Các quan niệm của người dân về cuộc sống

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 50)

10. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.1.2Các quan niệm của người dân về cuộc sống

Tự đánh giá kinh tế gia đình so với khu vực

Quan niệm, quan điểm của một người khi nhìn nhận và đánh giá một vấn đề nói lên rất nhiều về văn hóa của họ. Khi tìm hiểu về văn hóa tinh thần của người dân ở nông thôn, cụ thể là xã Vũ Đoài của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, tác giả đã cố gắng tìm hiểu các khía cạnh tâm lý của họ để hiểu hơn về đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây.

Khi được hỏi “So với khu vực đang sinh sống, ông/bà tự đánh giá kinh tế gia đình mình như thế nào?”, gần 3/4 số người được hỏi cho rằng kinh tế gia đình họ ở mức “trung bình” (72%). Chỉ có 9% đánh giá kinh tế gia đình họ ở mức “khá giả” và 19% nói rằng kinh tế gia đình họ thuộc diện nghèo so với mặt bằng chung của xóm/thôn.

Đánh giá về các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn gia đình

Bảng 2.11: Các độ tuổi đánh giá các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình (%)

Nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình Độ tuổi Dưới 40 tuổi 40-49 tuổi 50-59 tuổi 60 tuổi trở lên Chỉ lo làm kinh tế, coi nhẹ nề nếp gia phong 40 45 57 54 Gia đình nghèo đói, túng thiếu 70 55 60 64

Thiếu việc làm 39 66 68 62

Mọi người bận rộn, không quan tâm đến nhau 39 43 38 56 Ông bà cha mẹ không gương mẫu để con cháu

Con cái hỗn láo, bất hiếu với cha mẹ 35 36 30 44 Gia đình có người mắc các tệ nạn xã hội 30 19 25 20 Con cái bỏ bê việc học hành 30 26 17 26 Nhà ở quá chật chội 33 19 19 30 Vợ chồng không hòa thuận 44 40 36 26

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Cuộc sống trong các gia đình Việt Nam nói chung, các gia đình ở nông thôn Vũ Đoài nói riêng đều khó tránh khỏi xảy ra các mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình (mâu thuẫn giữa các thế hệ, giữa con cái và cha mẹ, giữa vợ chồng, anh chị em…) và đằng sau mỗi mâu thuẫn đó đều có các nguyên nhân chủ quan, khách quan riêng. Từ các con số thu được từ cuộc nghiên cứu có thể thấy nguyên nhân chủ yếu nhất làm nảy sinh các mâu thuẫn và xung đột trong gia đình hiện nay phải kể đến là do “gia đình nghèo đói, túng thiếu” bởi ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ đánh giá nguyên nhân này rất cao, cao nhất là những người dưới 40 tuổi (70% nhóm dưới 40 tuổi; 55% nhóm 40-49 tuổi; 60% nhóm 50-59 tuổi và 64% những người ở nhóm trên 60 tuổi cho rằng “gia đình nghèo đói, túng thiếu” là nguyên nhân dẫn đến các mâu thuẫn gia đình). Điều này nói lên tầm ảnh hưởng sâu xa của kinh tế đến các mặt của đời sống gia đình cũng như xã hội.

“Thiếu việc làm” cũng là nguyên nhân lớn khiến các mâu thuẫn trong gia đình tăng lên. Mặc dù chỉ có 39% những người trong độ tuổi dưới 40 cho rằng đây là một nguyên nhân dẫn đến nảy sinh các mâu thuẫn trong gia đình, nhưng nguyên nhân này lại được đánh giá cao ở các lứa tuổi cao hơn (66% nhóm 40-49 tuổi; 68% nhóm 50-59 tuổi và 62% nhóm trên 60 tuổi đánh giá cao nguyên nhân này).

Một nguyên nhân khá quan trọng nữa làm nảy sinh các mâu thuẫn trong gia đình là do các thành viên trong gia đình “chỉ chú tâm làm kinh tế mà không coi trọng việc giáo dục nề nếp, lối sống và đạo đức cho con cháu”, và một hệ lụy dài kéo theo đó là sự thờ ơ giữa các thành viên trong gia đình với

nhau, không có sự quan tâm, chăm sóc nhau giữa các thành viên trong gia đình. Điều đặc biệt đáng chú ý là tới 1/4 số người được hỏi cho rằng “nhà ở quá chật chội” cũng là một nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn trong gia đình. Điều này tưởng chừng chỉ xảy ra ở các thành phố lớn khi đất chật người đông, tấc đất tấc vàng, khi có quá nhiều người trong một gia đình cùng chung sống trong một không gian nhỏ hẹp. Tuy nhiên, ở Vũ Đoài hiện nay vẫn còn tới 36% số gia đình có từ 3 thế hệ sinh sống trở lên (số liệu từ cuộc nghiên cứu) thì sự va chạm, chênh lệch và mâu thuẫn về lối sống, nhận thức … của các thế hệ trong cùng một gia đình cũng là một nguyên nhân lớn khiến các mâu thuẫn nảy sinh và tăng cao.

