10. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Vũ Đoài là một xã nông nghiệp được bao bọc bởi một hệ thống các con sông như: sông Hồng, sông Kiến Giang, cách Trung tâm huyện 8km về phía Nam. Theo số liệu mới nhất, tính đến tháng 12/2011, diện tích hành chính của Vũ Đoài là 719,79 ha, tổng số dân là 6.874 nhân khẩu, có 1.825 hộ phân bổ trên 11 thôn. [Xem 5]
Vũ Đoài là một xã đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng, cốt đất trung bình chênh lệch không quá 0,5 – 1,0 mét, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam theo hướng nghiêng của Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Với đặc thù là xã đồng bằng, cảnh quan môi trường xã mang nét đặc trưng riêng của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Các điểm dân cư sống tập trung theo thôn xóm, dòng họ.
Hoạt động sản xuất vật chất chủ yếu trên địa bàn xã là sản xuất nông nghiệp. Một số ngành nghề đang từng bước phát triển nhưng còn ở mức nhỏ lẻ.
Mặc dù là xã nông nghiệp nhưng lượng rác thải từ các khu dân cư, chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm, cộng với việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu nên lượng rác sinh ra hàng ngày là rất lớn. Hiện tại xã vẫn chưa quy định nơi thu gom rác tập trung, do đó trong giai đoạn tới xã cần dành một phần đất để làm bãi rác tập trung.
Cảnh báo ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn, tuy nhiên, song song với những thành tựu đạt được thì mức độ ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn đang cảnh báo cuộc sống người dân khu vực
này và cần được hoạch định chính sách kinh tế nông nghiệp cùng toàn dân nâng cao nhận thức, dồn sức tham gia ngăn ngừa ô nhiễm để bảo vệ môi trường.
Hệ thống cơ sở hạ tầng những năm gần đây thực hiện quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thái Bình về việc đổi đất lấy công trình, Ủy Ban Nhân Dân xã Vũ Đoài đã tích cực sửa chữa và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như nâng cấp nhà làm việc của Ủy Ban Nhân Dân xã, Trường Tiểu học và Trường Trung học cơ sở, sửa chữa và cứng hóa đường giao thông nông thôn.
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội, văn hóa
Vũ đoài là xã nông nghiệp nên thu nhập của nhân dân Vũ Đoài chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, cùng với cả nước, nhân dân Vũ Đoài thực hiện việc đổi mới nền kinh tế, đó là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng con vật nuôi, và đã thu được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới như hệ thống điện-đường-trường-trạm, thông tin, nước sạch ngày một hoàn thiện, đời sống nhân dân ngày một phồn vinh. Đã xuất hiện nhiều gia đình làm kinh tế giỏi. Nền kinh tế của xã tập trung vào phát triển ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Trong những năm qua, cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, đời sống tinh thần của người dân có nhiều khởi sắc. Việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa được nhân dân trong xã hưởng ứng nhiệt tình. Đối với các thôn, thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, xã đã dành cho mỗi thôn 400 m2 đất để xây dựng Nhà văn hóa. Trên địa bàn xã có hai đình làng, một nhà chùa và một nhà thờ họ lẻ để các tín đồ và nhân dân trong xã sinh hoạt các nghi thức tôn giáo.
2.2 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN XÃ VŨ ĐOÀI. SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN XÃ VŨ ĐOÀI. 2.2.1 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ TUỔI, GIỚI TÍNH VÀ TÔN GIÁO
Cuộc khảo sát được thu thập thông tin từ 220 người dân trên 11 thôn của xã Vũ đoài với tỷ lệ nam/nữ tương đương nhau (110 nam và 110 nữ) với các lứa tuổi thống kê được như sau:
Biểu 2.1: Tỷ lệ nam-nữ ở các lứa tuổi
19 26 28 26 35 26 20 19 0 5 10 15 20 25 30 35 40
Duoi 40 tuoi 40-49 tuoi 50-59 tuoi 60 tuoi tro len
T
y
le
%
Nam (N=110) Nu (N=110)
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Như đã xác định trong mục “Nhiệm vụ của đề tài”, do cỡ mẫu nghiên cứu của đề tài tương đối nhỏ nên tác giả chỉ tập trung phân tích đời sống văn hóa tinh thần của nhóm dân cư trung niên, (những người trong độ tuổi từ 30- 50), vì ở độ tuổi này họ thường là những cặp vợ chồng có con đang trong độ tuổi đi học. Nhóm dân cư này đang ở giai đoạn giữa trong chu trình sống của gia đình họ, có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc giáo dục con cái, định hình tương lai của thế hệ trẻ, và là nhóm có vai trò rất quan trọng trong việc tái tạo, sáng tạo, và duy trì các giá trị văn hóa trong cuộc sống văn hóa tinh thần hàng ngày. Đồng thời, họ cũng là nhóm dân cư có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc người cao tuổi trong gia đình mình. Chính vì các lý do
như vừa trình bày bên trên nên đối tượng nghiên cứu của đề tài này được xác định là những người từ 30 tuổi trở lên và phân tán đều trong khoảng từ 31 đến 60 tuổi, chiếm số lượng nhiều nhất là độ tuổi từ 40-59 tuổi. Từ nhóm tuổi 60 trở lên, các nhóm tham gia trả lời chiếm tỷ lệ rất thấp.
