CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 26)

10. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ

1.2.1 Khái niệm “Văn hóa”

Trong tác phẩm “Chống Duhring”, khi bàn về sự tiến triển về tư tưởng tự do của loài người, F. Engels viết: “Mỗi bước tiến lên trên con đường văn hóa là một bước tiến tới tự do”[Xem 3]. Ở đây, culture được hiểu là văn hóa.

Trong văn cảnh, F. Engels phân tích rằng, con người trong tiến trình lịch sử của mình, khi ngày càng thoát ra khỏi thế giới động vật, nghĩa là khi ngày càng có văn hóa, thì con người càng tự do hơn, mặc dù tự do, theo ông, là bản chất của con người.

Định nghĩa “Văn hóa” được cộng đồng thế thế giới sử dụng nhiều và được nhiều người trích dẫn hơn cả là của định nghĩa của UNESCO, nêu trong “Tuyên bố về chính sách văn hóa” tại Hội nghị quốc tế về chính sách văn hóa của UNESCO từ ngày 26/7 đến 6/8/1982 ở Mexico:

"Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay của một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của (tồn tại-being) người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét (reflect-phản tư) về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt - con người, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm kiếm không mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt qua cả giới hạn của bản thân"[Xem 19].

Theo định nghĩa này của UNESCO thì "văn hoá" có thể được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, văn hoá của một nước là những sinh hoạt trong “lĩnh vực văn hoá”, hay là “khu vực công nghiệp văn hoá” của nước ấy. Đó là viết văn, làm thơ, soạn nhạc, tạc tượng, vẽ tranh... nói chung là những hoạt động có tính nghệ thuật. Thứ hai (nhìn theo quan điểm nhân chủng và xã hội học), văn hoá là tập họp những phong thái, tập quán và tín ngưỡng, là nền tảng, là chất keo không thể thiếu cho sự vận hành nhuần nhuyễn của xã hội. Nó là hiện thân những giá trị được cộng đồng chấp nhận, dù có thể biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. [Xem 3]

Văn hóa dưới hình thức một quan niệm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được nêu lần đầu tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [Xem 6].

Định nghĩa khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [Xem 10].

Gần đây, nhiều học giả kinh tế và xã hội (điển hình là nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu) cho rằng, muốn hiểu văn hoá như một nhân tố trong đời sống kinh tế, và nhất là muốn đánh giá vai trò của nó trong tiến trình phát triển, thì nên nhìn nó như một loại vốn - tương tự như ba loại vốn thường biết khác. (Đó là: vốn vật thể, như máy móc, thiết bị; vốn con người, như kỹ năng, kiến thức; và vốn thiên nhiên, gồm những tài nguyên do thiên nhiên cống hiến và môi trường sinh thái.)

Bên cạnh đó có thể phân biệt hai dạng vốn văn hoá: vật thể và phi vật thể. Vốn văn hoá vật thể gồm những công trình kiến trúc, đền đài cung miếu, di tích lịch sử, những địa điểm có ý nghĩa văn hoá. Còn vốn văn hoá phi vật thể, là những tập quán, phong tục, tín ngưỡng, và các giá trị khác của xã hội. Loại vốn văn hoá này (cùng những nghệ phẩm công cộng như văn chương và âm nhạc) là một loại dây, một thứ keo gắn kết cộng đồng. Cả hai dạng vốn văn hóa này đều cung cấp những luồng dịch vụ có thể hưởng thụ ngay, hoặc dùng trong sản xuất những sản phẩm văn hoá trong tương lai.

1.2.2 Khái niệm về “đời sống văn hóa tinh thần”

"Đời sống tinh thần xã hội" được chú ý xem xét với tư cách là phạm trù triết học bắt đầu từ cuối những năm 50, đầu những năm 60 trong các tài liệu triết học ở Liên Xô (cũ) Từ đó đến nay, thuật ngữ "đời sống tinh thần xã hội"

được sử dụng tương đối việc vận dụng vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và tự nhiên, giữa ý thức và vật chất vào lĩnh vực xã hội không chỉ làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội, mà còn làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa đời sống tinh thần xã hội và đời sống vật chất xã hội. [Xem 23]

Đời sống tinh thần xã hội được hiểu bao gồm tất cả những gì liên quan đến lĩnh vực tinh thần: từ những giá trị, sản phẩm tinh thần đến những hiện tượng, quá trình tinh thần, từ những hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần, phân phối, tiêu dùng giá trị tinh thần...) đến những quan hệ tinh thần (trong trao đổi, giao tiếp tinh thần...). Nói đến đời sống tinh thần xã hội là nói đến tính liên tục về thời gian, tính rộng lớn về không gian của tất cả những hiện tượng, những quá trình tinh thần. Với ý nghĩa như vậy, nội dung phạm trù đời sống tinh thần xã hội được hiểu như sau: Đời sống tinh thần xã hội là tất cả những giá trị, sự vật, hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan hệ tinh thần của con người phản ánh đời sống vật chất xã hội và được thể hiện như là một phương thức hoạt động và tồn tại tinh thần của con người trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.