Ở mỗi độ tuổi lại có những góc nhìn khác nhau về mức độ quan trọng và ảnh hưởng của vấn đề khi đánh giá về các sự kiện, hiện tượng trong xã hội. Nếu nhóm dưới 40 tuổi và nhóm trên 60 tuổi cho rằng “gia đình nghèo đói, túng thiếu” là nguyên nhân quan trọng nhất làm nảy sinh các mâu thuẫn trong gia đình (70% nhóm dưới 40 tuổi và 64% nhóm trên 60 tuổi), thì hai nhóm tuổi còn lại lại cho rằng nguyên nhân “thiếu việc làm” mới là nguyên nhân chính dẫn đến các xung đột gia đình (66% nhóm 40-49 tuổi và 68% nhóm 50- 59 tuổi).

Đánh giá về tình hình an ninh và mức độ các tệ nạn

An ninh nông thôn hiện nay nói chung, Vũ Đoài nói riêng, đang biểu hiện ngày càng rõ hơn ảnh hưởng của văn hóa thành thị vào nông thôn. Các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng, giống như một mảng tối của quá trình phát triển mang lại, tình làng nghĩa xóm đã mờ nhạt đi rất nhiều.

Bảng 2.12:Mức độ các tệ nạn xã hội trong khu vực sống (%) Mức độ các tệ nạn xã hội

trong khu vực sống Nhiều Ít

Không có Không biết Tổng Rượu chè (N=220) 12 66 8 13 100 Nghiện ma túy, hút chích (N=220) 5 38 19 39 100

Mại dâm (N=220) 0 10 41 50 100

Trộm cắp (N=220) 5 54 12 29 100

Cờ bạc (N=220) 8 56 13 23 100

Đánh, chửi nhau (N=220) 2 56 16 25 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Đa số người được hỏi cho rằng tình hình an ninh ở xóm/thôn họ đang sống là bình thường (63%) và tốt (27%). Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 10% người dân cho rằng an ninh nơi họ sống chưa tốt. Khi tìm hiểu sâu về mức độ của các loại tệ nạn xã hội, thì loại tệ nạn “rượu chè, nhậu nhẹt” xuất hiện phổ biến nhất. Hầu như xóm nào người dân cũng thấy xuất hiện loại tệ nạn này, thậm chí có 12% người được hỏi cho rằng tệ nạn này xảy ra nhiều ở thôn/xóm của họ. Bên cạnh đó thì tệ nạn cờ bạc, trộm cắp và đánh chửi nhau cũng xảy ra trong toàn xã. Bên cạnh đó, vài năm trở lại đây, mặt trái của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập là sự du nhập các tệ nạn mại dâm, ma túy, nghiện hút trong một bộ phận thanh thiếu niên và dân cư ở Vũ Đoài. Phỏng vấn bà Phạm Thị S. (giáo viên nghỉ hưu, xóm 3 xã Vũ Đoài) bà cho biết: “Xóm đã xảy ra một số vụ tử vong, có nhà chết cả hai vợ chồng và con vì nhiễm HIV do chồng tiêm chích và mại dâm lây sang vợ và sinh con khi đã nhiễm bệnh mà không hề biết. Tuy nhiên những gia đình có người chết đó không nói chết do HIV, mà chỉ nói bị bệnh, bởi sợ sự kỳ thị của mọi người”.

Những tệ nạn này là những vấn đề nhức nhối của không chỉ chính quyền xã mà của tất cả người dân ở Vũ Đoài vì họ lo sợ con em họ bị ảnh hưởng xấu từ những tệ nạn này.

Quan niệm về sự giàu có

Cũng nằm trong số những quan niệm của người dân liên quan đến vấn đề giàu-nghèo, đa số người được hỏi cho rằng, một gia đình được coi là giàu có nếu gia đình đó “giỏi làm kinh tế” (83%) và “con cái được học hành và đỗ đạt cao” (60%). Chỉ có 40% người được hỏi cho rằng một gia đình giàu có khi

họ “có nhiều tài sản đắt tiền”. Và mặc dù vẫn là một xã có tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế là chủ yếu nhưng người dân Vũ Đoài không cho rằng gia đình có “vườn rộng, ruộng nhiều” và “có nhiều gia súc, gia cầm” là giàu. Điều này cho thấy có sự thay đổi rất lớn trong nhận thức của người dân. Nếu như trước đây, người dân coi trọng ruộng vườn, chăn nuôi thì hiện nay, người dân đã chú trọng đến các cách thức làm kinh tế, đầu tư cho con cái học hành. Đó là thay đổi rất đáng mừng trong nhận thức của người dân.

