giáo án HÌNH 8 - HAY

206 419 0
giáo án HÌNH 8 - HAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày soạn:18/8/2012 Ngày giảng: 21/8/2012 CHƯƠNG I TỨ GIÁC Tiết 1 TỨ GIÁC I- MỤC TIÊU + Kiến thức: HS nắm vững các định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi, các khái niệm : Hai đỉnh kề nhau, Hai cạnh kề nhau, Hai cạnh đối nhau, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác & các tính chất của tứ giác. Tổng bốn góc của tứ giác = 360 0 . + Kỹ năng: HS tính được số đo của một góc khi biết ba góc còn lại, vẽ được tứ giác khi biết số đo 4 cạnh & 1 đường chéo. + Thái độ: Rèn tư duy suy luận ra được 4 góc ngoài của tứ giác = 360 0 II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - GV: thước, 2 tranh vẽ hình 1 ( sgk ) Hình 5 (sgk) bảng phụ - HS: Thước, com pa, bảng nhóm III- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH + vấn đáp gợi mở & các phương pháp khác IV- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY A. Ôn định tổ chức: 8A: 8B: 8C: B. Kiểm tra bài cũ: - GV: kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh và nhắc nhở dụng cụ học tập cần thiết: thước kẻ, ê ke, com pa, thước đo góc,… - GV: nhắc nhở học sinh còn thiếu đồ dùng học tập. C. Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Hình thành định nghĩa - GV: treo tranh (bảng phụ) 1) Định nghĩa - HS: Quan sát hình & trả lời - Các HS khác nhận xét Trang 1 B A B C D A C D H1(b) H1(a) -GV: Trong các hình trên mỗi hình gồm 4 đoạn thẳng: AB, BC, CD & DA. - Hình nào có 2 đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng ? - Ta có H1 là tứ giác, hình 2 không phải là tứ giác. Vậy tứ giác là gì ? - GV: Chốt lại & ghi định nghĩa - GV: giải thích : 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó đoạn đầu của đoạn thẳng thứ nhất trùng với điểm cuối của đoạn thẳng thứ 4. + 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó không có bất cứ 2 đoạn thẳng nào cùng nằm trên 1 đường thẳng. + Cách đọc tên tứ giác phải đọc hoặc viết theo thứ tự các đoạn thẳng như: ABCD, BCDA, ADBC … +Các điểm A, B, C, D gọi là các đỉnh của tứ giác. + Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA gọi là các cạnh của tứ giác. -GV: Hãy lấy mép thước kẻ lần lượt đặt trùng lên mỗi cạch của tứ giác ở H1 rồi quan sát - H1(a) luôn có hiện tượng gì xảy ra ? - H1(b) (c) có hiện tượng gì xảy ra ? - GV: Bất cứ đương thẳng nào chứa 1 cạnh của hình H1(a) cũng không phân chia tứ giác thành 2 phần nằm ở 2 nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng đó gọi là tứ giác lồi. - Vậy tứ giác lồi là tứ giác như thế nào ? + Trường hợp H1(b) & H1 (c) không phải là tứ - Hình 2 có 2 đoạn thẳng BC & CD cùng nằm trên 1 đường thẳng. * Định nghĩa: Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kỳ 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. - HS nhận xét * Tên tứ giác phải được đọc hoặc viết theo