1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN TỔ CHỨC TỰ HỌC CHO HỌC SINH

20 126 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 303,69 KB

Nội dung

SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT LẤP VÒ 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỌC NHÓM TẠI ĐỊA PHƯƠNG Lĩnh vực: Chủ nhiệm lớp. Người thực hiện: BÙI PHÚ HỮU Đơn vị công tác: Tổ Toán – Trường THPT Lấp Vò 2. Lấp Vò, tháng 3 năm 2013. Bùi Phú Hữu Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình tổ chức học nhóm tại địa phương. -2- MỤC LỤC Mục Trang Phần1: Mở đầu I. Lý do chọn đề tài II. Mục tiêu nghiên cứu III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu V. Đóng góp của sáng kiến Phần 2: Nội dung I. Cơ sở lý luận II. Cơ sở thực tiễn III. Giải pháp 1. Đề xuất giải pháp 2. Thực nghiệm giải pháp 3. Đánh giá kết quả thực nghiệm Phần 3: Kết luận và kiến nghị 1. Tính hiệu quả 2. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình 3. Tính khả thi và khả năng nhân rộng mô hình 4. Khả năng mở rộng nghiên cứu 5. Kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 2 2 3 3 3 4 5 6 7 8 12 12 13 13 13 15 16 Bùi Phú Hữu Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình tổ chức học nhóm tại địa phương. -3- PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Mục tiêu của dạy – học là làm cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức, tri thức khoa học. Để chiếm lĩnh được các kiến thức, tri thức khoa học đó học sinh chẳng những cần phải ghi nhớ, thông hiểu được vấn đề đã học mà còn phải có khả năng phân tích, tổng hợp, vận dụng chúng vào giải quyết một vấn đề thực tiễn hay cao hơn là sáng tạo một vấn đề mới. Hoạt động dạy – học được tổ chức tại lớp học chỉ là một khâu trong quá trình dạy – học. Ở đó chỉ đủ để giáo viên hướng dẫn học sinh kiến tạo lại kiến thức khoa học bộ môn, truyền giảng lại tri thức, tri thức phương pháp của môn học. Vì vậy để đạt được mục tiêu làm cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức khoa học, ngoài việc tổ chức tốt các hoạt động dạy – học trên lớp, học sinh còn phải biết cách tự học ở nhà sao cho hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy, tất cả học sinh đều có hoạt động tự học ở nhà. Tuy nhiên hiệu quả của việc tự học ở nhà của học sinh trong thời điểm hiện nay thực sự chưa cao, thể hiện ở một số dấu hiệu sau: - Nhiều học sinh thường không hoàn thành hết bài tập được giao hoặc không đáp ứng tốt khi giáo viên kiểm tra bài cũ; - Đa số học sinh chỉ có thể giải quyết các vấn đề được đặt ra tương tự các vấn đề đã học, khó hoàn thành tốt khi giải quyết các vấn đề phức hợp hay có tính vận dụng cao; - Lượng học sinh chậm tiến còn nhiều. Xuất phát từ tình hình trên, là một giáo viên chủ nhiệm lớp, với mong muốn nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu ở nhà của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học, kéo giảm tỉ lệ học sinh chậm tiến. Đồng thời cũng mong muốn thiết lập mối quan hệ đoàn kết tương trợ cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng trong học sinh, tôi chọn đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỌC NHÓM TẠI ĐỊA PHƯƠNG” II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Đề tài được nghiên cứu nhằm mục tiêu đề xuất được một phương án mới trong việc tổ chức tự học ở nhà cho học sinh THPT. Phương án mới phải đảm bảo các yêu cầu: - Góp phần nâng cao ý thức và năng lực tự học cho học sinh; - Góp phần nâng cao chất lượng dạy – học, kéo giảm tỉ tệ học sinh chậm tiến; - Giáo dục tư tưởng, ý thức tích cực học tập, tinh thần trách nhiệm cho học sinh; - Phát triển kỹ năng cho học sinh; - Áp dụng đại trà được cho học sinh trường THPT Lấp Vò 2. Bùi Phú Hữu Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình tổ chức học nhóm tại địa phương. -4- III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: - Năng lực tự học tập, tự nghiên cứu của học sinh. - Khả năng, kỹ năng làm việc nhóm. - Hiệu quả học tập dưới sự tác động của làm việc nhóm. 2. