nhất của văn bản và việc dạy học Tập làm văn.

Để tạo lập một văn bản phải tạo nên tính thống nhất thể hiện cả hai mặt: sự liên kết về nội dung và liên kết về hình thức Sự liên kết này có đợc là nhờ hớng đích của văn bản Vì

Trang 9

vậy, để rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh, chúng ta cần phải giúp học sinh xác định

đợc mục đích của bài viết, chủ đề của bài viết và duy trì chủ đề này trong suốt bài viết để bài văn không lan man, cũng không đợc thiếu nhất quán

Mặt khác, sự liên kết nội dung là liên kết bên trong khó nhận thấy nên trong dạy học Tập làm văn, nhiều ngời thờng chú ý đến hình thức ngôn từ mà không chú ý đúng mức đến lôgíc của các ý trong bài

Bên cạnh liên kết nội dung, ngữ pháp văn bản còn chỉ ra cả một hệ thống các biện pháp liên kết hình thức Nó là sự biểu hiện ra bên ngoài của liên kết nội dung

Bên cạnh yêu cầu duy trì chủ đề, để đạt mục đích giao tiếp văn bản còn phải có sự phát triển Chủ đề cần phải đợc triển khai Các đề bài Tập làm văn cần phải chỉ ra các hớng triển khai: theo trật tự thời gian, trật tự không gian, từ toàn thể đến bộ phận, theo trật tự tâm lí

2.2 Các bình diện ngữ nghĩa của văn bản và dạy học Tập làm văn.

Các bình diện ngữ nghĩa của văn bản cũng đợc tập trung chú ý trong ngữ pháp văn bản Việc chỉ ra nghĩa liên cá nhân của văn bản dẫn đến một yêu cầu bắt buộc: Các văn bản (bài viết) của học sinh, nhất là văn bản văn chơng phải thể hiện đợc tình cảm, cảm xúc Điều này sẽ chi phối kĩ thuật viết, đồng thời đòi hỏi dạy Tập làm văn phải bắt đầu từ việc hình thành tình cảm đối với đối tợng đợc nói, viết

2.3 Cấu trúc của đoạn văn và dạy học Tập làm văn.

Có thể nói đoạn văn là đơn vị trung tâm trong dạy học Tập làm văn của chơng trình mới

Đoạn thể hiện một tiểu chủ đề, có thể xem nh một tiểu văn bản, là một dung lợng vừa sức hơn với học sinh Tiểu học và phù hợp với lợng thời gian tiến hành trong một tiết học Trong chơng chình Tập làm văn, bài tập viết đoạn chiếm số lợng nhiều

Việc chỉ ra các kiểu cấu trúc của đoạn trong ngữ pháp văn bản đã giúp các nhà phơng pháp xây dựng các kiểu bài tập viết đoạn theo cấu trúc, ví dụ cho một chủ đề, yêu cầu viết tiếp cho thành đoạn, cho một câu kết đoạn, viết thêm phần đầu cho thành đoạn Đoạn văn còn đợc phân loại theo chức năng: đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài Cách phân loại này chi phối rất rõ cách xây dựng các kiểu bài viết đoạn mở bài, viết đoạn thân bài và đoạn kết bài Mỗi đoạn văn theo chức năng này lại đợc phân loại nhỏ hơn: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, kết bài tự nhiên

3 Loại thể văn học và dạy học Tập làm văn.

Trang 10

Các kiến thức về loại thể văn học, đặc biệt là kiến thức về kể chuyện và miêu tả thực sự cần thiết để dạy hai kiểu bài viết văn nghệ thuật: kể chuyện, miêu tả Để dạy tốt các bài Tập làm văn ở Tiểu học, giáo viên cần vận dụng các tri thức về miêu tả và kể chuyện, về ngôi kể về truyện ngắn, truyện dài, về đề tài, chủ đề, t tởng, về kết cấu, về ngôn ngữ các tri thức này góp phần chỉ ra nội dung luyện tập của các kĩ năng làm văn Giáo viên cần hớng dẫn cho học sinh biết cách vận dụng các giác quan để quan sát biết cách lựa chọn vị trí và thời gian quan sát, biết cách liên tởng và tởng tợng khi nhận xét sự vật và phải biết diễn đạt

điều quan sát đợc một cách gợi tả, gợi cảm, tức là có hình ảnh và cảm xúc Có hiểu biết về cốt truyện, về ngôi kể, về kết cấu thì mới có thể hiểu và hớng dẫn đợc các tiết tìm ý và lập dàn ý trong văn kể chuyện

II Cơ sở thực tiễn trong việc dạy kiểu bài văn kể chuyện ở lớp 4.