thứ tự của các đỉnh. *Định nghĩa tứ giác lồi * Chú ý: Khi nói đến 1 tứ giác mà không giải thích gì thêm ta hiểu đó là tứ giác lồi + Hai đỉnh thuộc cùng một cạnh gọi là hai đỉnh kề nhau Trang 2 B C D A C D H2 H1(c) . giác lồi - GV: Vẽ H3 và giải thích khái niệm: cạnh kề đối, góc kề, đối điểm trong , ngoài. Hoạt động 2: Tìm hiểu tổng các góc trong một tứ giác GV: Không cần tính số mỗi góc hãy tính tổng 4 góc A^+ B^ + C^ + D^ = ? (độ) - Gv: ( gợi ý hỏi) + Tổng 3 góc của 1 ∆ là bao nhiêu độ? + Muốn tính tổng A^ + B^ + C^ + D^ = ? (độ) ( mà không cần đo từng góc ) ta làm ntn? + Gv chốt lại cách làm: - Chia tứ giác thành 2 ∆ có cạnh là đường chéo - Tổng 4 góc tứ giác = tổng các góc của 2 ∆ ABC & ADC ⇒ Tổng các góc của tứ giác bằng 360 0 - GV: Vẽ hình & ghi bảng + hai đỉnh không kề nhau gọi là hai đỉnh đối nhau + Hai cạnh cùng xuất phát từ một đỉnh gọi là hai cạnh kề nhau + Hai cạnh không kề nhau gọi là hai cạnh đối nhau - Điểm nằm trong M, P điểm nằm ngoài N, Q 2/ Tổng các góc của một tứ giác A 1 ^ + B^ + C 1 ^ = 180 0 A 2 ^ + D^ + C 2 ^ = 180 0 (A 1 ^ + A 2 ^) + B^ + (C 1 ^+ C 2 ^) + D^ = 360 0 Hay A^ + B^ + C^ + D^ = 360 0 * Định lý: Tổng các góc của một tứ giác bằng 360 0 D- Củng cố - GV: cho HS làm bài tập trang 66 Hãy tính các góc còn lại E- Hướng dẫn HS học tập ở nhà - Nêu sự khác nhau giữa tứ giác lồi & tứ giác không phải là tứ giác lồi ? - Làm các bài tập : 2, 3, 4 (sgk) * Chú ý : T/c các đường phân giác của tam giác cân. * HD bài 4: Dùng com pa & thước thẳng chia khoảng cách vẽ tam giác có 1 cạnh là đường chéo trước rồi vẽ 2 cạch còn lại * Bài tập NC: ( Bài 2 sổ tay toán học) Cho tứ giác lồi ABCD chứng minh rằng: đoạn thẳng MN nối trung điểm của 2 cạnh đối diện nhỏ hơn hoặc bằng nửa tổng 2 cạnh còn lại (Gợi ý: Nối trung điểm đường chéo). Trang 3 1 A B C D 2 2 1 Ngày soạn:18/8/2012 Ngày giảng: 24/8/2012 Tiết 2 HÌNH THANG I- MỤC TIÊU + Kiến thức: HS nắm vững các định nghĩa về hình thang , hình thang vuông các khái niệm : cạnh bên, đáy , đường cao của hình thang + Kỹ năng: Nhận biết hình thang hình thang vuông, tính được các góc còn lại của hình thang khi biết một số yếu tố về góc. + Thái độ: Rèn tư duy suy luận, sáng tạo II- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - GV: thước, tranh vẽ bảng phụ - HS: Thước, êke, bảng nhóm III- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Vấn đáp gợi mở & các phương pháp khác IV- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY A) Ôn dịnh tổ chức: + Lớp 8A: Lớp 8A: 8B: 8C: B) Kiểm tra bài cũ: - GV: (dùng bảng phụ ) * HS1: Một tứ giác như thế nào được gọi là tứ giác lồi ? + Phát biểu định lý về tổng 4 góc của 1 tứ giác ? * HS 2: Em hiểu góc ngoài của tứ giác là góc như thế nào ? + Tính các góc ngoài của tứ giác Đáp án: A^ + A 1 ^ = 180 0 B^ + B 1 ^ = 180 0 C^ + C 1 ^ = 180 0 D^ + D 1 ^ = 180 0 (A^+ B^+C^+D^)+( A 1 ^+B 1 ^+C 1 ^+D 