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài được nghiên cứu trên môi trường học sinh lớp 12A5, trường THPT Lấp Vò 2, thực hiện khảo sát trên các môn học: Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh. - Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 08 năm 2012 đến hết tháng 02 năm 2013. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu lý luận; - Nghiên cứu thực tiễn; - Tổ chức thực nghiệm; - Thống kê, đối chứng, đánh giá khách quan. V. ĐÓNG GÓP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sáng kiến kinh nghiệm đã đề xuất được một mô hình tổ chức tự học ở nhà của học sinh, góp phần thúc đẩy năng lực tự học, phát huy tính tích cực của học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc học THPT. VI. CẤU TRÚC: Phần1: Mở đầu I. Lý do chọn đề tài II. Mục tiêu nghiên cứu III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu V. Đóng góp của sáng kiến Phần 2: Nội dung I. Cơ sở lý luận II. Cơ sở thực tiễn III. Giải pháp 1. Đề xuất giải pháp 2. Thực nghiệm giải pháp 3. Đánh giá kết quả thực nghiệm Phần 3: Kết luận và kiến nghị 1. Tính hiệu quả 2. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình 3. Tính khả thi và khả năng nhân rộng mô hình 4. Khả năng mở rộng nghiên cứu 5. Kiến nghị Bùi Phú Hữu Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình tổ chức học nhóm tại địa phương. -5- PHẦN 2: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục. trước những cơ hội và yêu cầu đó đòi hỏi phải có một sự đổi mới giáo dục. Mục tiêu của đổi mới giáo dục trong thời đại mới là đào tạo ra một đội ngũ lao động không những có năng lực chuyên môn vững vàng mà còn cần phải có những năng lực chung, đặc biệt là: - Năng lực hành động; - Tính tự lực và trách nhiệm; - Tính năng động và sáng tạo; - Năng lực cộng tác làm việc; - Năng lực giải quyết vấn đề phức hợp; - Khả năng sử dụng phương tiện; - Khả năng giao tiếp. Một trong những thành tố cơ bản và trọng yếu của đổi mới giáo dục là công tác đổi mới phương pháp dạy – học. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy – học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục. Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy – học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, được tổ chức thông qua phương pháp dạy – học tích cực mà đặc trưng của nó là: - Dạy – học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Mô hình học tập tích cực theo thuyết kiến tạo (construcktivism) – Piagiê. Việc tổ chức tự học ở nhà của học sinh là một khâu không thể tách rời trong hoạt động dạy – học ở trường THPT. Việc tự học ở nhà giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học cũng như vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề chướng ngại, cụ thể là giải các bài tập hay viết một báo cáo. GIÁO VIÊN HỌC SINH HỌC SINH NỘI DUNG HỌC TẬP (Phức hợp) MÔI TRƯ Ờ NG H Ọ C T Ậ P Bùi Phú Hữu Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình tổ chức học nhóm tại địa phương. -6- Đổi mới phương pháp dạy – học không phải chỉ có đổi mới phương pháp giảng dạy trên lớp, nó bao hàm cả đổi mới phương pháp tự học ở nhà của học sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: A. Thực trạng Thông qua việc thực hiện mô hình “Xã hội học tập” của Đảng bộ trường THPT Lấp Vò 2 trong các năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011, 2011 – 2012 bằng cách đến thăm gia đình, tìm hiểu việc tổ chức tự học ở nhà của học sinh. Qua quan sát nghiên cứu vấn đề tổ chức tự học ở nhà của học sinh trường THPT Lấp Vò 2 thông qua phỏng vấn học sinh và phụ huynh trong các chuyến đến gia đình học sinh cho thấy: 1. Hình thức tổ chức tự học: - Học sinh tự tổ chức tự học cho mình. - Việc tự học được tiến hành đơn lẻ cho từng cá nhân tại gia đình trong suốt quá trình học. 2. Nội dung tự học của học sinh: - Ôn lại bài giảng trước đó của giáo viên mà học sinh đã được học trên lớp. - Giải các bài tập đã được giáo viên bộ môn giao cho. - Một số có đọc thêm sách tham khảo và làm thêm bài tập trong sách tham khảo. 3. Hiệu quả của tự học: - Có đáp ứng được yêu cầu của giáo viên thông qua các hoạt động kiểm tra miệng, sửa bài tập, làm bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm tra học kỳ. - Một số học sinh đôi khi không hoàn thành hết các bài tập mà giáo viên giao cho. - Một số học sinh đôi khi không thể ôn tập đầy đủ các vấn đề đã học dẫn đến không hoàn thành tốt các bài kiểm tra. 4. Chướng ngại: - Học sinh không giải được tất cả các bài tập được giao. - Học sinh không ôn tập toàn diện được một chương, phần kiến thức theo yêu cầu kiểm tra. - Học sinh thiếu góc nhìn sáng tạo, đa chiều đối với một vấn đề được học; phương pháp giải quyết một vấn đề, bài tập còn đơn điệu, theo khuôn mẫu. - Học sinh thường bị bế tắc trước các bài tập khó, các vấn đề ôn tập phức hợp dẫn đến chán nản, thiếu hứng thú khi tự học, mất lòng tin ở bản thân và ngán học. Các chướng ngại trên càng nghiêm trọng hơn đối với học sinh có học lực Trung bình, Yếu. 5. Nguyên nhân: - Mỗi học sinh có năng lực học tập và khả năng tư duy cá biệt và có hạn. Bùi Phú Hữu Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình tổ chức học nhóm tại địa phương. -7- - Trong từng vần đề học tập, mỗi học sinh có cách nhìn, cách giải quyết chủ quan dẫn đến thói quen tư duy một chiều, thiếu đa dạng, thiếu sáng tạo. - Khi gặp bài tập khó hay một nội dung học tập phức tạp, một mình học sinh chưa giải quyết được nhưng lại không có cơ hội trao đổi, không có sự giúp đỡ kịp thời dẫn đến bế tắc, học sinh không giải quyết được. từ đó nảy sinh sự thiếu hứng thú khi học tập, dần dần học sinh bị mất tự tin. B. Một số hoạt động, mô hình đang được tổ chức nhằm nâng cao chất lượng dạy – học: - Mô hình “Xã hội học tập” của Đảng bộ đã và đang có được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh. Mô hình này đã nâng cao đáng kể ý thức tự học ở nhà của học sinh cũng như sự quan tâm từ phụ huynh và chính quyền địa phương trong việc tổ chức cho học sinh tự học. - Mô hình “Đôi bạn cùng tiến” của Đoàn Thanh niên đã tạo điều kiện cho sự gắn kết, hỗ trợ giữa học sinh khá giỏi và học sinh chậm tiến; xóa bỏ rào cản tâm lý mặc cảm của học sinh chậm tiến. Các mô hình nói trên sẽ là điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho việc áp dụng mô hình nghiên cứu trong đề tài này vào thực tiễn. III. GIẢI PHÁP: 1. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP: Trên cơ sở thực tiễn về hoạt động tự học của học sinh trường THPT Lấp Vò 2 kết hợp một số vấn đề về lý luận đã nêu, giải pháp được đề xuất là: xây dựng mô hình tổ chức tự học ở nhà theo nhóm tại địa phương. a) Hình thức tổ chức: - Thành lập một nhóm học tập từ 4 đến 6 học sinh có nhà ở gần nhau trong cùng ấp, xã. b) Nội dung, phương thức hoạt động: - Nhóm chọn địa điểm học tại nhà của một thành viên trong nhóm. - Duy trì hoạt động theo kế hoạch định sẵn, mỗi tuần từ 1 đến 2 buổi sinh hoạt. - Trong mỗi buổi sinh hoạt, nhóm cùng nhau trao đổi, giải quyết các bài tập khó, các vấn đề ôn tập phức hợp mà bản thân các thành viên không tự hoàn thành được. c) Phương pháp, tiến trình tổ chức: - Giáo viên chủ nhiệm trao đổi với phụ huynh trong phiên họp phụ huynh toàn lớp ở đầu năm học, thông báo kế hoạch tổ chức mô hình, thống nhất quan điểm tổ chức, tìm phụ huynh nhiệt tình phối hợp tổ chức. - Giáo viên chủ nhiệm thống kê về địa bàn phân bố học sinh của lớp, gợi ý thành lập các nhóm theo danh sách với ý đồ: các thành viên có nhà gần nhau, có phụ huynh nhiệt tình phối hợp tổ chức, có thành viên học lực khá giỏi làm nòng cốt. Bùi Phú Hữu Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình tổ chức học nhóm tại địa phương. -8- - Giáo viên chủ nhiệm cùng học sinh bàn bạc thống nhất danh sách các nhóm và đề cử nhóm trưởng, có chú ý đến quan hệ xã hội, tình cảm giữa gia đình các thanh viên trong nhóm. - Chọn nơi tổ chức học nhóm, giáo viên chủ nhiệm cùng nhóm trưởng tiếp xúc phụ huynh là chủ nhà nơi sẽ tổ chức học nhóm để trao đổi về kế hoạch, phương thức tổ chức, yêu cầu về cơ sở vật chất và cách quản lý học sinh. - Các nhóm lên lịch hoạt động, hàng tháng báo cáo giáo viên chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm kết hợp chi hội cha mẹ học sinh lên kế hoạch đến thăm, động viên, kiểm tra việc tự học của các nhóm. 2. THỰC NGHIỆM GIẢI PHÁP: a) Môi trường thực nghiệm: Mô hình được tổ chức thực nghiệm trên môi trường học sinh lớp 12A5, trường THPT Lấp Vò 2, thực hiện khảo sát trên các môn học: Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh. Đặc điểm tình hình lớp: - Địa bàn phân bố học sinh: Tân Mỹ - 08, Tân Khánh Trung – 05, Mỹ An Hưng B – 10, Mỹ An Hưng A – 05, Vĩnh Thạnh – 06, Long Hưng A – 03, Long Hưng B – 03, Tân thuận Đông – 03, Tân Khánh Đông – 01. - Mặt bằng năng lực học tập: Trung bình khá. - Thái độ học tập: Khá tốt, tương đối tích cực. - Cá biệt: o Một nhóm 05 học sinh có cố gắng trong học tập nhưng hạn chế về năng lực. o Một nhóm 03 học sinh có năng lực học tập nhưng chưa siêng năng, chuyên cần. b) Diễn biến thực nghiệm: Thời gian Nội dung công việc Kết quả Tháng 8/2012 - Lên kế hoạch tổ chức mô hình. - Họp phụ huynh thông qua kế hoạch. - Thông báo kế hoạch cho học sinh. - Thống kê kết quả học tập của học sinh trong năm học trước. Thực hiện đúng kế họach, đúng tiến độ. Tháng 9/2012 - Lập nhóm học tập tham gia thực nghiệm mô hình. - Các nhóm lên kế hoạch hoạt động, bắt đầu hoạt động. - Lập nhóm đối chứng. * Lập được hai nhóm tham gia thực nghiệm: - Nhóm 1: 6 học sinh, học tại 218, ấp Tân Thuận B, Tân Mỹ. Bùi Phú Hữu Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình tổ chức học nhóm tại địa phương. -9- - Nhóm 2: 6 học sinh, học tại 37B, ấp An Quới, Mỹ An Hưng B. * Lập được nhóm đối chứng gồm 12 học sinh có điều kiện và học lực tương đương nhóm thực nghiệm. Tháng 10/2012 - Các nhóm hoạt động ổn định. - Ghi chép, thống kê, tạo sản phẩm thực nghiệm. - Thống kê ghi chép tạo sản phẩm đối chứng. - Sản phẩm thực nghiệm K1. - Sản phẩm đối chứng K1. Từ tháng 11/2012 đến tháng 02/2013 - Các nhóm hoạt động ổn định. - Ghi chép, thống kê, tạo sản phẩm thực nghiệm. - Thống kê ghi chép tạo sản phẩm đối chứng. - Sản phẩm thực nghiệm K2, K3, K4. - Sản phẩm đối chứng K2, K3, K4. c) Sản phẩm thực nghiệm: - Phiếu ghi chép hiệu suất làm bài tập ở nhà của Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm đối