1 Nội dung ch ơng trình dạy kiểu bài văn kể chuyện lớp 4.

Trong chơng trình Tập làm văn lớp 4, kiểu bài kể chuyện đợc phân bố ở học kì I Cụ thể

nh sau:

Tuần 1

Tiết 1: Thế nào là kể chuyện?

Tiết 2: Nhân vật trong truyện.

Tuần 2

Tiết 3: Kể lại hành động của nhân vật

Tiết 4: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.

Trang 11

Tiết 9: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện

Tuần 7

Tiết 10: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện

Tiết 11: Luyện tập phát triển câu chuyện

Tuần 8

Tiết 12: Luyện tập phát triển câu chuyện (tiếp)

Tiết 13: Luyện tập phát triển câu chuyện (tiếp)

Tiết 16: Kết bài trong văn kể chuyện

Tiết 17: Kể chuyện (kiểm tra viết)

Tuần 13

Tiết 18: Trả bài văn kể chuyện

Tiết 19: Ôn tập văn kể chuyện

2 Thực trạng dạy học văn kể chuyện lớp 4

2.1 Những điều kiện thuận lợi:

Trong chơng trình sách giáo khoa hiện hành thì nội dung và phơng pháp dạy phân môn Tập làm văn có nhiều thay đổi đáng kể so với chơng trình cũ Chính điều đó đã góp phần tạo nên một số u điểm nổi bật ở cả nội dung và phơng pháp dạy học

Chúng ta chỉ xét riêng mạch kiến thức về dạy học văn kể chuyện ở lớp 4 cũng có thể thấy rõ điều đó:

Kiến thức kĩ năng Tập làm văn kể chuyện lớp 4 đợc sắp xếp có tính hệ thống, các loại bài văn đều gắn với các chủ điểm Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, viết

đoạn là những cơ hội giúp trẻ đợc mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm đã

Trang 12

học Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn kể chuyện góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh T duy hình tợng của trẻ đợc rèn luyện nhờ vận dụng huy động trí tởng tợng để xây dựng cốt truyện.

- Loại bài hình thành kiến thức và bài tập thực hành đều đợc thực hiện dới hình thức các bài tập nhỏ và có định hớng rõ ràng về phơng pháp tổ chức dạy học Việc nhận diện các bài tập làm văn và mục đích yêu cầu của bài để xác định điểm trọng tâm và phân bố thời gian hợp lí cho từng bài tập nhỏ tơng đối cụ thể Mục đích yêu cầu của từng bài đợc giới thiệu trong sách giáo viên hoặc ngay ở tên bài học nên giáo viên dễ xác định đúng mục tiêu và trọng tâm bài học

Ví dụ: Bài “Nhân vật trong truyện” (Tiết 2-tuần 1)

Đây là bài hình thành kiến thức giúp học sinh hiểu biết văn kể chuyện phải có nhân vật

2.2 Những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân.

2.2.1 Những khó khăn trong dạy kiểu bài văn kể chuyện ở lớp 4

Nh chúng ta đã biết, nội dung và phơng pháp dạy học Tập làm văn có rất nhiều u điểm, mang lại cho chúng ta nhiều thuận lợi trong việc dạy học kiểu bài văn kể chuyện ở lớp 4 Nhng để đạt đợc mục tiêu của quá trình dạy học văn kể chuyện ở lớp 4 không phải là một việc làm dễ dàng Qua thực tế giảng dạy tại trờng Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Ân Thi - H-

ng Yên tôi nhận thấy trong quá trình dạy học Tập làm văn kể chuyện ở lớp 4 có một số khó khăn nh sau:

Trong thời lợng quy định cho một tiết học là từ 35 - 40 phút, giáo viên và học sinh thờng không hoàn thành mục tiêu của tiết học Thông thờng các tiết Tập làm văn kể chuyện ở lớp

4 phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Hình thành nội dung lí thuyết thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập

- Thực hành rèn kĩ năng cho học sinh thông qua phần bài luyện tập thực hành (thờng khoảng 2, 3 bài)

- Đánh giá, kiểm tra kết quả quá trình thực hành, rèn luyện kĩ năng của học sinh

Với những yêu cầu nh trên trong thời lợng 35 - 40 phút và trình độ học sinh không đồng

đều, giáo viên khi giảng bài thờng rơi vào tình trạng “cháy giáo án” nên giải pháp mà giáo

Trang 13

viên thờng làm khi đó là yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành tiếp Việc hoàn thành tiếp bài tập ở nhà đối với học sinh trung bình, yếu thì quả là một điều khó khăn, nên chất lợng bài làm không cao và đến tiết sau thì lại vẫn không có nhiều thời gian để sửa lỗi kĩ cho học sinh và giáo viên chỉ có thể kiểm tra đánh giá kết quả , chữa tơng đối bài làm của học sinh Cứ nh thế tiết này qua tiết khác, các kiến thức và kĩ năng viết văn của học sinh sẽ không đợc khắc sâu, nên các đoạn văn, bài văn các em viết chất lợng cha cao.