1 ^) = 720 0 Mà A^+B^+C^+D^ = 360 0 A 1 ^+B 1 ^+C 1 ^+D 1 ^ = 360 0 C Bài mới: Trang 4 A B C D 1 A B C D 1 1 1 1 1 75 o 1 120 o 90 o Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: ( Giới thiệu hình thang) - GV: Tứ giác có tính chất chung là + Tổng 4 góc trong = 360 0 + Tổng 4 góc ngoài = 360 0 Ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về tứ giác. - GV: đưa ra hình ảnh cái thang & hỏi + Hình trên mô tả cái gì ? + Mỗi bậc của thang là một tứ giác, các tứ giác đó có đặc điểm gì ? & giống nhau ở điểm nào ? - GV: Chốt lại + Các tứ giác đó đều có 2 cạnh đối // Ta gọi đó là hình thang ta sẽ nghiên cứu trong bài hôm nay. * Hoạt động 2: Định nghĩa hình thang - GV: Em hãy nêu định nghĩa thế nào là hình thang - GV: Tứ giác ở hình 13 có phải là hình thang không ? vì sao ? - GV: nêu cách vẽ hình thang ABCD + B1: Vẽ AB // CD + B2: Vẽ cạnh AD & BC & đường cao AH - GV: giới thiệu cạnh. đáy, đường cao… * Hoạt động 3: Bài tập áp dụng - GV: dùng bảng phụ 1. Định nghĩa Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song * Hình thang ABCD : + Hai cạnh đối // là 2 đáy + AB đáy nhỏ; CD đáy lớn + Hai cạnh bên AD & BC + Đường cao AH (H.a) - A^= B^ = 60 0 ⇒ AD// BC ⇒ Hình thang - (H.b) Trang 5 A B CD H - GV: chốt lại - Qua đó em thấy hình thang có tính chất gì ? GV: Ghi bảng - GV: đưa ra bài tập HS làm việc theo nhóm nhỏ Cho hình thang ABCD có 2 đáy AB & CD biết: AD // BC. CMR: AD = BC; AB = CD GT ABCD là hình thang (AB//CD), AD//BC KL AB=CD, AD=BC Bài toán 2: GT ABCD là hình thang (AB//CD)AB=CD KL AD//BC, AD=BC Tứ giác EFGH có: H^ = 75 0 , G^= 105 0 (Kề bù) ⇒ GF// EH ⇒ EFGH là Hình thang - (H.c) Tứ giác IMKN có: N^= 120 0 ≠ K^ = 115 0 ⇒ IN không song song với MK ⇒ đó không phải là hình thang * Nhận xét: + Trong hình thang 2 góc kề một cạnh bù nhau (có tổng = 180 0 ) + Trong tứ giác nếu 2 góc kề một cạnh nào đó bù nhau ⇒ Hình thang. Bài toán 1 - Hình thang ABCD có 2 đáy AB & CD theo (gt) ⇒ AB // CD (đn)(1) mà AD // BC (gt) (2) Từ (1) & (2) ⇒ AD = BC; AB = CD ( 2 cặp đoạn thẳng // chắn bởi đường thẳng //.) - Bài toán 2: (cách 2) ∆ ABC = ∆ ADC (g.c.g) Trang 6 ?.2 A D E F G H I M N K (H. a) (H. b) (H. c) 60 o 60 o 105 o 75 o 75 o 115 o 120 o B C D A - GV: gợi ý như bài 1 - GV: qua bài 1 & bài 2 em có nhận xét gì ? * Hoạt động 4: Hình thang vuông - GV: (hỏi) Hãy nhận xét hình thang sau: * Nhận xét 2: (sgk)/70. 2) Hình thang vuông Là hình thang có một góc vuông. D.Củng cố : - GV: đưa bài tập 7 ( Bằng bảng phụ) Tìm x, y ở hình 21 E) Hướng dẫn HS học tập ở nhà - Học bài - Làm các bài tập 6,8,9 - Trả lời các câu hỏi sau: + Khi nào một tứ giác được gọi là hình thang. + Khi nào một tứ giác được gọi là hình thang vuông + muốn chứng minh một tứ giác là hình thang ta phải chứng minh như thế nào ? ********************************************* Ngày 20 tháng 8 năm 2012 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Nguyễn