GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC DẠY GIỎI CẤP HUYỆN – NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Toán – Lớp 5 Bài: Nhân số đo thời gian với một số Người dạy: Huỳnh Thị Hậu Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Sơn Đông I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số - Vận dụng vào làm các bài tập thực tiến II. Chuẩn bị: - Thẻ quy ước (Hoa màu xanh, đỏ) III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định nề nếp lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 em lên bảng đặt tính rồi tinh, lớp làm vở nháp - 13 giờ 34 phút + 6 giờ 35 phút - 42 ngày 15 giờ – 11 ngày 20 giờ - Giáo viên nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Chúng ta đã học các đơn vị đo thời gian, biết làm các phép tính cộng, trừ số đo thời gian. Đối với phép nhân số đo thời gian chúng ta tính như thế nào? Cô sẽ hướng dẫn các em qua bài học hôm nay - Giáo viên ghi đề bài lên bảng - Học sinh nhắc lại b) dạy bài mới - Giáo viên nêu: Để nắm được cách nhân số đo thời gian với một số ta sẽ làm lần lượt 2 ví dự trong SGK Ví dụ 1: Giáo viên đính ví dụ 1 lên bảng - Gọi học sinh đọc bài toán - Học sinh đọc, lớp theo dõi ? Bài toán cho biết gì? - làm xong 1 sản phẩm hết 1 giờ 10 phút ? Bài toán hỏi gỉ? - Làm 3 sản phẩm như thế hết bao nhiêu thời gian - Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng 1 sản phẩm: 1 giờ 10 phút 3 sản phẩm: ……… thời gian? - Để tính thời gian người đó làm xong 3 sản phẩm, ta làm phép tính gì? - Học sinh trả lời - Giáo viên ghi: 1 giờ 10 phút x 3 - Giáo viên chỉ vảo phép tính và nêu: Đây là phép nhân số đo thời gian với 1 số. Giáo viên hướng dẫn cách nhâ - Học sinh theo dõi - Trước hết lấy 3 nhân với 10 phút - Học sinh thực hiện phép nhân - Giáo viên ghi bảng: 30 phút - Tiếp theo lấy 3 nhân với 1 giờ - Học sinh nêu kết quả - Giáo viên ghi: 3 giờ - Vậy 1 giờ 10 phút x 3 bằng bao nhiêu - Bẳng 3 giờ 30 phút - Giáo viên ghi kết quả lên bảng - Qua ví dụ 1, muốn nhân một số thời gian với 1 số, ta làm thế nào? - Học sinh nêu - Giáo viên chốt lại và đính quy tắc lên bảng - Vài học sinh nhắc lại - Vận dụng vào ví dụ 1, cho học sinh tính 3 giờ 12 phút x 3 - 1 em lên bảng, lớp làm bảng con - Giáo viên nhận xét, chữa bài Ví dụ 2: Giáo viên đính ví dụ 2 lên bảng, gọi học sinh đọc - Học sinh đọc bài toán ? Bài toán cho biết gì? - Mỗi buổi sáng Hạnh học 3 giờ 15 phút, mỗi tuần học 3 buổi ? Ta đi tìm gì? - Mỗi tuần lễ, Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian - Tóm tắt: 1 buổi: 3 giờ 15 phút 5 buổi: …. Thời gian ? Để tính thời gian Hạnh học 5 buổi ta làm phép tính gì? - Gọi học sinh nêu phép tính, giáo viên ghi bảng: 3 giờ 15 phút x 5 - Cho học sinh lên bảng đặt tính và tính - Học sinh lên bảng thực hiện, lớp theo dõi - Giáo viên cùng học sinh nhận xét - Giáo viên nêu: Ở đây ta có 75 phút, lớn hơn 1 giờ, ta đổi ra giờ. - Gọi học sinh đổi - 75 phút = 1 giờ 15 phút - Sau khi học sinh đổi, hướng dẫn các em cộng gộp vào cùng đơn vị đo - Vậy 3 giờ 15 phút x 5 bằng bao nhiêu - Học sinh nêu - Giáo viên ghi bảng: 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút - Khi nhân xong kết quả, đơn vị nhỏ có thể đổi ra đơn vị lớn thì ta đổi bằng cách nào? - Ta đổi sang đơn vị lớn liền kề rồi cộng gộp vào - Giáo viên chốt lại. Đính ý 2 (Quy tắc) lên bảng, vận dụng cho học sinh tính - Học sinh theo dõi 4 giờ 23 phút x 4 = - 1 em lên bảng, lớp làm bảng con - Giáo viên nhận xét, chữa bài - Cho học sinh nhắc lại quy tắc - Học sinh nêu c) Bài tập - Giáo viên HD làm tiếp 4 ý còn lại - Học sinh mở SGK trang 135 - Giáo viên ghi 2 phép tính lên bảng - Học sinh làm bài vào vở 12 phút 25 giây x 5 - Hai học sinh lên bảng 9,5 ngày x 3 - Giáo viên thu 5 bài, chấm và nhận xét * Hoạt động nhóm (8 nhóm) - Các nhóm làm phần b ý 1 và 2 - Giáo viên hướng dẫn: Sau khi nhân, kết quả là một số thập phân, các em đổi ra đơn vị thời gian cụ thể - Học sinh theo dõi - Học sinh giới thiệu kết quả 4,1 giờ 3,4 phút x 6 x 4 24,6 giờ 13,6 phút 24 giờ 36 phút 13 phút 36 giây - Giáo viên nhận xét, chữa bài 4. Cũng cố: a) Cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng. Giáo viên đính từng phép tính lên bảng, phép tính nào có kết quả đúng, học sinh giơ thẻ màu xanh; kết quả sai, giơ thẻ màu đỏ. - 5 ngày 7 giờ x 4 = 21 ngày 4 giờ - 2 giờ 15 phút x 3 = 2 giờ 45 phút - 6 phút 20 giây x 4 = 24 phút 20 giây - Tổ chức cho học sinh chơi - Giáo viên nhận xét b) Học sinh nhắc lại quy tắc 5. Dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học - Nhắc học sinh về nhà học thuộc quy tắc, làm các bài tập trong VBT Toán - Chuẩn bị bài tiết sau ========== o0o ========== GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC DẠY GIỎI CẤP HUYỆN – NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Đạo đức – Lớp 5 Bài: Em yêu hòa bình Người dạy: Huỳnh Thị Hậu Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Sơn Đông I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết - Giá trị của hòa bình, trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình. - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức. - Yêu hòa bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hòa bình, gây chiến tranh II. Chuẩn bị: - Tranh SGK phóng to; tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những vùng có chiến tranh - Tranh “Đi bọ vì hòa bình”, tranh về các loài chim - Thẻ màu III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định nề nếp lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh nêu ghi nhớ và trả lời - Học sinh lần lượt trả lời + Nêu những điều em biết về đất nước Việt Nam chúng ta + Ở lứa tuổi các em, để góp phần xây dựng đất nước, em phải làm gì? - Giáo viên nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Giáo viên đính từng tranh trong SGK lên bảng. - Yêu cầu học sinh quan sát và mô tả lại nội dung từng bức tranh - Học sinh quan sát và nêu - Giáo viên chốt: Đây là bức ảnh chụp lại cảnh bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) bị Mỹ ném bom phá hoại trong thời kỳ đất nước bị chiến tranh. Bức ảnh thứ hai: Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cùng nhân dân Hà Nội đang thả chim “Vì hòa bình” - Học sinh lắng nghe Vậy chiến tranh để lại hậu quả gì? Vì sao mọi người ai cũng yêu hòa bình? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học “Em yêu hòa bình” - Giáo viên ghi đề bài - Học sinh nhắc lại b) Dạy bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin SGK - Gọi học sinh đọc thông tin, câu hỏi - 1 em đọc thông tin, 1 em nêu 3 câu hỏi - Hoạt động nhóm: Chia lớp thành 6 nhóm, giáo viên hướng dẫn cách làm - Học sinh thảo luận theo nhóm - Các nhóm báo cáo kết quả - Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung - Giáo viên nhận xét, kết hợp ghi ý chính lên bảng + Nhóm 1+2: Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh? - Người dân khổ cực, chết chóc. Trẻ em mồ côi cha mẹ, sống bơ vơ, mất nhà cửa. Các em phải đi lính khi còn ở tuổi thiếu niên + Nhóm 3+4: Chiến tranh gây ra những hậu quả gì? - Con người bị tàn tật, bị nhiễm chất độc da cam; thành phố, làng mạc, nhà cửa bị phá hủy + Nhóm 5+6: Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hòa bình, chúng ta cần phải làm gì? - Sát cánh cùng nhân dân thế giới bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. Lên án, phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa - Giáo viên kết hợp cho học sinh quan sát tranh - Học sinh quan sát - Giáo viên nêu: Chiến tranh gây ra nhiều đau thương mất mát, đã có biết bao người dân vô tội phải chết, trẻ em bất hạnh, thất học. Chiến tranh là một tội ác, vì vậy mọi chúng ta cùng nắm tay nhau bảo vệ hòa bình để cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. - Học sinh lắng nghe - Liên hệ: + Chú Mo-ri-xon trong bài tập đọc L5 + Liên hệ địa phương - Giáo viên nêu câu hỏi, rút ra bài học + Trẻ em có quyền được sống trong đất nước như thế nào? - Trẻ em có quyền được sống trong đất nước hòa bình + Và có trách nhiệm ra sao? - Có trách nhiệm tham gia bảo vệ hòa bình - Giáo viên chốt lại và đính Ghi nhớ lên bảng - Vài học sinh đọc lại Hoạt động 2: Làm bài tập 1 - Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung bài - 1 học sinh đọc, lớp theo dõi - Giáo viên đọc từng ý và hướng dẫn học sinh làm bằng thẻ quy ước - Học sinh theo dõi - Cho học sinh thực hiện và giải thích - Học sinh giải thích lý do cho từng ý - Giáo viên kết luận: Trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hòa bình - Học sinh theo dõi Hoạt động 3: Làm bài tập 2 - Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung - Học sinh nêu - Học sinh làm vào phếu học tập theo nhóm đôi - Học sinh nhận phiếu, làm bài tập - Gọi vài nhóm báo cáo kết quả - Học sinh theo dõi - Giáo viên kết luận: Ngay những hành động nhỏ trong cuộc sống các em phải biết giữ thái độ hòa nhã, đoàn kết. Đó là đức tính tốt, như thế mới xây dựng được tình yêu hòa bình - Học sinh lắng nghe Hoạt động 4: Làm bài tập 3 - Gọi học sinh đọc nội dung yêu cầu - Học sinh đọc, lớp theo dõi -Giáo viên hướng dẫn cách làm - Học sinh theo dõi - Giải nghĩa từ: Diễn đàn, mít tinh - Học sinh lắng nghe ? Em đã tham gia hoạt động nào? - Học sinh trả lời - Giáo viên chốt lại: Chúng ta cần tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng của mình 4. Cũng cố: ? Vì sao em yêu hòa bình? - Vì hòa bình đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người - Học sinh chơi “Đoán hình” - Giáo viên phổ biến cách chơi và t ổ chức cho học sinh chơi - Học sinh theo dõi - Cho lớp tuyên dương nh ững bạn trả lời đúng. K ết hợp cho học sinh quan sát tranh 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Học sinh chuẩn bị: tranh, ảnh, bài hát, về chủ đề hòa bình để tuần sau học tiết 2 - Cho lớp hát bài “Em yêu hòa bình” ========== o0o ========== . - Giáo viên HD làm tiếp 4 ý còn lại - Học sinh mở SGK trang 1 35 - Giáo viên ghi 2 phép tính lên bảng - Học sinh làm bài vào vở 12 phút 25 giây x 5 - Hai học sinh lên bảng 9 ,5 ngày x 3 - Giáo. 1 buổi: 3 giờ 15 phút 5 buổi: …. Thời gian ? Để tính thời gian Hạnh học 5 buổi ta làm phép tính gì? - Gọi học sinh nêu phép tính, giáo viên ghi bảng: 3 giờ 15 phút x 5 - Cho học sinh. bảng thực hiện, lớp theo dõi - Giáo viên cùng học sinh nhận xét - Giáo viên nêu: Ở đây ta có 75 phút, lớn hơn 1 giờ, ta đổi ra giờ. - Gọi học sinh đổi - 75 phút = 1 giờ 15 phút - Sau khi