Chơng trình sách giáo khoa mới đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ vững vàng, nắm chắc phơng pháp giảng dạy, hiểu rõ mục tiêu, nội dung tiết học Đặc biệt giáo viên phải là ngời biết tổ chức hớng dẫn học sinh hoạt động chiếm lĩnh tri thức Trong thực tế, trình độ của giáo viên cha đồng đều, một số giáo viên cha đáp ứng đợc yêu cầu trên

Sách giáo khoa mới đợc thiết kế theo hình thức mở, không phân biệt rõ đâu là phần lí thuyết, đâu là phần bài tập rèn kĩ năng nên trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên đã biến những bài tập xây dựng kiến thức lí thuyết thành hình thức đọc và trả lời câu hỏi giống

nh một bài tập đọc, không rút ra kết luận, chốt những kiến thức cần ghi nhớ cho học sinh

Điều này khiến cho học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc thực hành viết văn, đặc biệt là viết văn kể chuyện

Trong thực tế vẫn còn nhiều giáo viên hớng dẫn học sinh viết văn theo một khuôn mẫu, không phát huy đợc tính sáng tạo của học sinh Việc phát hiện lỗi sai và tìm ra biện pháp chữa lỗi cho học sinh còn nhiều hạn chế Các tiết trả bài giáo viên dạy đạt kết quả cha cao Giáo viên cha biết phối kết hợp nhịp nhàng giữa các phân môn Tiếng Việt để hỗ trợ cho việc rèn kĩ năng viết văn cho học sinh và giáo viên cũng cha có nhiều hình thức tổ chức tiết dạy sinh động, hấp dẫn để thu hút học sinh tích cực tham gia học tập Các đoạn văn, bài văn mẫu đa ra làm ví dụ quá dài, sự sát thực với đa số học sinh và giáo viên cha cao dẫn đến giáo viên và học sinh lúng túng trong hoạt động dạy học Giáo viên và học sinh khó phân

định rạch ròi từng phần của văn bản và ý đồ của sách giáo khoa, thông tin đến học sinh khó hiểu Để chuẩn bị cho một tiết dạy học, giáo viên mất rất nhiều thời gian, tiền của mà kết quả đem lại không cao (tranh ảnh, bảng nhóm ) Các yêu cầu ở phần thực hành chỉ phù hợp với đối tợng học sinh khá, giỏi, học sinh chăm chỉ và đọc nhiều tài liệu tham khảo trớc khi đến lớp, còn học sinh có lực học trung bình, yếu kém không làm đợc Học sinh không

Trang 14

biết tìm sự việc chính, sắp xếp các sự việc theo trình tự để phát triển câu chuyện theo hớng của mình.

2.2.2 Những hạn chế trong bài làm của học sinh:

a Những lỗi học sinh thờng mắc phải khi viết văn kể chuyện.

Những khó khăn và hạn chế trong việc dạy kiểu bài kể chuyện chính là một phần nào đó dẫn đến chất lợng viết văn kể chuyện của học sinh lớp 4 cha đạt đợc hiệu quả nh mong muốn Dờng nh chỉ có một số lợng nhỏ học sinh khá, giỏi hoàn thành tốt bài tập đợc giao, còn lại các em cha có kĩ năng viết văn kể chuyện

Trong giờ Tập làm văn, các em thờng thụ động trông chờ sự gợi ý của giáo viên, hoặc ngồi chờ thầy cô chữa bài của các bạn khác rồi bắt chớc nên có nhiều bài văn nan ná giống nhau, các em thờng rập khuôn theo gợi ý của giáo viên hoặc văn mẫu Còn một số bài khác (các em tự nghĩ và viết) thì đa phần là rất sơ sài, hầu nh các em chỉ nêu đợc hành động của nhân vật, cha biết bộc lộ tính cách của nhân vật qua hành động ấy Việc sử dụng các từ ngữ

địa phơng trong văn kể chuyện, câu văn không có hồn khiến bài viết nghèo hình ảnh, khô khan, không bộc lộ đợc cảm xúc, không cuốn hút ngời đọc, ngời nghe