Thị Thuý Nga Ngày soạn:25/8/2012 Trang 7 BA C D D B C A Ngày giảng:28/8/2012 Tiết 3 HÌNH THANG CÂN I- MỤC TIÊU + Kiến thức: HS nắm vững các định nghĩa, các t/c, các dấu hiệu nhận biết về hình thang cân + Kỹ năng: Nhận biết hình thang hình thang cân, biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng định nghĩa, các tính chất vào chứng minh, biết chứng minh 1 tứ giác là hình thang cân + Thái độ: Rèn tư duy suy luận, sáng tạo II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - GV: thước, tranh vẽ bảng phụ - HS: Thước, học bài và làm BTVN III- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH + Lấy HS làm trung tâm & các phương pháp khác IV- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY A- Ôn định tổ chức: 8A: 8B: 8C: B- Kiểm tra bài cũ: - HS1: GV dùng bảng phụ Cho biết ABCD là hình thang có đáy là AB, & CD. Tính x, y của các góc D, B Đáp án: ABCD là hình thang AB // CD (gt) ⇒ A^ + D^ = 180 0 ⇒ 120 0 + x = 180 0 ⇒ x = 60 0 ⇒ C^= D^ - HS2: Phát biểu định nghĩa hình thang & nêu rõ các khái niệm cạnh đáy, cạnh bên, đường cao của hình thang. - HS3: Muốn chứng minh một tứ giác là hình thang ta phải chứng minh như thế nào? C- Bài mới: GV: Ta đã học hình thang là tứ giác có 2 cạnh đối .// gọi là 2 đáy của hình thang & tổng cac gốc kề 2 đáy của cạnh bên = 180 0 . Tiết này ta sẽ học về hình thang có dạng đặc biệt & tính chất của nó đó là hình thang cân. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Em có nhận xét gì hình thang ABCD - GV: chốt lại hình thang như thế gọi là hình thang cân vậy em hãy nêu định nghĩa hình thang cân ? 1) Định nghĩa Hình thang cân là hình thang có 2 góc kề một đáy bằng nhau Trang 8 A B C D 120 0 x y 60 0 GVyêu cầu HS làm ?2 a) Tìm các hình thang cân ? b) Tính các góc còn lại của mỗi hình thang cân đó c) Có nhận xét gì về 2 góc đối của hình thang cân ? GV: chốt lại a) Hình a,c,d là hình thang cân b) Hình (a): C^= 100 0 Hình (c) : N^= 70 0 Hình (d) : S^= 90 0 c) tổng 2 góc đối của hình thang cân = 180 0 ( Hình (b) không phải vì F^ + G^ ≠ 180 0 * Nhận xét: Trong hình thang cân 2 góc đối bù nhau. Hoạt động 2:Hình thành T/c, Định lý - GV (hỏi) Trong hình thang cân 2 góc đối bù nhau. Còn 2 cạnh bên liệu có bằng nhau không ? - GV: cho các nhóm CM & gợi ý - Hãy giải thich vì sao AD = BC ? Tứ giác ABCD là H. thang cân (đáy AB, CD) ⇔ AB // CD có C^ = D^ hoặc A^= B^ a) Hình a,c,d là hình thang cân b) Hình (a): C^= 100 0 Hình (c) : N^= 70 0 Hình (d) : S^= 90 0 c) tổng 2 góc đối của hình thang cân = 180 0 2) Tính chất * Định lí 1: Trong hình thang cân 2 cạnh bên bằng nhau. Chứng minh: Trang 9 ? 