1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận về công tác hội quần chúng và tổ chức phi chính phủ

24 2,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 407,5 KB

Nội dung

Vai trò, điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi đó đã tác động mạnh đến tổchức và hoạt động của các tổ chức hội trên địa bàn thành phố; tạo ra những điềukiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu của

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu……… 2

I Nhận thức chung 5

1 Khái niệm 5

1.1 Quản lý nhà nước 5

1.2 Hội quần chúng 5

1.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng 6

2 Vai trò, ý nghĩa của việc quản lý hội quần chúng có chất lượng 7

II Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng 8

1 Tình hình tổ chức, hoạt động của các hội quần chúng 8

1.1 Tình hình tổ chức 8

1.2 Tình hình hoạt động 12

1.3 Ưu điểm, hạn chế trong tổ chức, hoạt động của các hội 17

1.3.1 Ưu điểm……… 17

1.3.2 Hạn chế……… 17

2 Ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng……… 18

2.1 Ưu điểm……… 18

2.2 Hạn chế……… 19

3 Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế……… 19

3.1 Nguyên nhân của những kết quả đạt được……… 21

3.2 Nguyên nhân của những hạn chế……… 21

II Một số kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng………. 22

Kết luận……… 24

Trang 2

Lời mở đầu

Tiềm lực và sức mạnh của nhân dân là vô bờ bến Tiềm lực ấy một khiđược khơi dậy và tập hợp trong một tổ chức tự nguyện dưới sự lãnh đạo củaĐảng thì có thể tạo ra sức mạnh ngàn lần, vượt qua mọi khó khăn thử thách, gópphần đưa dân tộc và đất nước tiến lên vững bền

Ngay từ khi ra đời, trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn khẳngđịnh các tổ chức tự nguyện nhân dân luôn có vai trò quan trọng Các hội quầnchúng được xem là lực lượng tập hợp sức mạnh quần chúng rất mạnh mẽ Tronggiai đoạn đất nước đổi mới hiện nay, Đảng ta càng chú trọng đến công tác pháthuy sức mạnh và quản lý các hội quần chúng

Thành phố Đà Nẵng được Bộ Chính trị xác định là thành phố trung tâmcủa miền Trung thể hiện ở Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 16/10/2003 của Bộ

Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Lợi thế về truyền thống đấu tranh chống giặc

ngoại xâm; trong hoà bình, nhân dân Đà Nẵng cần cù, thông minh, sáng tạo xâydựng thành phố ngày càng phát triển hiện đại, tạo điều kiện để thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế ngày càng nhanh Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩyquá trình khai thác các nguồn lực của các thành phố Nam Lào, Đông BắcCampuchia và Thái Lan sẽ tạo cơ hội cho Đà Nẵng phát huy điều kiện vị trí địa

lý để phát triển

Trình độ dân trí, lao động của thành phố Đà Nẵng tương đối cao so vớimức trung bình của cả nước đã tạo điều kiện và cơ hội để Đà Nẵng chuyển đổicông nghệ sản xuất tiên tiến Đà Nẵng còn là nơi hội tụ nhiều nhà khoa học, nơitập trung các các cơ sở đào tạo của miền Trung, đứng thứ 4 về số giáo viên, thứ

3 về số sinh viên trong số 5 thành phố lớn của Việt Nam Hàng năm các trườngđại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại Đà Nẵng đã đào tạo hàng ngànlao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu vềnguồn nhân lực không chỉ cho thành phố mà còn cho cả khu vực miền Trung

Trang 3

Cơ sở vật chất của các ngành sản xuất được quan tâm phát triển đúng mức.Các khu công nghiệp mới được hình thành, đã thu hút được nhiều nhà đầu tưtrong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển, công nghệ sản xuất được thay thếbằng công nghệ tiên tiến và đang diễn ra nhanh chóng Lực lượng kinh tế tư nhân

đã phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đầu tư nước ngoài tăngmạnh, doanh nghiệp tư nhân phát triển cả về số lượng và chất lượng Lực lượnglao động tăng cao, quy mô kinh tế không ngừng phát triển GDP bình quân đầungười của Đà Nẵng đứng thứ 4/64 tỉnh, thành phố trong cả nước

