NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA KINH NGHIỆM DI CƯ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 80)

10. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.4NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA KINH NGHIỆM DI CƯ

Có thể nói, di cư cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến các nhu cầu và cách thức giải trí của những người tham gia cuộc nghiên cứu. Khi một người di cư đến một nơi khác để làm ăn, sinh sống, cũng đồng nghĩa với việc họ được tiếp cận với nhiều văn hóa, phong tục, lối sống mới. Điều này nhiều đã tác động tới suy nghĩ, cách nhìn nhận đánh giá và các nhu cầu của họ trong cuộc sống nói chung, vui chơi giải trí nói riêng.

Bảng 2.28: Kinh nghiệm di cư của người trả lời (%) Kinh nghiệm di cư

Nam (N=110) Nữ (N=110) Chung (N=220) Chưa từng di cư 57 76 67 Đã từng di cư 43 24 33 Tổng 100 100 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Trong số 220 người tham gia vào cuộc nghiên cứu này thì có tới 67% trả lời chưa từng đi làm ăn xa và 33% còn lại trả lời chưa từng di cư đi làm ăn

xa. Những người đã từng đi làm ăn xa là những người đi ra các thành phố lân cận để làm kinh tế, sau một thời gian nhất định họ lại trở về quê hương tiếp tục sinh sống. Những người đã từng đi làm ăn xa, có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với nhiều kiến thức, văn hóa từ xã hội và các vùng miền khác nên sẽ có những đánh giá, cảm nhận và tiêu thụ văn hóa khác với những người chưa từng đi làm ăn xa bao giờ. Gần một nửa nam giới trong cuộc nghiên cứu đã từng di cư (43%) còn ở nữ là gần 1/4 (24%). Điều này là một hợp lý vì nam giới thường là người chịu trách nhiệm đảm bảo kinh tế chính cho gia đình.

Mức độ xem tivi và đọc báo trong tuần

Có 147 người tham gia cuộc nghiên cứu chưa từng di cư , và 73 người đã từng làm ăn xa. Tuy nhiên, yếu tố di cư không ảnh hưởng đến nhu cầu xem tivi của người dân. Ở cả hai nhóm đã di cư và chưa từng di cư, tỷ lệ các mức độ xem tivi của hai nhóm là tương đương nhau (22% xem tivi từ 1-10 lần, và 78% xem tivi trên 10 lần trong tuần.

Bảng 2.29: Ảnh hưởng của di cư và mức độ đọc báo trong tuần (%) Mức độ đọc báo trong tuần

Chưa từng di cư (N=147) Đã từng di cư (N=73)

Không lần nào 37 33

Từ 1-10 lần 53 52

Trên 10 lần 10 15

Tổng 100 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Mặc dù không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ đọc báo ở nhóm những người đã từng di cư và chưa từng di cư, nhưng các tỷ lệ cũng cho thấy có sự chênh lệch. Tỷ lệ đọc báo ở những người đã từng di cư cao hơn so với nhóm những người chưa từng di cư. Cụ thể: Chỉ có 10% trong số 147 người chưa từng di cư đọc báo trên 10 lần trong tuần trong khi nhóm đã từng di cư có 73 người thì chiếm 15% là những người đọc báo. Có 37% “không đọc báo lần nào trong tuần”, rơi vào nhóm chưa từng di cư, trong khi con số này ở nhóm

đã di cư chỉ có 33%. Như vậy có thể thấy, nhu cầu tiếp cận thông tin thông qua báo chí ở những người đã từng di cư cao hơn so với những người chưa di cư.

Cách sử dụng thời gian rảnh rỗi (thời gian ngoài kinh tế) Biểu 2.10: Cách sử dụng thời gian rỗi của các nhóm nghề nghiệp

61 69 37 20 7 73 75 47 22 22 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Vui choi cung gia dinh

Xem ti vi, nghe dai Di tham ban be, nguoi than Doc sach, bao Di du lich, da ngoai

Ty le %

Chua Da tung di cu

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Cuộc nghiên cứu cho thấy, nhu cầu ở tất cả các hình thức vui chơi giải trí của nhóm những người đã từng di cư đều cao hơn so với nhóm chưa từng di cư. Và đặc biệt, từ biểu đồ trên có thể thấy một sự chênh lệch khá rõ là nhu cầu “đi du lịch, dã ngoại” của nhóm đã từng di cư cao gấp 3 lần so với nhóm chưa di cư.