2 K 80 0 N I G H E F D C B A QP M 100 0 T S 110 0 80 0 80 0 80 0 110 0 70 0 70 0 c) a) d) b) GT ABCD là hình thang cân ( AB // DC) KL AD = BC Các nhóm CM: +Trường hợp AD cắt BC ở O + AD // BC ? khi đó hình thang ABCD có dạng như thế nào ? - GV: Với hình vẽ sau 2 đoạn thẳng nào bằng nhau ? Vì sao ? - GV: Em có dự đoán gì về 2 đường chéo AC & BD ? GT ABCD là hình thang cân (AB//CD) KL AC=BD GV: Muốn chứng minh AC = BD ta phải chứng minh 2 tam giác nào bằng a) AD cắt BC ở O ( Giả sử AB < DC) ABCD là hình thang cân nên C^= D^ , A^= B^ta có C^= D^ nên ∆ ODC cân ( 2 góc ở đáy bằng nhau) ⇒ OD = OC (1) A 1 ^= B 1 ^ nên A 2 ^ = B 2 ^ ⇒ ∆ OAB cân (2 góc ở đáy bằng nhau) ⇒ OA = OB (2) Từ (1) &(2) ⇒ OD - OA = OC - OB Vậy AD = BC b) AD // BC khi đó AD = BC * Chú ý: Có những hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau nhưng không phải là hình thang cân. * Định lí 2: Trong hình thang cân 2 đường chéo bằng nhau. Trang 10 A B O 2 2 D 1 1 C B C D A 40 0 40 0 A B C D 40 0 80 0 60 0 60 0 A B C D [...]... Lớp 8A: 8B: 8C: B ) Kiểm tra bài cũ: GV: Hỏi -HS1: Phát biểu định nghĩa hình thang, hình thang cân, hình thang vuông ? -HS2: Nêu các tính chất của hình thang, hình thang cân? Đáp án + Hình thang là tứ giác có hai cạnh đáy song song + Hình thang vuông là hình thang có cạnh bên vuông góc với cạnh đáy + Hình thang cân là hình thang có hai góc ở đáy bằng nhau * Tính chất: - Tổng 2 góc kề cạnh bên = 180 0... Thái độ: Rèn tư duy suy luận, sáng tạo, tính cẩn thận II- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - GV: thước, giáo án, sgk - HS: Thước III CÁCH THỨC TIẾN HÀNH + Lấy HS làm trung tâm & các phương pháp khác IV- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY A- Ôn định tổ chức: 8A: 8B: 8C: B- Kiểm tra bài cũ: - HS1: Phát biểu định nghĩa hình thang cân & các tính chất của nó ? - HS2: Muốn chứng minh 1 hình thang nào đố là hình thang cân thì ta phải... có hai góc kề 1 cạnh bằng nhau là hình thang cân 5- Tứ giác có hai góc kề 1 cạnh bù nhau và có hai góc đối bù nhau là hình thang cân ĐÁP ÁN: + 1- Đúng: theo đ/n + 2- Sai: HS vẽ hình minh hoạ + 3- Đúng: Theo đ/lý + 4- Sai: HS giải thích bằng hình vẽ + 5- Đúng: theo t/c C- Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Qua định lý hình thành đ/n 1- Đường trung bình của tam giác... định tổ chức: Lớp 8A: 8B: 8C: B.Kiểm tra bài cũ: - GV: Ra đề kiểm tra trên bảng phụ N M - HS1: Tính x trên hình vẽ sau I Đáp án: Từ hình vẽ có MP ⊥ PQ NQ ⊥ PQ ⇒ MP//NQ (1) ⇒ MNQP là hình thang 5 dm x ⊥ PQ (2) IK P K Q ⇒ IK//MP & NQ (3) Từ (1) & (2) IM = IN (4) Từ (3) & (4) ⇒ KP = KQ (t/c) ⇒ x = PK = 5 dm - HS2: Phát biểu T/c đường TB trong tam giác, trong hình thang? So sánh 2 T/c - HS3: Phát biểu định... chức: Lớp 8A: 8B: 8C: B.