Khái niệm “nghèo”, “nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 30)

10. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.3Khái niệm “nghèo”, “nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”

Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư có điều kiện thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện [Xem 4].

Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là những đảm bảo ở mức độ tối thiểu những nhu cầu thiết yếu về ăn, ở, mặc, nhà ở và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại giao tiếp [Xem 4].

Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống trung bình dưới mức trung bình của địa phương đang xét [Xem 4].

Nghèo tương đối là khái niệm dùng để chỉ tình trạng cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số nhóm xã hội nhất định so với nhóm xã hội khác và so với sự sung túc của xã hội đó.

Nghèo tương đối, thực chất là nghèo trong so sánh với giàu. Người ta gọi nghèo tương đối là chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo, nhưng các tiêu chí đo có thể không hoàn toàn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn khách quan.

“Người nghèo” không phải là một nhóm thuần nhất. “Người nghèo” ở bất kỳ một địa phương nào cũng có thể được định nghĩa là những người bị tụt xuống dưới một mức sống tối thiểu nhất định và do đó có thể được tính gộp chung với nhau, làm đối tượng trong các chính sách mục tiêu. Nhưng mức độ nghèo khổ và địa điểm của một cá nhân hay một nhóm người cũng có ảnh hưởng quan trọng tới bản chất mối quan hệ giữa con người và môi trường.

Luận văn sử dụng khái niệm “nghèo tương đối” này để xác định nhóm người (sống dưới mức trung bình) trong sự so sánh với nhóm còn lại là “nhóm giàu” (cũng xác định giàu một cách tương đối- những người có mức sống, thu nhập…trên trung bình).

CHƯƠNG 2: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN VÀ ĐẶC ĐIỂM GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN Ở XÃ VŨ ĐOÀI, (HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH)

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 30)