Bảng 2.13: Quan niệm về một người được coi là giàu (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một người được coi là giàu khi: N %=N*100/220

Thanh lịch 48 22

Có xe đẹp 18 8

Có nhiều tiền, nhiều trang sức đắt tiền 158 72

Có học thức, có hiểu biết xã hội 174 79

Có nhiều mối quan hệ trong xã hội 70 32

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Cũng như cách đánh giá một gia đình được cho là giàu có, khi tìm hiểu xem các tiêu chí mà người dân Vũ Đoài coi một người nào đó là giàu có bao gồm những gì, thì tiêu chí được chọn cao nhất cũng là “người có học thức, có hiểu biết xã hội” (79%), sau đó mới đến tiêu chí “có nhiều tiền, nhiều trang sức đắt tiền” (72%). Có vẻ như xã hội càng phát triển, người dân ngày càng nhận thức được tầm quan trong của tri thức trong cuộc sống, nên theo họ, muốn giàu phải có học thức, có hiểu biết xã hội để vận dụng những tri thức đó trong các phương thức làm kinh tế. Ngày nay, một anh trọc phú nhiều tiền không còn là một điều “đáng sợ” như những thập niên trước nữa. Xã hội phát triển, nhận thức người dân thay đổi. Cũng giống như đà chung của đất nước, người dân Vũ Đoài đang từng ngày hiểu được khẩu hiệu “đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất”, vì thế tỷ lệ đỗ cao đẳng, đại học ở Vũ Đoài khoảng 5 năm trở lại đây tăng cao. Người dân muốn đầu tư cho con cái học hành để có

đủ hành trang vào đời với hi vọng một ngày ở tương lai sẽ giàu có. Và mong ước này của họ hoàn toàn có cơ sở.

Bảng 2.14: Độ tuổi và quan niệm về một gia đình được coi là giàu (%)

Một gia đình được coi là giàu

Độ tuổi Dưới 40 tuổi 40-49 tuổi 50-59 tuổi 60 tuổi trở lên

Nhiều tài sản đắt tiền 37 24 47 54

Vườn rộng, ruộng nhiều 42 28 62 20

Chăn nuôi nhiêu gia súc, gia cầm 37 24 53 62

Biết làm kinh tế giỏi 32 28 43 34

Con cái được học hành đến nơi đến

chốn 55 40 36 24

Có nhiều mối qua hệ trong xã hội 81 43 47 68

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Cũng như các đánh giá về tầm ảnh hưởng của các nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn trong gia đình, cách người dân quan niệm, nhìn nhận và đánh giá ở các khía cạnh về một gia đình, một người nào đó là giàu hay nghèo cũng rất khác nhau giữa các độ tuổi. Đa số các nhóm tuổi đều đánh giá cao thậm chí đánh giá cao nhất tiêu chí “có nhiều mối qua hệ trong xã hội” khi nhận định về một gia đình nào đó là giàu có (81% những người trong độ tuổi dưới 40; 43% nhóm 40-49 tuổi; 47% nhóm 50-59 tuổi và 68% ở nhóm những người trên 60 tuổi). Bên cạnh đó, trong khi tiêu chí như “con cái được học hành đến nơi đến chốn” được nhóm dưới 40 tuổi đánh giá rất cao (55%) thì tỷ lệ này ở các nhóm tuổi khác có xu thế giảm. Nhóm từ 50-59 tuổi cho rằng một gia đình được coi là giàu khi gia đình đó có “vườn rộng, ruộng nhiều” và nhóm trên 60 tuổi cho rằng “chăn nuôi nhiều gia súc, gia cầm” (đều chiếm

62% số người ở mỗi nhóm tuổi). Điều này phản ánh rất rõ những nếp nghĩ xưa đã dần thay đổi ở các lớp trẻ hơn. Nếu như các giai đoạn trước người giàu được “xếp hạng” chủ yếu từ các sản phẩm nông nghiệp (vườn ruộng, gia súc gia cầm….” thì ngày nay, với thế hệ những người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) người giàu được “đo đếm” bằng các nhận thức về xã hội, trong đánh giá các sự kiện xã hội một cách tân tiến và nhạy bén hơn. Nhóm những người dưới 40 tuổi, là những người trẻ, được tiếp xúc với nhiều nguồn tri thức tân tiến nên cách đánh giá của họ về một người, một gia đình như thế nào là giàu rất khác so với các lứa tuổi lớn hơn (từ 50-59, và trên 60 tuổi – thế hệ những người già).