Bảng 2.1: Quan hệ của người trả lời với chủ hộ phân theo tuổi (%)
Tuổi Quan hệ với chủ hộ
Chủ hộ Vợ/ chồng chủ hộ Con của chủ hộ
Dưới 40 tuổi (N=59) 37 24 39
40-49 tuổi (N=58) 81 19 0
50- 59 tuổi (N=53) 87 13 0
60 tuổi trở lên (N=50) 98 2 0
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Ở nông thôn Miền Bắc nói chung, xã Vũ Đoài nói riêng, những bậc cao tuổi thường nhường cho con, cháu đứng tên chủ hộ vì họ trẻ, khỏe hơn, được tiếp xúc và năng động với hơn với xã hội. Họ sẽ thay mặt gia đình quyết định các công việc chính và giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ gia đình cũng như mối quan hệ gia đình - xã hội. Điều này cũng lý giải số người tham gia trả lời đa số là chủ hộ và đối tượng này phân tán tương đối đồng đều qua các nhóm tuổi từ 31 đến 60 tuổi. Lứa tuổi từ 61 tuổi trở lên là chủ hộ chiếm tỷ lệ rất thấp, hầu như không đáng kể.
2.2.1.1 Các hoạt động của đời sống văn hóa tinh thần
Khi tìm hiểu về các hoạt động thể hiện đời sống văn hóa tinh thần của người dân, các biểu hiện về mức độ sử dụng các sản phẩm văn hóa như mức độ xem tivi, nghe đài, đọc sách báo, đi chùa/nhà thờ, mức độ và mật độ tham dự các lễ hội, … như thế nào? với tần suất bao nhiêu? và họ quan tâm đến các lĩnh vực gì? vv… được coi như các yếu tố để đo lường. Kết quả khảo sát cho thấy, khi được hỏi về tần suất xem các chương trình thời sự trên tivi trong tuần, chỉ có 1% số người được hỏi trả lời họ không xem thời sự lần nào, 21%
xem thời sự từ 1-10 lần trong tuần, còn đại đa số (78%) là những người trong tuần xem thời sự trên 10 lần.
Mức độ xem tivi
Khi tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố giới tới mức độ quan tâm đến các chương trình thời sự trên tivi, không có sự khác biệt rõ rệt ở hai giới (92% nam và 80% nữ được hỏi thường xuyên theo dõi các chương trình tivi (trên 10 lần/tuần). Tuy nhiên, các số liệu thu được lại có sự khác nhau rõ rệt ở các nhóm tuổi.
Bảng 2.2: Mức độ xem tivi trong tuần phân theo nhóm tuổi (%) Mức độ xem tivi trong tuần
Tổng
Độ tuổi Dưới 10 lần Trên 10 lần
Dưới 40 tuổi (N=59) 42 58 100
40-49 tuổi (N=58) 22 78 100
50- 59 tuổi (N=53) 19 81 100
60 tuổi trở lên (N=50) 0 100 100
Sig. = 0.000
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Theo kết quả khảo sát, khi kiểm tra mối tương quan giữa yếu tố độ tuổi và mức độ xem các chương trình tivi, thu được kết quả với Sig. = 0,000, có thể thấy được mức tương quan có ý nghĩa của hai yếu tố này. Với các số liệu tính toán được cho thấy, có sự tăng đều về tỷ lệ ở mức thường xuyên xem tivi (trên 10 lần/tuần). Nhóm dưới 40 tuổi chiếm 58%. Nhóm 40-49 tuổi chiếm 78%, nhóm 50-59 tuồi chiếm 81% và nhóm trên 60 tuổi có 100% số người trả lời xem tivi trên 10 lần trong tuần. Có thể kết luận rằng yếu tố tuổi có ảnh hưởng tới mức độ xem ti vi của những người tham gia nghiên cứu. Tuổi của người tham gia nghiên cứu càng cao thì mức độ tỷ lệ xem tivi càng tăng.
Cũng như xem tivi, việc nghe các chương trình trên đài cũng cho thấy tầm quan trọng của các chương trình của đài phát thanh với người dân. Chỉ có
7% số người trong mẫu nghiên cứu trả lời trong tuần không nghe đài lần nào, số còn lại đa số đều nghe đài khoảng từ 1- 10 lần (39%) và trên 10 lần (54%). Và mặc dù có 167 trên 220 người trả lời gia đình họ không có đài (chiếm 76% tổng số các gia đình), nhưng họ vẫn thường xuyên theo dõi các chương trình được phát trên đài. Điều này tưởng chừng như bất hợp lý, nhưng khi tìm hiểu chúng tôi được biết, ở Vũ Đoài, mỗi xóm có một hoặc 2 loa phóng thanh công cộng. Hàng ngày xã phát thời sự trong khoảng thời gian cố định là từ 5 đến 6 giờ sáng và 17 giờ đến 18 giờ chiều hàng ngày, (vì thế người dân ở Vũ Đoài nói riêng, các khu vực nông thôn nói chung hay dùng khẩu ngữ “Đài nói là dậy đi làm”, ý nói lúc 5 giờ sáng). Loa phóng thanh ở các xóm có tác dụng chuyển tải không chỉ các chương trình thời sự, các chương trình hóa, văn nghệ, các chủ trương chính sách của Nhà nước và các kế hoạch của xóm, xã. Và vì thế các hộ dân dù không có đài nhưng họ vẫn có thể nắm được các chương trình thời sự, các chủ trương chính sách kịp thời. Có thể nói, người dân trong mẫu nói riêng, người dân Vũ Đoài nói chung rất quan tâm đến các vấn đề thời sự và là một phần không thể thiếu khi xem tivi, nghe đài của người dân.
Biểu 2.2: Tỷ lệ người được hỏi quan tâm đến nội dung của thời sự quốc tế 60 25 52 26 0 10 20 30 40 50 60 70
Chinh tri Khoa hoc Van hoa The thao
T
y
le
%
Các con số thống kê từ cuộc nghiên cứu cũng cho thấy, hai lĩnh vực rất được người dân quan tâm trong chương trình thời sự quốc tế đó là các vấn đề, sự kiện liên quan đến chính trị (60%) và văn hóa (52%), trong khi các lĩnh vực về khoa học và thể thao lại chỉ được quan tâm ở mức vừa phải (lần lượt là 25% và 26%).
Bảng 2.3: Mức độ xem phim truyền hình Việt Nam phân theo nhóm tuổi (%)
Độ tuổi
Mức độ xem phim truyền hình Việt Nam trong tháng Dưới 10 lần Trên 10 lần Tổng Dưới 40 tuổi (N=59) 54 46 100 40-49 tuổi (N=58) 38 62 100 50-59 tuổi (N=53) 55 45 100 60 tuổi trở lên (N=50) 16 84 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Cũng giống như mức độ xem chương trình thời sự, hơn một nửa số người được hỏi (55%) thường xuyên xem phim truyền hình của Việt Nam. Khoảng 38% xem từ 1-10 lần trong tháng và chỉ có 5% không xem phim lần nào. Mặc dù kinh tế của người dân có phát triển, nhưng theo tìm hiểu số gia đình có lắp truyền hình kỹ thuật số ở Vũ Đoài không nhiều. Đa số người dân vẫn xem các chương trình của đài Truyền hình Việt Nam là chính. Và mức độ xem phim truyền hình Việt Nam không có sự khác nhau rõ rệt giữa hai giới. Trong khi hai nhóm: Nhóm 40 tuổi trở xuống và nhóm 50-59 tuổi có tỷ lệ xem phim truyện Việt Nam mức trên 10 lần 1 tuần rất thấp (lần lượt là 46% và 45%) thì con số này ở hai nhóm còn lại (nhóm 40-49 tuổi và nhóm 60 tuổi trở lên) lại rất cao (lần lượt là 62% và 84%). Vì vậy khó có thể kết luận được rằng độ tuổi có sự ảnh hưởng về mặt logic đến sở thích xem các bộ phim Việt Nam vì sự phân bổ sở thích này ở các lứa tuổi không đồng đều.
