Trong đó hình thức giáo dục thường xuyên là hình thức có chức năng đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời của người dân, đặc biệt các cơ sở GDTX còn có chức năng liên kết đào tạo với các
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TPHCM
_
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL trường THPT năm 2013
QUẢN LÝ CÔNG TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM GDTX HUYỆN THANH BÌNH
NĂM HỌC 2013 - 2014
Họ và tên học viên: NGUYỄN MINH QUỐC
Đơn vị: Trung tâm GDTX huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp
ĐỒNG THÁP, THÁNG 8/2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TPHCM
_
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL trường THPT năm 2013
QUẢN LÝ CÔNG TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM GDTX HUYỆN THANH BÌNH
NĂM HỌC 2013 - 2014
Họ và tên học viên: NGUYỄN MINH QUỐC
Đơn vị: Trung tâm GDTX huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp
Trang 3DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4MỤC LỤC
Trang
1 Lý do chọn đề tài 1
1.1 Cơ sở pháp lý 1
1.2 Cơ sở lý luận 1
1.3 Cơ sở thực tiễn 1
2 Thực trạng quản lý công tác liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX huyện Thanh Bình 2
2.1 Giới thiệu khái quát về Trung tâm GDTX huyện Thanh Bình 2
2.2 Thực trạng quản lý công tác liên kết đào tạo ở đơn vị 3
2.3 Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn để nâng cao hiệu quả công tác liên kết đào tạo ở đơn vị 3
2.4 Những việc mà đơn vị đã làm được và những tồn tại, hạn chế trong quản lý công tác liên kết đào tạo 4
3 Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học được trong công việc được giao ở đơn vị 6
3.1 Các hoạt động tác giả dự kiến thực hiện trong vòng 06 tháng tới 6
3.2 Các hoạt động tác giả dự kiến thực hiện trong vòng 06 tháng tiếp theo 8
4 Kết luận và kiến nghị 12
4.1 Kết luận 12
4.2 Kiến nghị 13
Trang 51 Lý do chọn đề tài
1.1 Cơ sở pháp lý
Theo điều 4 của Luật giáo dục Việt Nam ban hành năm 2005 thì trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm hai hình thức giáo dục là: giáo dục chính quy và GDTX, điều đó giúp chúng ta có thể đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đối với giáo dục hiện nay là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” và tiến đến xã hội học tập Trong đó hình thức giáo dục thường xuyên là hình thức có chức năng đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời của người dân, đặc biệt các cơ sở GDTX còn có chức năng liên kết đào tạo với các trường Trung cấp chuyên nghiệp, các trường Cao đẳng và Đại học có đầy đủ điều kiện về
cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên để đào tạo nghề cho người dân ở địa phương (theo Điều 5 của Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ GD&ĐT), tạo nguồn nhân lực có tay nghề góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
1.2 Cơ sở lý luận
Trong quản lý giáo dục có quản lý dạy học và quản lý quá trình đào tạo Quản
lý đào tạo là quản lý các yếu tố chủ đạo sau: mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, lực lượng đào tạo, đối tượng đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo, điều kiện đào tạo, môi trường đào tạo, quy chế đào tạo, bộ máy tổ chức đào tạo Trong đào tạo, liên kết là hình thức phối hợp, hỗ trợ, tạo sự gắn bó chặt chẽ với nhau giữa các cơ sở đào tạo hoặc giữa các cơ sở đào tạo với các đối tác khác nhằm thực hiện các chức năng, nhiệu vụ của cơ sở đào tạo Ở đây Trung tâm GDTX là đơn vị phối hợp để cùng quản lý hoạt động đào tạo với đơn vị chủ trì nhằm nâng cao hiệu đào tạo để tạo uy tín và “thương hiệu” của cả đôi bên
