Câu hỏi: Vì sao môn học “Văn hóa doanh nghiệp và Đạo đức Kinh doanh” được giảng dạy trong chương trình đào tạo Giám đốc điều hành?. Thứ hai, để doanh nghiệp phát triển bền vững, các Giám
Trang 1Câu hỏi: Vì sao môn học “Văn hóa doanh nghiệp và Đạo đức Kinh doanh” được giảng dạy trong chương trình đào tạo Giám đốc điều hành?
Trả lời: Vì những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cần thiết đối với mỗi Giám đốc điều hành
Thứ hai, để doanh nghiệp phát triển bền vững, các Giám đốc điều hành cần nhận thức đầy
đủ về xây dựng mô hình kinh doanh dựa trên cơ sở đạo đức; Sự ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến đạo đức kinh doanh
Thứ ba, giá trị của đạo đức kinh doanh đem đến cho doanh nghiệp và nhà lãnh đạo, cụ thể:
1 Làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp;
2 Làm tăng sự tin tưởng, thỏa mãn của đối tác và khách hàng;
3 Góp phần nâng cao hình ảnh doanh nghiệp;
4 Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên;
5 Góp phần điều chỉnh hành vi của doanh nhân;
6 Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc dân
Cuối cùng, chuẩn đầu ra của môn học đáp ứng được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Giám đốc điều hành
Trang 2TRƯỜNG ĐH XYZ Chương trình Đào tạo Giám đốc điều hành
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Đạo Đức Kinh Doanh
Trang 31 Thông tin tổng quát
- Tên môn học:
+ Tiếng Việt: Văn hóa doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh
+ Tiếng Anh: không
- Mã số môn học: XZY1
- Thuộc khối kiến thức/kỹ năng:
Kiến thức cơ bản Kiến thức cơ sở ngành
Kiến thức chuyên ngành Kiến thức khác
Môn học chuyên về kỹ năng chung Môn học đồ án/ luận văn tốt nghiệp
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết: 15 tiết
+ Thảo luận/Thuyết trình nhóm: 15 tiết
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước: Hành vi tổ chức, Marketing căn bản, Luật kinh doanh
- Môn học song hành: Không
- Kinh nghiệm quản lý: Tối thiểu 3 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý tương đương Trưởng phòng
2 Mô tả môn học
Môn học văn hóa doanh nghi ệp và đạo đức kinh doanh nghiên cứu các vấn đề về giá trị, đạo đức, văn hóa, tiến trình ra quyết định cũng như các khía cạnh luật pháp trong kinh doanh
Do đó, môn học này sử dụng một số các khái niệm cơ bản, cơ sở lý thuyết của các môn học có liên quan như: Hành vi tổ chức, Marketing cơ bản, Luật kinh doanh
Trang 4Môn Hành vi tổ chức: sử dụng các lý thuyết về hành vi và lợi ích cá nhân, hành vi và lợi ích đội nhóm, hành vi và lợi ích tổ chức, văn hóa tổ chức
Môn học Marketing cơ bản: sử dụng các khái niệm về chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược chiêu thị, hành vi cạnh tranh, v.v
Môn Luật kinh doanh: sử dụng nội dung các luật có liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng, môi trường kinh doanh và môi trường sống
Nội dung chính của môn học:
1 Vai trò và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
2 Tạo lập và duy trì văn hóa doanh nghiệp
3 Các vấn đề về đạo đức kinh doanh ngày nay và luật có liên quan đến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
4 Tiến trình ra quyết định, lãnh đạo và đạo đức kinh doanh
5 Các yếu tố cá nhân, các yếu tố tập thể và hành vi đạo đức trong công việc
6 Xây dựng và phát triển chương trình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
7 Đạo đức kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa
3 Tài liệu học tập
Giáo trình:
1 Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty – PGS TS Nguyễn Mạnh Quân, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân – 2012
2 “Business Ethics - Ethical Decision Making and Cases”, Ferrell Fraedrich, 2008; Houghton Mifflin Company
Trang 54 Mục tiêu môn học
Môn học hướng đến các mục tiêu sau:
Mục tiêu
G1 Cung cấp nội dung để xây dựng văn hóa doanh nghiệp
G2 Cung cấp các quan điểm lý thuyết về tính minh bạch và đạo đức trong bối cảnh
toàn cầu
G3 Xác định được mối liên hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh G4 Xác định được mối liên hệ giữa đạo đức kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp trong dài hạn
G5 Xác định được hành vi cá nhân, hành vi đội nhóm, hành vi tổ chức có ảnh hưởng
đạo đức kinh doanh
G6 Thay đổi thái độ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh
doanh trong doanh nghiệp
(1): Ký hiệu mục tiêu của môn học (2): Mô tả các mục tiêu bao gồm các động từ chủ động, các chủ đề CĐR (X.x.x) và bối cảnh áp dụng tổng quát
(3), (4): Ký hiệu CĐR của CTĐT và Trình độ năng lực tương ứng được phân bổ cho môn
học (Phần này được Cô cho phép nên sẽ áp dụng khi thực hiện thực tế!)
