10. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.2.3 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỀ NGHIỆP và THU NHẬP
Nghề nghiệp và thu nhập cũng là hai nhân tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tư tưởng, lối sống, cách suy nghĩ và hưởng thụ cuộc sống của một cá nhân hay một cộng đồng người. Trong đề tài này, nghề nghiệp và thu nhập sẽ được xem xét trong các mối quan hệ với đời sống văn hóa tinh thần của người dân nông thôn xã Vũ Đoài nhằm tìm hiểu các khác biệt của các nhóm xã hội khác nhau.
Bảng 2.23: Nghề nghiệp của người trả lời (%) Nghề nghiệp Nam (N=110) Nữ (N=110) Chung (N=220)
Nông nghiệp 73 49 61
Phi nông nghiệp 27 51 39
Tổng 100 100 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Theo thống kê thu thập được về sự phân bổ nghề nghiệp của những người tham gia nghiên cứu, chiếm đa số là những người làm nông nghiệp (61%) và 39% là những người làm các ngành nghề phi nông nghiệp (kinh doanh, buôn bán nhỏ, công chức, nghỉ hưu…). Vũ Đoài trước đây là một xã thuần nông, người dân trong xã chủ yếu sinh sống bằng trồng lúa, chăn nuôi nhỏ. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm đến phát triển kinh tế xã như phát triển các mô hình VAC (Vườn- Ao-Chuồng), quy hoạch nhiều khu ở các xóm thôn thành các khu trang trại chăn nuôi, đào ao thả cá kết hợp trồng cây lâu năm và hoa màu theo vụ đã giải quyết được rất nhiều lao động dư thừa những lúc nông nhàn và góp phần phát triển kinh tế gia đình của các hộ dân. Bên cạnh đó, Thành phố Thái Bình phát triển các khu công nghiệp cũng thu hút và giải quyết phần lớn lao động thanh niên ở các xã lân cận, trong đó có Vũ Đoài (Vũ Đoài cách Trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 10 km). Chính vì các lý do này đã tác động và làm thay đổi rất lớn đến cơ cấu nghề nghiệp của người dân ở Vũ Đoài, và trong các giai đoạn tới, con số về tỷ lệ người làm nông nghiệp sẽ con giảm nữa, đồng nghĩa với việc đó là con số tỷ lệ những người làm trong các ngành nghề phi nông nghiệp sẽ tăng lên.
Nhìn vào con số 73% tổng số nam làm ở nhóm nông nghiệp trong khi chỉ có 49% nữ ở nhóm này còn hơn một nửa số nữ (51% trong 110 nữ) làm ở nhóm phi nông nghiệp cũng cho thấy nữ trong nhóm nghiên cứu linh hoạt hơn nam. Có vẻ các công việc đồng áng nặng nhọc thì phù hợp với nam hơn.
Bộ máy cán bộ, công chức và Quản lý hành chính ở Vũ Đoài có lẽ mang đặc điểm chung của các vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ vì cán bộ vừa được Nhà nước phân bổ, vừa do dân bầu nên số cán bộ xã và cán bộ thôn
có nhiều người có trình độ cấp 2, cấp 3. Cuộc nghiên cứu cho thấy, trong 220 người thì có 5 người có trình độ cấp 2 và 12 người ở trình độ cấp 3 được tham gia vào bộ máy cán bộ của xã, thôn. Một điều đặc biệt là, có 24 người có trình độ đại học và sau đại học thì họ đa số nằm trong các nhóm cán bộ công chức và nghỉ hưu. Theo phỏng vấn một cán bộ xã, ông LĐL., Bí thư Đảng ủy xã Vũ Đoài cho biết: “Vũ Đoài rất quan tâm đến các chính sách đãi ngộ nhân tài. Nhiều năm nay Vũ đoài trải thảm đỏ để mong đón các tân cử nhân mới tốt nghiệp về làm việc trong bộ máy hành chính của xã để phục vụ quê hương, nhưng nhiều người không muốn về. Đa số những người có trình độ này đều ở lại làm việc tại các thành phố lớn. Vì thế để nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho các cán bộ thì hàng năm xã đã cử các cán bộ tham gia các lớp tập huấn, các lớp bổ túc, bồi dưỡng để đáp ứng được các yêu cầu công tác…”. Điều này lý giải vì sao những người có trình độ từ cao đẳng trở lên đa số nằm trong các nhóm cán bộ công chức hoặc nghỉ hưu, và hoàn toàn không có người ở trình độ này nằm trong nhóm “nông dân”. Nhiều người có trình độ sau nhiều năm bươn chải và lao động ở các thành phố lớn thì đến khi nghỉ hưu, họ lại muốn trở về sống tại quê hương vì họ muốn có cuộc sống an nhàn, yên tĩnh tại nơi họ sinh ra và lớn lên để được sống với con cháu, họ hàng. Các đô thị có lẽ vẫn là miền đất hứa của hầu hết giới trẻ, đặc biệt những người trẻ có trình độ học vấn cao.