Một lỗi nữa mà các em thờng mắc phải đó là diễn đạt lủng củng, viết câu quá dài hoặc không chọn nghĩa, lặp ý, sắp xếp ý cha hợp lý, không biết cách liên kết đoạn văn nên nội dung bài viết thiếu chặt chẽ, thiếu lôgíc Học sinh không biết chọn lọc các chi tiết tiêu biểu

để tả ngoại hình nhân vật, cha nhớ đợc cốt truyện, không biết cách sắp xếp các sự việc chính để tạo nên cốt truyện, do đó câu chuyện các em kể thiếu sáng tạo, không mạch lạc Các em cũng cha nắm đợc kĩ năng viết đoạn văn, mơ hồ khi nhận diện dấu hiệu của đoạn văn kể chuyện, bố cục của bài văn cha rõ ràng, cha đủ ba phần Các em còn hay sử dụng ngôn ngữ nói, cha biết mở bài hay kết bài có ấn tợng

b Một số lỗi cụ thể trong bài văn kể chuyện của học sinh:

* Bài làm mang tính qua loa, chiếu lệ, cha tả đợc ngoại hình nhân vật

Đề bài: Kể lại câu chuyện Nàng tiên ốc, kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật.

- Học sinh tả ngoại hình nhân vật nàng tiên ở chi tiết bà lão rình xem nh sau:

Trang 15

Hôm ấy, bà lão vẫn ra đồng nh mọi khi Nhng giữa đờng bà quay về ẩn sau cánh cửa để rình Thế rồi, bà thấy từ trong chum nớc chui ra một nàng tiên Nàng tiên đẹp ơi là đẹp.

* Kể chuyện mà nh liệt kê sự việc

Đề bài: Hãy tởng tợng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, ngời

con bằng tuổi em và một bà tiên.

Có một ngời mẹ ốm nặng Ngời con chăm sóc mẹ Mẹ không khỏi bệnh Ngời con đi tìm thuốc cho mẹ Ngời con gặp bà tiên, bà tiên cho thuốc thế là mẹ khỏi bệnh.

* Bài làm không có trọng tâm

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nớc.

Em thích dòng sông quê hơng, nớc sông xanh trong dịu dàng, sóng gợn lăn tăn vẻ hiền hoà, tàu thuyền đi lại tấp lập Bên này là những ngôi nhà cao tầng bên những bóng cây cổ thụ, bên kia là một vùng đất phù sa màu mỡ, những cách đồng màu xanh Trên trời cao trong xanh với đàn chim ríu rít bay

* Bài làm diễn đạt cha đúng trình tự miêu tả, dùng từ cha phù hợp

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn tả cảnh đẹp ở quê hơng em.

Quê em có rất nhiều cảnh đẹp, nhng đẹp nhất là cảnh biển ở đó có bầu trời xanh ngát Biển với những con sóng nhấp nhô, bên kia bờ với những mái nhà cao thấp đang xô nhau

và mọi ngời đang làm gì đó với con thuyền buồm, thì ra họ đi đánh cá với con thuyền buồm thân yêu của họ.

2.2.3 Nguyên nhân học sinh làm bài văn kể chuyện cha tốt.

- Vốn kiến thức, kĩ năng viết văn của các em còn hạn chế

- Các em cha biết cách sử dụng từ ngữ để kể chuyện do vốn từ ít, nghèo

- Cha biết cách quan sát và nhận xét đợc ngoại hình của nhân vật, cha biết chọn tả những

đặc điểm ngoại hình tiêu biểu Có em tả hết tất cả mọi đặc điểm làm cho bài viết dài dòng, nhàm chán, không đặc sắc

- Kĩ năng tìm ý để viết đoạn văn cha có, cha biết cách xây dựng bố cục của một đoạn văn

- Cha nắm đợc cấu tạo của một bài văn kể chuyện nên khi kể các em nghĩ gì nói đấy, miên man, không biết mở đầu câu chuyện ở đâu và kết thúc câu chuyện ở chỗ nào

Trang 16

- Học sinh thiếu thực tế, cha biết biến kiến thức của bài thành kĩ năng, kĩ xảo của mình Học thuộc lí thuyết nhng không hiểu lí thuyết, không vận dụng đợc lí thuyết vào thực hành.