Vai trò, điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi đó đã tác động mạnh đến tổchức và hoạt động của các tổ chức hội trên địa bàn thành phố; tạo ra những điềukiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu của cộng đồng về sự phát triển đa dạng, phongphú theo sở thích, ngành nghề, lĩnh vực, giới và các xu hướng xã hội khác; đápứng và thúc đẩy sự năng động tích cực của cộng đồng, thỏa mãn nhu cầu vànguyện vọng gắn bó với nhau trong một tổ chức hòa bình, hòa hợp tâm lý, hòahợp lợi ích phát triển Từ đó, thông qua vai trò của các tổ chức hội, đã huy động,tập hợp đông đảo các thành phần, nguồn lực xã hội khác nhau tham gia, đónggóp tích cực vào việc quản lý cộng đồng, phát triển xã hội Vì vậy, những nămqua, sự phát triển và vai trò của tổ chức xã hội đối với sự phát triển xã hội trênđịa bàn thành phố chuyển biến khá mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc xâydựng một thành phố Đà Nẵng năng động, phát triển, giàu mạnh, văn minh Tuynhiên xu hướng phát triển đó đặt ra yêu cầu rất cao trong công tác quản lý hiệuquả đối với các hội

Để có cái nhìn rõ hơn về các hội quần chúng trên địa bàn thành phố, tôithực hiện tiểu luận “Nâng cao hiệu quả quản lý các hội quần chúng trên địa bànthành phố Đà Nẵng hiện nay”

Đối tượng nghiên cứu chính của tiểu luận là các hội quần chúng, cụ thể làcác hội quần chúng được thành lập theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-

CP ngày 25/9/2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, hoạt

Trang 4

động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí, tự chịu tráchnhiệm trước pháp luật, không phải các hội hoạt động tự phát như hội đồnghương, câu lạc bộ, hội dòng tộc,…

Phạm vi nghiên cứu là trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay, trong đóchú trọng nghiên cứu các hội hoạt động trong phạm vi thành phố

I Nhận thức chung

1 Khái niệm

1.1 Quản lý nhà nước

Trang 5

Quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướngcủa chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xãhội và hành vi của con người, nhằm duy trình tính ổn định và phát triển của đốitượng theo những mục tiêu đã định.

Theo đó, ta có thể hiểu quản lý nhà nước là sự tác động bằng pháp luật củacác chủ thể mang quyền lực nhà nước tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiệnchức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước

Quản lý nhà nước có chủ thể là các cơ quan trong bộ máy nhà nước thựchiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp Đối tượng quản lý của nhà nước làtoàn bộ dân cư và các tổ chức trong phạm vi tác động quyền lực nhà nước Phạm

vi của quản lý nhà nước là trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại gia nhằm thỏa mãn nhu cầucủa nhân dân Đồng thời, quản ý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, lấypháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của

xã hội

1.2 Hội quần chúng

Ở nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể chân chínhcủa quyền lực Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta là cơ chế, là công cụ thựchiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Hệ thốngchính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoànLao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam vàcác tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân được thành lập, hoạt động trên cơ sởliên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làmnền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện và đảm bảođầy đủ quyền làm chủ của nhân dân Bên cạnh đó còn có loại hình tổ chức hộiquần chúng

Trang 6

Hội quần chúng là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùngngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hộiviên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, gópphần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạtđộng theo quy định của pháp luật.

Với định nghĩa đó, hội gắn với năm nguyên tắc hoạt động cơ bản là: Tựnguyện; tự quản; Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; tự bảo đảm kinhphí hoạt động; không vì mục đích lợi nhuận; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật vàđiều lệ hội

Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệphội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của phápluật (sau đây gọi chung là hội)

Các tổ chức hội quần chúng có vị trí, vai trò quan trọng trong mặt trận đạiđoàn kết toàn dân tộc, trong vận động, tập hợp hội viên và các tầng lớp nhân dânthực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng

Hoạt động quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng do các cơ quantrong bộ máy nhà nước có chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp thực hiện.Đối tượng quản lý của nhà nước là các hội quần chúng hoạt động trong phạm vi

cả nước, tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường xã Phạm vi là trên tất cả các lĩnhvực của đời sống xã hội mà các hội hoạt động: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,quốc phòng, ngoại giao nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhân dân Mặc dầu các hộiquần chúng không nằm trong hệ thống chính trị song vẫn hoạt động dưới sựquàn lý của Nhà nước, hoạt động quàn lý nhà nước đối với các hội quần chúngmang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu

Trang 7

Hiện nay, hoạt động quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng gồm cácnội dung sau:

- Xây dựng trình hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hội;

- Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các hội và công dân thi hành phápluật về hội;

- Cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên vàphê duyệt điều lệ hội;

- Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý hội;

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hội;

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội; kiểm tra việc thựchiện điều lệ hội đối với các hội;

- Quản lý việc ký kết hợp tác quốc tế về hội theo quy định của pháp luật;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về hội;

- Tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội

Các nội dung trên được Nhà nước phân định rõ trách nhiệm quản lý đối vớitừng cơ quan, ban, ngành để các hội quần chúng hoạt động đảm bảo tuân thủpháp luật

2 Vai trò, ý nghĩa của việc quản lý hội quần chúng có chất lượng

- Trong xã hội do nhân dân làm chủ, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợiích xã hội gắn chặt và thống nhất với nhau, trong đó lợi ích nhân dân là động lựctrực tiếp thì công tác vận động nhân dân chỉ có thể thành công nếu trước hết bảođảm và đáp ứng được trên thực tế nhu cầu tập hợp, hoạt động xã hội của nhândân Quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng có hiệu quả sẽ giúp phát huyđược sức mạnh của quần chúng và quyền làm chủ của nhân dân, huy động đượcđông đảo các lực lượng quần chúng tham gia các nhiệm vụ phát triển kinh tế -

xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Trang 8

- Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền thì vấn

đề dân chủ hóa xã hội càng là một yêu cầu tất yếu Do đó, các tổ chức hội quầnchúng sẽ có xu hướng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh về số lượng,phong phú về hình thức, đa dạng về phương thức hoạt động và ngày càng có tácđộng, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội Chính vì vậy, quản lý hộiquần chúng có hiệu quả sẽ giúp các hội hoạt động theo đúng chủ trương, đườnglối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

II Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng

1 Tình hình tổ chức, hoạt động của các hội quần chúng

1.1 Tình hình tổ chức

Từ khi thành phố Đà Nẵng là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương,tình hình kinh tế của thành phố tiếp tục phát triển nhanh, các vấn đề xã hội đượcquan tâm giải quyết theo hướng tăng trưởng đi đôi với phát triển bền vững, anninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Việc thực hiện Quy chế dânchủ ở cơ sở bước đầu đã có kết quả, có tác dụng phát huy quyền làm chủ củanhân dân, tạo điều kiện để đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang

đô thị Năm 2003 Thành phố Đà Nẵng vinh dự được Chính phủ công nhận là đôthị loại 1 theo Quyết định số 145/2003/QĐ-TTg ngày 15/7/2003 của Thủ tướngChính phủ Bộ Chính trị có Nghị quyết số 33 NQ/TW ngày 16/10/2003 về xâydựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đạihoá Theo đó, sự phát triển đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực kinh tế cũng nhưnhu cầu phong phú, đa dạng của các tầng lớp nhân dân đã tác động mạnh đếnnhu cầu hình thành, thu hút, tập hợp các thành phần xã hội theo sở thích, ngànhnghề, lĩnh vực, giới và các xu hướng xã hội trong các tổ chức hội Đặc biệt, saukhi Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về

tổ chức, hoạt động và quản lý hội có hiệu lực, do các quy định về nguyên tắcthành lập, tổ chức, hoạt động và quy trình, thủ tục được cụ thể, rõ ràng hơn nên

Trang 9

số lượng tổ chức hội được thành lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tăng nhanh.Việc đề nghị của công dân, tổ chức cũng như tiếp nhận, thẩm định, cho phépthành lập, quản lý hoạt động các tổ chức hội trên địa bàn thành phố đúng thẩmquyền, trình tự, thủ tục, biểu mẫu hướng dẫn quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26 tháng 11 năm 2010 của BộNội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP cũng như cácquy định của pháp luật khác có liên quan trên từng lĩnh vực cụ thể mà tổ chứchội hoạt động

Tính đến ngày 31/7/2011, tại thành phố Đà Nẵng có 552 hội, trong đó 128 hội hoạt động trong phạm vi toàn thành phố, 102 hội hoạt động hoạt động trong phạm vi 07 quận, huyện và 322 hội hoạt động hoạt động trong phạm vi 56

phường, xã

Tính đến ngày 31 tháng 7 năm 2012, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có tất

cả 552 tổ chức hội hoạt động trên cả 03 phạm vi thành phố, quận, huyện và

phường, xã Trong tổng số 552 tổ chức hội hiện có thì hội hoạt động trên phạm

vi thành phố có 128 tổ chức, chiếm tỉ lệ 23%; hội hoạt động trên phạm vi quận, huyện có 102 tổ chức, chiếm tỉ lệ 18% và hội hoạt động trên phạm vi phường xã

có 322 tổ chức, chiếm tỉ lệ 59%

0 50 100 150 200 250 300 350

Hội cấp thành phố

Hội cấp quận, huyện

Hội cấp phường, xã

Biểu đồ số lượng hội hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

(tính đến tháng 7 năm 2012)