Mức độ đi chùa, nhà thờ

Biểu 2.11: Tương quan giữa kinh nghiệm di cư và mức độ đi chùa/nhà thờ trong tháng 14 67 18 7 71 22 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Không lần nào Từ 1- 3 lần Trên 3 lần

T

lệ

% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Mức độ đi lễ chùa/nhà thờ của những người đã di cư và chưa di cư không có sự khác biệt rõ rệt. Tỷ lệ đi chùa/nhà thờ từ “1-3 lần” và “trên 3 lần” trong một tháng của nhóm này đều cao hơn so với nhóm chưa từng di cư. Và tỷ lệ những người không đi chùa, nhà thờ ở nhóm đã từng di cư lại rất thấp, chỉ bằng 1/2 nhóm chưa từng di cư. Từ biểu đồ trên cũng có thể thấy nhóm đã từng di cư có sinh hoạt tôn giáo đều đặn, thường xuyên hơn so với nhóm những người chưa từng di cư.

Mức độ tham dự các lễ hội

Bảng 2.30: Ảnh hưởng của kinh nghiệm di cư và mức độ đi dự lễ hội (%) Mức độ tham

dự các lễ hội

Kinh nghiệm di cư

Chưa từng di cư (N=147) Đã từng di cư (N=73)

Không lần nào 10 7

Từ 1- 3 lần 74 85

Trên 3 lần 16 8

Tổng 100 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Nhóm đã từng di cư, đi làm ăn xa cũng có mức độ tham dự các lễ hội cao hơn so với nhóm chưa từng di cư. Chiếm tới 85% trong số 73 người tham gia cuộc nghiên cứu đã từng di cư tham dự các lễ hội từ 1-3 lần trong 12 tháng (tính đến thời điểm cuộc nghiên cứu), 8% trong số này tham dự các lễ hội hơn 3 lần trong năm, và chỉ có 7% không tham dự hội hè lần nào. Trong khi đó, ở nhóm chưa từng di cư, tỷ lệ không tham dự lễ hội trong 12 tháng chiếm 10% trong tổng số 147 người. Số người tham dự các lễ hội từ 1-3 lần

thập hơn tỷ lệ này ở nhóm đã di cư (74% so với 85%), nhưng ở mức tham dự trên 3 lần trong 12 tháng thì tỷ lệ ở nhóm này lại cao gấp đôi so với nhóm đã di cư (16% so với 8%).

Quan niệm về sự giàu có

Biểu 2.12: Kinh nghiệm di cư và cách đánh giá một người là giàu

28 32 53 78 35 10 22 48 82 26 0 20 40 60 80 100 Thanh lich Co xe dep Co nhieu tien va trang suc dat tien Co hoc thuc, co hieu biet xa hoi Co nhieu moi quan he xa hoi

Ty le %

Chua Da tung di cu

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Trong khi những người chưa từng di cư làm ăn xa hầu như đánh giá tất cả các yếu tố đều cao hơn nhóm những người đã di cư, thì nhóm này chỉ đánh giá cao (và rất cao) duy nhất là yếu tố “có học thức, có hiểu biết xã hội” khi đánh giá một người là giàu (82%). Có thể nói, những người đã từng đi cư khi đi làm ăn xa, được tiếp xúc với nhiều văn hóa mới, đã có cách nhìn, cách đánh giá con người rất khác so với những người chưa từng đi làm ăn xa. Đây là một khác biệt cơ bản trong quan niệm của nhóm đã từng di cư và chưa từng di cư.

2.3 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM GIA ĐÌNH ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN

Cũng như cách xác định “nhóm giàu” và “nhóm nghèo” cho cá nhân, cách xác định “hộ giàu” và “hộ nghèo” cũng được quy định trong đề tài một cách tương đối. Theo đó, những hộ gia đình của những người tham gia nghiên cứu nằm trong “nhóm hộ nghèo” (có thu nhập dưới 2 triệu/tháng) chiếm 52% và nhóm còn lại (“nhóm hộ giàu”, có thu nhập trên 2 triệu/tháng) chiếm 48%.