- Không làm đợc theo mẫu, mặc dù mẫu đã cho mở đoạn, thân đoạn chỉ còn viết kết đoạn cũng không xong

- óc tởng tợng của các em còn hạn hẹp nên các em chỉ thuộc truyện, chép truyện chứ không kể lại đợc câu chuyện có sáng tạo bằng lời kể, ngữ điệu của mình Vì vậy, các em không thể tởng tợng để kể lại đợc một câu chuyện theo yêu cầu của đề bài

- Cha biết cách phát triển câu chuyện từ cốt chuyện cho sẵn, mà nhiều em chép nguyên văn cốt truyện không thêm thắt từ ngữ, tình tiết để có câu chuyện sinh động, hấp dẫn ngời

đọc

- Kĩ năng viết văn kể chuyện của các em rất hạn chế, nhiều em chẳng có ngữ điệu kể, bài viết chỉ khoảng 5 dòng là hết câu truyện, kĩ năng liên kết các phần để tạo thành một câu truyện rất kém

- Phần lớn các em ngại học văn, cứ đến giờ học là ngán ngẩm, thiếu tập trung, không hứng thú Các em không thích viết văn và ngại đọc các loại sách tham khảo, vì vậy nghèo vốn tích luỹ mặc dù có cả một tủ sách còn mới, cha sử dụng

- Học sinh cha biết sử dụng từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh, cha biết sử dụng những biện pháp tu từ , điệp từ , điệp ngữ vào việc viết văn nên đoạn văn, bài văn của các em cha

Ch

ơng II : Đề xuất, điều chỉnh thay thế để nâng cao chất lợng giờ

dạy học văn Kể chuyện ở lớp 4.

Trang 17

I Đề xuất, điều chỉnh nội dung phơng pháp dạy kiểu bài Tập làm văn Kể chuyện lớp 4.

Qua những khó khăn trong khi dạy học kiểu bài văn Kể chuyện lớp 4, những hạn chế

trong khi làm bài của học sinh và nguyên nhân dẫn đến học sinh làm bài văn kể chuyện cha tốt (tôi đã nêu ở trên) tôi mạnh dạn xin đa ra ý kiến đề xuất sau:

- Ngữ liệu đa ra phải giúp học sinh dễ tiếp cận và phát hiện những kiến thức cha đạt đợc

- Không nên mỗi bài lại đa một ngữ liệu khác nhau để cùng đạt đợc mục tiêu kiến thức,

điều đó khiến học sinh khó nắm bắt đợc nội dung và phải làm việc quá nhiều

Ví dụ: Xây dựng nhân vật trong truyện chỉ nên đa một nhân vật tiêu biểu là ngời.

- Các câu hỏi ở phần nhận xét dẫn dắt học sinh đến ghi nhớ phải cụ thể, không chung chung

- Các bài lí thuyết nên chắt lọc những kiến thức cần thiết nhất của thể loại văn kể chuyện, tránh sự trùng lặp kiến thức trong một số bài

- Nên coi trọng kĩ năng viết bên cạnh kĩ năng nói

- Nên cắt giảm một số kiến thức nặng, quá tải đối với học sinh lớp 4

- Các từ ngữ về khái niệm đa ra phải thống nhất để học sinh dễ theo dõi

Ví dụ: Suy nghĩ của nhân vật

Hay là: ý nghĩ của nhân vật

- Sách giáo viên nên thống nhất việc chia đoạn của một câu chuyện giữa tiết Tập đọc và tiết Tập làm văn

- Sách giáo viên nên có phần hớng dẫn cụ thể hơn cho một số bài

- Chơng trình sắp xếp để dạy liền mạch văn kể chuyện không đan xen các mạch văn khác

- Nhóm bài tập tiền sản sinh ngôn bản có thể đợc chia thành nhóm bài tập phân tích mẫu, bài tập tìm hiểu đề cho TLV viết và bài tập định hớng hoàn cảnh giao tiếp (cho TLV nói), bài tập tìm ý, lập dàn ý

- Bài tập sửa chữa lại đợc chia thàh bài tập chữa lỗi chính tả, bài tập chữa lỗi dùng từ, chữa lỗi đặt câu, chữa lỗi dựng đoạn, bài tập luyện viết văn hay

- Dựa vào đặc điểm hoạt động của học sinh, bài tập TLV lại có thể chia thành 3 nhóm: bài tập nhận diện, phân tích, bài tập theo mẫu và bài tập sáng tạo

Trang 18

- Việc phân loại, chỉ ra các kiểu dạng bài tập TLV sẽ là cần thiết, nó giúp chúng ta có những chỉ dẫn thiết thực để tổ chức thực hiện các bài tập này.