28
20 25
27
Duoi 500 ngan dong Tu 500 ngan dong-duoi 1 trieu Tu 1-2 trieu dong
Tren 2 trieu dong
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là những người “nghèo tương đối” (bao gồm cả những gia đình nằm trong chuẩn nghèo của Nhà nước và những người có mức sống thấp tạo thành “nhóm nghèo”, và những gia đình có mức sống cao hơn nhóm này được gọi chung là “nhóm giàu” (một cách tương đối), bởi ở Vũ Đoài, sự khác biệt về mức sống, mức thu nhập, chi tiêu và kinh tế không có sự khác biệt rõ rệt. Vì thế tác giả tạm nhóm những người có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng vào “nhóm nghèo” và nhóm còn lại có thu nhập trên 1 triệu đồng/tháng là “nhóm giàu”.
Thu nhập trung bình/tháng của cá nhân
Các số liệu thu thập được cho thấy, nhóm đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm nghèo tương đối (có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng) chiếm 48% và nhóm đối tượng thuộc nhóm giàu tương đối (có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng) là 52%.
Trong quá trình thực tế nghiên cứu, khi hỏi về mức thu nhập của cá nhân và gia đình của những người tham gia cuộc nghiên cứu, tác giả thấy có xuất hiện trường hợp trả lời “Không có thu nhập”, nhưng con số này không nhiều. Tác giả đã nhóm những người này vào nhóm người có thu nhập dưới 500 ngàn đồng/người/tháng. Cũng qua thực tế nghiên cứu, nhóm người có thu nhập trên 4 triệu/tháng là rất ít nên tác giả cũng gộp nhóm này vào nhóm trên 2 triệu đồng/tháng. Và như bảng thống kê bên trên, chúng ta có thể thấy các khoảng cách ở các nhóm tương đối đều nhau. Nhóm người có thu nhập dưới 500 ngàn đồng/tháng chiếm 28% nhưng cũng có tới 27% những người được hỏi có thu nhập trên 2 triệu/tháng. Con số này nếu ở các thành phố lớn có lẽ vẫn chưa đáng kể, nhưng với một vùng nông thôn mà cuộc sống chủ yếu tự cung tự cấp, thì việc mỗi tháng có hơn 2 triệu để sinh hoạt, chi tiêu là một con số rất có ý nghĩa với người dân ở Vũ Đoài. Ngoài các khoản chi tiêu cho cuộc sống, với số tiền đó họ vẫn có thể tiết kiệm được chút ít cho cuộc sống của chính bản thân và gia đình họ.
2.2.3.1 Các hoạt động của đời sống văn hóa tinh thần Mức độ xem tivi Mức độ xem tivi
Tìm hiểu mức độ xem tivi của người dân phân theo các nhóm nghề nghiệp, với mức độ xem tivi trên 10 lần trong tuần, tỷ lệ này ở nhóm nông nghiệp là 82%, cao hơn nhiều so với nhóm phi nông nghiệp (72%). Điều này chứng tỏ những người làm nghề thuần nông có tần suất xem tivi nhiều hơn so với những người làm ở các lĩnh vực khác.
Cũng tương tự như vậy, với mức độ xem tivi trên 10 lần trong tuần, ở “nhóm nghèo” (thu nhập dưới 1 triệu/tháng) chiếm tới 83% trong khi con số này ở “nhóm giàu” (thu nhập trên 1 triệu/tháng) là 73%, dù cao nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với “nhóm nghèo”.
Từ các con số này có thể thấy, những người làm nghề thuần nông có nhiều thời gian rảnh hơn các ngành nghề khác (người nông dân chỉ bận vào
các dịp thời vụ, trong khi các ngành nghề khác công việc thường xuyên, đều đặn hơn) nên tần suất xem tivi của họ cũng cao hơn. Hơn thế, vì người nông dân đa số kinh tế kém hơn, khó làm kinh tế hơn so với các ngành nghề khác (đã chứng minh ở các phần bên trên), nên họ có xu hướng sử dụng và tập trung các sở thích vào những loại hình ít tốn kém (xem tivi, nghe đài…). Vì thể tỷ lệ ở các mức độ xem tivi, nghe đài ở các nhóm nông nghiệp và thu nhập thấp thường cao hơn các nhóm khác.