2.3.1 Ảnh hưởng của loại hình gia đình và các điều kiện sống của gia đình

Trong số mẫu nghiên cứu thì mô hình gia đình 1-2 thế hệ chiếm đa số (64%), còn lại là những gia đình từ 3 thế hệ trở lên (36%). Mặc dù nhiều năm trở lại đây, mô hình hạt nhân (bố mẹ và con cái) được ưa chuộng, nhưng tỷ lệ mô hình 3 thế hệ, thậm chí là 4 thế hệ ở Vũ Đoài vẫn còn rất cao. Khi phỏng vấn sâu một số người dân, lý do mà họ đưa ra để giải thích cho mô hình 3, 4 thế hệ mà họ đang sống là: “Ông bà có một mình chồng tôi là con trai. Nhiều khi tôi cũng muốn chuyển ra sống riêng nhưng ông bà không đồng ý. Ông bà muốn ở gần các cháu. Hơn nữa con chúng tôi còn nhỏ, ở cùng ông bà để nhờ ông bà trông con dùm cho hai vợ chồng tôi đi làm…” (Chị Nguyễn Thu N., xóm 2, Công nhân may, sáng đi làm tại thành phố Thái Bình, tối về nhà).

Dù đôi khi lúc cuộc sống nảy sinh những mâu thuẫn, những đôi vợ chồng trẻ cũng muốn tách ra khỏi mô hình gia đình truyền thống, nhưng do hạn chế về khả năng kinh tế nên họ vẫn phải duy trì mô hình gia đình nhiều thế hệ. Một người dân bày tỏ: “Trong nhà có nhiều thế hệ cùng chung sống đôi khi nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn và phiền toái. Nói đơn giản chỉ là việc tôi muốn dạy con, chăm con theo cách của mình, nhưng mẹ chồng, rồi bà nội của chồng tôi cũng phản đối. Buổi sáng tôi muốn cho con uống sữa nếu hôm nào cháu không muốn ăn cơm, nhưng mẹ chồng tôi thì không cho cháu uống vì sợ cháu đau bụng, nhất định chỉ cho cháu uống sữa vào buổi tối, mặc dù tôi đã cố gắng thuyết phục và giải thích với bà là cháu sẽ không sao, nhưng bà vẫn không cho cháu uống. Chỉ riêng một ví dụ nhỏ như thế thôi nhưng nhiều khi cũng làm cho hai mẹ con không hòa hợp với nhau được. Tôi cũng muốn bàn với chồng tôi sắp xếp ra ở riêng để tránh va chạm, nhưng hiện tại hai vợ chồng tôi chưa có đủ kinh tế để có thể mua được một ngôi nhà.” (Chị Phạm Thị T., xóm 3, nông dân)

Loại nhà ở của gia đình Loại nhà vệ sinh gia đình đang sử dụng Hố xí tự hoại Hố xí thấm/ dội nước Hố xí đào/ cầu Nhà ngói tường gạch (N =32) 53 16 31 Nhà trần 1 tầng (N=152) 69 3 28 Nhà từ 2 tầng trở lên (N=36) 100 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Cùng với các quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa phát triển, kinh tế của Vũ Đoài cũng phát triển tương đối nhanh và mạnh trong khoảng 10 năm gần đây. Vũ Đoài hiện nay đã xóa bỏ được nhà mái rơm, rạ, tường đất. Số nhà có mái ngói cũng đã giảm đáng kể, đa số người dân đã kiến thiết được nhà có trần đổ bê tông (nhà trần 1 tầng). Số gia đình có nhà 2 tầng cũng đã tăng lên rất nhiều.

Có tới 158 trong 220 người được hỏi gia đình đã có hố xí tự hoại. Trước đây Vũ Đoài là xã thuần nông, người dân chủ yếu sinh sống bằng vườn, ao, chuồng trại chăn nuôi. Vì thế trước đây loại hố xí họ hay sử dụng là loại hố xí đào/cầu để làm nguồn phân bón. Tuy nhiên khi xã hội phát triển, lao động đổ xô ra thành phố làm công nhân trong các khu công nghiệp thì nghề nông không còn giữ vị thế độc tôn. Và khi kinh tế đã phát triển thì người dân đã có điều kiện để được tiếp xúc với các điều kiện sống hiện đại và văn minh hơn. Nhìn vào con số 36 gia đình có nhà từ 2 tầng trở lên, tuyệt đại đa số các gia đình này (100%) đã có hố xí tự hoại. Đây là một con số rất có ý nghĩa. Kinh tế có lẽ là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất tới việc tiếp cận các điều kiện sống văn minh, hiện đại của một người, một gia đình, một xã hội. Kinh tế phát triển hơn, người dân được sống đầy đủ, văn minh hơn, đó cũng là điều đáng mừng của Vũ Đoài nói riêng, nông thôn các vùng lân cận nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn nước được sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống

Hơn 90% gia đình tại Vũ Đoài sử dụng nước mưa cho sinh hoạt. Năm 2000, Vũ Đoài được hỗ trợ đầu tư một phần ngân sách xây các bể chứa nước

cho người dân (bể khối), và người dân sử dụng nước mưa dự trữ từ các bể khối này cho sinh hoạt, chủ yếu là dùng cho ăn uống. Tuy nhiên, đến năm 2009, Vũ Đoài và Duy Nhất (xã lân cận) đã được hỗ trợ lắp đường nước sách từ nhà máy xử lý nước để cung cấp nước sạch cho sinh hoạt người dân. Tại thời điểm diễn ra cuộc nghiên cứu này thì các công tác lắp đặt ống nước tới tận các gia đình đang được thực hiện và sắp đi vào sử dụng. Vì thế có thể hi vọng chắc chắn rằng trong năm nay (2012), người dân Vũ Đoài sẽ được dùng nước sạch.

Tình hình vệ sinh, môi trường nơi sinh sống

Bên cạnh nguồn nước phải nói đến tình hình vệ sinh, môi trường nơi sinh sống của người dân. Khi được hỏi về đánh giá tình hình vệ sinh, môi trường nơi sinh sống, 65 % người được hỏi trả lời “bình thường”, 22,7% trả lời môi trường sống là “sạch sẽ”, và vẫn còn có tới 10,5% đánh giá môi trường sống là ô nhiễm. Qua khảo sát thực địa tại Vũ Đoài, các con số trên đây hoàn toàn là thực tế. Vài năm trở lại đây, cuộc sống người dân có phát triển nhiều nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh một số vấn đề, có thể coi như là hệ lụy của công nghiệp hóa. Trước đây người dân tận dụng nguồn phân chuồng, phân bắc cho trồng trọt thì gần chục năm trở lại đây, khi vai trò then chốt của nông nghiệp bắt đầu suy giảm thì các nguồn rác thải để tạo thành phân bón không được sử dụng. Chính vì thế các bãi rác tự phát bắt đầu mọc lên và không có người kiểm soát, quản lý. Người dân hàng ngày đổ ra những bãi rác tự phát này tất cả những gì họ không sử dụng nữa, từ rác thải nông nghiệp đến rác thải sinh hoạt…. chính vì thế ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới những gia đình sống gần các bãi rác tự phát này. Tuy nhiên, theo ông L.Đ.L. (Bí thư Đảng ủy xã Vũ Đoài), xã đang xây đề án xây dựng nông thôn mới trong đó có phương án quy hoạch một khu làm bãi rác công cộng để xử lý rác thải của người dân và nhân dân Vũ Đoài có thể hi vọng điều này trong một tương lai gần.

2.3.2 Đặc điểm dòng họ

Đặc điểm cá nhân, gia đình và dòng họ được coi như các yếu tố ảnh hưởng lớn tới các quan niệm và cách hưởng thụ văn hóa của một người. Một trong những khía cạnh nói lên đặc điểm dòng họ, họ hàng và những người liên quan đến người trả lời là những người đã đỗ đạt, hoặc có vị trí xã hội nhất định. Trong quá trình nghiên cứu cho thấy, có 121 trong tổng số 220 người trả lời “gia đình có người đỗ đạt cao hoặc có địa vị trong xã hội”. Trong 121 gia đình có người đỗ đạt cao, có địa vị xã hội thì chỉ có 5% là chính bản thân người trả lời đã đỗ đạt cao hoặc có địa vị xã hội nào đó và 21% là những người họ hàng của người trả lời. Chiếm đại đa số là những người trong gia đình hiện đang sinh sống cùng người trả lời (như ông bà, bố mẹ hoặc anh em của người trả lời)

Biểu2.13: Tương quan giữa người đỗ đạt trong gia đình và đầu tư cho con cái học hành 50 33 56 50 67 44 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Nguoi do dat trong gia dinh' Nguoi do dat la chinh nguoi tra loi

Nguoi do dat la ho hang cua nguoi tra loi

T

y

le

%

Muc dich khac Tiet kiem cho con cai hoc hanh

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Có thể thấy một điều cơ bản rằng, yếu tố bản thân và gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của người trả lời. Nếu chính họ là người có học hành, đỗ đạt và có địa vị xã hội, họ cũng có xu hướng sẽ ưu tiên đầu tư cho

chocon * Nguoi do dat trong gia dinh' Crosstabulation

Nguoi do dat trong gia dinh' Total

Người đỗ đạt là người trong gia đìnhChính người trả lờihọ hàng của người trả lời

Mục đích khác 50 33 56 50.41322

Tiết kiệm cho con cái học hành50 67 44 49.58678

5 50 33 56 50 67 44 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Người đỗ đạt là người

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 80)