1.3 Cơ sở thực tiễn
Loại hình liên kết đào tạo trong những năm gần đây đã phát triển khá mạnh, rất nhiều cơ sở giáo dục có loại hình đào tạo này tuy nhiên ở một số nơi công tác quản lý còn lõng lẽo nên còn phát sinh nhiều tiêu cực gây lãng phí lớn, tạo nên những dư luận xấu, làm mất niềm tin của người học và xã hội
Trung tâm GDTX huyện Thanh Bình cũng thực hiện việc liên kết đào tạo với một số Trường để đào tạo nghề hệ Trung cấp chuyên nghiệp cho người dân trên địa bàn Tuy nhiên, số lượng lớp còn ít, chất lượng chưa cao, công tác quản lý còn nhiều bất cập nên chưa thu hút được người học Vì vậy, số lượng người đăng ký học ngày một giảm Đến thời điểm hiện tại thì hoạt động chủ yếu của đơn vị là giảng dạy các môn văn hóa theo chương trình THPT hệ GDTX và giảng dạy Ngoại ngữ, Tin học theo chương trình chứng chỉ A quốc gia
Mặt khác, hiện nay số lượng HV đang theo học chương trình THPT hệ GDTX ngày càng ít, đã làm cho hoạt động của đơn vị ngày càng bị thu hẹp nên không có điều kiện để khai thác triệt để cơ sở vật chất và con người gây loãnh phí lớn cho xã hội
Xuất phát từ những lý do trên nên tác giả chon đề tài: “Quản lý công tác liên
kết đào tạo ở Trung tâm GDTX huyện Thanh Bình năm học 2013 - 2014”
Trang 6nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, đáp ứng nhu cầu học tập
và nâng cao dân trí của người dân địa phương, mặt khác tăng nguồn thu và đa dạng hóa hoạt động của đơn vị, nâng cao đời sống của GV
2 Thực trạng quản lý công tác liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX huyện Thanh Bình
2.1 Giới thiệu khái quát về Trung tâm GDTX huyện Thanh Bình
a Điều kiện KT-XH của huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp
Thanh Bình là một trong những huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp với 12
xã và 01 thị trấn, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Hiện nay, cùng với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Thanh Bình cũng đang tăng cường đầu tư, phát triển địa phương theo hướng CNH-HĐH với nhiều khu, cụm công nghiệp mọc lên với các xí nghiệp sản xuất thủy sản đông lạnh, các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp Đã làm cho bộ mặt địa phương có nhiều thay đổi đáng kể, làm thay đổi cơ cấu lao động, thay đổi nhận thức nghề nghiệp của thanh niên
Hiện nay trên địa bàn huyện có 03 trường THPT, 01 Trung tâm GDTX và
01 Trường Trung cấp nghề, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trên địa bàn tham gia học tập, nâng cao trình độ
b Đặc điểm nổi bật của đơn vị
Trung tâm GDTX huyện Thanh Bình được thành lập vào năm 1998 chịu sự quản lý trực tiếp của Sở GD&ĐT Đồng Tháp Trong 15 năm qua, Trung tâm đã thực hiện tốt chức năng tạo điều kiện học tập cho những đối tượng khó khăn không thể tham gia học tập theo hình thức chính quy, đặc biệt là giảng dạy bổ túc văn hóa đối với đội ngũ công chức xã, thực hiện chức năng giảng dạy Ngoại ngữ, Tin học,
hỗ trợ các Trung tâm Văn hóa – Học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn
Năm 2012, Trung tâm được tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở mới với 08 phòng học đạt chuẩn; 02 phòng thí nghiệm – thực hành; 01 phòng thư viện và 01 phòng chuyên môn nghiệp vụ; trang thiết bị, đồ dùng dạy học được trang bị đầy đủ, đặc biệt đơn vị được cung cấp 50 bộ máy tính mới; 02 projector phục vụ cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, giảng dạy của đội ngũ cán bộ,
GV và nhân viên của đơn vị
Về cơ cấu tổ chức: Trung tâm có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc; 02 tổ (Tổ Dạy văn hóa và Tổ Hành chính – Tổng hợp – Dạy nghề) với 14 cán bộ, GV, nhân viên 100% GV đều đạt chuẩn và có 02 GV trên chuẩn 100% là GV trẻ, năng động