5 Chuẩn đầu ra môn học
Chuẩn đầu ra (CĐR) môn học và mức độ giảng dạy như sau:
CĐR
Mức độ giảng dạy (I, T, U) (3)
X1 Lựa chọn được giá trị văn hóa cho doanh nghiệp T
X2 Áp dụng được tác động của văn hóa doanh nghiệp đối với đạo đức
X3 Đánh giá được các vấn đề thực tế về đạo đức kinh doanh của doanh
Trang 6CĐR
Mức độ giảng dạy (I, T, U) (3)
X4 Xác định được các động cơ và hành vi cá nhân, hành vi đội nhóm, tổ
chức khi ra các quyết định có liên quan đến đạo đức kinh doanh U X5 Phát triển chương trình trách nhiệm xã hội hướng đến đạo đức kinh
X6 Đánh giá được được các lĩnh vực, ngành nghề có liên quan nhiều đến
vấn đề đạo đức kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập U (1): Ký hiệu CĐR của môn học
(2): Mô tả CĐR, bao gồm các động từ chủ động, các chủ đề CĐR ở cấp độ 4 (X.x.x.x) và bối cảnh áp dụng cụ thể
(3): I (Introduce): giới thiệu; T (Teach): dạy; U (Utilize): sử dụng
6 Đánh giá môn học
Thành
phần
đánh giá
(1)
Bài đánh giá (Ax) (2)
CĐR môn học (3)
Tỷ lệ
% (4)
A1 Bài
tập cá
nhân 1
Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa doanh nghiệp nơi anh/chị đang làm việc và trả lời câu hỏi: Tác động của văn hóa doanh nghiệp mà anh/chị xây dựng như thế nào đối với đạo đức kinh doanh?
X1, X2 30%
A2
Thuyết
trình
nhóm &
thảo luận
trên lớp
Hiện nay các vấn đề vi phạm đạo đức và luật pháp trong các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế ngày càng tăng về số lượng Đặc biệt là trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, y tế , thực phẩm, xây dựng, giáo dục
Lớp chia thành 7 nhóm Mỗi nhóm chọn một lĩnh vực, thảo luận và trả lời 2 câu hỏi sau:
1 Xác định các hành vi vi phạm đạo đức đặc thù của lĩnh vực được chọn Cho ví dụ minh họa thực tế
2 Đề xuất các định hướng giảm thiểu tối đa các hành vi vi phạm này
Nhóm thuyết trình trước lớp & có thể chọn lĩnh vực khác ngoài 7 lĩnh vực nêu trên
X3, X4,
Trang 7Thành
phần
đánh giá
(1)
học (3)
Tỷ lệ
% (4)
A3 Bài
tập cá
nhân 2
Xây dựng chương trình trách nhiệm xã hội hướng đến đạo
(1): Các thành phần đánh giá của môn học (2): Các bài đánh giá
(3): Các CĐR được đánh giá (4): Tiêu chí đánh giá (5): Chuẩn đánh giá
(6): Tỷ lệ điểm của các bài đánh giá trong tổng điểm môn học
Trang 87 Kế hoạch giảng dạy chi tiết
Buổi
học Nội dung (2)
CĐR Môn học (3)
Hoạt động của Giảng viên (4)
Hoạt động của Học viên (5)
Bài đánh giá (6)
1
Chương I: Vai trò và tầm quan
trọng của văn hóa doanh nghiệp
và đạo đức kinh doanh
X1, X2
- Thuyết giảng;
- Đặt câu hỏi thảo luận: Một người nâng chi phí thực hiện giao dịch thêm 15% so với dự toán ban đầu và dùng số tiền này mua quà tặng cho khách hàng để để đạt được thỏa thuận với họ Việc làm này đúng hay sai?
- Điều hành lớp thảo luận
- Nghe giảng và trả lời câu hỏi của GV;
- Thảo luận nhóm
- Về nhà: Bài tập cá nhân số 1
A1
2 Chương II: Tạo lập và duy trì
văn hóa doanh nghiệp
3
Chương III: Các vấn đề về đạo
đức kinh doanh ngày nay và
luật có liên quan đến trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp
X3, X4
- Thuyết giảng;
- Câu hỏi thảo luận: Sự khác biệt giữa một quyết định nói chung và một quyết định có đạo đức là gì?
- Điều hành lớp thảo luận
- Nghe giảng và trả lời câu hỏi của GV;
- Thảo luận nhóm
- Về nhà: Chuẩn bị bài thuyết trình nhóm
A2
Trang 9Buổi
học Nội dung (2)
CĐR Môn học (3)
Hoạt động của Giảng viên (4) Hoạt động của Học viên (5)
Bài đánh giá (6)
4
Chương IV: Tiến trình ra quyết
định, lãnh đạo và đạo đức kinh
doanh
X3, X4
- Điều hành thảo luận nội dung các nhóm thuyết trình và nhận xét;
- Thuyết giảng bài mới;
- Câu hỏi thảo luận: Tại sao nên học về đạo đức và minh bạch
- Điều hành thảo luận
- 3 nhóm trình bày bài thuyết trình;
- Nghe bài giảng;
- Thảo luận nhóm
A2
5
Chương V: Các yếu tố cá nhân,
các yếu tố tập thể và hành vi
đạo đức trong công việc
- Điều hành thảo luận nội dung các nhóm thuyết trình và nhận xét;
- Thuyết giảng bài mới;
- Câu hỏi thảo luận: Một hành
vi cụ thể nào đó của doanh nghiệp thường được đánh giá bởi các bên liên quan Vậy các bên liên quan là ai?
Các vấn đề hiện nay có liên quan đến đạo đức và minh bạch trong kinh doanh?
- Điều hành thảo luận
- 3 nhóm trình bày bài thuyết trình;
- Nghe bài giảng;
- Thảo luận nhóm
Trang 10Buổi
học Nội dung (2)
CĐR Môn học (3)
Hoạt động của Giảng viên (4) Hoạt động của Học viên (5)
Bài đánh giá (6)
6
Chương VI: Xây dựng và phát
triển chương trình trách nhiệm
Chương VII: Đạo đức kinh
doanh trong bối cảnh toàn cầu
hóa
X5, X6
- Điều hành thảo luận nội dung các nhóm thuyết trình và nhận xét;
- Thuyết giảng bài mới;
- Câu hỏi thảo luận: "Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (CSR) là gì?
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp gồm những trách nhiệm gì?"
- Điều hành thảo luận
- 1 nhóm trình bày bài thuyết trình;
- Nghe bài giảng;
- Thảo luận nhóm;
- Về nhà: Bài tập cá nhân số 2
A3
(1): Thông tin về tuần/ buổi học (2) Liệt kê nội dung giảng dạy theo chương, mục
(3) Liệt kê CĐR liên quan của môn học (ghi ký hiệu Gx.x),
(4) Liệt kê các hoạt động dạy và học (ở lớp, ở nhà), bao gồm đọc trước tài liệu (nếu có yêu cầu)
(5) Liệt kê các bài đánh giá liên quan (ghi ký hiệu Ax.x)
Trang 118 Quy định của môn học
- Học viên không nộp bài tập tiểu luận đúng hạn, được coi như không nộp bài
- Học viên vắng mặt khi nhóm đang trình bày thuyết trình xem như không tham gia hoạt động nhóm và điểm 0 (không) của phần đánh giá này
- Trích dẫn câu, đoạn văn trong bài tập tiểu luận mà không dẫn nguồn được xem là đạo văn, bài
vi phạm bị xem như không đạt yêu cầu môn học
9 Phụ trách môn học
- Khoa/bộ môn: Khoa Kỹ năng Lãnh đạo
- Địa chỉ liên hệ: 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM
Tp Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 4 năm 2019