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài C.Bài mới: Trang 25 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài tập 26 (SGK - 80 ) GV yêu cầu HS lên bảng vẽ hình ,ghi GT, KL B A 8 cm x C D 16 cm E F y GT KL AB//CD//EF//GH AB = 8cm; EF= 16cm x=?; y =? GV gọi HS lên bảng trình bày G H Bài giải: - CD là đường TB của hình thang ABFE(AB//CD//EF) ⇒ CD = AB + EF 8 + 16 = = 12cm 2 2 - CD//GH... H' Trang 29 d A A' B B' C HĐ3: Hình thành định nghĩa hình có trục đối xứng Cho ∆ ABC cân tại A đường cao AH Tìm hình đối xứng với mỗi cạnh của ∆ ABC qua AH + GV: Hình đx của cạnh AB là hình nào? - Hình đx của cạnh AC là hình nào ? - Hình đx của cạnh BC là hình nào ? + GV chốt lại: ⇒ Có đ/n thế nào là 2 hình đối xứng nhau? Bài tập áp dụng + GV đưa ra bt bằng bảng phụ Mỗi hình sau đây có bao nhiêu trục... lại phương pháp chứng minh 1 tứ giác là hình thang cân - C/m các đoạn thẳng bằng nhau, tính số đo các góc tứ giác qua chứng minh hình thang - Phương pháp vẽ hình thang cân E- Hướng dẫn HS học tập ở nhà - Làm các bài tập 18, 19 /75 (sgk) - Xem lại bài đã chữa - Tập vẽ hình thang cân 1 cách nhanh nhất ************************************************ Ngày 27 tháng 8 năm 2012 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Nguyễn... Hình có trục đối xứng ?3 A B H C - Hình đối xứng của điểm A qua AH là A ( quy ước) - Hình đối xứng của điểm B qua AH là C và ngược lại ⇒ AB&AC là 2 hình đối xứng của nhau qua đt AH - Cạnh BC tự đối xứng với nó qua AH ⇒ Đt AH là trục đối xứng của tam giác cân ABC Định nghĩa: Đt d là trục đx cảu hình H nếu điểm đx với mỗi điểm thuộc hình H qua đt d cũng thuộc hình H ⇒ Hình H có trục đối xứng ?4 Một hình. .. thể có nhiều trục đối xứng +GV: Đưa tranh vẽ hình thang cân - Hình thang có trục đối xứng không? Là hình thang nào? và trục đối xứng là đường nào? A C - Làm các BT 35, 36, 38 SGK - Đọc phần có thể em chưa biết B D * Đường thẳng đi qua trung điểm 2 đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó D) Củng cố - HS quan sát H 59 SGK - Tìm các hình có trục đx trên H59 + H (a) có 2 trục đối... định tổ chức: Lớp 8A: 8B: 8C: B Kiểm tra bài cũ: - GV: ( Dùng bảng phụ) Các câu sau đây câu nào đúng , câu nào sai? hãy giải thích rõ hoặc chứng minh cho kết luận của mình 1- Hình thang có hai góc kề hai đáy bằng nhau là một hình thang cân? 2- Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân ? 3- Tứ giác có hai góc kề 1 cạnh bù nhau và hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân 4- Tứ giác có hai . DẠY A- Ôn định tổ chức: 8A: 8B: 8C: B- Kiểm tra bài cũ: - HS1: Phát biểu định nghĩa hình thang cân & các tính chất của nó ? - HS2: Muốn chứng minh 1 hình thang nào đố là hình thang cân thì ta. phụ - HS: Thước, êke, bảng nhóm III- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Vấn đáp gợi mở & các phương pháp khác IV- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY A) Ôn dịnh tổ chức: + Lớp 8A: Lớp 8A: 8B: 8C: B) Kiểm tra bài cũ: - GV:. DẠY A- Ôn định tổ chức: 8A: 8B: 8C: B- Kiểm tra bài cũ: - HS1: GV dùng bảng phụ Cho biết ABCD là hình thang có đáy là AB, & CD. Tính x, y của các góc D, B Đáp án: ABCD là hình thang AB // CD

Ngày đăng: 07/02/2015, 12:00

Mục lục

    A. Ôn định tổ chức

    B ) Kiểm tra bài cũ: