Nhu cầu chia sẻ tinh thần

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 58)

10. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.1.3 Nhu cầu chia sẻ tinh thần

Từ rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc hưởng thụ tinh thần là một trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người. Cùng với việc lao động sản xuất tạo sản vật duy trì sự sống, thì hưởng thụ tinh thần là một nhu cầu thiết yếu. Nhưng văn hóa thì người nghèo hay kẻ giàu cũng vẫn cần có. Và trước văn hóa thì chúng ta đều bình đẳng về mặt cơ hội cũng như quyền được thưởng thức. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là: có phải người càng giàu có thì nhu cầu hưởng thụ văn hóa càng tăng? Hiện nay, Nhà nước ta đã có nhiều cơ chế và những chính sách tập trung cho phát triển kinh tế. Đó là điều cần thiết của bất kỳ một quốc gia nào nhằm hướng tới một quốc gia dân giàu nước mạnh. Nhưng cũng không thể vì thế mà bỏ qua sự phát triển của văn hóa đối với dân chúng.

Bảng 2.17: Mức độ chia sẻ suy nghĩ khi gặp khó khăn (%) Vợ chồng Anh, chị, em Bạn bè Hàng xóm Ưu tiên 1 90 32 12 11 Ưu tiên 2 9 53 29 21 Ưu tiên 3 0 3 28 12 Ưu tiên 4 1 12 30 55 Tổng 100 100 100 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Mỗi người đều có những lúc gặp các vấn đề khó khăn của cuộc sống. Và những lúc gặp khó khăn như thế thì họ thường chọn đối tượng nào để chia sẻ suy nghĩ cũng như “dựa dẫm” và “nhờ vả” về mặt tinh thần? Theo con số thu thập được từ cuộc nghiên cứu, với đối tượng là vợ (hoặc chồng), có đến 90% số người được hỏi chọn đối tượng này để chia sẻ suy nghĩ ở mức ưu tiên số 1. Ngoài vợ/chồng, những người tham gia cuộc nghiên cứu này cũng đồng thời có thể coi “anh, chị, em” (32%), “bạn bè” (12%), “hàng xóm” (11%) của họ là những người đầu tiên để chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Đa số người tham gia cuộc nghiên cứu này sẽ chọn “anh, chị, em” là người chia sẻ đáng tin cậy thứ 2 sau vợ (hoặc chồng) của họ (53%). Có vẻ như các mối quan hệ hàng xóm láng giềng không đủ tin cậy để một ai đó chia sẻ những khó khăn mà họ đang gặp phải trong cuộc sống nên có 55% cho rằng sẽ chia sẻ với hàng xóm ở mức độ 4, mức độ thấp nhất trong thang bậc ưu tiên. Từ con số này cũng cho thấy dường như đang có một thay đổi trong xu hướng tâm lý của người dân ở các khu vực nông thôn. Họ đang dần sống khép kín

hơn trong phạm vi gia đình và ít biểu lộ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân với các đối tượng khác.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)