- Dạy học TLV không có mục đích lí thuyết Cấu tạo bài lí thuyết TLV gồm ba phần: Nhận xét, Ghi nhớ, Luyện tập Phần nhận xét đa ra ngữ liệu và một số câu hỏi, bài tập Ngữ liệu trong giờ lí thuyết TLV là những bài, đoạn, những ngôn đoạn thuộc thể loại văn bản học sinh cần học cách tạo lập Giáo viên cần dẫn dắt, gợi mở để học sinh trả lời các câu hỏi này Trả lời đúng, học sinh sẽ phát hiện ra những tri thức cần phải học, những quy tắc cần ghi nhớ Phần Ghi nhớ là kết luận rút ra một cách tự nhiên từ phần tìm hiểu Học sinh cần ghi nhớ những nội dung này Giáo viên cần có biện pháp dạy để học sinh không phải học thuộc lòng mà ghi nhớ trên cơ sở những hiểu biết chắc chắn

Dẫu là giờ lí thuyết, phần Luyện tập cũng vẫn là trọng tâm của giờ dạy Phần này giúp học sinh ứng dụng tri thức lí thuyết vào những bài tập cụ thể mà có hai nhiệm vụ ứng với hai dạng bài tập:

+ Bài tập nhận diện, phân tích giúp học sinh nhận ra kiểu đoạn, kiểu bài cần nói, viết Những ngữ liệu này có thể đợc cho sẵn trong các ngữ liệu khác Ví dụ “Nhân vật trong câu chuyện sau đây là những ai”

+ Bài tập vận dụng tạo điều kiện cho học sinh tạo lập đợc ngôn bản, để những kiến thức TLV đi vào trong hoạt động nói năng Đây là những bài TLV đích thực Ví dụ: “Trên đờng

đi học về, em gặp một ngời phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đờng Hãy kể lại câu chuyện đó” (Lớp 4 – Tập 1, Tr.11)

Vì phần Luyện tập trong giờ lí thuyết TLV cũng đợc xây dựng từ một tổ hợp bài tập, nó

sẽ đợc bàn đến khi nói về dạy thực hành TLV Thực chất, nội dung lí thuyết TLV sẽ chỉ nằm trong phần Nhận xét, Ghi nhớ cho nên chúng ta làm rõ cách dạy bài Lí thuyết TLV qua trích đoạn giờ dạy phần Nhận xét, Ghi nhớ của bài “Nhân vật trong truyện” (Tiếng Việt

4 – Tập 1, Tr.13)

Trớc hết, xem cách trình bày nội dung bài ta thấy dụng ý của tác giả và các biện pháp, hình thức, phơng tiện dạy học cần chọn khi tổ chức quá trình dạy học Khái niệm tính cách cũng không đợc định nghĩa mà đợc mô tả ở những biểu hiện: hành động, lời nói, suy nghĩ Cách trình bày nh vậy trong phần Ghi nhớ mang tính chất hành dụng, phù hợp với yêu cầu

Trang 19

rèn cho học sinh kĩ năng xây dựng tính cách nhân vật bởi nó đã chỉ dẫn cách xác định nhân vật và những cách thức để thể hiện tính cách nhân vật.

Để học sinh đi đến những kết luận này, sách đa ra hai nhiệm vụ cũng là hai bài tập trong phần Nhận xét:

1 Ghi tên các nhân vật trong truyện vừa mới học vào nhóm thích hợp:

a Nhân vật là ngời

b Nhân vật là vật

2 Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật:

a Dế Mèn (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu)

b Mẹ con bà nông dân (trong truyện Sự tích Hồ Ba Bể)

Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét nh vậy?

Việc phân loại nhân vật ở bài tập 1 và việc chỉ ra cách thức biểu hiện tính cách nhân vật,

ở bài tập 2 giúp cho học sinh kể tên nhân vật trong câu chuyện đã học và trả lời đợc câu hỏi: Dựa vào đâu để biết đợc tính cách của nhân vật và làm thế nào để thể hiện tính cách nhân vật khi kể chuyện?

- Sau đây là trích đoạn phần dạy mục Nhận xét và Ghi nhớ của bài Nhân vật trong

truyện (Tiếng Việt 4 Tập 1 Tr 13-14):” – –

I Mục đích yêu cầu của bài:

- Học sinh nắm đợc: Văn kể chuyện phải có nhân vật; nhân vật có thể là con ngời, con vật hay đồ vật đợc nhân hoá; tính cách của nhân vật thờng bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật

- Bớc đầu biết xây dựng nhân vật trong bài văn kể chuyện đơn giản

II Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài “Ba anh em” – Bài tập 1, SGK, tr.14

- Có thể làm một số bìa hoặc giấy ghi tên 2 truyện mới học, tên hai nhóm ở Nhận xét

và hai hớng (nội dung) triển khai trong bài tập

- Chuẩn bị 5 tờ giấy A4 (Phiếu học tập) ghi sẵn nội dung sau:

Trang 20

III Các hoạt động dạy học:

A Kiểm tra bài cũ (3 phút)

GV hỏi: Trong tiết TLV trớc, các em đã học bài Thế nào là kể chuyện? Hãy cho biết: Bài văn kể chuyện có những điểm gì khác bài văn không phải là bài văn kể chuyện?