và có ý thức trách nhiệm cao Đánh giá về chuẩn nghề nghiệp có 80% GV đạt loại Tốt và không có GV bị xếp loại trung bình, yếu Có 85% GV đạt danh hiệu “GV dạy giỏi cấp cơ sở”
Về cơ cấu lớp và số lượng HV năm học 2012 - 2013
Lớp Số lớp Số HV
Trang 7Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm huyện Thanh Bình được thực hiện theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ GD&ĐT
2.2 Thực trạng quản lý công tác liên kết đào tạo ở đơn vị
Công tác liên kết đào tạo ở đơn vị chỉ được thực hiện trong hai năm 2012 và
2013 Đơn vị đã phối hợp với trường Cao đẳng cơ điện Nam Bộ thực hiện chiêu sinh và giảng dạy được một lớp Lắp ráp, sửa chữa máy tính bậc Trung cấp chuyên nghiệp cho 32 HV trên địa bàn huyện Song, trong công tác chiêu sinh hoàn toàn do trường Cao đẳng cơ điện Nam Bộ thực hiện
Trong Quy chế làm việc của đơn vị thì Giám đốc là người trực tiếp quản lý công tác liên kết đào tạo, song sau khi ký kết hợp đồng liên kết với Trường, Giám
ủy quyền hoàn toàn cho Tổ trưởng Tổ Dạy văn hóa kiêm nhiệm công tác liên kết với đơn vị chủ trì Tổ Dạy văn hóa thực hiện việc bố trí phòng học, trang thiết bị cần thiết, đồng thời sắp xếp lại thời khóa biểu của các lớp học văn hóa sao cho phù hợp với điều kiện của đơn vị
Tổ Dạy văn hóa đảm nhận việc ghi danh và theo dõi sĩ số HV Đồng thời, cũng theo dõi việc giảng dạy của giảng viên và phối hợp với Trường trong công tác
tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV
Vai trò của Tổ Hành chính – Tổng hợp – Dạy nghề chỉ là thu các khoản phí và phát văn bằng cho HV, chưa thể hiện được chức năng và trách nhiệm của Tổ
Trung tâm mới chỉ thực hiện liên kết đào tạo được 01 lớp học ở bậc Trung cấp chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn, đồng thời chưa khai thác triệt để cơ sở vật chất của đơn vị và nhất là chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ của một Trung tâm GDTX cấp huyện Mặt khác, do thiếu sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa hai bên nên hiện nay số lượng HV của lớp ngày một giảm (chỉ có 21 HV đủ điều kiện dự thi và được cấp bằng) Và số lượng HV tìm được việc làm đúng với chuyên môn của mình hiện nay chỉ là 6 HV (chiếm tỷ lệ 18.7%)
Hiện nay công tác liên kết đào tạo được chú trọng và mang lại hiệu quả nhất ở đơn vị đó là liên kết dạy bổ trợ văn hóa cho HV của trường Trung cấp nghề huyện Thanh Bình
2.3 Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn để nâng cao hiệu quả công tác liên kết đào tạo ở đơn vị
a Điểm mạnh
Cơ cấu tổ chức đầy đủ, Ban giám đốc thống nhất trong quan điểm chỉ đạo các hoạt động của Trung tâm Đội ngũ giáo viên cơ hữu đều đạt chuẩn và trên chuẩn Có nhiều GV có khả năng và điều kiện thích hợp để thực hiện tốt công tác liên kết đào tạo
Tập thể giáo viên đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, thích ứng nhanh với sự thay đổi Số lượng giáo viên sau khi được phân công giảng dạy vẫn còn thừa nên có thể đào tạo, tập huấn để đảm nhận công tác này
Trung tâm có cơ sở vật chất khang trang, sạch, đẹp, hiện đại, với 08 phòng học và các phòng chức năng, trang thiết bị phục vụ dạy học được trang bị hiện đại
và đồng bộ
Trang 8b Điểm yếu
Đội ngũ GV đầy đủ và đạt chuẩn, tuy nhiên đa số là GV trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý Đặc biệt, Ban giám đốc chưa được đào tạo, tập huấn về việc quản lý công tác liên kết đào tạo
Trung tâm chưa trang bị được các trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề
Đặc biệt Trung tâm chưa có sự phối hợp với các cơ sở, xí nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn để giới thiệu việc làm cho HV sau khi hoàn thành chương trình đào tạo
c Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo của huyện ủy, ủy ban nhân huyện Thanh Bình trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý, đặc biệt nhận được sự chỉ đạo kịp thời của Sở GD&ĐT Đồng Tháp trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác liên kết đào tạo
Số lượng các xí nghiệp công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng gia tăng từ đó cũng làm gia tăng nhu cầu sử dụng nguồn lao động
đã qua đào tạo và đội ngũ quản lý với chuyên môn cao
Được sự giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ của Trường Trung cấp nghề Thanh Bình trong công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề
Hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT Đồng Tháp ngày một hoàn thiện và nhất quán
d Thách thức
Đời sống kinh tế của đại bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ
nghèo, cận nghèo khá cao Nhận thức về học tập và đào tạo nghề của một bộ phận
thanh niên địa phương còn hạn chế
Ít nhận được sự quan tâm, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể ở huyện trong việc tư vấn và tìm hiểu nhu cầu đào tạo của người dân
Quy mô của các xí nghiệp còn nhỏ nên chưa có nhu cầu lớn về lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao
2.4 Những việc mà đơn vị đã làm được và những tồn tại, hạn chế trong quản lý công tác liên kết đào tạo
a Những việc đã làm được và những tồn tại, hạn chế
Trong công tác chỉ đạo các bộ phận thực hiện công tác phối hợp với đơn vị chủ trì: Giám đốc đã có văn bản phân công cho Tổ để thực hiện nhiệm vụ này và hàng tháng Tổ phải báo cáo định kỳ và đột xuất khi Giám đốc yêu cầu Nhìn chung
Tổ đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ của mình, nhưng do không đúng chuyên môn nên đôi lúc còn lúng túng, giải quyết công việc chưa đạt hiệu quả cao
Trong công tác phối hợp quản lý quá trình giảng dạy của giảng viên: mặc
dù đơn vị chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm toàn diện về quá trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, nhưng Trung tâm sẽ có trách nhiệm phối hợp quản lý qúa trình đó Nhìn chung việc phối hợp quản lý quá trình giảng dạy của giảng viên đối với các lớp liên kết đào tạo tại Trung tâm tương đối chặt chẽ Tuy nhiên một số ít giảng viên thực hiện chưa thật nghiêm túc thời gian biểu, vào muộn, về sớm, chưa đảm bảo đủ thời gian thực hiện bài giảng
Trang 9Trong công tác phối hợp quản lý quá trình học tập của HV nhìn chung việc quản lý HV các lớp liên kết tại Trung Tâm GDTX huyện Thanh Bình trong hai năm qua được cơ quan chủ quản và các trường tham gia liên kết đánh giá khá nghiêm túc Tuy nhiên một bộ phận HV chưa nêu cao ý thức tham gia học tập, nghỉ quá số buổi quy định, không đủ điều kiện dự thi, phải học lại
Trong công tác điều tra nhu cầu đào tạo: đơn vị chưa làm tốt công tác điều tra nhu cầu đào tạo của người dân trên địa bàn mà chỉ thực hiện việc ghi danh sau khi đã tổ chức lớp học nên số lượng HV đăng ký tham gia học còn ít
b Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Đơn vị chưa làm tốt công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể để thực hiện điều tra và xác định nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn Mặt khác, đơn
vị chưa chủ động phối hợp với các Trường trong công tác tuyển sinh
Do chưa có giáo viên chuyên trách và chưa thành lập được Tổ Liên kết đào tạo nên mọi công việc đều giao cho Tổ Dạy văn hóa, điều này đã làm cho Tổ Dạy văn hóa phải đảm nhận thêm nhiều việc không đúng với chuyên môn của mình nên còn nhiều thiếu sót trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình
Trung tâm chưa chủ động xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo với các đơn
vị chủ trì nên chưa đánh giá được khả năng của đơn vị Mặt khác, chưa đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế bất cập để đưa công tác này trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong thời gian tới Mà chủ yếu là hợp đồng theo kiểu “mùa vụ”, phụ thuộc vào toàn vào kế hoạch của đơn vị chủ trì đào tạo Đồng thời, chưa đa dạng hóa được những ngành nghề đào tạo, đặc biệt là những ngành đang có nhu cầu lớn của địa phương hiện nay
Tuy cơ sở vật chất được đầu tư mới, có đầy đủ trang thiết bị dạy học nhưng chủ yếu là để phục vụ cho công tác giảng dạy các môn văn hóa chứ chưa có các trang thiết bị và các phòng chức năng để đáp ứng nhu cầu học tập, thực hành của
HV học nghề Nên chủ yếu là đi thuê, mướn của trường Trung cấp nghề gây khó khăn, phiền hà cho HV và giảng viên
c Bài học kinh nghiệm
Phải chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, đồng thời phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể trong công tác điều tra nhu cầu học tập, nhu cầu về lao động trên địa bàn huyện Để đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, đồng thời phải giải quyết tốt vấn đề giới thiệu việc làm cho HV nhằm thu hút HV, tạo niềm tin và thương hiệu cho đơn vị
Đưa công tác liên kết đào tạo trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm
và sống còn của đơn vị trong giai đoạn hiện tại và tương lai
Thành lập Tổ chuyên trách, phân công, giao việc và tổ chức cho giáo viên chuyên trách, tránh phân công không đúng chuyên môn gây khó khăn trong quá trình làm việc
Quản lý chặt chẽ nề nếp học tập của HV và giảng dạy của giảng viên để có giải pháp phối hợp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
Trang 103 Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học được trong công việc được giao ở đơn vị
3.1 Các hoạt động tác giả dự kiến thực hiện trong vòng 06 tháng tới
T
T
TÊN
CÔNG
VIỆC
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
NGƯỜI/
ĐƠN VỊ/
TỔ CHỨC PHỐI HỢP
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
CÁCH THỨC THỰC HIỆN
RỦI RO/
KHÓ KHĂN/
CẢN TRỞ (nếu có)
HƯỚNG KHẮC PHỤC RỦI RO
1
1
Thành lập
Tổ Liên
kết đào
tạo
Bổ nhiệm
01 Tổ trưởng,
01 Tổ phó và trong Tổ phải có
ít nhất
04 thành viên
Giám đốc;
Công Đoàn
và các Tổ chuyên môn
Phải có giáo viên đầy đủ năng lực
để làm
Tổ trưởng
Phân tích hồ
sơ công chức;
tham khảo ý kiến của Chi
bộ và Công đoàn
Thành viên của
Tổ chưa
có chuyên môn nghiệp vụ
Tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp đầy đủ những văn bản hướng dẫn thực hiện của cấp trên
2
Thống kê
số lượng
HV tìm
được việc
làm sau
khi tốt
nghiệp
Số liệu thu thập phải chính xác và đầy đủ, biết rõ từng HV đang làm việc ở đâu, HV nào chưa xin được việc và nhu cầu việc làm của những
HV này
Giám đốc, các Tổ chuyên môn; các
cơ sở sản xuất, xí nghiệp trên địa bàn
Cần có danh sách HV với đầy
đủ địa chỉ, số điện thoại
Kinh phí thực hiện trích từ kinh phí hoạt động của đơn vị
Lập kế hoạch phân công giáo viên, nhân viên điều tra, thống kê
Đồng thời thường xuyên theo dõi
Thời gian thực hiện trùng với các các hoạt động khác của đơn vị
Số liệu không đầy đủ, chính xác
Điều chỉnh kế hoạch phân công giáo viên
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra,
hỗ trợ
3 Giới thiệu
việc làm
cho HV
Trên 80% học viên có được việc làm đúng với
Giám đốc;
Tổ Liên kết đào tạo; các ban ngành đoàn thể huyện; các
Thực hiện thường xuyên, đặc biệt
là trong
Phối hợp với các đơn vị cung cấp thông tin về điều kiện làm việc của các