Văn hoá tinh thần cũng là khái niệm có liên quan đến phạm trù đời sống tinh thần xã hội. Tương tự như đời sống tinh thần xã hội, văn hoá tinh thần không chỉ bao gồm những giá trị tinh thần mà còn bao gồm cả những hoạt động và quan hệ tinh thần của con người. Song, khác với đời sống tinh thần xã hội, văn hoá tinh thần chỉ bao gồm một phần chứ không phải tất cả những giá trị, những hoạt động và quan hệ tinh thần nói chung. Văn hoá tinh thần, theo cách hiểu của chúng tôi, là toàn bộ những giá trị, nhưng hoạt động, những quan hệ tinh thần có tính chất bền vững, ổn định và được định hình theo những cách thức, chuẩn mực đặc thù của một dân tộc, quốc gia. Trái lại, đời sống tinh thần xã hội, ngoài những yếu tố của văn hoá tinh thần, nó còn

bao hàm một dung lượng, một phạm vi tinh thần rộng lớn khác. Văn hóa tinh thần là phương thức sống của con người về mặt tinh thần.

1.2.3 Khái niệm “nghèo”, “nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”

Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư có điều kiện thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện [Xem 4].

Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là những đảm bảo ở mức độ tối thiểu những nhu cầu thiết yếu về ăn, ở, mặc, nhà ở và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại giao tiếp [Xem 4].

Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống trung bình dưới mức trung bình của địa phương đang xét [Xem 4].

Nghèo tương đối là khái niệm dùng để chỉ tình trạng cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số nhóm xã hội nhất định so với nhóm xã hội khác và so với sự sung túc của xã hội đó.

Nghèo tương đối, thực chất là nghèo trong so sánh với giàu. Người ta gọi nghèo tương đối là chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo, nhưng các tiêu chí đo có thể không hoàn toàn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn khách quan.

“Người nghèo” không phải là một nhóm thuần nhất. “Người nghèo” ở bất kỳ một địa phương nào cũng có thể được định nghĩa là những người bị tụt xuống dưới một mức sống tối thiểu nhất định và do đó có thể được tính gộp chung với nhau, làm đối tượng trong các chính sách mục tiêu. Nhưng mức độ nghèo khổ và địa điểm của một cá nhân hay một nhóm người cũng có ảnh hưởng quan trọng tới bản chất mối quan hệ giữa con người và môi trường.

Luận văn sử dụng khái niệm “nghèo tương đối” này để xác định nhóm người (sống dưới mức trung bình) trong sự so sánh với nhóm còn lại là “nhóm giàu” (cũng xác định giàu một cách tương đối- những người có mức sống, thu nhập…trên trung bình).

CHƯƠNG 2: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN VÀ ĐẶC ĐIỂM GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN Ở XÃ VŨ ĐOÀI, (HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH)

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Vũ Đoài là một xã nông nghiệp được bao bọc bởi một hệ thống các con sông như: sông Hồng, sông Kiến Giang, cách Trung tâm huyện 8km về phía Nam. Theo số liệu mới nhất, tính đến tháng 12/2011, diện tích hành chính của Vũ Đoài là 719,79 ha, tổng số dân là 6.874 nhân khẩu, có 1.825 hộ phân bổ trên 11 thôn. [Xem 5]

Vũ Đoài là một xã đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng, cốt đất trung bình chênh lệch không quá 0,5 – 1,0 mét, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam theo hướng nghiêng của Đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Với đặc thù là xã đồng bằng, cảnh quan môi trường xã mang nét đặc trưng riêng của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Các điểm dân cư sống tập trung theo thôn xóm, dòng họ.

Hoạt động sản xuất vật chất chủ yếu trên địa bàn xã là sản xuất nông nghiệp. Một số ngành nghề đang từng bước phát triển nhưng còn ở mức nhỏ lẻ.

Mặc dù là xã nông nghiệp nhưng lượng rác thải từ các khu dân cư, chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm, cộng với việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu nên lượng rác sinh ra hàng ngày là rất lớn. Hiện tại xã vẫn chưa quy định nơi thu gom rác tập trung, do đó trong giai đoạn tới xã cần dành một phần đất để làm bãi rác tập trung.

Cảnh báo ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn, tuy nhiên, song song với những thành tựu đạt được thì mức độ ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn đang cảnh báo cuộc sống người dân khu vực

này và cần được hoạch định chính sách kinh tế nông nghiệp cùng toàn dân nâng cao nhận thức, dồn sức tham gia ngăn ngừa ô nhiễm để bảo vệ môi trường.