chứng. - Phiếu ghi chép hiệu suất làm bài tập tại lớp của Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm đối chứng. - Phiếu thống kê điểm kiểm tra hàng tháng, kiểm tra học kỳ 1 của Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm đối chứng. Sản phẩm thực nghiệm được tạo theo 4 kỳ: Kỳ K1 K2 K3 K4 Thời gian Tháng 10/1012 Tháng 11/2012 Kết thúc học kỳ 1 Tháng 2/2013 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM: a) Đánh giá định tính: - Học sinh thuộc nhóm đối chứng: tham gia các hoạt động học tập bình thường, đáp ứng được yêu cầu của giáo viên bộ môn trong việc giải bài tập ở nhà cũng như ở lớp; các học sinh có học lực Trung bình tiến bộ chậm, không ổn định. - Học sinh thuộc nhóm thực nghiệm: tham gia các hoạt động học tập tích cực hơn, đáp ứng được yêu cầu của giáo viên bộ môn trong việc giải bài tập ở nhà cũng như ở lớp; có sự chuyển biến về năng lực học tập ở đối tượng học sinh Trung bình. Bùi Phú Hữu Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình tổ chức học nhóm tại địa phương. -10- b) Đánh giá định lượng: Thống kê về hiệu suất làm bài tập của học sinh: Nhóm 1 Mã Học sinh 01 02 03 04 05 06 TB Hiệu suất làm bài tập ở nhà (%) K1 40 K2 58 K3 80 K4 96 Hiệu suất làm bài tập tại lớp (%) K1 25 33 50 100 75 100 64 K2 83 50 75 67 80 75 72 K3 50 86 100 75 100 80 82 K4 100 75 100 100 100 100 96 Nhóm 2 Mã Học sinh 01 02 03 04 05 06 TB Hiệu suất làm bài tập ở nhà (%) K1 75 K2 78 K3 85 K4 98 Hiệu suất làm bài tập tại lớp (%) K1 50 75 66 72 20 80 61 K2 66 80 50 80 33 100 68 K3 80 88 80 88 75 100 85 K4 88 100 100 100 88 100 96 Nhóm đối chứng Mã Học sinh 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 TB Hiệu suất làm bài tập ở nhà (%) K1 40 20 25 50 80 92 33 66 75 33 88 20 52 K2 33 20 20 48 60 90 40 40 50 40 75 33 46 K3 50 25 25 60 75 100 40 50 66 33 80 25 52 K4 40 33 30 50 75 88 33 50 66 50 80 50 54 Hiệu suất làm bài tập tại lớp (%) K1 20 33 20 66 83 100 25 20 75 17 66 17 45 K2 66 66 17 75 100 100 20 50 66 20 50 17 54 K3 50 50 20 50 66 83 50 33 100 100 75 50 61 K4 66 75 25 75 75 86 50 75 50 33 100 20 61 * Chú thích: Hiệu suất làm bài tập ở nhà (%) = (số bài tập làm được : số bài tập được giao) × 100. Hiệu suất làm bài tập ở lớp (%) = (số lần làm được bài tập : số lần được gọi) × 100. [...]... thống nhất trong tổ chủ nhiệm trong công tác tổ chức tự học ở nhà của học sinh - Giáo viên chủ nhiệm: tích cực quan tâm sâu sát tình hình lớp, điều kiện, khả năng của mỗi học sinh Phối hợp tốt với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp mình để tổ chức tốt hoạt động tự học của học sinh Phối hợp, liên kết với các Giáo viên chủ nhiệm cùng khối lớp để có thể tổ chức mô hình này ở các địa bàn học sinh phân bố... bố không tập trung -14- Bùi Phú Hữu - Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình tổ chức học nhóm tại địa phương - Ban đại diện cha mẹ học sinh: tích cực phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để tổ chức, quản lý, giám sát hoạt động tự học của học sinh Tập thể phụ huynh cùng ở một ấp có thể tự đề xuất tổ chức mô hình này và báo giáo viên chủ nhiệm cùng quản lý, giám sát Lấp Vò,... năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình tổ chức học nhóm tại địa phương Biểu đồ hiệu suất làm bài tập ở nhà của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (%) Biểu đồ hiệu suất làm bài tập tại lớp của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (%) -11- Bùi Phú Hữu - Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình tổ chức học nhóm tại địa phương Thống kê kết quả học tập của học sinh: (Trích... lực