Bảng 2.15: Độ tuổi và quan niệm về một người được coi là giàu (%)

Một người được coi là giàu

Độ tuổi Dưới 40 tuổi 40-49 tuổi 50-59 tuổi 60 tuổi trở lên Thanh lịch 27 21 32 6 Có xe đẹp 25 17 38 36

Có nhiều tài sản, trang sức đắt tiền 53 48 49 56

Có học thức, có hiểu biết xã hội 90 80 76 74

Có nhiều mối quan hệ trong xã hội 42 22 28 34

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Quan niệm của các lứa tuổi khi nhìn nhận và đánh giá các sự kiện, hiện tượng trong xã hội cũng rất khác nhau. Cũng với câu hỏi về họ quan niệm như thế nào là một người giàu, thì yếu tố “có học thức, có hiểu biết xã hội” được các nhóm tuổi đánh giá cao nhất so với các yếu tố khác. Mặc dù vậy, tỷ lệ lựa chọn có xu hướng giảm dần. Số tuổi người được hỏi càng tăng lên thì tỷ lệ đánh giá tiêu cao tiêu chí này càng giảm đi. Cụ thể, có tới 90% những người trong nhóm dưới 40 tuổi đánh giá cao tiêu chí này, nhưng chỉ còn 80% ở nhóm 40-49 tuổi; 76% ở nhóm 50-59 tuổi và 74% nhóm trên 60 tuổi. Các con số này cho thấy giới trẻ nói chung, những người được hỏi ở Vũ Đoài nói riêng đánh giá rất cao tiêu chí “có học thức và hiểu biết xã hội”. Điều này cũng có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

một minh chứng hợp lý là càng ngày, trình độ dân trí của Vũ Đoài nói riêng, càng tăng lên đáng kể. Tỷ lệ đỗ dại học, cao đẳng của Vũ Đoài liên tục tăng. Và đương nhiên, một người giàu phải là người “có nhiều tài sản, trang sức đắt tiền”. Một người giàu có thể không đeo nhiều trang sức đắt tiền, nhưng phải có nhiều tài sản. Đó là lý do các nhóm tuổi cũng đánh giá cao tiêu chí này. Tuy nhiên nhóm dưới 40 tuổi và trên 60 tuổi có tỷ lệ lực chọn tiêu chí này cao hơn hai nhóm tuổi còn lại.

Cách sử dụng tiền thừa

Trong số các mục đích sẽ thực hiện nếu gia đình có tiền dư thừa, đa số những người được hỏi (60%) sẽ dùng vào mục đích đầu tư cho con cái học hành. Điều này cũng đã nói lên những thay đổi quan trọng trong nhận thức của người dân về việc giáo dục con cháu. Sau việc đầu tư cho con cái học hành, 33% số người được hỏi sẽ sử dụng tiền dư thừa (nếu có) vào việc tiết kiệm cho cuộc sống về đề phòng những rủi ro, khó khăn nếu gặp phải. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ còn lại cho các mục đích khác (như đầu tư, trả nợ, cho vay…)

Bảng 2.16:Mục đích sử dụng tiền nếu có dư (%)

Mục đích sử dụng tiền nếu có dư Nam Nữ

Tiết kiệm cho cuộc sống 39 26

Tiết kiệm cho con cái học hành 57 64

Làm vốn buôn bán 13 11

Cho vay 2 5

Trả nợ 7 18

Đầu tư 2 11

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Các mục đích sử dụng tiền nếu có dư thừa cũng rất khác nhau giữa nam và nữ. Có 39% nam giới và 26% nữ giới sẽ “tiết kiệm cho cuộc sống” của chính mình và gia đình nếu như thu nhập có dư. Tỷ lệ “tiết kiệm cho con cái học hành” ở cả hai giới đều rất cao, tuy nhiên tỷ lệ này ở nữ cao hơn nam (57% nam và 64% nữ). Trong mẫu nghiên cứu, nếu nam giới ưu tiên sử dụng

tiền dư thừa cho các mục đích như “tiết kiệm cho cuộc sống” và “làm vốn buôn bán” thì nữ giới sẽ sử dụng tiền dư thừa vào các mục đích khác như “đầu tư”, “trả nợ”, “cho vay” và “tiết kiệm cho con cái học hành”. Cuộc nghiên cứu cho thấy, có vẻ như nữ giới có nhiều định hướng và mục tiêu xa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 50)