Hệ thống cơ sở hạ tầng những năm gần đây thực hiện quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thái Bình về việc đổi đất lấy công trình, Ủy Ban Nhân Dân xã Vũ Đoài đã tích cực sửa chữa và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như nâng cấp nhà làm việc của Ủy Ban Nhân Dân xã, Trường Tiểu học và Trường Trung học cơ sở, sửa chữa và cứng hóa đường giao thông nông thôn.

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội, văn hóa

Vũ đoài là xã nông nghiệp nên thu nhập của nhân dân Vũ Đoài chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, cùng với cả nước, nhân dân Vũ Đoài thực hiện việc đổi mới nền kinh tế, đó là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng con vật nuôi, và đã thu được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới như hệ thống điện-đường-trường-trạm, thông tin, nước sạch ngày một hoàn thiện, đời sống nhân dân ngày một phồn vinh. Đã xuất hiện nhiều gia đình làm kinh tế giỏi. Nền kinh tế của xã tập trung vào phát triển ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.

Trong những năm qua, cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, đời sống tinh thần của người dân có nhiều khởi sắc. Việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa được nhân dân trong xã hưởng ứng nhiệt tình. Đối với các thôn, thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, xã đã dành cho mỗi thôn 400 m2 đất để xây dựng Nhà văn hóa. Trên địa bàn xã có hai đình làng, một nhà chùa và một nhà thờ họ lẻ để các tín đồ và nhân dân trong xã sinh hoạt các nghi thức tôn giáo.

2.2 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN XÃ VŨ ĐOÀI. SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN XÃ VŨ ĐOÀI. 2.2.1 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ TUỔI, GIỚI TÍNH VÀ TÔN GIÁO

Cuộc khảo sát được thu thập thông tin từ 220 người dân trên 11 thôn của xã Vũ đoài với tỷ lệ nam/nữ tương đương nhau (110 nam và 110 nữ) với các lứa tuổi thống kê được như sau:

Biểu 2.1: Tỷ lệ nam-nữ ở các lứa tuổi

19 26 28 26 35 26 20 19 0 5 10 15 20 25 30 35 40

Duoi 40 tuoi 40-49 tuoi 50-59 tuoi 60 tuoi tro len

T

y

le

%

Nam (N=110) Nu (N=110)

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Như đã xác định trong mục “Nhiệm vụ của đề tài”, do cỡ mẫu nghiên cứu của đề tài tương đối nhỏ nên tác giả chỉ tập trung phân tích đời sống văn hóa tinh thần của nhóm dân cư trung niên, (những người trong độ tuổi từ 30- 50), vì ở độ tuổi này họ thường là những cặp vợ chồng có con đang trong độ tuổi đi học. Nhóm dân cư này đang ở giai đoạn giữa trong chu trình sống của gia đình họ, có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc giáo dục con cái, định hình tương lai của thế hệ trẻ, và là nhóm có vai trò rất quan trọng trong việc tái tạo, sáng tạo, và duy trì các giá trị văn hóa trong cuộc sống văn hóa tinh thần hàng ngày. Đồng thời, họ cũng là nhóm dân cư có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc người cao tuổi trong gia đình mình. Chính vì các lý do

như vừa trình bày bên trên nên đối tượng nghiên cứu của đề tài này được xác định là những người từ 30 tuổi trở lên và phân tán đều trong khoảng từ 31 đến 60 tuổi, chiếm số lượng nhiều nhất là độ tuổi từ 40-59 tuổi. Từ nhóm tuổi 60 trở lên, các nhóm tham gia trả lời chiếm tỷ lệ rất thấp.

Bảng 2.1: Quan hệ của người trả lời với chủ hộ phân theo tuổi (%)

Tuổi Quan hệ với chủ hộ

Chủ hộ Vợ/ chồng chủ hộ Con của chủ hộ

Dưới 40 tuổi (N=59) 37 24 39

40-49 tuổi (N=58) 81 19 0

50- 59 tuổi (N=53) 87 13 0

60 tuổi trở lên (N=50) 98 2 0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Ở nông thôn Miền Bắc nói chung, xã Vũ Đoài nói riêng, những bậc cao tuổi thường nhường cho con, cháu đứng tên chủ hộ vì họ trẻ, khỏe hơn, được tiếp xúc và năng động với hơn với xã hội. Họ sẽ thay mặt gia đình quyết định các công việc chính và giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ gia đình cũng như mối quan hệ gia đình - xã hội. Điều này cũng lý giải số người tham gia trả lời đa số là chủ hộ và đối tượng này phân tán tương đối đồng đều qua các nhóm tuổi từ 31 đến 60 tuổi. Lứa tuổi từ 61 tuổi trở lên là chủ hộ chiếm tỷ lệ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)