tự học của học sinh thông qua mô hình tổ chức học nhóm tại địa phương Qua kết quả trên cho thấy: - Hiệu suất làm bài tập ở nhà và ở lớp của học sinh thuộc nhóm thực nghiệm có sự dịch chuyển theo hướng tăng dần theo các kỳ đánh giá, có tính ổn định Điểm kiểm tra và học lực của nhóm học sinh trung bình có sự chuyển biến tăng lên sau mỗi kỳ đánh giá - Hiệu suất làm bài tập ở nhà và ở lớp của học sinh. .. (Dành cho học sinh thuộc nhóm đối chứng) MẪU Họ tên học sinh: , Mã: Kỳ tháng 9 K1 10 K2 11 12 K3 01 K4 02 Tuần Số bài tập được giao Số bài tập giải được Hiệu suất 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 2 3 4 1 2 3 4 -19- Bùi Phú Hữu - Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình tổ chức học nhóm tại địa phương PHIẾU GHI CHÉP HIỆU SUẤT LÀM BÀI TẬP Ở LỚP (Dành cho học sinh thuộc... nghiệm cho thấy mô hình đã mang lại một số hiệu quả thiết thực sau đây: - Học sinh có tinh thần trách nhiệm và tinh thần đoàn kết cao hơn; - Xóa bỏ rảo cản tâm lý mặc cảm của nhóm học sinh trung bình đối với nhóm học sinh khá giỏi; - Dưới sự hỗ trợ giúp đỡ của học sinh khá giỏi học sinh trung bình có thể vượt qua chướng ngại, nâng cao năng lực học tập; - Trong quá trình làm việc theo nhóm, các học sinh. .. giám sát kiểm tra học sinh, … - Học sinh rất hứng thú khi tham gia mô hình b) Khó khăn: - Một số nơi học sinh phân bố trên địa bàn rộng, nhà không gần nhau nên khó lập nhóm - Một số học sinh ngoài giờ học ở trường còn có các buổi học thêm nên khó xếp lịch sinh hoạt cho nhóm - Một số phụ huynh còn nghi ngờ về tính khả thi của mô hình, e ngại con em mình chỉ tụ tập giỡn hớt mà không học 3 TÍNH KHẢ THI,... a) Thuận lợi: - Mô hình “Xã hội học tập” của Đảng bộ đã xây dựng được thói quen tự giác học tập ở nhà của học sinh - Mô hình “Đôi bạn cùng tiến” của Đoàn thanh niên đã tạo được tinh thần đoàn kết tương trợ trong học sinh -13- Bùi Phú Hữu - Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua mô hình tổ chức học nhóm tại địa phương - Đa số phụ huynh ủng hộ, tao điều kiện thuận lợi để thực... tự học của học sinh thông qua mô hình tổ chức học nhóm tại địa phương PHỤ LỤC 1 Các mẫu phiếu ghi chép, thống kê PHIẾU GHI CHÉP HIỆU SUẤT LÀM BÀI TẬP Ở NHÀ (Dành cho nhóm thực nghiệm) MẪU Nhóm: Kỳ tháng 9 K1 10 K2 11 12 K3 01 K4 02 Tuần Số bài tập được giao Số bài tập giải được Hiệu suất 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 2 3 4 1 2 3 4 -17- Bùi Phú Hữu - Nâng cao năng lực tự học của học sinh. .. Tư vấn cho học sinh và phụ huynh cách sắp xếp lịch học - Kết hợp chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh để làm tốt công tác quản lý, giám sát học sinh 4 KHẢ NĂNG MỞ RỘNG NGHIÊN CỨU: Việc nghiên cứu thực nghiệm mô hình tổ chức tự học ở nhà theo nhóm tại địa phương” trong năm học 2012 – 2013 chỉ thực hiện trong hai nhóm ở lớp 12A5 với mặt bằng học sinh trung bình khá nên chưa thể thể hiện hết ưu, . gia đình học sinh cho thấy: 1. Hình thức tổ chức tự học: - Học sinh tự tổ chức tự học cho mình. - Việc tự học được tiến hành đơn lẻ cho từng cá nhân tại gia đình trong suốt quá trình học. 2 gia đình, tìm hiểu việc tổ chức tự học ở nhà của học sinh. Qua quan sát nghiên cứu vấn đề tổ chức tự học ở nhà của học sinh trường THPT Lấp Vò 2 thông qua phỏng vấn học sinh và phụ huynh trong. môn học. Vì vậy để đạt được mục tiêu làm cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức khoa học, ngoài việc tổ chức tốt các hoạt động dạy – học trên lớp, học sinh còn phải biết cách tự học ở nhà sao cho

Ngày đăng: 07/02/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w