B Dạy bài mới (37 phút)

1 Giới thiệu bài (1 phút) GV: Bài văn kể chuyện hấp dẫn thờng để lại cho ngời đọc,

ng-ời nghe những ấn tợng sâu sắc về nhân vật với những hành động, lng-ời nói, suy nghĩ nói lên tính cách của họ Bài học hôm nay giúp các em bớc đầu tìm hiểu về nhân vật trong truyện

- GV giới thiệu phiếu học tập và giao nhiệm vụ: Bây giờ, các em sẽ làm việc theo nhóm

4, trao đổi với nhau để ghi tên các nhân vật trong hai truyện mới học vào từng nhóm thích hợp trong phiếu, thời gian làm việc khoảng 3 phút:

a) Nhân vật là ngời

b) Nhân vật là vật (con vật, đồ vật, cây cối )

- HS làm việc theo nhóm/GV theo dõi, gợi ý thêm đối với nhóm HS yếu

Sau 3 phút, Gv yêu cầu các nhóm gắn phiếu học tập lên bảng lớp

Trang 21

- GV gắn tấm bìa ghi nội dung a (Nhân vật là ngời) lên bảng, đọc nội dung a trong phiếu của từng nhóm để cả lớp nhận xét; sau đó GV chốt lại và ghi bảng:

a) Nhân vật là ngời: mẹ con bà nông dân, bà lão ăn xin, một số ngời khác

- GV gắn tấm bìa ghi nội dung b (Nhân vật là vật ) lên bảng, đọc nội dung b trong phiếu của từng nhóm để cả lớp nhận xét; sau đó GV chốt lại và ghi bảng:

b) Nhân vật là con vật (con vật, đồ vật, cây cối ): Dế Mèn, Nhà Trò, giao long

- GV nêu nhận xét 1 và trao đổi tiếp về nhận xét 2:

Nh vậy là, qua trao đổi, các em đã rút ra nhận xét thứ nhất: Nhân vật trong truyện có thể

là ngời hay các con vật, đồ vật, cây cối đợc nhân hoá

Bây giờ, các em hãy đọc tiếp mục 2 trong phần Nhận xét (1) ở SGK và nêu ý kiến của mình trớc lớp

- GV nêu câu hỏi cho Hs trả lời: Trớc hết, chúng ta hãy nhận xét về tính cách của nhân vật Dế Mèn Qua truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, em thấy Dế Mèn là một nhân vật nh thế nào?

- GV hỏi tiếp: Qua truyện Sự tích hồ Ba Bể, em thấy mẹ con bà nông dân có những đặc

điểm gì nổi bật về tính cách?

- GV nêu câu hỏi: Nhờ đâu em rút ra đợc nhận xét nh vậy? HS thảo luận và trả lời GV kết luận: Nh vậy các em đã rút ra đợc nhận xét 2: Hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy

2.2 Hớng dẫn HS ghi nhớ (2 phút)

GV ghi bảng phần Ghi nhớ (hoặc đã chuẩn bị sẵn trên bảng phụ) và yêu cầu:

Các em hãy đọc phần Ghi nhớ để nắm vững hai nhận xét đợc rút ra

- Phân môn TLV là một phân môn thực hành Trừ phần trình bày kiến thức, quy tắc TLV không chiếm nhiều thời gian, giờ TLV đợc xây dựng từ các bài tập, đó là những bài thực hành TLV Bài thực hành TLV bao gồm những bài TLV ở lớp 2, 3; bài luyện tập ở lớp 4, 5; bài trả bài văn ở lớp 4, 5 và bài ôn tập, kiểm tra Vì vậy bài thực hành TLV đợc câu thành từ một tổ hợp bài tập nên việc tổ chức dạy – học cũng là việc tổ chức thực hiện các bài tập TLV

Để tổ chức thực hiện tốt những bài tập này, chúng ta đi vào xem xét hệ thống bài tập TLV, chỉ ra mục đích, nội dung, cơ sở xây dựng và những điểm cần lu ý khi hớng dẫn học

Trang 22

sinh thực hiện từng kiểu dạng bài tập Hai dạng văn bản nghệ thuật đợc dạy trong chơng trình Tiểu học là kể chuyện và miêu tả Kể chuyện là nói có đầu có đuôi về một ng ời, một việc nào đó nhằm nêu lên một điều gì đó có ý nghĩa Để viết bài văn kể chuyện, học sinh phải xác định đợc cốt truyện, chúng bao gồm những sự việc gì, diễn biến và kết thúc ra sao Các nhân vật trong truyện có hành động, lời nói, ý nghĩ, tình cảm nh thế nào Một bài văn

kể chuyện hay phải bộc lộ đợc một cách tờng minh chủ ý của ngời kể, có cốt truyện rõ ràng, có nhân vật xác định với những đặc điểm, tính cách rõ nét, lời kể hấp dẫn

II Đề xuất phơng pháp dạy.