Mức độ đọc báo trong tuần
Thu nhập là một khía cạnh thể hiện kinh tế của một người, một gia đình. Thu nhập có tầm ảnh hưởng rất lớn, thậm chí có lúc là đóng vai trò quyết định đối với hành vi của một người (mua sắm, vui chơi giải trí…). Khi tìm hiểu mức độ đọc báo chí của người dân Vũ Đoài phân theo các nhóm thu nhập, có một tỷ lệ chênh lệch rất rõ giữa nhóm giàu (thu nhập trên 1 triệu/tháng) và nhóm nghèo (thu nhập dưới 1 triệu/tháng). Các số liệu cho thấy, trong số 106 người ở nhóm nghèo, gần một nửa (49%) không đọc báo lần nào trong tuần. Tỷ lệ đọc báo từ 1-10 lần trong tuần của nhóm này là 41% và chỉ có 10% trả lời “đọc báo trên 10 lần trong tuần”. Trong khi đó, với 114 người ở nhóm giàu, đại đa số họ có đọc báo khoảng 1-10 lần, 13% thường xuyên đọc báo (trên 10 lần) và chỉ có khoảng 23% trả lời không đọc báo. Các số liệu này cho thấy nhu cầu báo chí của hai nhóm rất khác nhau. Với cùng môi trường sinh hoạt trong một xã, các nguồn cung cấp báo đều bị hạn chế giống nhau, nhưng dường như nhóm có thu nhập cao hơn có nhu cầu báo chí cao hơn nhóm còn lại.
Cũng tìm hiểu mức độ đọc báo của người dân nhưng phân theo các nhóm nghề nghiệp, cũng có sự khác nhau tương đối rõ rệt giữa hai nhóm nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong số 134 người tham gia cuộc nghiên cứu ở nhóm nông nghiệp, có tới 52% không đọc báo, đọc từ 1-10 lần có 44% và chỉ có 5% đọc báo trên 10 lần mỗi tuần. Trong khi đó, với 86 người ở nhóm phi
nông nghiệp (các ngành nghề ngoài nông nghiệp như công nhân, cán bộ, nghỉ hưu…) chiếm đại đa số là những người đọc báo khoảng 1-10 lần mỗi tuần. Có 22% đọc báo trên 10 lần, và chỉ có 11% ở nhóm này không đọc báo.
Từ các số liệu trên cho thấy, nghề nghiệp và thu nhập có ảnh hưởng rất lớn tới các nhu cầu sử dụng các sản phẩm văn hóa của một người, một nhóm người và thậm chí một cộng động người. Khi người dân làm những công việc mang lại thu nhập cao hơn thì nhu cầu tiêu dùng các ản phẩm văn hóa (như báo chí) của họ cũng cao hơn các nhóm khác.
Cách sử dụng thời gian rảnh rỗi (thời gian ngoài kinh tế) Biểu 2.7: Nghề nghiệp và những việc thường làm khi rảnh rỗi
66 73 32 10 6 63 69 54 37 22 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Vui choi cung gia dinh
Xem ti vi, nghe dai
Di tham ban be, nguoi than
Doc sach, bao Di du lich, da ngoai
T
y
le
%
Nong nghiep Phi nong nghiep
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Mặc dù cả hai nhóm nghề nghiệp đều ưu tiên cho hoạt động “vui chơi cùng gia đình” và “xem tivi, nghe đài” lúc rảnh rỗi, và tỷ lệ ở hai nhóm đều
rất cao, nhưng cũng có sự chênh lệch đáng kể. Ở cả hai hoạt động này, tỷ lệ ở nhóm những người làm nông nghiệp thuần nông đều cao hơn so với nhóm những người làm ở các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy nhiên, với các hoạt động như “đi thăm bạn bè, người thân”, “đọc sách, báo” và “đi du lịch, dã ngoại” thì tỷ lệ ở các lựa chọn này của những người thuộc nhóm phi nông nghiệp lại cao hơn rất nhiều so với nhóm nghề nông nghiệp. Qua các con số thống kê được từ cuộc nghiên cứu, chúng ta có thể thấy nhóm những người làm nghề phi nông nghiệp có tư duy và nhu cầu về đời sống tinh thần có xu hướng mở hơn so với nhóm người làm nông nghiệp. Sự khác biệt này có thế do đặc thù công việc của hai nhóm khác nhau, nhưng có lẽ nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vui chơi giải trí, thư giãn… của họ phải kể đến yếu tố kinh tế. (Xem bảng về mối liên hệ giữa nghề nghiệp và thu nhập dưới đây)
Bảng 2.24: Quan hệ giữa nghề nghiệp và thu nhập (%)
Nghề nghiệp
Thu nhập cá nhân (trung bình/tháng)
Thu nhập dưới 1 triệu/tháng
Thu nhập trên 1
triệu/tháng Tổng
Nông nghiệp 69 31 100
Phi nông nghiệp 15 85 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Với nhóm người những người làm nghề nông nghiệp, có tới gần 70% thuộc “nhóm nghèo” (thu nhập dưới 1 triệu/tháng) trong khi đó ở nhóm nghề phi nông nghiệp, con số thuộc nhóm nghèo chỉ có 15% và có tới 85% những người làm phi nông nghiệp thuộc “nhóm giàu” (thu nhập trên 1 triệu/tháng).