128

102

322

Trang 10

Biểu đồ cơ cấu tổ chức hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo

03 phạm vi hoạt động

Hội cấp thành phố Hội cấp quận, huyện Hội cấp phường, xã

Biểu đồ cơ cấu tổ chức hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo 03 phạm vi hoạt động (tính đến tháng 7 năm 2012)

Những năm gần đây, số lượng tổ chức hội gia tăng mạnh qua từng năm, đặc biệt là các tổ chức hội hoạt động trên phạm vi thành phố và hội hoạt động trên phạm vi phường, xã, hội hoạt động trên lĩnh vực xã hội từ thiện và hội hoạt động theo nghề nghiệp Một mặt, do quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức hoạt động của hội được cụ thể hơn, mặt khác do nhu cầu và các nguồn lực

xã hội ngày càng phong phú, đặc biệt là nhu cầu hoạt động hội trong cộng đồng dân cư ở phường, xã và nhu cầu hợp tác, liên kết, hỗ trợ nghề nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân trong phạm vi thành phố, nhu cầu huy động nguồn lực xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội như khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, giúp đỡ gia đình chính sách, hộ nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội khác nên số lượng tổ chức, công dân đề nghị thành lập ngày càng nhiều Năm 2004, toàn thành phố có 302 tổ chức hội thì đến tháng 7 năm 2012 có 552 hội, tăng 250 hội (tăng gần 83% so với năm 2004).

Trang 11

hoạt động trên địa

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Hội cấp thành phố Hội cấp quận, huyện Hội cấp phường, xã

Biểu đồ số lượng tổ chức hội hoạt động trên 03 phạm vi ở thành phố Đà

Nẵng giai đoạn 2004-2011

1.2 Tình hình hoạt động

Hoạt động của các hội đã từng bước đổi mới, vừa gắn liền với tôn chỉ, mụcđích của hội, tập trung vận động, tập hợp, giúp đỡ hội viên vừa tích cực tham gianhững vấn đề xã hội cũng như thực hiện một số nhiệm vụ nhà nước giao, gópphần vào sự phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn

xã hội của thành phố Hoạt động của các hội quần chúng trên địa bàn thành phốhiện nay có nhiều kết quả tốt trên các lĩnh vực sau:

1.2.1 Công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức

Trang 12

Công tác tuyên truyền là nội dung quan trọng được các hội quan tâm vàthường xuyên tổ chức thực hiện Năm 2011, các hội tổ chức tốt các hình thứctuyên truyền các chủ trương chính sách lớn của Trung ương và thành phố nhưhưởng ứng Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh, quán triệt Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 25/9/2010 của Chính phủ

về tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ hội và Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày19/5/2011 của Chủ tịch UBND thành phố ban hành quy định về tổ chức, hoạtđộng và quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội trên địa bàn thành phố ĐàNẵng, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước trên các lĩnh vực liên quan

và tuyên truyền vận động hội viên thực hiện các nhiệm vụ, điều lệ hội Dấu ấn

rõ nhất trong công tác tuyên truyền, vận động của hoạt động hội trong năm qua

là ngoài các hoạt động trong các đại hội, lễ kỉ niệm, nhiều tổ chức hội đã chủđộng tổ chức các buổi tập huấn về công tác quản lý, tổ chức vả hoạt động hội,đây cũng chính là diễn đàn để những người làm công tác quản lý hội nắm bắttình hình tư tưởng, nhận thức và ghi nhận những đóng góp của các hội trong sựphát triển chung của thành phố

Các hội cũng chú trọng việc phổ biến kiến thức pháp luật trên lĩnh vựcmình hoạt động nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và hiểu biết pháp luật nhưHội Kế hoạch hóa gia đình tổ chức cung cấp tài liệu tuyên truyền trong các đợttruyền thông về dân số, vận động người dân thực hiện chính sách kế hoạch hóagia đình, Hội Khuyết tật phổ biến các chủ trương, chính sách trợ giúp ngườikhuyết tật Đáng chú ý là các hoạt động tuyên truyền, vận động những ngườilàm khoa học và nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương thôngqua các hoạt động tuyên truyền của Hội Luật gia, Hội Khoa học Lịch sử thànhphố…

1.2.2 Hoạt động xóa đói giảm nghèo, cứu trợ nhân đạo

Phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm trước đây, năm 2011các tổ chức hội đã không ngừng vận động, kêu gọi sự chung tay của cộng đồng

Ngày đăng: 07/02/2015, 19:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w