Từ những điểm chung trên tôi xin mạnh dạn đề xuất cách dạy của 19 tiết học trong

ch-ơng trình SGK Tiếng Việt lớp 4 nh sau:

Tiết 1: Thế nào là kể chuyện?

I Mục tiêu:

1 Học sinh hiểu đợc những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện

2 Bớc đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện đơn giản

II Cách tiến hành:

1 Hoạt động 1: Học sinh hiểu thế nào là văn kể chuyện.

B

ớc 1 : Học sinh kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể

- GV nêu câu hỏi:

+ Câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Các sự việc xảy ra nh thế nào?

+ ý nghĩa của câu chuyện?

B

ớc 2 : Giáo viên cho học sinh đọc bài “Hồ Ba Bể” của Dơng Thuấn

- GV nêu câu hỏi:

+ Bài văn này có phải là văn kể chuyện không? Vì sao?

+ Theo em, thế nào là kể chuyện?

- GV chốt lại và cùng học sinh rút ra ghi nhớ

2 Hoạt động 2: Tập xây dựng một bài văn kể chuyện sơ lợc

Trang 23

- GV ghi đề bài lên bảng, yêu cầu học sinh đọc:

Trên đờng đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đờng Hãy kể lại câu chuyện đó

- Cho học sinh xác định:

+ Nhân vật trong truyện

+ Ngôi kể

- Cho học sinh làm việc và báo cáo kết quả theo nhóm

- Học sinh thi kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện

3 Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò

- Giáo viên chốt lại kiến thức

- Nhắc học sinh về nhà viết lại câu chuyện này vào vở

Tiết 2: Cốt truyện

I Mục tiêu :

- Giúp học sinh biết thế nào là cốt truyện và xây dựng đợc cốt truyện

- Khi đã có nội dung câu chuyện học sinh phải biết tóm tắt thành cốt truyện

II Cách tiến hành:

1 Hoạt động 1: Học sinh biết thế nào là cốt truyện.

- Giáo viên đa ngữ liệu của bài kể chuyện “Hồ Ba Bể”

- Yêu cầu học sinh đọc câu chuyện và làm các yêu cầu sau:

+ Ghi lại các sự việc chính trong chuyện

+ Chuỗi sự việc trên đợc gọi là cốt truyện, vậy theo em cốt truyện là gì?

+ Cốt truyện gồm những phần nào? Nêu tác dụng của từng phần?

Từ đó giáo viên giúp học sinh rút ra ghi nhớ

2 Hoạt động 2: Xây dựng cốt truyện qua tình huống Ngữ liệu của bài tập tiết 1.

- Giáo viên nêu tình huống

- Học sinh kể lại câu chuyện và chỉ rõ:

+ Phần mở đầu câu chuyện (Em gặp chị phụ nữ khi nào?)

+ Diễn biến câu chuyện) (Em làm gì để giúp chị phụ nữ?)

Trang 24

+ Kết thúc câu chuyện (Khi giúp đợc chị phụ nữ đó, chị có thái độ gì với em? Em cảm

thấy thế nào trớc thái độ đó?

- Từ đó giáo viên hình thành cho các em:

Cốt truyện là một chuỗi các sự việc xảy ra có đầu có cuối Cốt truyện diễn ra theo trình tự: Mở đầu, Diễn biến, Kết thúc

3 Hoạt động 3: Học sinh tự nêu đợc cốt truyện của bài Tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ

yếu” Phần 1, hoặc những truyện em đã đợc nghe, đợc đọc

4 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

- Giáo viên cùng học sinh chốt kiến thức về cốt truyện

- Nhắc học sinh viết lại cốt truyện của hoạt động 3

Tiết 3: Luyện tập xây dựng cốt truyện

1 Hoạt động 1: Tập xây dựng cốt truyện

- Giáo viên nêu tình huống cho học sinh xây dựng cốt truyện

Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé Em bé khóc

Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hớng sau:

a) Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm ngời khác

b) Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm ngời khác

- Học sinh suy nghĩ và dựa vào tình huống để xây dựng cốt truyện

- Giáo viên nêu câu hỏi:

+ Trong cốt truyện đó có những sự việc nào?

Ngày đăng: 07/02/2015, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w