Với đặc trưng nghề khác nhau, thu nhập khác nhau, nhóm nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn rất nhiều so với nhóm nông nghiệp, nên nhu cầu, mục đích và cách thức sử dụng thời gian rảnh rỗi của hai nhóm nghề này cũng khác nhau.
Khi tìm hiểu sự ảnh hưởng của thu nhập đối với các cách sử dụng thời gian rảnh, tỷ lệ ở các lựa chọn “đi thăm bạn bè, người thân”, “đọc sách, báo”, “đi du lịch, dã ngoại” ở “nhóm giàu” cao hơn rất nhiều so với “nhóm nghèo” (bởi đây là các hoạt động có liên quan đến kinh tế; ví dụ quà bánh cho người thân, mua sách báo, mua vé đi du lịch…). Các lựa chọn “vui chơi cùng gia đình”, “xem tivi, nghe đài” vì đây là các hoạt động gần như thiết yếu, cơ bản của tất cả mọi người, và các hoạt động này thông thường ít tốn kém, không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế gia đình, nên được cả hai nhóm thu nhập lựa chọn và yêu thích. (Xem biểu 2.8 dưới đây)
Biểu 2.8:Những việc thường làm khi rảnh rỗi phân theo nhóm thu nhập
59 71 29 7 2 70 72 51 33 22 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Vui choi cung gia dinh Xem ti vi, nghe dai Di tham ban be, nguoi than Doc sach, bao Di du lich, da ngoai
Ty le %
Thu nhap duoi 1 trieu/thang Thu nhap tren 1 trieu/thang
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Sự khác biệt rõ nét nhất khi nhìn vào tỷ lệ của “nhóm giàu” và “nhóm nghèo” với hoạt động “đi du lịch, dã ngoại. Trong khi chỉ có 2% những người thuộc “nhóm nghèo” lựa chọn thì con số này ở nhóm giàu gấp 10 lần (22%).
Có thể nói, yếu tố kinh tế là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự chênh lệch rất lớn này. Có thể nói, kinh tế quyết định đến hầu hết các mặt của đời sống con người, và đương nhiên, nó quyết định nhu cầu và cả cách thức vui chơi giải trí của người dân. Từ biểu đồ trên ta có thể thấy, ở tất cả các nhu cầu, “nhóm giàu” đều chiếm ưu thế hơn so với “nhóm nghèo”. Khi một người rơi vào “nhóm nghèo”, điều đó đồng nghĩa với họ đã bị rơi vào “nhóm yếu thế” và chịu nhiều thiệt thòi. Kinh tế eo hẹp dường như làm hạn hẹp cả tầm nhìn và ước muốn của một người, khiến họ ít có cơ hội tiếp xúc với các nguồn thông tin mới (đọc sách báo) cũng như hạn chế sự giao lưu với xã hội (đi thăm bạn bè, người thân…)
Mức độ tham dự các lễ hội
Bảng 2.25: Mức độ tham dự các lễ hội phân theo nhóm thu nhập (%)
Mức độ tham dự các lễ hội trong 12 tháng
Thu nhập cá nhân (trung bình/tháng)
Thu nhập dưới 1 triệu/tháng
Thu nhập trên 1 triệu/tháng
Không tham gia 10 8
Tham gia từ 1-3 lần 74 82
Tham gia trên 3 lần 16 10
Tổng 100 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Ở cả hai nhóm thu nhập, chiếm đại đa số là những người đi hội, tham dự hội hè đình đám từ 1-3 lần trong 12 tháng (74% những người ở “nhóm nghèo” và 82% những người của “nhóm giàu”). Tuy tỷ lệ những người không tham gia đi hội hè cao hơn so với nhóm giàu (10% so với 8%) nhưng tỷ lệ
đi/tham dự hội hè trên 3 lần trong 12 tháng của nhóm này cũng cao hơn