Bảng 2.4: Mức độ xem các chương trình nghệ thuật truyền thống trên tivi trong tuần (%)
Loại chương trình Không lần nào Từ 1-3 lần Trên 3 lần Tổng Chèo (N=220) 5 52 43 100 Tuồng (N=220) 20 63 17 100 Dân ca (N=220) 50 36 14 100 Cải lương (N=220) 19 51 30 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Trước đây, khi nên kinh tế còn nhiều khó khăn, các gia đình chưa có điều kiện để mua tivi nên các điều kiện được tiếp xúc với các phương tiện, các loại hình giải trí ở nông thôn nói chung, Vũ Đoài nói riêng rất hạn chế. Có thể nói các chương trình nghệ thuật mang tính truyền thống như chèo, tuồng, cải lương, dân ca các miền, được bà con nông dân đón nghe, xem rất hào hứng và nhiệt tình. Cùng với sự phát triển của xã hội, kinh tế Vũ Đoài cũng phát triển từng ngày. Tại thời điểm diễn ra cuộc nghiên cứu, có tới 97% số gia đình có tivi (số liệu từ cuộc nghiên cứu). Còn một số rất ít các hộ gia đình không có tivi là những gia đình neo đơn, già cả… Tivi gần như một vật dụng không thể thiếu trong đời sống người dân. Người dân không chỉ có tivi mà còn có rất nhiều những vật dụng khác phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống (đài, điện thoại, internet…). Có tivi, đài… đồng nghĩa với việc các cơ hội được tiếp cận với thế giới bên ngoài nhiều hơn, người dân được biết đến nhiều loại hình nghệ thuật, giải trí hơn, và một câu hỏi được đặt ra ở đây là: Liệu các loại hình nghệ thuật truyền thống có mất dần vị thế độc tôn trước đây? Cuộc nghiên cứu này đã tìm hiểu về tần suất số lần xem các chương trình nghệ thuật này của người dân ở nông thôn (cụ thể xã Vũ Đoài) thay đổi như thế nào trước sự thay đổi chung của nên kinh tế và các nhu cầu xã hội.
Các kết quả tính toán cho thấy, có 50% số người được hỏi trả lời, trong tuần họ không xem các chương trình dân ca lần nào, và với loại hình tuồng cổ, thì con số này là 20%. Tuy nhiên, vẫn có 63% số người xem tuồng cổ từ 1-3 lần trong tuần, có hơn 50% người dân trong mẫu xem các chương trình chèo, cải lương từ 1-3 lần trong tuần và xem hơn 3 lần trong một tuần với chèo là 43% và cải lương là 30%. Đây là những con số rất có ý nghĩa đối với sự tồn tại của các loại hình nghệ thuật truyền thống. Cho dù hiện nay các chương trình giải trí đã đa dạng hơn về cả nội dung và hình thức thì vẫn còn một số lượng tương đối lớn người dân ưa chuộng các loại hình nghệ thuật giải trí truyền thống này.
Mức độ đọc báo trong tuần
Tiếp cận báo chí ở xã chủ yếu dưới 2 hình thức. Một là báo chí được cung cấp định kỳ cho các cơ quan ở các xã (trung bình có từ 5-10 loại báo). Các loại báo này chủ yếu được cung cấp cho các lãnh đạo của UBND xã và các trưởng thôn (xóm trưởng). Thứ hai là báo chí cung cấp qua nhà văn hoá và bưu điện. Loại này nhiều người dân được đọc.
Trong 106 người có đọc báo, tác giả đã thống kê được các loại báo mà người dân ở Vũ Đoài thường đọc bao gồm 26% trong 106 người có đọc báo được đọc báo Nhân dân, 12% trong 106 người này được đọc báo Phụ nữ, và người dân được tiếp cận rải rác với một số loại báo khác, nhưng không được thường xuyên.
Mặc dù rất quan tâm đến các vấn đề thời sự nhưng người dân ở Vũ Đoài đa số chỉ đuộc tiếp cận với hai phương tiện truyền thông chính là đài, tivi. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng khác (báo, internet…) được sử dụng rất hạn chế. Theo tìm hiểu, đa số người dân không